ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 654/QĐ-UBND | Lào Cai, ngày 28 tháng 02 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 1064/QĐ-TTg ngày 08/7/2013 của Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1684/QĐ-TTg ngày 30/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 chủ Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 721/QĐ-BNN-KH ngày 17/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, quy định về quản lý quy hoạch ngành nông nghiệp và PTNT; các Quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt các Đề án phát triển ngành trồng trọt; chăn nuôi; thủy sản; lâm nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ/TU ngày 27/11/2015 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai về 4 Chương trình công tác và 19 Đề án trọng tâm của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XV, nhiệm kỳ 2015 - 2020;
………………….
a) Quy hoạch sản xuất lương thực
- Cây lúa: Đến năm 2020, diện tích gieo trồng lúa đạt 33.250 ha (vụ xuân 11.750 ha; lúa mùa 21.500 ha) tập trung tại các huyện: Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn; năng suất lúa bình quân đạt trên 51,1 tạ/ha; sản lượng đạt trên 170.070 tấn; cơ bản không còn diện tích trồng lúa nương kém hiệu quả.
Định hướng giai đoạn 2021 - 2030: Đến năm 2030 diện tích gieo cấy lúa cả năm đạt 34.560 ha (lúa xuân 11.750 ha; lúa mùa 22.810 ha), năng suất lúa bình quân cả năm 52,55 tạ/ha, sản lượng 181.630 tấn; xóa hoàn toàn diện tích trồng lúa nương do hiệu quả thấp, ảnh hưởng môi trường đất đai, sản xuất lúa được thực hiện theo phương thức làm hàng hóa.
Quy hoạch vùng sản xuất thâm canh lúa SRI và lúa chất lượng cao: Tập trung xây dựng vùng sản xuất lúa thâm canh cánh đồng 01 giống, quy mô 10.000 ha, năng suất bình quân đạt 65 tạ/ha vào năm 2020, tại các vùng trọng điểm lúa của tỉnh. Phát triển vùng lúa chất lượng cao, lúa đặc sản: Trong cơ cấu sản phẩm, bố trí diện tích đất trồng lúa chất lượng cao, lúa đặc sản đạt khoảng 5.000 ha vào năm 2020 và 10.500 ha vào năm 2030 (chiếm khoảng 30% diện tích gieo trồng lúa), trong đó có 3.100 ha cánh đồng lớn.
- Cây ngô: Giai đoạn 2016 - 2020, duy trì diện tích đất trồng ngô, tiếp tục tăng vụ ngô trên đất nương đồi, để diện tích ngô gieo trồng hàng năm đạt trên 36.000 ha; hình thành các vùng hàng hóa tập trung quy mô lớn, thuận lợi cho chế biến, tiêu thụ; chuyển đổi mạnh cơ cấu giống ngô, nâng cao tỷ lệ các giống cao sản, áp dụng giống ngô biến đổi gen... để nâng cao năng suất ngô bình quân đạt 47,2 tạ/ha, sản lượng đạt 169.930 tấn.
Định hướng giai đoạn 2021 - 2030: Duy trì ổn định diện tích gieo trồng khoảng 35.000 ha. Dự kiến năng suất ngô đạt 51 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 178.510 tấn vào năm 2030.
h) Quy hoạch phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, rau, hoa, cây cảnh.
- Cây đậu tương: Diện tích trồng đậu tương đến 2020 khoảng 2.380ha và đến năm 2030 khoảng 2.640 ha. Dự kiến sản lượng 2.585 tấn vào năm 2020 và 3.505 tấn vào năm 2030; tạo nguồn cung cấp cho thị trường chế biến thực phẩm trong tỉnh.
- Cây lạc: Chuyển một phần diện tích lúa rẫy sang trồng lạc, tăng vụ trên đất lúa 1 vụ (lạc xuân - lúa mùa) để có diện tích lạc toàn tỉnh lên 1.980 ha vào năm 2020. Đến năm 2030 diện tích giảm xuống 1.830 ha, tạo nguồn sản phẩm cung cấp cho thị trường trong tỉnh, sản lượng đạt khoảng gần 2.310 tấn.
- Rau và cây thực phẩm: Đến 2020, diện tích các loại cây rau, thực phẩm chủ yếu khoảng 11.000 ha, sản lượng 120.375 tấn và đến năm 2030 đạt 11.650 ha, sản lượng trên 131.000 tấn. Phát triển diện tích trồng cây ớt gia vị trên địa bàn huyện Mường Khương khoảng 250 - 300 ha.
Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao: Bố trí phát triển vùng rau an toàn, đến năm 2020 đạt diện tích 900 ha tại các huyện Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai, Bảo Thắng, Sa Pa, Văn Bàn, Bảo Yên và thành phố Lào Cai. Từ sau 2020 đến năm 2030 cần mở rộng quy mô lên 1.350 ha.
- Hoa, cây cảnh: Đến năm 2020, toàn tỉnh có 250 ha được bố trí trên một số loại đất chính như: đất trồng lúa, đất vườn đồi, đất quy hoạch cho lâm nghiệp chuyển đổi. Đến năm 2030, duy trì ổn định diện tích hoa, cây cảnh 440 ha, song cần hình thành vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao.
Quy hoạch vùng trồng hoa ứng dụng công nghệ cao đến 2020: Hình thành Vùng trồng hoa ứng dụng công nghệ cao, diện tích 210 ha; bố trí trên địa bàn các huyện: Sa Pa 150 ha, Bắc Hà 50 ha, Bảo Yên 10 ha. Định hướng đến 2030, tiếp tục phát triển Vùng trồng hoa ứng dụng công nghệ cao, diện tích 380 ha; bố trí trên địa bàn các huyện, TP: Sa Pa 150 ha, TP Lào Cai 50 ha, Bắc Hà 60 ha, Bảo Yên 20 ha, Bảo Thắng 50 ha và Mường Khương 50 ha.
c) Quy hoạch sản xuất cây chè
Giai đoạn 2016 - 2020: Toàn tỉnh đạt diện tích 6.500 ha; Ổn định, cải tạo, thâm canh tăng năng suất diện tích chè kinh doanh đã có khoảng 3.197,5 ha/năm; đến năm 2020, tổng sản lượng chè búp tươi đạt 39.774 tấn. Định hướng đến 2030: Tập trung vào cải tạo thâm canh ổn định diện tích đã có và trồng mới 500 ha để đạt diện tích khoảng 7.000 ha; tổng sản lượng chè búp tươi đạt 60.225 tấn
Quy hoạch vùng trồng chè nguyên liệu ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020: Hình thành Vùng trồng chè ứng dụng công nghệ cao, diện tích 1.000 ha; bố trí trên địa bàn các huyện: Bảo Thắng 255 ha, Bảo Yên 250 ha, Mường Khương 180 ha, Bát Xát 205 ha, Bắc Hà 70 ha, Sa Pa 40 ha. Định hướng đến 2030, tiếp tục phát triển, mở rộng vùng sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao, diện tích 3.660 ha; bố trí trên địa bàn các huyện: Mường Khương 2.000 ha, Bảo Yên 500 ha, Bắc Hà 400ha, Bát Xát 420 ha, Bảo Thắng 300 ha, Sa Pa 40 ha.
d) Quy hoạch sản xuất cây ăn quả
- Cây ăn quả nhiệt đới: Đến năm 2020 duy trì diện tích cây ăn quả nhiệt đới chính khoảng 6.030 ha. Từ sau 2020 đến 2030, giữ ổn định diện tích vùng hàng hóa đã hình thành, thực hiện thâm canh để nâng cao chất lượng, sản lượng, tạo vùng hàng hóa tập trung với diện tích 6.220 ha gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ.
Quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả nhiệt đới ứng dụng công nghệ cao: Đến năm 2020, xây dựng vùng trồng cây ăn quả nhiệt đới ứng dụng công nghệ cao, diện tích 2.100 ha: Mường Khương 800 ha, Bát Xát 600 ha, Bảo Thắng 450 ha, Bảo Yên 100 ha, Văn Bàn 100 ha, thành phố Lào Cai 50 ha; trong đó: cây Chuối 1,500 ha, bố trí trên địa bàn các huyện, thành phố: Mường Khương, Bát Xát, Bảo Thắng, thành phố Lào Cai; cây ăn quả nhiệt đới khác 500 ha, bố trí tại các huyện: Bảo Thắng 200 ha, Mường Khương 200 ha, Bảo Yên 100 ha. Định hướng đến 2030, tiếp tục duy trì và phát triển mở rộng vùng cây ăn quả nhiệt đới ứng dụng công nghệ cao, diện tích 2.750 ha, bao gồm: Cây Chuối (1.550 ha) bố trí trên địa bàn các huyện, thành phố: Mường Khương 600 ha, Bát Xát 600 ha, Bảo Thắng 300 ha, thành phố Lào Cai 50 ha. Cây ăn quả nhiệt đới các loại (1.200 ha) bố trí tại các huyện: Mường Khương 400 ha, Bảo Yên 300 ha, Bảo Thắng 300 ha, Văn Bàn 200 ha.
(2) Cây ăn quả ôn đới và cây ăn quả khác: Đến năm 2020, diện tích cây ăn quả ôn đới đạt khoảng 3.430 ha. Đến năm 2030, diện tích đạt khoảng 3.980; ổn định vùng mận ở Bắc Hà (khoảng 500 ha) theo hình thức trang trại tập trung gắn …….
…………………
d) Quy hoạch phát triển chăn nuôi bò: Đến năm 2020 đạt 22 nghìn con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 625 tấn. Định hướng đến năm 2030 tổng đàn bò đạt 29 nghìn con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 980 tấn.
e) Quy hoạch phát triển chăn nuôi ngựa: Tổng đàn ngựa đến năm 2020 đạt 11 nghìn con. Định hướng đến năm 2030 tổng đàn ngựa duy trì 11 nghìn con.
g) Quy hoạch phát triển chăn nuôi dê: Tổng đàn dê đến năm 2020 đạt 33 nghìn con. Định hướng đến năm 2030 tổng đàn dê đạt 41 nghìn con.
h) Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung ứng dụng công nghệ cao: Đầu tư xây dựng vùng chăn nuôi tập trung (xây dựng trang trại chăn nuôi đạt chuẩn, ứng dụng công nghệ mới trong chăn nuôi) trên địa bàn các huyện: Quy hoạch phát triển vùng chăn nuôi gia cầm, lợn tập trung tại huyện Bảo Thắng (các xã Xuân Quang, Gia Phú, Xuân Giao, Phú Nhuận, Sơn Hải và Sơn Hà); Mường Khương (các xã Bản Lầu và Bản Sen); Bắc Hà (xã Bảo Nhai và Tà Chải); Văn Bàn (các xã Tân Thượng và Làng Giàng); gia súc tại huyện Bảo Yên (tập trung ở các xã Cam Cọn, Kim Sơn và Bảo Hà). Phát triển chăn nuôi quy mô công nghiệp ven vành đai các khu công nghiệp, đô thị và khu du lịch tập trung ở TP Lào Cai, Sa Pa, Bắc Hà, v.v... Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi với quy mô lớn và tập trung theo hình thức công nghiệp tại Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn và Bát Xát...
k) Quy hoạch các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm: Đến năm 2020 quy hoạch xây dựng 02 cơ sở giết mổ công nghiệp và 16 cơ sở giết mổ thủ công đạt tiêu chuẩn nâng tổng số cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh lên 18 cơ sở, trong đó: nâng cấp 01 cơ sở tại TP Lào Cai và 01 cơ sở tại huyện Mường Khương; xây dựng mới 16 cơ sở giết mổ tập trung tại 9 huyện, thành phố (mỗi huyện, thành phố có ít nhất 01 cơ sở) để đưa 349 hộ giết mổ gia súc, 60 hộ giết mổ gia cầm tại gia đình để kinh doanh vào cơ sở giết mổ tập trung. Quy hoạch xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2013 - 2020 và định hướng đến 2025 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 995/QĐ-UBND ngày 26/4/2013. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh sẽ sửa đổi, bổ sung Quy hoạch cho phù hợp.
2.3 Quy hoạch sản xuất ngành thủy sản
Phát triển thủy sản trên cơ sở khai thác, sử dụng hiệu quả lợi thế, tiềm năng diện tích mặt nước của từng địa phương, hình thành các vùng nuôi tập trung, nuôi thâm canh, nuôi cá nước lạnh, nuôi cá lồng; bảo vệ và bảo tồn nguồn gen của các loài thủy sản quý hiếm trên hệ thống sông, suối, hồ của Lào Cai.
a) Quy hoạch phát triển nuôi thủy sản ao hồ nhỏ: Đến năm 2020 diện tích nuôi toàn tỉnh đạt 2.100 ha, sản lượng nuôi 8.464 tấn, năng suất đạt khoảng 4 tấn/ha. Định hướng đến năm 2030 diện tích nuôi toàn tỉnh đạt 2.477 ha, sản lượng nuôi 12,9 ngàn tấn, năng suất đạt 5,2 tấn/ha.
b) Quy hoạch phát triển thủy sản nuôi hồ chứa, mặt nước lớn: Đến năm 2020 diện tích nuôi đạt 320 ha, sản lượng nuôi đạt 336 tấn. Đến năm 2030 diện tích nuôi đạt 400 ha, sản lượng nuôi 451 tấn.
Quy hoạch phát triển nuôi cá lồng trên sông, hồ chứa: Đến năm 2020 thể tích nuôi cá lồng trên sông, hồ chứa 18.500 m3, sản lượng nuôi đạt 330 tấn. Đến năm 2030 thể tích nuôi cá lồng trên sông, hồ chứa đạt 26.200 m3, sản lượng nuôi 520 tấn.
c) Quy hoạch phát triển cá nước lạnh: Đến năm 2020 thể tích nuôi cá nước lạnh đạt 57,2 nghìn m3, sản lượng đạt 580 tấn với năng suất dự kiến đạt khoảng 10,13 kg/m3. Đến năm 2030 thể tích nuôi cá nước lạnh đạt 72 nghìn m3, sản lượng đạt 819 tấn với năng suất dự kiến đạt khoảng là 11,37 kg/m3.
d) Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản nước lạnh tập trung: Đến năm 2020 thể tích nuôi cá nước lạnh tập trung đạt 33 nghìn m3, sản lượng đạt 333 tấn. Đến năm 2030 thể tích nuôi cá nước lạnh tập trung đạt 38,5 nghìn m3, sản lượng đạt 416 tấn.
2.4. Phát triển hài hòa, hợp lý giữa vùng thấp và vùng cao; tạo liên kết vùng trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chất lượng cao.
- Liên kết vùng trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chất lượng cao: Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chế biến nông, lâm sản, dược liệu, phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng hóa, sản phẩm từ nông, lâm nghiệp, cụ thể:
Đối với khu vực vùng thấp (các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, Thành phố Lào Cai) với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp đẩy mạnh phát triển các loại cây ăn quả nhiệt đới như vải, nhãn, hồng, xoài, dứa, chuối; các loại cây ăn quả có múi như cam, quýt, bưởi, chanh; phát triển vùng nguyên liệu, chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGap; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm, thủy sản và các loại con đặc sản theo hướng công nghiệp hoặc bán công nghiệp; phát triển trồng rừng và chế biến lâm sản. Đẩy mạnh liên kết vùng sản xuất để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời xác định những sản phẩm thế mạnh có đủ điều kiện để xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm trên địa bàn.
Đối với khu vực vùng cao (các huyện Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai) có khí hậu á nhiệt đới rất phù hợp với các loại sản phẩm ôn đới như rau trái vụ, rau bản địa; cây dược liệu; cây đào, lê, táo, mận; cây hoa hồng, hoa ly, địa lan; nuôi cá nước lạnh. Sản phẩm của vùng này đều mang tính đặc sản mà các tỉnh vùng thấp không có được, đây chính là một tiềm năng, thế mạnh riêng của tỉnh. Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế và các quy hoạch sản xuất, lựa chọn các loại hình cây trồng, vật nuôi phù hợp để tạo liên kết vùng và xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để nâng cao giá trị sản phẩm; sản xuất, tiêu thụ gắn với phát triển du lịch tại các địa phương có tiềm năng, lợi thế.
- Sản xuất nông sản an toàn đảm bảo an toàn thực phẩm: Phát triển các chuỗi sản xuất các sản phẩm nông, thủy sản an toàn đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh là nhằm nâng cao ý thức, vai trò, trách nhiệm của người sản xuất kinh doanh thực phẩm, tạo ra những sản phẩm “sạch” cung cấp cho người tiêu dùng. Xây dựng, chuyển giao và triển khai chu trình phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cấp, phát triển chuỗi giá trị của 20 sản phẩm chủ lực có tiềm năng và khả năng phát triển theo hướng thương mại hóa.
3. Hệ thống các giải pháp
a) Giải pháp về sử dụng đất nông nghiệp: Chuyển diện tích trồng sắn sang phát triển cây ăn quả, cây dược liệu...Hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất hiện đang trồng lúa sang các mục đích phi nông nghiệp theo các Nghị định của Chính phủ. Giữ vững và ổn định diện tích đất canh tác lúa của tỉnh đến năm 2020 ở mức 23 ngàn ha. Khai hoang, phục hóa diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng để bù đắp diện tích đất nông nghiệp bị mất do chuyển mục đích sử dụng. Xây dựng Đề án tích tụ đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
b) Giải pháp về bổ sung hoàn thiện chính sách: Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới của Trung ương, tỉnh đã ban hành. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp các vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền.
c) Giải pháp về khoa học công nghệ: Ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Áp dụng những tiến bộ trong kỹ thuật sản xuất, lai tạo, nhập nội các giống lúa, giống rau, hoa, dược liệu, giống chè, cây ăn quả, giống vật nuôi, giống thủy sản mới có năng suất, chất lượng.
Tăng cường quản lý các quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm theo quy định để sản xuất đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và dịch bệnh. Tăng cường hợp tác với các Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học để nghiên cứu thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
d) Giải pháp đầu tư tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Rà soát điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện mạng lưới thủy lợi, nạo vét hệ thống kênh mương tưới tiêu. Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện tái cơ cấu nông, lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích thu hút đầu tư tư nhân vào phát triển nông nghiệp đóng góp xây dựng nông thôn mới; Thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc quản lý đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.
đ) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực: Rà soát nhân lực đã được đào tạo, để huy động nguồn lực cho sản xuất. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn. Ưu tiên đào tạo nghề cho nông dân ở các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng chuyên canh có tham gia liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tranh thủ nguồn lực của các Trạm, trại nghiên cứu khoa học thuộc các Viện, trường Đại học đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý HTX; cán bộ quản lý nhà nước các cấp về các văn bản liên quan các hình thức tổ chức kinh tế trong nông nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, người sản xuất nông nghiệp CNC.
e) Giải pháp về tổ chức sản xuất nông nghiệp: Tăng cường hợp tác với các địa phương, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế trong nước và các tỉnh trong khu vực; phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ và vừa đầu tư sản xuất để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Tổ chức liên kết, xúc tiến thương mại giữa các tỉnh, thành phố trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản ứng dụng CNC. Xây dựng chuỗi liên kết giữa người sản xuất với các Doanh nghiệp, HTX tiêu thụ sản phẩm nhằm mở rộng vùng sản xuất và tiêu thụ ổn định.
Thúc đẩy thành lập mới HTX nông nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp. Nâng số lượng tổ hợp tác theo Nghị định 151, nhằm tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các THT ở những địa bàn chưa có nhu cầu phát triển HTX. Phát triển các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm phục vụ du lịch tham quan, trải nghiệm các hoạt động sản xuất nông nghiệp thực tế. Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện từng vùng, từng loại cây trồng vật nuôi nhất là những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. Đầu tư đổi mới công nghệ bảo quản sau thu hoạch, chế biến nông sản tiên tiến đối với chè, rau, quả, dược liệu; thịt gia súc, gia cầm...
f) Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản và xúc tiến thương mại: Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản có thế mạnh ở Lào Cai. Xây dựng hệ thống cửa hàng, kho bảo quản để trưng bày, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm chủ lực của tỉnh. Tuyên truyền, vận động các cơ sở khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, siêu thị bố trí trưng bày, giới thiệu sản phẩm hàng hóa đặc trưng của tỉnh. Tăng cường các hoạt động xúc tiến xuất khẩu nông sản của tỉnh. Đẩy mạnh, đổi mới công tác xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, khuyến khích, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong nước và từng bước xuất khẩu.
g) Giải pháp về vốn đầu tư và huy động vốn: Dự kiến tổng vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 5.087 tỷ đồng, Giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 7.500 tỷ đồng; bao gồm nguồn vốn: Ngân sách Trung ương; Nguồn Ngân sách tỉnh; Các nguồn vốn hợp pháp khác như chi trả dịch vụ MTR theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP, tín chỉ các bon; Nguồn vốn đầu tư các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân,..
h) Giải pháp về tổ chức bộ máy ngành nông nghiệp & PTNT các cấp: Đẩy mạnh cải cách hành chính với nội dung trọng tâm là: sắp xếp, tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo đủ năng lực quản lý ở các cấp, đặc biệt ở cấp xã; giải quyết nhanh, hiệu quả các thủ tục hành chính đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong các lĩnh vực trong đó có nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường năng lực cho hệ thống kiểm tra, kiểm nghiệm, thanh tra chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đối với vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, đảm bảo nâng cao chất lượng, giá trị hàng hóa.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Công bố công khai điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh và từng huyện, thành phố trong từng giai đoạn và hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Chủ trì tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hàng năm và từng giai đoạn báo UBND tỉnh và gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp theo dõi. Tổng hợp các vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính triển khai các giải pháp huy động nguồn lực thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp trên địa bàn tính.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các huyện, thành phố khoanh định những vùng sản xuất hàng hóa nông sản tập trung, tiến hành lập quy hoạch chi tiết, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất.
- Hướng dẫn các huyện, thành phố lập Dự án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Lào Cai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của từng huyện, thành phố; rà soát, phân loại, lập phương án chuyển đổi các Hợp tác nông nghiệp hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 gắn với Đại hội Hợp tác giai đoạn 2014-2019; hướng dẫn, thành lập mới các tổ hợp tác, HTX theo luật; hỗ trợ các doanh nghiệp liên kết với nông dân, Hợp tác tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức các diễn đàn kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Hướng dẫn các địa phương, các doanh nghiệp lập các dự án thành phần thuộc phạm vi Dự án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Lào Cai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt; tham mưu thẩm định nguồn vốn hỗ trợ các Chương trình, Dự án.
- Rà soát, phân loại các dự án đầu tư, điều chỉnh phương thức và nguồn đầu tư để thu hút tối đa nguồn lực đầu tư xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp. Nâng cao chất lượng quá trình lựa chọn dự án; tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ban, ngành, địa phương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn, Phối hợp với các ngành có liên quan rà soát sửa đổi bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
3. Sở Tài chính
- Chủ trì hướng dẫn xây dựng dự toán kinh phí, tổng hợp dự toán kinh phí hàng năm, tham mưu trình UBND tỉnh phân bổ các nguồn vốn sự nghiệp thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp thẩm định nguồn vốn ngân sách tỉnh bố trí cho các dự án đầu tư phát triển thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng các giải pháp, chính sách thúc đẩy các hoạt động KHCN, thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ KHCN vào sản xuất nông nghiệp. Tranh thủ các nguồn vốn KHCN của Trung ương, của tỉnh, cân đối và ưu tiên cho các dự án, các đề tài ứng dụng KHCN phục vụ mục tiêu Dự án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Lào Cai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT lựa chọn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp lập Dự án, phương án hỗ trợ cụ thể để giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực nghiên cứu, đổi mới công nghệ tổ chức sản xuất hiệu quả cao hơn.
- Chủ trì hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX và các cơ sở sản xuất xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho nông sản, thực phẩm; xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho các nông sản, thực phẩm chủ lực của Tỉnh.
5. Sở Công Thương
- Xây dựng các chương trình, Kế hoạch và các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại; khai thác, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản của Tỉnh.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ vận động, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các nông sản đặc trưng; xây dựng và phát triển hệ thống chợ, siêu thị tiêu thụ nông sản.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ và thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất; hướng dẫn lập báo cáo, đề án bảo vệ môi trường và tăng cường công tác quản lý nhà nước trong bảo vệ môi trường.
- Rà soát bổ sung và tổ chức quản lý tốt quy hoạch sử dụng đất, tham mưu xây dựng các chính sách về đất đai để hỗ trợ hình thành các vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa.
7. Ngân hàng nhà nước tỉnh
- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn đã ban hành; tạo cơ chế thông thoáng về hồ sơ, thủ tục vay vốn để người dân có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu, xây dựng, đề xuất các chương trình tín dụng cụ thể phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ Dự án theo kế hoạch, Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển các chương trình nông nghiệp trọng điểm của tỉnh; tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới.
8. Các sở, ban ngành khác: Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong tổ chức thực hiện Dự án; tham mưu cho UBND tỉnh về những vấn đề liên quan lĩnh vực ngành của mình quản lý, giải quyết các vướng mắc để thực hiện Dự án có hiệu quả.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch phát triển nghiệp trên địa bàn. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch nông sản xuất nông nghiệp cụ thể trên địa bàn gắn với xây dựng nông thôn mới, công tác xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân... để chỉ đạo UBND các xã thực hiện.
10. Các doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ
Tăng cường đầu tư xây dựng các cơ sở thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong vùng quy hoạch. Hỗ trợ nông dân trong việc đầu tư xây dựng các vùng nguyên liệu thông qua ký kết hợp đồng đầu tư và thu mua sản phẩm.Thành lập các điểm thu mua tại các vùng sản xuất tập trung để thu mua hết và kịp thời các nông sản hàng hóa cho nông dân thông qua ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản với giá cả hợp lý.
11. Các Hợp tác xã, doanh nghiệp, trang trại và hộ nông dân
Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo định hướng quy hoạch chung của tỉnh, nhất là các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân nằm trong vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng dự án đầu tư. Chủ động phối kết hợp với các nhà để nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng giá trị sản phẩm hàng hóa. Tham gia tích cực vào các hiệp hội, ngành hàng.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 1979/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 2 Nghị quyết 95/NQ-HĐND năm 2017 về Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 3 Quyết định 1684/QĐ-TTg năm 2015 về phê duyệt chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 1636/QĐ-TTg năm 2015 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6 Quyết định 575/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 4833/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
- 8 Quyết định 1064/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Luật hợp tác xã 2012
- 11 Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
- 12 Quyết định 721/QĐ-BNN-KH năm 2009 ban hành Quy định về quản lý quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13 Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 14 Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 1 Quyết định 4833/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
- 2 Quyết định 1979/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 3 Nghị quyết 95/NQ-HĐND năm 2017 về Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030