Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 65/2003/QĐ-UB

Tuyên Quang, ngày 23 tháng 5 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀN BÙ THIỆT HẠI GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999, Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2000 và Nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế và sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích Quốc phòng, an ninh, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng;
Căn cứ Thông tư số 145/1998/TT-BTC ngày 4 tháng 11 năm 1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá tại Tờ trình số 486/TT-TCVG ngày 25 tháng 4 năm 2003 về việc ban hành Quy định về quy trình thực hiện đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quy trình thực hiện đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 397/2002/QĐ-UB ngày 29 tháng 7 năm 2002 và Quyết định số 594/2002/QĐ-UB ngày 20 tháng 12 năm 2002 của UBND tỉnh về việc ban hành và bổ sung Quy định về quy trình thực hiện đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưỏng các cơ quan, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, các chủ dự án; các tổ chức, hộ gia đình cá nhân trong phạm vi giải phóng mặt bằng thiệt hại; Hội đồng thẩm định của tỉnh và các Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2003.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
CHỦ TỊCH




Hà Phúc Mịch

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀN BÙ THIỆT HẠI GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 65/2003/QĐ-UB ngày 23 tháng 5 năm 2003 của UBND tỉnh)

Chương I

NHŨNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang khi thu hồi, giao đất, cho thuê và chuyển mục đích sử dụng đất, để giải phóng mặt bằng xây đựng, có đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng đều phải thực hiện theo đúng các Điều đã ghi trong Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999, Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2000 và Nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế và sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ "Về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng; và thực hiện theo đúng Thông tư số 145/1998/TT-BTC ngày 4 tháng 11 năm 1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ và quy trình thực hiện đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang tại Quy định này.

Điều 2. Các ngành chức năng của tỉnh; các chủ dự án người có trách nhiệm đền bù thiệt hại gọi tắt là Chủ Dự án; Hội đồng thẩm định phương án đền bù và dự toán đền bù thiệt hại của tỉnh gọi tắt là Hội đồng thẩm định của tỉnh; UBND các huyện, thị xã; các Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng cấp huyện, thị xã; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung và trình tự của Quy định này.

Những trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật vá các quy định cụ thể của UBND tỉnh đã ban hành, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Chương II

QUY TRÌNH ĐỀN BÙ THIỆT HẠI GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG

Điều 3. Thành lập Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng và triển khai các quyết định của Nhà nước cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

1. Căn cứ vào quyết định phê duyệt dự án đầu tư và quyết định phê duyệt tổng mặt bằng quy hoạch xây dựng của cấp có thẩm quyền, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã quyết định thành lập Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng theo đúng điểm 1, Điều 32 trong Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ.

2. Tổ chức họp thôn, xóm, tổ nhân dân với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi giải phóng mặt bằng để thông báo các nội dung sau:

- Công bố các quyết định phê duyệt dự án đầu tư, tổng mặt bằng quy hoạch xây dựng của cấp có thẩm quyền và các văn bản của Nhà nước có liên quan đến đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng.

- Thông báo cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi giải phóng mặt hằng biết về kế hoạch và thời gian cụ thể thực hiện giải phóng mặt bằng.

- Thông báo công khai các thành viên trong Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng.

- Nêu rõ chế độ chính sách về đền bù thiệt hại, phát tờ kê khai, hướng dẫn lập lờ kê khai cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và giải đáp những thắc mắc của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân về công tác đền bù thiệt hại.

3. Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng phân công rõ trách nhiệm cụ thể của từng thành viên và thành lập các tổ công tác, để hướng dẫn cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân lập lờ kê khai về số lượng và khối lượng theo mẫu quy định. Đồng thời trực tiếp kiểm tra, thẩm định.

Điều 4. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi giải phóng mặt bằng lập tờ kê khai.

1. Từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự kê khai theo mẫu tờ khai do Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng phát theo nội dung sau:

- Kê khai về đất các loại như: Đất ở, đất nông nghiệp, đất chuyên dùng, đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng hiện các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang quản lý và sử dụng có nộp thuế hoặc không nộp thuế (nếu có).

- Kê khai về tài sản (vật kiến trúc) như: Nhà ở, nhà bếp và các công trình phụ khác (nếu có).

- Kê khai giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở như: Hồ sơ nhà đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng nhà ở và các công trình phụ trợ, các giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản (vật kiến trúc).

- Kê khai về cây cối và hoa màu (nếu có).

- Kê khai về mồ mả (nếu có).

2. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp tờ kê khai cho Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng để Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng tiến hành kiểm tra, kiểm kê thực tế.

Điều 5. Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng tổ chức kiểm tra, kiểm kê thực tế của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đối chiếu với các nội dung tự khai trong tờ kê khai.

1. Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng tổ chức kiểm tra, kiểm kê thực tế từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi phải giải phóng mặt bằng theo các nội dung cụ thể sau:

1.1- Kiểm tra, kiểm kê thực tế về đất:

- Căn cứ bản đồ tổng mặt bằng quy hoạch xây dựng, đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm căn cứ đo đạc, xác định diện tích các loại đất như: Đất ở, đất vườn liền kề, các loại đất khác (nếu có) cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.

- Đối chiếu thực tế kiểm tra, kiểm kê với hồ sơ đất, hợp pháp, hợp lệ.

1.2- Kiểm tra, kiểm kê thực tế về tài sản (vật kiến trúc):

- Đối với công trình xây dựng của các tổ chức, phải căn cứ các quy định hiện hành và thực tế của từng công trình để xác định nhà cấp I, II, III, IV và nhà tạm tương ứng; xác định diện tích xây dựng diện tích sàn và các loại vật liệu ốp, lát, các loại cửa... bao gồm các hạng mục phụ trợ xây dựng độc lập hay khép kín phải xác định tỷ lệ % chất lượng còn lại thực tế của công trình, để làm căn cứ tính chi phí đền bù thiệt hại.

- Đối với các công trình xây dựng nhà của các hộ gia đình, cá nhân được xây dựng khép kín cấp I, II, III; phải căn cứ vào thực tế, để xác định tỷ lệ % còn lại của công trình xây dựng, (không bao gồm các hạng mục, công trình xây dựng cấp IV, nhà tạm và các hạng mục công trình phụ xây dựng độc lập).

1.3- Kiểm tra, kiểm kê thực tế về mồ mả:

- Xác định số mộ nằm trên đất xây dựng phải di chuyển.

- Mộ chưa cải táng đã đến thời hạn cải táng.

- Mộ đã cải táng trên đắp đất.

- Mộ đã cải táng trên xây gạch.

- Mộ chưa cải táng, chưa đến niên hạn cải táng.

- Đối với mộ không có người nhận thì chủ dự án tính chi phí di chuyển theo quy định hiện hành.

- Trong đơn giá đền bù đã bao gồm các chi phí về đất đai, đào, bốc di chuyển, xây dựng lại và các chi phí liên quan đến việc di chuyển mồ mả.

1.4- Kiểm tra, kiểm kê thực tế về cây cối và hoa màu:

- Xác định số lượng theo từng loại cây trồng:

+ Cây lâu năm: Theo đường kính và độ rộng tán lá của cây, phù hợp với đơn giá đền bù di chuyển.

+ Cây hàng năm: Theo mức độ, thời gian sinh trưởng của từng loại cây.

+ Tre, vầu, mai, diễn, hóp... theo thời gian sinh trưởng và yêu cầu sử dụng.

+ Cây lấy gỗ cụ thể theo đường kính cây.

- Nuôi trồng thuỷ sản: Xác định thời gian nuôi thả và mực nước thực tế của ao, hồ tại thời điểm kiểm kê.

2. Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng phải kiểm tra, kiểm kê thực tế và lập thành biên bản cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng. Khi lập biên bản phải xác định chính xác về số lượng, khối lượng và có đầy đủ chữ ký của các thành viên theo đúng mẫu biên bản. Các thành viên của Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng và các quy định của pháp luật về chữ ký của mình.

3. Trong tờ kê khai của từng hộ gia đình, cá nhân và trong biên bản kiểm tra, kiểm kê của Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng phải ghi đầy đủ, chính xác họ tên và có chữ ký của người sử dụng đất, sở hữu tài sản (vật kiến trúc) hợp pháp.

Điều 6. Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng họp xét, lập và trình phê duyệt phương án đền bù của dự án.

1. Họp thôn, xóm, tổ nhân dân với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi giải phóng mặt bằng để thông báo kết quả kiểm tra, kiểm kê thực tế và các văn bản pháp lý của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi giải phóng mặt bằng. Công bố chính thức những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được đền bù thiệt hại và không được đền bù thiệt hại (có biên bản họp do thôn, xóm, tổ nhân dân lập).

2. Giao biên bản kiểm tra, kiêm kể về số lượng và khối lượng cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, đã được Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng thông qua; sau 3 ngày nộp lại cho Hội đồng để xét chính thức về số lượng và khối lượng đền bù thiệt hại. Đồng thỏi có bảng thống kê tổng hợp về khối lượng đền bù được niêm yết công khai tại trụ sở xã, phường và tại nhà Văn hóa thôn bản hoặc nhà Trưởng thôn, xóm, Tổ trưởng tổ nhân dân để nhân dân giám sát.

3. Họp lại thôn, xóm, tổ nhân dân với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi giải phóng mặt bằng để giải quyết dứt điểm những thắc mắc phát sinh (nếu có).

4. Sau khi đã giải quyết hết những thắc mắc phát sinh, Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng tổ chức họp xét đền bù: Thông qua các tờ khai, biên bản kiểm kê và các văn bản pháp lý của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; Hội đồng thống nhất ý kiến kết luận đền bù thiệt hại cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo từng nội dung cụ thể như: Về đất, tài sản (vật kiến trúc), cây cối và hoa mầu, các chính sách hỗ trợ khác đối với từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nội dung họp xét đền bù thiệt hại được lập biên bản theo mẫu quy định hướng dẫn của liên ngành Tài chính - Vật giá - Xây dựng - Địa chính đã ban hành.

5. Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng tiến hành lập phương án đền bù cho từng dự án cụ thể, phương án đền bù được lập thành 2 phần cụ thể sau:

5.1- Phần I: Xác định mức đền bù do chủ dự án sử dụng đất phải chi trả tại Điều 4 (phạm vi đền bù thiệt hại) trong Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ.

5.2- Phần II: Xác định mức đền bù, trợ cấp cho từng chủ sử dụng đất bị thu hồi.

5.3- Sau khi lập xong phương án đền bù, Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng, trình Hội đồng thẩm định của tỉnh, để tổ chức thẩm định và lập tờ trình, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

6. Sau khi nhận được quyết định phê duyệt phương án đền bù của cấp có thẩm quyền cho từng dự án cụ thể, Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng tiến hành lập toàn bộ hồ sơ gồm: Tờ khai, biên bản kiểm kê, biên bản họp xét đền bù, các văn bản pháp lý, các tài liệu liên quan đến đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; quyết định phê duyệt phương án đền bù của cấp có thẩm quyền chuyển cho chủ dự án để làm căn cứ lập dự toán đền bù thiệt hại.

Điều 7. Xác định giá trị đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

1. Căn cứ vào hồ sơ đền bù thiệt hại của từng dự án do Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng chuyển đến, chủ dự án tiến hành lập hoặc hợp đồng với đơn vị có chuyên môn để lập dự toán đền bù thiệt hại cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

2. Khi tiến hành lập dự toán đền bù thiệt hại, phải căn cứ vào đơn giá đền bù thiệt hại và các đơn giá hiện hành của tỉnh; phải lập đầy đủ các khoản kinh phí hỗ trợ di chuyển, thưởng di chuyển đúng kế hoạch, chi phí đào tạo, ổn định đời sống và các chi phí khác thực hiện đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng theo đúng nội dung phương án đền bù đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Sau khi chủ dự án lấp xong dự toán đền bù thiệt hại, Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng tiến hành họp để thông qua lần cuối cùng, để xác định giá trị đền bù thiệt hại và các chi phí khác thực hiện cho đền bù thiệt hại các văn bản pháp lý về thực hiện đền bù thiệt hại cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi giải phóng mặt bằng được đền bù thiệt hại.

4. Hồ sơ dự toán đền bù thiệt hại lập thành 05 bộ có chữ ký của người lập, chữ ký của lãnh đạo, đóng dấu của cơ quan lập dự toán và chủ dự án.

5. Chủ dự án khi lập, trình duyệt dự toán đền bù thiệt hại đồng thời cũng lập, trình duyệt hồ sơ thu hồi và giao đất, để thẩm định và phê duyệt.

Điều 8. Hồ sơ cần thiết cho công tác thẩm định dự toán đền bù thiệt hại.

1. Chủ dự án chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ và tờ trình xin thẩm định đóng thành 05 bộ có giá trị như nhau, gửi Hội đồng thẩm định của tỉnh, do Sở Tài chính - Vật giá làm Chủ tịch, để tổ chức thẩm định. Mỗi bộ hồ sơ để thẩm định dự toán đền bù thiệt hội gồm:

- Tờ trình đề nghị thẩm định dự toán đền bù thiệt hại.

- Các bản tự kê khai (tờ khai) về sử dụng đất, tài sản (vật kiến trúc), cây cối và hoa mầu của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

- Các biên bản kiểm kê của Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng: Về đất, tài sản (vật kiến trúc), cây cối và hoa mầu của các tổ chúc, hộ gia đình, cá nhân.

- Các biên bản họp Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng; các biên bản họp thôn, xóm, tổ nhân dân thông báo kết quả kiểm kê đền bù thiệt hại.

- Biên bản họp xét đền bù thiệt hại của Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng đối với từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

- Quyết định phê duyệt phương án đền bù.

- Quyết định phê duyệt tổng mặt bằng quy hoạch xây dựng và quyết định phê duyệt dự án đầu tư (kèm theo các bản đồ).

- Phương án di chuyển của các tổ chức bị thu hồi đất phải di chuyển đến địa điểm mới.

- Bộ dự toán đền bù thiệt hại về đất, tài sản (vật kiến trúc), cây cối và hoa mầu của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

2. Chủ dự án phải nộp 05 bộ hồ sơ dự toán đền bù thiệt hại gửi về Hội đồng thẩm định của tỉnh (tại Sở Tài chính - Vật giá tỉnh Tuyên Quang) các bộ hồ sơ có giá trị như nhau và được niêm phong kín theo quy định.

Điều 9. Hội đồng thẩm định của tỉnh thực hiện các nhiệm vụ.

1. Hội đồng thẩm định của tỉnh được nhận hồ sơ về phương án đền bù và dự toán đền bù thiệt hại từ các chủ dự án để tổ chức thẩm định.

2. Sau khi tổ chức thẩm định xong Hội đồng thẩm định của tỉnh có trách nhiệm thông báo kết quả thẩm định cho Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng và chủ dự án, sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu có ý kiến khác thì lập thành văn bản báo cáo ngay với Hội đồng thẩm định.

3. Hội đồng thẩm định của tỉnh căn cứ vào kết quả thẩm định để lập ra Tờ trình, trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt.

4. Thời gian thẩm định phương án đền bù tối đa là 15 ngày làm việc và dự toán đền bù thiệt hại tối đa là 05 ngày làm việc, kể ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ từ các chủ dự án.

5. Giao cho Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng, được tổ chức thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt phương án đền bù và dự toán đền bù thiệt hại đối với dự án đầu tư do tỉnh quản lý và phê duyệt, có chi phí đền bù thiệt hại dưới 100 triệu đồng.

Đối với dự án đầu tư đã phân cấp cho Chủ tịch UBND các huyện, thị xã phê duyệt thì tự tổ chức thẩm định phương án đền bù và dự toán đền bù thiệt hại, có chi phí đền bù thiệt hại dưới 100 triệu đồng.

Điều 10. Cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án đền bù và dự toán đền bù thiệt hại.

1. Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt phương án đền bù và dự toán đền bù thiệt hại đối với các dự án đầu tư do tỉnh phê duyệt và các dự án đầu tư đã phân cấp cho các huyện, thị xã phê duyệt, có chi phí đền bù từ 100 triệu đồng trở lên; sau khi có đủ hồ sơ đã được thẩm định và có tờ trình xin phê duyệt của Hội đồng thẩm định của tỉnh hoặc Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng.

2. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã phê duyệt phương án đền bù và dự toán đền bù thiệt hại đối với dự án đầu tư đã phân cấp cho huyện, thị xã phê duyệt, có chi phí đền bù thiệt hại dưới 100 triệu đồng.

3. Thời gian xem xét phê duyệt tối đa là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và Tờ trình của Hội đồng thẩm định của tỉnh hoặc Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng.

Điều 11. Thông báo công khai quyết định thu hồi và giao đất, phương án đền bù và kinh phí đền bù thiệt hại đã được phê duyệt.

Hội đồng đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng và chủ dự án tổ chức họp với thôn, xóm, tổ nhân dân và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi giải phóng mặt bằng được đền bù thiệt hại để thông báo các nội dung sau:

1. Công bố quyết định thu hồi và giao đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Thông báo công khai phương án đền bù và giá trị kinh phí đền bù thiệt hại cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi giải phóng mặt bằng được đền bù thiệt hại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mỗi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được đền bù thiệt hại có 01 thông báo riêng và được niêm yết công khai tại trụ sở xã, phường và tại nhà Văn hóa thôn bản hoặc nhà của Trưởng thôn, xóm, Tổ trưởng tổ nhân dân.

3. Phổ biến tiến độ kế hoạch thời gian giải phóng mặt bằng.

4. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất, nếu thấy quyết định thu hồi và giao đất và quyết định đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng không đúng quy định thì được khiếu nại và được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nếu có khiếu nại phải gửi đơn lên Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng để giải quyết trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày công khai mức đền bù ở trụ sở xã, phường và tại nhà Văn hoá thôn, bản hoặc nhà của Trường thôn, xóm, Tổ trưởng tổ nhân dân.

Nếu quá thời hạn trên, đơn khiếu nại không có giá trị xem xét xử lý.

Điều 12. Thanh toán, quyết toán kinh phí đền bù thiệt hại

1. Chủ dự án phải lập kế hoạch chi tiết và trực tiếp thanh toán cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi giải phóng mặt bằng được đền bù thiệt hại, trong 15 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định phê duyệt dự toán đền bù thiệt hại phải hoàn thành dứt điểm việc thanh toán.

2. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sau khi đã nhận đủ kinh phí đền bù thiệt hại, phải tháo dỡ di chuyển công trình kiến trúc ngay và bàn giao mặt bằng cho chủ dự án tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ kinh phí đền bù thiệt hại.

3. Công trình xây dựng của các tổ chức (doanh nghiệp nhà nước, đơn vị, tập thể) sau khi được trả kinh phí đền bù thiệt hại xong, phải bàn giao ngay công trình cho chủ dự án để tổ chức tháo dỡ, thanh lý tài sản.

4. Chủ dự án hoàn chỉnh hồ sơ quyết toán kinh phí đền bù thiệt hại nộp về Sở Tài chính - Vật giá để tổ chức thẩm tra và trình duyệt quyết bán theo đúng quy định của Nhà nước.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng ngành được giao Giám đốc các Sở: Tài chính - Vật giá, Xây dựng và Địa chính, có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc các chủ dự án; UBND các huyện, thị xã và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi giải phóng mặt bằng được đền bù thiệt hại phải thực hiện theo đúng Quy định này.

Giao cho Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm tổng hợp những vướng mắc trong quá trình thực hiện và chủ trì cùng với Sở Xây dựng, Sở Địa chính xem xét cụ thể để lập Tờ trình, trình UBND tỉnh xem xét bổ sung thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.

Điều 14. Xử lý các dự án dự án dở dang: Các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, có đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng đã thẩm định và trình duyệt trước ngày 01 tháng 6 năm 2003 nhưng chưa được phê duyệt thì vẫn thực hiện theo Quy định về quy trình đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng ban hành kèm theo Quyết định số 397/2002/QĐ-UB ngày 29 tháng 7 năm 2002 và Quyết định số 594/2002/QĐ-UB ngày 20 tháng 12 năm 2002 của UBND tỉnh, không phải thẩm định và trình duyệt lại; các nội dung công việc tiếp theo và thực hiện đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng của dự án thực hiện theo Quy định này.

Điều 15. Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2003.

Quy định này thay thế Quy định về quy trình thực hiện đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng tiền địa bàn tỉnh Tuyên Quang ban hành kèm theo Quyết định số 397/2002/QĐ-UB ngày 29 tháng 7 năm 2002 và Quyết định số 594/2002/QĐ-UB ngày 20 tháng 12 năm 2002 của UBND tỉnh.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, yêu cầu Sở Tài chính - Vật giá chủ trì phối hợp cùng và Sở Xây dựng, Sở Địa chính xem xét cụ thể tổng hợp và lập thành văn bản báo cáo UBND tỉnh xem xét bổ sung điều chỉnh cho phù hợp./.

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN