ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 65/2016/QĐ-UBND | Bình Phước, ngày 20 tháng 12 năm 2016 |
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2128/TTr-SNV ngày 19/10/2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 65/2016/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung, phương thức, trách nhiệm phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo giữa các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã.
2. Đối tượng áp dụng
Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân liên quan (sau đây gọi tắt là các ngành, đơn vị liên quan) trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.
1. Các ngành, đơn vị liên quan thực hiện công tác phối hợp về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ đã được pháp luật quy định hoặc được Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền.
2. Trong công tác phối hợp giải quyết các nhu cầu tôn giáo phải đảm bảo theo đúng chính sách của Đảng và quy định của pháp luật; đảm bảo yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, chế độ bảo mật về hồ sơ tài liệu và các thông tin có liên quan.
1. Phối hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo đến cán bộ, công chức, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân; phối hợp mở các lớp, các hội nghị để tuyên truyền, vận động chức sắc, nhà tu hành, người có uy tín, đồng bào theo các tôn giáo tham gia phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo, góp phần bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
2. Phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo như: Thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo cơ sở; việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, cách chức, bãi nhiệm, thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành; vấn đề nhà, đất, xây dựng có liên quan đến tôn giáo; việc mở lớp bồi dưỡng cho chuyên viên, cán bộ phụ trách công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến tổ chức, cá nhân tôn giáo và những nội dung khác có liên quan đến tôn giáo.
1. Ban hành văn bản lấy ý kiến, tổ chức cuộc họp, cung cấp thông tin, báo cáo, liên kết mở các lớp tập huấn, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về tôn giáo; tổ chức thanh tra, kiểm tra, xác minh, xử lý các hoạt động tôn giáo trái pháp luật.
2. Phối hợp trực tiếp hoặc phối hợp dưới sự điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÀNH, ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
1. Các ngành, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đấu tranh chống những biểu hiện lợi dụng tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần bảo đảm an ninh trật tự; phối hợp tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết kịp thời nhu cầu chính đáng của các tổ chức, cá nhân tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật.
2. Các ngành, đơn vị liên quan có trách nhiệm cử lãnh đạo tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát việc chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo; tham gia các cuộc họp xem xét, thẩm định những vấn đề có liên quan đến hoạt động của các tổ chức, cá nhân tôn giáo trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định theo thẩm quyền. Nếu trong cuộc họp có ý kiến khác nhau thì cơ quan chủ trì tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định, đồng thời báo cho các cơ quan liên quan được biết.
3. Đối với những vấn đề dự kiến đưa ra thảo luận tại các cuộc họp, cơ quan chủ trì phải gửi tài liệu cho các bên được mời nghiên cứu ít nhất trước 04 ngày làm việc, trong trường hợp không gửi kịp tài liệu thì phải có thông báo tóm tắt nội dung tài liệu tại cuộc họp. Đối với những hồ sơ cần thẩm tra xác minh, sau khi nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kịp thời gửi văn bản lấy ý kiến các cơ quan có liên quan để thực hiện theo đúng thời gian quy định của pháp luật. Những trường hợp vì lý do không tổ chức họp thì cơ quan chủ trì lấy ý kiến của các ngành việc đồng ý hoặc không đồng ý bằng văn bản để tổng hợp, trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
4. Trong quá trình phối hợp lấy ý kiến bằng văn bản giữa các cơ quan; cơ quan được yêu cầu phối hợp có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đến cơ quan yêu cầu phối hợp đúng thời gian; trong trường hợp cơ quan được yêu cầu phối hợp chậm trễ hoặc không có văn bản trả lời, cơ quan lấy ý kiến phối hợp có trách nhiệm báo cáo và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có hình thức xử lý.
Điều 6. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành
1. Sở Nội vụ
a) Thực hiện chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh công tác quản lý nhà nước về tôn giáo theo quy định của pháp luật. Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ công tác tôn giáo cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp; tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo; quản lý, hướng dẫn các chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo hoạt động tôn giáo đúng quy định.
b) Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tiếp nhận và thẩm định hồ sơ thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo cơ sở; việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, cách chức, bãi nhiệm, thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành; mở lớp bồi dưỡng cho chuyên viên, cán bộ phụ trách công tác tôn giáo của các ngành có liên quan để bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và các vấn đề có liên quan đến tổ chức, cá nhân tôn giáo theo quy định.
c) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo; ban hành các quyết định, chỉ thị, đề án, kế hoạch thực hiện công tác quản lý nhà nước về tôn giáo; chỉ đạo, điều hành và giải quyết các nội dung liên quan đến hoạt động của tổ chức, cá nhân tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
d) Xác nhận tư cách pháp nhân đối với các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh để Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết vấn đề đất đai, cấp giấy phép xây dựng cho các tổ chức tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật.
đ) Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; vận động chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo.
e) Hướng dẫn Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết những vấn đề cụ thể về tôn giáo theo quy định của pháp luật.
2. Văn phòng UBND tỉnh
Kiểm tra, rà soát hồ sơ và Tờ trình của Sở Nội vụ; trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định tại Quyết định 51/2013/QĐ-UBND ngày 28/11/2013 của UBND tỉnh ban hành Quy định phân cấp quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp nhận và thẩm định đối với hồ sơ liên quan đến việc giao đất; chuyển đổi mục đích sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của các cơ sở tôn giáo hoặc liên quan đến tôn giáo để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
b) Căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước và quỹ đất của địa phương, phối hợp với các ngành liên quan tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định giao đất tại vị trí đã được thống nhất quy hoạch cho cơ sở tôn giáo.
c) Phối hợp với các ngành liên quan quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất đai của các cơ sở tôn giáo; kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các trường hợp chuyển nhượng, hiến, tặng đất đai để sử dụng vào hoạt động tôn giáo và xây dựng cơ sở tôn giáo trái pháp luật.
4. Sở Xây dựng
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp nhận, hướng dẫn trình tự đầu tư xây dựng, cấp giấy phép, quy mô xây dựng đối với hồ sơ đề nghị liên quan đến việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tôn giáo theo thẩm quyền sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Phối hợp với các ngành liên quan phát hiện, ngăn chặn và xử lý những trường hợp xây dựng, cơi nới cơ sở thờ tự trái pháp luật và những công trình đã cấp phép xây dựng nhưng xây dựng sai giấy phép và sai quy định của pháp luật.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Tiếp nhận hồ sơ thông báo, thực hiện quảng cáo trên bảng quảng cáo; băng rôn quảng cáo; Đoàn người thực hiện quảng cáo, hội thảo, hội chợ, triển lãm, tổ chức sự kiện, vật thể quảng cáo có liên quan đến công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
b) Quản lý lễ hội được tổ chức trong các di tích là cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; phối hợp hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, tu bổ, tôn tạo các công trình thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Phối hợp với các ngành liên quan quản lý nhà nước về hoạt động thông tin và truyền thông có nội dung liên quan đến tôn giáo; phát hiện, ngăn chặn, xử lý những hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
b) Định hướng cho các cơ quan Báo, Đài trên địa bàn tỉnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo; đưa tin, hình ảnh, phóng sự về gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến trong đồng bào các tôn giáo; phê phán, đấu tranh các hành vi lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
c) Phối hợp với các ngành liên quan quản lý việc sản xuất, in ấn, lưu thông các loại ấn phẩm văn hóa về tôn giáo; phát hiện, ngăn chặn, xử lý những hành vi vi phạm đối với việc in ấn và phát hành các loại ấn phẩm văn hóa, quảng cáo liên quan đến tôn giáo theo quy định của pháp luật.
7. Công an tỉnh
a) Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh với các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để tổ chức hoạt động vi phạm pháp luật; đấu tranh xóa bỏ các “tà đạo”, “đạo lạ” xuất hiện trên địa bàn; điều tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tôn giáo; không để xảy ra các điểm nóng, biểu tình và các tình huống đột xuất, bất ngờ liên quan đến tôn giáo; chủ động tham mưu giải quyết các vấn đề tôn giáo phức tạp nảy sinh, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
b) Chủ động phối hợp và thường xuyên trao đổi thông tin liên quan về công tác tôn giáo với các ngành liên quan để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện đảm bảo hoạt động bình thường của các tôn giáo theo quy định của pháp luật.
c) Thẩm định thiết kế kỹ thuật về phòng chống cháy nổ đối với các công trình xây dựng của tổ chức tôn giáo; kiểm tra, xử lý việc vi phạm an toàn phòng chống cháy nổ đối với cơ sở tôn giáo.
Điều 7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về tôn giáo tại địa phương; hàng năm, trong báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội phải lồng ghép nội dung về tình hình và kết quả thực hiện công tác tôn giáo tại địa phương.
2. Căn cứ các kế hoạch công tác, các văn bản chỉ đạo về công tác tôn giáo của tỉnh và tình hình thực tế tại địa phương, xây dựng kế hoạch, đồng thời chỉ đạo và hướng dẫn các cơ quan chuyên môn, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân cấp xã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tôn giáo tại địa phương.
3. Có trách nhiệm trả lời bằng văn bản khi các ngành liên quan đề nghị cho ý kiến về việc chia tách, thành lập, xây dựng, cơi nới cơ sở thờ tự và các vấn đề liên quan đến hoạt động tôn giáo tại địa phương, đảm bảo nội dung, thời gian quy định.
Điều 8. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy
1. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh
a) Tập hợp quần chúng nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tham gia tuyên truyền vận động chức sắc, nhà tu hành, tín đồ và nhân dân thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; xây dựng và chăm lo đến đội ngũ người có uy tín là chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo; tổ chức thăm hỏi, động viên nhân các ngày lễ của các tôn giáo.
b) Phản ánh kịp thời ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của nhân dân về các vấn đề có liên quan đến tôn giáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phối hợp với chính quyền trong việc giải quyết các vấn đề về tôn giáo; tham gia xây dựng, giám sát và phản biện xã hội việc thực hiện chính sách pháp luật về tôn giáo.
2. Đề nghị Ban Dân vận Tỉnh ủy
a) Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tham mưu Thường trực Tỉnh Ủy ban hành các chủ trương, chính sách để lãnh đạo, chỉ đạo công tác tôn giáo; tham mưu Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh những vấn đề các cơ quan chuyên môn xin ý kiến đối với những trường hợp ngoài quy định của pháp luật.
b) Phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, vận động nhân dân, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo.
1. Căn cứ Quy chế này, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chủ động chỉ đạo tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ).
2. Sở Nội vụ có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế này; định kỳ trước ngày 30 tháng 11 hằng năm báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các ngành, đơn vị liên quan phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1 Quyết định 21/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 2 Quyết định 2791/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và hết hiệu lực thi hành một phần đến hết ngày 16/12/2019
- 3 Quyết định 2791/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và hết hiệu lực thi hành một phần đến hết ngày 16/12/2019
- 1 Quyết định 1345/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 2 Kế hoạch 338/KH-UBND thực hiện công tác quản lý nhà nước về tôn giáo năm 2018 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 3 Quyết định 757/QĐ-UBND năm 2017 phân công, công tác quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 4 Quyết định 543/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tham quan đảo Cồn Cỏ do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 5 Quyết định 08/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý Nhà nước về Giá trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- 6 Quyết định 38/2015/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 7 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9 Quyết định 33/2013/QĐ-UBND về Quy chế phân cấp công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 10 Quyết định 51/2013/QĐ-UBND về phân cấp quản lý Nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 11 Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Long An
- 12 Nghị định 92/2012/NĐ-CP hướng dẫn biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
- 13 Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2004
- 1 Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Long An
- 2 Quyết định 33/2013/QĐ-UBND về Quy chế phân cấp công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 3 Quyết định 38/2015/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 4 Quyết định 08/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý Nhà nước về Giá trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- 5 Quyết định 543/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tham quan đảo Cồn Cỏ do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 6 Quyết định 757/QĐ-UBND năm 2017 phân công, công tác quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 7 Kế hoạch 338/KH-UBND thực hiện công tác quản lý nhà nước về tôn giáo năm 2018 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 8 Quyết định 1345/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 9 Quyết định 21/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 10 Quyết định 2791/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và hết hiệu lực thi hành một phần đến hết ngày 16/12/2019