THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 650/2006/QĐ-TTG | Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2006 |
PHÊ CHUẨN ĐIỀU LỆ LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ báo cáo kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam lần thứ V ngày 27 và 28 tháng 12 năm 2004;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
| THỦ TƯỚNG |
LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 650/2006/QĐ-TTg ngày 24/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ)
Trải qua quá trình lịch sử lâu dài giữ nước và dựng nước, trí thức Việt Nam luôn nêu cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, không ngừng phấn đấu, hi sinh, hăng hái tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần đưa sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Giữa thế kỷ XX, nhiều hội của các nhà khoa học Việt Nam lần lượt được thành lập. Trên cơ sở kết quả hoạt động của Uỷ ban liên lạc lâm thời các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, ngày 26 tháng 3 năm 1983, tại Thủ đô Hà Nội, đại biểu của 14 hội khoa học và kỹ thuật ngành trung ương và Hội liên hiệp khoa học và kỹ thuật Hà Nội đã tổ chức Đại hội thành lập Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
Từ khi thành lập đến nay, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam không ngừng được củng cố và phát triển, xứng đáng là tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ nước nhà.
TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Liên hiệp hội Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Liên hiệp hội Việt Nam có tư cách pháp nhân, biên chế, con dấu, tài sản, tài chính, cơ quan ngôn luận và nhà xuất bản riêng. Việc thành lập cơ quan ngôn luận và nhà xuất bản thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Liên hiệp hội Việt Nam có các chức năng sau đây:
1. Tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ ở trong nước, trí thức khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài; điều hoà, phối hợp hoạt động của các hội thành viên.
2. Làm đầu mối giữa các hội thành viên với các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức khác nhằm giải quyết những vấn đề chung trong hoạt động Liên hiệp hội Việt Nam.
3. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên, hội thành viên, của trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam.
Điều 6. Liên hiệp hội Việt Nam có các nhiệm vụ sau đây:
1. Củng cố, phát triển tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của các hội thành viên.
2. Tham gia thực hiện xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển cộng đồng, xoá đói giảm nghèo:
a) Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ tham gia hoạt động hội; phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ trong nhân dân; tổ chức và hướng dẫn phong trào quần chúng tiến quân vào khoa học và công nghệ.
b) Tổ chức hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chương trình, kế hoạch, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, bảo vệ môi trường, xây dựng pháp luật, tăng cường củng cố an ninh - quốc phòng; tham gia giám sát độc lập đối với các đề tài, công trình quan trọng.
c) Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường.
d) Tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục, đào tạo và dạy nghề, góp phần xây dựng xã hội học tập, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
đ) Tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng, xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
3. Thực hiện công tác vận động trí thức khoa học và công nghệ:
a) Phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân, tinh thần hợp tác, tính cộng đồng, tính trung thực và đạo đức nghề nghiệp.
b) Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước.
c) Vận động trí thức khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
d) Tạo điều kiện nâng cao trình độ nghề nghiệp, góp phần cải thiện đời sống tinh thần, vật chất của những người làm công tác khoa học và công nghệ.
4. Thực hiện vai trò thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
a) Phối hợp với các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triển khai các hoạt động chung nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
b) Phản ánh nguyện vọng và ý kiến đóng góp của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ với Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
c) Tham gia đấu tranh bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, vì tình hữu nghị, sự hiểu biết và hợp tác giữa các dân tộc.
5. Tăng cường hợp tác với các hội, các tổ chức phi chính phủ của các nước, tham gia các tổ chức khoa học và công nghệ của khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.
Hội ngành trung ương được thành lập theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, hoạt động trên phạm vi cả nước.
Liên hiệp hội địa phương được thành lập theo quyết định của Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, là thành viên của Liên hiệp hội Việt Nam. Liên hiệp hội địa phương có thành viên là các hội chuyên ngành địa phương, thành lập theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Quyền của các hội thành viên:
1. Tham gia thảo luận và quyết định các chủ trương chung của Liên hiệp hội Việt Nam.
2. Được Liên hiệp hội Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong hoạt động hội.
3. Tham gia các tổ chức và các hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam.
4. Hưởng các quyền lợi do Liên hiệp hội Việt Nam quy định.
5. Có quyền ra khỏi Liên hiệp hội Việt Nam khi có nghị quyết Đại hội của hội.
Điều 10. Nghĩa vụ của các hội thành viên:
1. Chấp hành Điều lệ của Liên hiệp hội Việt Nam và thực hiện nghị quyết của Hội đồng Trung ương Liên hiệp hội Việt Nam.
2. Không ngừng mở rộng ảnh hưởng và nâng cao vị thế của Liên hiệp hội Việt Nam, vận động hội viên hưởng ứng các hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam.
3. Củng cố khối đoàn kết trong Liên hiệp hội Việt Nam, hỗ trợ và hợp tác với nhau trong hoạt động.
4. Đóng góp cho hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam theo quy định của Hội đồng Trung ương Liên hiệp hội.
CƠ QUAN LÃNH ĐẠO LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Đại hội họp thường lệ 5 năm một lần và có thể họp bất thường khi có yêu cầu của trên 1/2 số hội thành viên.
Số lượng và cơ cấu thành phần đại biểu tham dự Đại hội do Hội đồng Trung ương Liên hiệp hội Việt Nam quy định.
Điều 13. Đại hội đại biểu toàn quốc của Liên hiệp hội Việt Nam có nhiệm vụ:
1. Thông qua báo cáo tổng kết của Hội đồng Trung ương Liên hiệp hội Việt Nam về tình hình và kết quả hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam trong nhiệm kỳ đã qua, quyết định phương hướng hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam trong nhiệm kỳ tới.
2. Thảo luận và biểu quyết việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Liên hiệp hội Việt Nam.
3. Bầu cử Hội đồng Trung ương Liên hiệp hội Việt Nam.
Hội đồng Trung ương Liên hiệp hội Việt Nam họp thường lệ mỗi năm một lần và có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Đoàn Chủ tịch hoặc trên 1/2 tổng số uỷ viên Hội đồng Trung ương Liên hiệp hội Việt Nam.
Đoàn Chủ tịch thay mặt Hội đồng Trung ương Liên hiệp hội Việt Nam chỉ đạo và kiểm tra toàn bộ hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam giữa hai kỳ họp của Hội đồng Trung ương Liên hiệp hội Việt Nam. Đoàn Chủ tịch phân công một số uỷ viên làm nhiệm vụ thường trực.
Hoạt động của Đoàn Chủ tịch và nhiệm vụ cụ thể của các uỷ viên được quy định tại Quy chế hoạt động của Đoàn Chủ tịch.
Đoàn Chủ tịch họp thường lệ 3 tháng một lần. Chủ tịch có quyền triệu tập các cuộc họp bất thường của Đoàn Chủ tịch.
1. Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm Điều lệ và quy chế hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam, của các hội thành viên và các tổ chức trực thuộc.
2. Hướng dẫn và chỉ đạo hoạt động của Uỷ ban (Ban) Kiểm tra của các hội thành viên.
3. Xem xét và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra là Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp hội Việt Nam.
Uỷ ban Kiểm tra họp thường lệ 3 tháng một lần và có thể họp bất thường theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp hội Việt Nam hoặc của Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Liên hiệp hội Việt Nam.
Điều 21. Nguồn tài chính của Liên hiệp hội Việt Nam gồm có:
1. Tài trợ của Nhà nước.
2. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do các cơ quan nhà nước giao.
3. Đóng góp của các hội thành viên và các tổ chức trực thuộc.
4. Ủng hộ bằng tiền và hiện vật của các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước.
5. Các nguồn thu hợp pháp khác.
Hình thức khen thưởng do Hội đồng Trung ương Liên hiệp hội Việt Nam quy định.
Hình thức kỷ luật do Hội đồng Trung ương Liên hiệp hội Việt Nam quy định.
Chỉ có Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp hội Việt Nam mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ này./.