- 1 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3 Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg quy định về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Luật cư trú 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6652/QĐ-UBND | Long An, ngày 12 tháng 7 năm 2021 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG CÓ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG (LAO ĐỘNG TỰ DO) THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 68/NQ-CP NGÀY 01/7/2021 CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2020 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19;
Căn cứ Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19;
Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 2175/TTr-SLĐTBXH ngày 12/7/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác được hỗ trợ theo Mục 12, Phần II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Long An, cụ thể như sau:
1. Đối tượng hỗ trợ: Người lao động làm một trong các loại công việc sau: Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe mô tô 2 bánh chở khách (xe truyền thống), xe xích lô; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe (bao gồm cả bảo vệ); bán lẻ vé số lưu động và một số công việc đặc thù khác thuộc các lĩnh vực, ngành nghề phải tạm ngừng hoạt động theo chỉ đạo của UBND tỉnh và UBND cấp huyện.
2. Điều kiện hỗ trợ: Người lao động tự do được hỗ trợ khi đủ các điều kiện sau:
- Bị mất việc làm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ đạo của UBND tỉnh và UBND cấp huyện;
- Đang cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Cư trú.
3. Mức hỗ trợ: 50.000 đồng/người/ngày.
4. Cơ quan trực tiếp thực hiện hỗ trợ: UBND các huyện, thị xã, thành thành phố.
5. Kinh phí: Nguồn kinh phí địa phương và nguồn tài chính hợp pháp khác.
6. Thời gian triển khai hỗ trợ: Trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu hướng dẫn thực hiện Quyết định đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
2. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm thẩm định, ban hành quyết định hỗ trợ cho người lao động tự do trên địa bàn phụ trách.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Giám đốc Sở Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị và cá nhân có liên quan thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Nghị quyết 16/2021/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 2 Quyết định 46/2021/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3 Quyết định 1856/QĐ-UBND năm 2021 về hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19