Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 645-UBND

Long Xuyên, ngày 19 tháng 4 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ TRẺ EM TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2011-2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011- 2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình Bảo vệ trẻ em tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 (Nội dung chi tiết đính kèm)

Điều 2. Giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, đoàn thể có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Chương trình này; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ LĐTB&XH (Cục BVCSTE);
- TU, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Chánh (Phó) VP.UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị, thành;
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Minh Tùng

 

CHƯƠNG TRÌNH

BẢO VỆ TRẺ EM TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 645-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2011 của UBND tỉnh)

Thực hiện Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011- 2015; UBND tỉnh An Giang xây dựng Chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh An Giang giai đoạn 2011- 2015, gồm những nội dung sau:

I. Mục tiêu của Chương trình:

1. Mục tiêu tổng quát:

Tạo dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh mà ở đó tất cả trẻ em đều được bảo vệ. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực. Trợ giúp, phục hồi kịp thời cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực, tạo cơ hội để các em được tái hòa nhập cộng đồng và bình đẳng về cơ hội phát triển.

2. Các mục tiêu cụ thể:

- Giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 5,5% tổng số trẻ em.

- 80% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, tái hòa nhập và có cơ hội phát triển.

- 70% trẻ em được phát hiện có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được can thiệp để giảm thiểu, loại bỏ nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

- 05/11 huyện, thị, thành xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

II. Đối tượng, phạm vi và thời gian thực hiện:

1. Đối tượng của Chương trình: Trẻ em, ưu tiên trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực.

2. Phạm vi của Chương trình: Chương trình được thực hiện trong phạm vi cả tỉnh, ưu tiên địa phương có nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

3. Thời gian thực hiện Chương trình: từ năm 2011 đến năm 2015.

III. Nội dung của Chương trình (các dự án của Chương trình)

1. Dự án truyền thông, giáo dục, vận động xã hội (Dự án 1):

a) Mục tiêu của Dự án: 90% gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và trẻ em được nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về bảo vệ trẻ em.

b) Phạm vi thực hiện Dự án: Thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh; ưu tiên địa phương có nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

c) Nội dung của Dự án: Hàng năm, tổ chức các chiến dịch truyền thông nhằm tạo mối quan tâm và thúc đẩy sự thay đổi về nhận thức của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ trẻ em. Xây dựng các chương trình, nhân bản, sản xuất các sản phẩm truyền thông về bảo vệ trẻ em nhằm thay đổi hành vi của gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và trẻ em về bảo vệ trẻ em. Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, trường học về bảo vệ trẻ em có sự tham gia của cộng đồng, các thành viên gia đình, giáo viên và trẻ em.

d) Kinh phí thực hiện Dự án: 03 tỷ, trong đó: Ngân sách Trung ương: 01 tỷ đồng (mỗi năm 200 triệu); ngân sách địa phương: 02 tỷ đồng (mỗi năm 400 triệu).

e) Cơ quan thực hiện Dự án: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông và Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành.

2. Dự án nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Dự án 2):

a) Mục tiêu của Dự án: 100% cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp tỉnh, huyện được nâng cao năng lực về quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. 50% cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cấp xã và cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cấp cơ sở được nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em.

b) Phạm vi thực hiện Dự án: Thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh; ưu tiên địa phương có nhiều trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

c) Nội dung của Dự án:

- Củng cố đội ngũ cộng tác viên cơ sở (mỗi xã từ 12 – 14 người tùy theo quy mô dân số của xã)

- Tổ chức tập huấn và bồi dưỡng về kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, các kỹ năng cơ bản làm việc với trẻ em đối với đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở các cấp, đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cấp cơ sở.

- Kiểm tra và đánh giá kết quả tập huấn, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở các cấp, đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cấp cơ sở.

d) Kinh phí thực hiện Dự án: 7,12 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách trung ương 1,5 tỷ đồng; ngân sách địa phương 06 tỷ đồng. Cụ thể:

- Phụ cấp CTV (sử dụng mạng lưới CTV dân số, phụ cấp 50.000đ/ tháng)

50.000 đ x 12 người x 156 xã x 60 tháng = 5,616 tỷ (làm tròn 5,62 tỷ)

- Hoạt động đào tạo: 300 triệu x 5 năm = 1,5 tỷ

e) Cơ quan thực hiện Dự án: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành.

3. Dự án xây dựng và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em (Dự án 3):

a) Mục tiêu của Dự án:

Củng cố Ban điều hành, nhóm công tác liên ngành, Trung tâm công tác xã hội Bảo vệ trẻ em cấp tỉnh.

Củng cố Ban điều hành, nhóm công tác liên ngành bảo vệ trẻ em 04 huyện dự án Tỉnh Bạn hữu trẻ em: An Phú, Phú Tân, Tri Tôn, Tịnh Biên; Củng cố hoạt động Văn phòng Công tác xã hội bảo vệ trẻ em huyện Phú Tân; Mở rộng, thành lập Văn phòng Công tác xã hội bảo vệ trẻ em huyện Tịnh Biên; Nhân rộng mô hình phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em cho TX. Tân Châu

Cấp xã: Củng cố Ban bảo vệ trẻ em, mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở 14 xã dự án Tỉnh Bạn hữu trẻ em (xã Đa Phước, Vĩnh Trường, Vĩnh Hậu, Khánh An (An Phú); Phú Thọ, Phú Bình, Bình Thạnh Đông (Phú Tân); Vĩnh Trung, Văn Giáo, An Hảo (Tinh Biên); Núi Tô, Châu Lăng, Ô Lâm, Lê Trì (Tri Tôn); Thành lập ban Ban bảo vệ trẻ em cấp xã, Điểm tư vấn ở cộng đồng, trường học, Mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở tất cả các xã thuộc TX. Tân Châu.

b) Phạm vi thực hiện Dự án: tại 05 huyện, thị: An Phú, Phú Tân, Tri Tôn, Tịnh Biên, Tân Châu.

c) Nội dung của Dự án:

- Củng cố ban chỉ đạo, nhóm công tác liên ngành cấp tỉnh, 4 huyện dự án An Phú, Phú Tân, Tri Tôn, Tịnh Biên; Thành lập ban chỉ đạo, nhóm công tác liên ngành TX. Tân Châu; Ban bảo vệ trẻ em cấp xã, mạng lưới cộng tác viên cơ sở; nhóm trẻ em nòng cốt; tổ an sinh nhân dân hoặc có thể phối hợp với ngành Công an chỉ đạo các tổ an ninh nhân dân kiêm chức năng bảo vệ trẻ em ở cộng đồng.

- Tổ chức các loại hình dịch vụ bảo vệ trẻ em ở các địa phương: Trung tâm công tác xã hội cấp tỉnh, Văn phòng tư vấn cấp huyện, điểm tư vấn cộng đồng, trường học, bệnh viện.

- Tổ chức tập huấn và bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng thực hành cho đội ngũ cán bộ làm việc trong hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

- Tổ chức các hoạt động cung cấp và kết nối dịch vụ bảo vệ trẻ em như: bảo đảm sự an toàn cho trẻ em; tư vấn, tham vấn, trị liệu phục hồi tâm lý, thể chất trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế, các phúc lợi xã hội khác khi có nhu cầu; trợ giúp các em và gia đình các em cũng như cộng đồng loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ dẫn đến bị ngược đãi, xâm hại, bóc lột, bạo lực, sao nhãng và rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

- Trợ giúp nâng cao năng lực cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, cộng đồng về bảo vệ trẻ em, kỹ năng làm cha mẹ; nâng cao kỹ năng tự bảo vệ của trẻ em.

d) Kinh phí thực hiện Dự án: 13 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương: 6,5 tỷ đồng; ngân sách địa phương 2,5 tỷ đồng; huy động quốc tế: 04 tỷ đồng (dự kiến từ “Hợp phần Bảo vệ trẻ em- Dự án Bạn hữu trẻ em”). Cụ thể:

- Kinh phí hỗ trợ 01 trung tâm công tác xã hội, 02 văn phòng tư vấn và khoảng 20 điểm công tác xã hội, trong đó có khoảng 02 điểm công tác xã hội ở trường trung học cơ sở: (01 TTCTXH cấp tỉnh x 5 tỷ) + (02 VPTV cấp huyện x 2 tỷ đồng) + (20 điểm CTXH x 100 triệu) = 5 + 4 + 2 = 11 tỷ đồng.

- Kinh phí hỗ trợ các hoạt động khác ở địa phương: 2,5 tỷ đồng (mỗi năm 500 triệu đồng).

e) Cơ quan thực hiện Dự án: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Sở Y tế, Công an, Tư pháp, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát và Ủy ban nhân dân các huyện, thị: An Phú, Phú Tân, Tri Tôn, Tịnh Biên, Tân Châu.

4. Dự án xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng (Dự án 4):

a) Mục tiêu của Dự án: 80% trẻ em khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chỉnh hình và phục hồi chức năng, giáo dục và các dịch vụ công cộng; 90% trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được chăm sóc; giảm hàng năm 10% số trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực; 100% trẻ em được phát hiện bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực được can thiệp, trợ giúp; giảm tỷ lệ trẻ em lang thang xuống 7/10.000 trẻ em; giảm tỷ lệ trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại xuống 10/10.000 trẻ em.

b) Phạm vi thực hiện Dự án: Tại 18 xã thuộc 06 huyện, thị, thành: Long Xuyên, Thoại Sơn, Chợ Mới, Châu Thành, Châu Phú, Châu Đốc.

c) Nội dung của Dự án (gồm 03 mô hình):

- Mô hình trợ giúp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em khuyết tật dựa vào cộng đồng (mô hình thứ nhất).

+ Nội dung hoạt động: Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng cần thiết để hòa nhập cộng đồng cho trẻ em khuyết tật. Tổ chức các lớp hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ em khuyết tật còn khả năng lao động và có nhu cầu học nghề phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương. Hỗ trợ các trẻ em đã qua học nghề tự tạo việc làm phù hợp hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp nhận và sử dụng lao động khi các em đã thành nghề và đến tuổi lao động. Xây dựng và triển khai các hoạt động phục hồi chức năng tại các trung tâm phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật về vận động; hỗ trợ TEKT phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng. Phối hợp cùng ngành giáo dục trong viêc chăm sóc, hỗ trợ học tập cho TEKT tại các lớp giáo dục hòa nhập, giáo dục chuyên biệt. Xây dựng và triển khai mô hình gia đình chăm sóc thay thế cho trẻ em bị bỏ rơi, TEMC không nơi nương tựa, TEKT (nhận con nuôi, nhận nuôi dưỡng, nhận đỡ đầu). Tổ chức các hoạt động tư vấn, tham vấn; trợ giúp trẻ em về đời sống lúc khó khăn, trợ giúp về y tế, giáo dục và tiếp cận các phúc lợi xã hội khác dành cho trẻ em. Tổ chức tập huấn cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em những kiến thức cần thiết trước khi nhận nuôi trẻ em mồ côi, khuyết tật. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, thăm quan học hỏi kinh nghiệm, kiểm tra, giám sát đánh giá, hội nghị, hội thảo, toạ đàm rút kinh nghiệm triển khai và nhân rộng mô hình ở cấp huyện và xã. Tổ chức các hoạt động khác tuỳ theo nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương.

+ Địa bàn thực hiện: Tại 02 huyện, thị: Long Xuyên, Thoại Sơn; mỗi huyện, thị chọn 03 xã, phường, thị trấn.

+ Kinh phí thực hiện mô hình: 3,5 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách trung ương 03 tỷ đồng; ngân sách địa phương 500 triệu đồng.

- Duy trì và nhân rộng mô hình phòng ngừa, trợ giúp trẻ em lang thang, trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại dựa vào cộng đồng (mô hình thứ hai).

+ Nội dung hoạt động: Tổ chức các lớp đào tạo về các kỹ năng hòa nhập cộng đồng, kỹ năng tự bảo vệ mình và các bạn khỏi bị ngược đãi, xâm hại và bóc lột, kỹ năng tham gia các hoạt động xã hội ở cộng đồng cho TELT, trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại và nhóm có nguy cơ cao. Tổ chức các hoạt động tư vấn, tham vấn tại gia đình để vận động trẻ em lang thang hồi gia. Trợ giúp trẻ em về đời sống lúc khó khăn, trợ giúp trẻ em hồi gia, trợ giúp tiếp cận giáo dục nếu bỏ học hoặc có nguy cơ bỏ học, trợ giúp tiếp cận với các dịch vụ y tế khi cần thiết. Tổ chức các lớp hướng nghiệp, học nghề và trợ giúp các em tự tạo việc làm khi đến tuổi lao động và tiếp cận các phúc lợi xã hội khác dành cho trẻ em. Hỗ trợ các doanh nghiệp nhận và sử dụng lao động khi các em đã thành nghề và đến tuổi lao động. Triển khai các hoạt động phục hồi tâm lý và thể chất cho trẻ em lang thang, trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại. Trong trường hợp trẻ em bị bạo lực xâm hại tình dục ở gia đình, nơi lao động có thể trợ giúp chuyển gửi khi cần thiết và kết nối các dịch vụ trợ giúp khác, kể cả trong trường hợp phải tách trẻ em tạm thời ra khỏi gia đình cha mẹ đẻ, tìm kiếm gia đình chăm sóc thay thế. Trợ giúp gia đình chăm sóc thay thế khi trợ giúp lần đầu khi mới nhận trẻ và trợ giúp hàng tháng khi chưa nhận được chính sách trợ cấp chính thức của nhà nước. Tổ chức các hoạt động trợ giúp gia đình, người chăm sóc trẻ TELT, trẻ em làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại về kiến thức, kỹ năng, tay nghề, ổn định sinh kế, tăng thu nhập với điều kiện cam kết không để trẻ em đi lang thang, phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại, đi giúp việc các gia đình khác và tạo điều kiện cho các em đến trường. Xây dựng và ký kết Chương trình phối hợp giữa Sở LĐTBXH, Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Tỉnh Đoàn, Hội Nông dân trong việc hỗ trợ gia đình vay vốn sản xuất kinh doanh. Phối hợp với ngành Công an quản lý nhóm TELT, trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ngược đãi, bạo lực, xâm hại tình dục và bóc lột trẻ em. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, thăm quan học hỏi kinh nghiệm, kiểm tra, giám sát đánh giá, hội nghị, hội thảo, toạ đàm rút kinh nghiệm triển khai và nhân rộng mô hình cho cấp huyện và xã. Tổ chức các hoạt động khác tuỳ theo nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương,

+ Địa bàn thực hiện: Tại 03 huyện Chợ Mới, Châu Thành, Châu Phú. Mỗi huyện lựa chọn 03 xã (phường, thị trấn).

+ Kinh phí thực hiện: 05 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách trung ương: 3,5 tỷ đồng; ngân sách địa phương: 1,5 tỷ đồng. (Kinh phí hỗ trợ các huyện 03 huyện x 1,5 tỷ đồng = 4,5 tỷ đồng; các hoạt động khác cấp tỉnh 500 triệu đồng).

- Duy trì và nhân rộng mô hình phòng ngừa, trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực dựa vào cộng đồng (mô hình thứ ba).

+ Nội dung hoạt động: Tổ chức các hoạt động trị liệu tâm lý và phục hồi sức khoẻ cho trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực; trợ giúp các em trong quá trình trị liệu tâm lý và phục hồi sức khoẻ. Tổ chức các lớp đào tạo về các kiến thức, kỹ năng hòa nhập cộng đồng, kỹ năng tự bảo vệ mình cho trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực. Tổ chức các lớp hướng nghiệp, học nghề cho trẻ em và hỗ trợ các em tự tạo việc làm bằng cách trợ cấp vốn cho các em hoặc gia đình các em, giúp các em tiêu thụ sản phẩm nếu có điều kiện để các em có sinh kế ổn định. Hỗ trợ các em và các doanh nghiệp nhận và sử dụng lao động khi các em đã thành nghề và đến tuổi lao động giúp các em có việc làm và thu nhập ổn định. Tổ chức các hoạt động phục hồi sức khoẻ, phục hồi tâm lý cho trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực và kết nối với các dịch vụ bảo vệ trẻ em khi cần thiết. Tổ chức các hoạt động tư vấn, tham vấn; trợ giúp trẻ em về đời sống lúc khó khăn, trợ giúp về y tế, giáo dục và tiếp cận các phúc lợi xã hội khác dành cho trẻ em. Trợ giúp gia đình các em tăng cường khả năng chăm sóc bảo vệ các em thông các hoạt động tập huấn hoặc hội họp tại địa phương; trợ giúp các gia đình chăm sóc thay thế trong trường hợp phải tách trẻ em bị XHTD, trẻ em bị bạo lực khỏi gia đình cha mẹ đẻ. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, thăm quan học hỏi kinh nghiệm, kiểm tra, giám sát đánh giá, hội nghị, hội thảo, toạ đàm rút kinh nghiệm triển khai và nhân rộng mô hình ở cấp huyện và xã. Tổ chức các hoạt động khác tuỳ theo nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương.

+ Địa bàn thực hiện: Tại TX. Châu Đốc (lựa chọn 3 xã, phường, thị trấn).

+ Kinh phí thực hiện: 02 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương 1,5 tỷ đồng; ngân sách địa phương 500 triệu đồng (Kinh phí hỗ trợ cấp huyện: 1,5 tỷ đồng; các hoạt động khác ở cấp tỉnh 500 triệu đồng)

d) Kinh phí dự án: 10,5 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách trung ương: 08 tỷ đồng; ngân sách địa phương: 2,5 tỷ đồng. Cụ thể:

- Mô hình thứ nhất: 3,5 tỷ đồng (trong đó NSTW 03 tỷ, NSĐP 500 triệu).

- Mô hình thứ hai: 05 tỷ đồng (trong đó NSTW 3,5 tỷ, NSĐP 1,5 tỷ).

- Mô hình thứ ba: 02 tỷ đồng (trong đó NSTW 1,5 tỷ, NSĐP 500 triệu).

IV. Kinh phí thực hiện Chương trình (giai đoạn 2011-2015)

- Tổng kinh phí thực hiện chương trình là: 33,620 tỷ đồng trong đó:

+ Đề nghị TW hỗ trợ: 17 tỷ đồng

+ NSĐP: 12,620 tỷ đồng (bình quân một năm 2,524 tỷ đồng )

+ Vốn viện trợ quốc tế, huy động cộng đồng: 04 tỷ đồng (bình quân một năm 800 triệu đồng)

Bảng 1: Nhu cầu kinh phí của chương trình phân theo dự án và nguồn

ĐVT: triệu đồng

STT

Dự án

Tổng KP

NSTW

NSĐP

Quốc tế

1

Dự án 1

3.000

1.000

2.000

0

2

Dự án 2

7.120

1.500

5.620

0

3

Dự án 3

13.000

6.500

2.500

4.000

4

Dự án 4

10.500

8.000

2.500

0

 

Mô hình 1

3.500

3.000

500

0

 

Mô hình 2

5.000

3.500

1.500

0

 

Mô hình 3

2.000

1.500

500

0

 

 Tổng

33.620

17.000

12.620

4.000

Bảng 2: Nhu cầu kinh phí chia theo năm và nguồn

ĐVT: triệu đồng

 

Kinh phí

2011

2012

2013

2014

2015

Dự án 1

3.000

600

600

600

600

600

TW

1.000

200

200

200

200

200

ĐP

2.000

400

400

400

400

400

Dự án 2

7.120

1.424

1.424

1.424

1.424

1.424

TW

1.500

300

300

300

300

300

ĐP

5.620

1.124

1.124

1.124

1.124

1.124

Dự án 3

13.000

2.600

2.600

2.600

2.600

2.600

TW

6.500

1.300

1.300

1.300

1.300

1.300

ĐP

2.500

500

500

500

500

500

QT

4.000

800

800

800

800

800

Dự án 4

10.500

2.100

2.100

2.100

2.100

2.100

TW

8.000

1.600

1.600

1.600

1.600

1.600

ĐP

2.500

500

500

500

500

500

TỔNG

33.620

6.724

6.724

6.724

6.724

6.724

* Ghi chú: kinh phí cụ thể sẽ căn cứ vào Kế hoạch xây dựng hàng năm của ngành được UBND phê duyệt.

V. Giải pháp thực hiện:

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đưa mục tiêu bảo vệ, chăm sóc trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm ở cấp tỉnh và địa phương. Tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

2. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ trẻ em trong toàn xã hội.

3. Phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em có chất lượng. Tăng cường xã hội hóa và phối hợp liên ngành trong việc tổ chức các hoạt động về bảo vệ trẻ em.

4. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính để thực hiện Chương trình; ưu tiên nguồn lực cho địa phương có nhiều trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

VI. Hiệu quả và tác động của chương trình

1. Hiệu quả

- Chương trình sẽ góp phần quan trọng vào việc giảm thiểu số lượng trẻ em rơi vào HCĐB; Giảm thiểu tốc độ gia tăng trẻ em rơi vào HCĐB. Tạo cơ hội cho trẻ em phát triển toàn diện cả về thể chất, tâm lý, tình cảm, nhận thức, đạo đức và xã hội; góp phần duy trì sự bình yên và hạnh phúc của các gia đình; giảm bớt sự bức xúc trong xã hội có liên quan đến ngược đãi, xâm hại, và bóc lột trẻ em.

- Giảm thiểu hoặc loại bỏ các nguy cơ dẫn đến trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt hoặc gây tổn hại cho trẻ em; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ em, nhất là nhóm trẻ em có HCĐB và nhóm trẻ em có nguy cơ.

- Tiết kiệm chi phí xã hội trong việc chi tiêu xử lý các vấn đề xã hội bức xúc có liên quan đến trẻ em và thúc đẩy chất lượng nguồn nhân lực có chất lượng trong tương lai; các nghiên cứu chỉ ra rằng đầu tư cho phát triển trẻ em nói chung, cho phát triển mạng lưới tổ chức cung cấp dịch vụ BVTE hôm nay nói riêng 1 đồng thì 10 năm sau sẽ tiết kiệm được ít nhất 10 đồng.

- Góp phần nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng xã hội và chính trẻ em về việc thực hiện các quyền của trẻ em, đặc biệt là quyền được bảo vệ và an toàn của trẻ em; tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em, nhất là nhóm trẻ em có HCĐB, nhóm trẻ em có nguy cơ và nhóm trẻ em nghèo.

- Tạo được môi trường pháp lý và hành chính thuận lợi cho việc thiết lập các lưới an sinh BVTE; hội nhập được với quốc tế về phương pháp tiếp cận BVTE thông qua việc xây dựng và phát triển hệ thống BVTE một cách cơ bản vững chắc.

2. Tác động: Chương trình thực hiện có hiệu quả sẽ góp phần:

- Thúc đẩy thực hiện quyền của trẻ em tốt hơn, nhất là quyền được bảo vệ, được bảo đảm an toàn.

- Giảm thiểu sự bất bình đẳng về mức sống về cơ hội phát triển giữa nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo với các nhóm trẻ em khác.

- Giải quyết một cách cơ bản những vấn đề xã hội bức xúc liên quan đến ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột, sao nhãng trẻ em; giảm thiểu tình trạng trẻ em mại dâm, nghiện ma túy, vi phạm pháp luật; góp phần ổn định trật tự xã hội, đem lại hạnh phúc cho hàng triệu hộ gia đình.

- Duy trì và phát huy những kết quả của các lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng, giáo dục cho trẻ em. Nếu trẻ em có nguy cơ hoặc đã bị tổn hại, bị rơi vào hoàn cảnh đặc biệt thì tác động sẽ lâu dài, chi phí tốn kém, khó phục hồi về thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức.

- Xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng tốt hơn trong tương lai, tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nếu chất lượng nguồn nhân lực tốt có thể góp phần tăng trưởng kinh tế khoảng 2% một năm)

- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về lĩnh vực BVCSTE, đặc biệt tạo cơ sở pháp lý và cơ chế phối hợp liên ngành, liên cấp đồng bộ, hiệu quả.

VII. Tổ chức thực hiện Chương trình

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Công an, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, các cơ quan và tổ chức có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành xây dựng kế hoạch thực hiện và điều phối các hoạt động của Chương trình; chủ trì quản lý và tổ chức thực hiện dự án đã được phân công trong Chương trình theo quy định hiện hành; củng cố đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình và định kỳ báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; tổ chức tổng kết việc thực hiện Chương trình vào cuối năm 2015.

2. Sở Tư pháp tăng cường hướng dẫn, thường xuyên kiểm tra đối với tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em; tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác nuôi con nuôi; chủ trì quản lý và tổ chức thực hiện dự án đã được phân công trong Chương trình theo quy định hiện hành.

3. Công an tỉnh lồng ghép việc triển khai thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 với Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2011 - 2015.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh trong nhà trường; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên.

5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường thanh tra, kiểm tra và quản lý chặt chẽ các sản phẩm văn hóa, dịch vụ vui chơi, giải trí dành cho trẻ em; chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em trong gia đình.

6. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan hướng dẫn các huyện, thị, thành lập kế hoạch hằng năm về biên chế công chức làm công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em; giao biên chế công chức làm công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp; hướng dẫn các địa phương bố trí người làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở xã, phường, thị trấn.

7. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông, giáo dục về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và chăm sóc trẻ em; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản, thông tin trên internet dành cho trẻ em và liên quan đến trẻ em; xử lý nghiêm những hành vi sản xuất, phát hành các ấn phẩm, sản phẩm thông tin dành cho trẻ em có nội dung đồi trụy, kích động bạo lực.

8. Sở Y tế chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em của hộ gia đình nghèo; phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật; thực hiện thí điểm một số loại hình dịch vụ y tế hỗ trợ khẩn cấp cho trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực.

9. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan vận động các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho các chương trình, dự án về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm ở cấp tỉnh; hướng dẫn việc đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về bảo vệ, chăm sóc trẻ em vào việc xây dựng và đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương;

10. Sở Tài chính cùng với Sở Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ khả năng ngân sách nhà nước, bố trí kinh phí thực hiện Chương trình trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan cấp tỉnh và các địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; chủ trì hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình.

11. Thông tấn xã Việt Nam tỉnh An Giang, Báo, Đài PTTH An Giang và các cơ quan thông tin đại chúng khác tăng thời lượng phát sóng, số lượng tin, bài và nâng cao chất lượng tuyên truyền về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

12. UBND các huyện, thị, thành tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương; xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch hoạt động hằng năm về bảo vệ, chăm sóc trẻ em phù hợp với nội dung Chương trình này và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả Chương trình này với các chương trình khác có liên quan trên địa bàn; đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em; tiếp tục xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em; chủ động bố trí ngân sách, nhân lực để thực hiện Chương trình; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Chương trình tại địa phương; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quí, năm việc thực hiện Chương trình trên địa bàn theo quy định.

13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh An Giang, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai Chương trình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong tổ chức mình; tham gia xây dựng chính sách, quản lý nhà nước, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.