ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 644/QĐ-UBND | Cần Thơ, ngày 16 tháng 3 năm 2017 |
QUYẾT ÐỊNH
PHÊ DUYỆT KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 141/TTr-STTTT ngày 25 tháng 01 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố Cần Thơ phiên bản 1.0, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục đích xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố
Xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT) thành phố nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả khi triển khai công tác ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) thành phố; tăng cường khả năng kết nối liên thông, tích hợp, chia sẻ, sử dụng lại thông tin, cơ sở dữ liệu các Bộ, ngành, các sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn, tạo thuận lợi trong việc giải quyết nhanh các thủ tục hành chính công cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân; tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu tư; đảm bảo triển khai ứng dụng CNTT đồng bộ, hạn chế trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai của cơ quan nhà nước; nâng cao tính linh hoạt khi xây dựng, triển khai các thành phần, hệ thống thông tin theo điều kiện thực tế và đề xuất danh mục các dự án cần triển khai để hoàn thành hệ thống CQĐT thành phố vào năm 2020 và lộ trình triển khai các dự án này.
2. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Kiến trúc CQĐT thành phố áp dụng cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố (bao gồm: Các sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và các đơn vị sự nghiệp công lập cấp thành phố). Các cơ quan và tổ chức khác có thể áp dụng Kiến trúc CQĐT thành phố để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị mình, bảo đảm tính kết nối, liên thông và đồng bộ với hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố.
3. Kiến trúc CQĐT thành phố Cần Thơ phiên bản 1.0
a) Kiến trúc hệ thống thông tin CQĐT thành phố
Hệ thống thông tin CQĐT thành phố được thiết kế theo kiến trúc phân tầng, trong đó, mỗi tầng gồm các thành phần kiến trúc hoạt động có liên quan và cùng phục vụ mục đích chung được định nghĩa bởi tầng kiến trúc đó. Cụ thể:
- Tầng Dịch vụ ứng dụng CQĐT cung cấp các ứng dụng CQĐT cho người sử dụng khai thác, bao gồm: Các ứng dụng cho từng lĩnh vực CQĐT và các ứng dụng lõi được dùng chung trong tất cả các lĩnh vực CQĐT;
- Tầng Dịch vụ nền tảng CQĐT cung cấp các dịch vụ nền tảng cần thiết cho hoạt động của hệ thống thông tin CQĐT thành phố;
- Tầng Dịch vụ dữ liệu CQĐT cung cấp các dịch vụ chuyên biệt cho các yêu cầu về xử lý và quản lý dữ liệu của hệ thống thông tin (HTTT) CQĐT thành phố;
- Tầng Dịch vụ hạ tầng CQĐT cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc khai thác, quản lý và giám sát các tài nguyên hạ tầng của HTTT CQĐT thành phố;
- Tầng Dịch vụ tích hợp hệ thống cung cấp các dịch vụ cho phép HTTT CQĐT thành phố hoạt động liên kết với các HTTT của Bộ, ngành, các HTTT của tỉnh, thành phố khác, các HTTT khác của thành phố không được phát triển dựa trên kiến trúc nền tảng đề xuất, hoặc các HTTT khác bên ngoài thành phố;
- Tầng Giám quản thể hiện khả năng quản lý và giám sát sự phát triển, thay đổi về Kiến trúc, nền tảng và các dịch vụ của HTTT CQĐT thành phố.
b) Nền tảng triển khai CQĐT thành phố
Hệ thống thông tin CQĐT thành phố được thiết kế tuân thủ theo kiến trúc hướng dịch vụ (SOA - Service Oriented Architecture), kiến trúc này bao gồm 5 tầng (Đối tượng sử dụng hệ thống, Các kênh truy cập hệ thống, Các ứng dụng trong không gian làm việc, Các dịch vụ nền tảng, Cơ sở hạ tầng) và 02 khả năng (An toàn và bảo mật, Giám quản).
c) Mô tả chi tiết các thành phần trong Kiến trúc CQĐT thành phố
Mô tả chi tiết các thành phần trong Kiến trúc CQĐT thành phố như: Các đối tượng sử dụng; kênh truy cập hệ thống; ứng dụng trong không gian làm việc; dịch vụ nền tảng; cơ sở hạ tầng; an toàn và bảo mật; giám quản.
d) Sự phù hợp của Kiến trúc HTTT CQĐT thành phố đối với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam
Kiến trúc đề xuất của HTTT CQĐT thành phố phù hợp với Khung Kiến trúc CQĐT cấp tỉnh và đáp ứng đầy đủ yêu cầu về các thành phần chính của Trục tích hợp LGSP do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, hướng dẫn.
đ) Sự phù hợp của Kiến trúc HTTT CQĐT thành phố đối với Kiến trúc SOA tham khảo chuẩn ISO/IEC 18384-2:2016
Kiến trúc đề xuất của HTTT CQĐT thành phố hoàn toàn phù hợp với Kiến trúc SOA tham khảo của ISO/IEC.
e) Yêu cầu nghiệp vụ và kỹ thuật đối với các thành phần trong Kiến trúc CQĐT thành phố
- Các yêu cầu về nghiệp vụ: gồm các yêu cầu cơ bản như: CNTT phải được thể chế hóa không thể tách rời của quy trình nghiệp vụ, tác nghiệp; hạn chế rủi ro gián đoạn dịch vụ do phụ thuộc vào hệ thống CNTT; hệ thống CQĐT phải được xây dựng dựa trên các đặc thù chính sách, quy định hiện hành của nhà nước, nhu cầu nghiệp vụ thực tế của hệ thống hành chính.
- Các yêu cầu về kỹ thuật: Gồm các yêu cầu cơ bản như tính độc lập về công nghệ; kiểm soát sự đa dạng công nghệ; tập trung vào các ứng dụng lõi dùng chung; tăng cường khả năng liên thông giữa các ứng dụng.
g) Các yêu cầu đối với các thành phần kiến trúc ở mức logic và đề xuất các giải pháp triển khai Kiến trúc CQĐT thành phố
Các yêu cầu đối với: Chính sách; công tác tổ chức; cơ sở hạ tầng thông tin; dịch vụ dữ liệu; các hệ thống ứng dụng; nền tảng tích hợp trong kiến trúc CQĐT thành phố; yêu cầu về mô hình, quy trình triển khai và đề xuất các giải pháp triển khai.
h) Nguyên tắc và minh họa triển khai các ứng dụng CQĐT trên nền tảng CQĐT thành phố
- Các nguyên tắc bao gồm: Nguyên tắc chung cho các ứng dụng; các nguyên tắc cho ứng dụng dịch vụ công trực tuyến và ứng dụng hỗ trợ xử lý nghiệp vụ; nguyên tắc cho ứng dụng lõi dùng chung.
- Minh họa mô hình triển khai như: Minh họa triển khai các ứng dụng dùng chung; minh họa triển khai các ứng dụng chuyên ngành.
i) Các tiêu chuẩn công nghệ thông tin áp dụng cho Kiến trúc CQĐT thành phố
Các tiêu chuẩn kỹ thuật ứng dụng CNTT trong hệ thống CQĐT thành phố Cần Thơ tuân thủ tiêu chuẩn chung được ban hành theo Thông tư số 22/2013/TT-BTTTT ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về danh mục các tiêu chuẩn kỹ thuật ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước; các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước và các tiêu chuẩn khác theo Kiến trúc này như: Tiêu chuẩn quy trình nghiệp vụ; tiêu chuẩn dữ liệu; tiêu chuẩn ứng dụng; tiêu chuẩn tích hợp ứng dụng; tiêu chuẩn mạng; tiêu chuẩn an toàn thông tin mạng.
4. Lộ trình, kế hoạch triển khai
a) Giai đoạn 1 (2017 - 2018): Mục tiêu là xây dựng nền tảng CQĐT thành phố.
b) Giai đoạn 2 (2019 - 2020): Mục tiêu là xây dựng CQĐT thành phố.
c) Giai đoạn 3 (sau năm 2020): Tiếp tục hoàn thiện và hướng đến xây dựng thành phố Cần Thơ trở thành Thành phố thông minh.
5. Nguồn kinh phí:
a) Ngân sách Trung ương.
b) Ngân sách địa phương.
c) Xã hội hóa.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện các công việc sau:
a) Tổ chức triển khai Kiến trúc CQĐT thành phố đến các cơ quan, đơn vị có liên quan để phối hợp thực hiện.
b) Cập nhật, duy trì Kiến trúc CQĐT thành phố tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.
c) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn triển khai thực hiện và tuân thủ Kiến trúc CQĐT thành phố.
d) Tham gia thẩm định, cho ý kiến về chuyên môn đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực CNTT đảm bảo tuân thủ Kiến trúc CQĐT thành phố.
đ) Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT 05 (năm) năm và hàng năm của thành phố phù hợp với Kiến trúc CQĐT thành phố.
e) Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, áp dụng và tuân thủ Kiến trúc CQĐT thành phố.
2. Các sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội thành phố, các đơn vị sự nghiệp công lập cấp thành phố.
a) Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ Sở Thông tin và Truyền thông trong việc triển khai ứng dụng CNTT tại cơ quan, đơn vị để thực hiện Kiến trúc CQĐT thành phố.
b) Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT 05 (năm) năm và hàng năm phù hợp với kế hoạch của thành phố và Kiến trúc CQĐT thành phố.
c) Đóng góp ý kiến để kiến trúc CQĐT thành phố thường xuyên được cập nhật, đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, quận, huyện trong từng giai đoạn.
d) Các cơ quan, đơn vị khi đầu tư mới, nâng cấp, mở rộng các hệ thống thông tin phải tuân thủ theo Kiến trúc CQĐT thành phố đã được phê duyệt về mô hình, nguyên tắc, tiêu chuẩn và theo hướng kết nối, liên thông, đồng bộ và chia sẻ dữ liệu.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc sở, Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 1761/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu khảo sát và xây dựng Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bình Thuận do Sở Thông tin và Truyền thông làm chủ đầu tư do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2 Quyết định 1565/QĐ-UBND năm 2017 kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Phúc, phiên bản 1.0
- 3 Quyết định 495/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử phiên bản 1.0 do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 4 Quyết định 2645/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt dự án Xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Long
- 5 Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2016 về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước hướng tới xây dựng chính quyền điện tử gắn với cải cách hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn
- 6 Quyết định 2769/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020
- 7 Quyết định 1819/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Nghị quyết 36a/NQ-CP năm 2015 về Chính phủ điện tử do Chính phủ ban hành
- 9 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10 Nghị quyết 26/NQ-CP năm 2015 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế do Chính phủ ban hành
- 11 Thông tư 22/2013/TT-BTTTT về Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 1 Quyết định 2769/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020
- 2 Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2016 về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước hướng tới xây dựng chính quyền điện tử gắn với cải cách hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn
- 3 Quyết định 2645/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt dự án Xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Long
- 4 Quyết định 495/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử phiên bản 1.0 do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 5 Quyết định 1761/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu khảo sát và xây dựng Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bình Thuận do Sở Thông tin và Truyền thông làm chủ đầu tư do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 6 Quyết định 1565/QĐ-UBND năm 2017 kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Phúc, phiên bản 1.0