Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 666/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ỔN ĐỊNH DÂN CƯ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 775/2009/NQ-UBTVQH12 ngày 20 tháng 4 năm 2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện di dân, tái định cư công trình thủy điện Sơn La;

Căn cứ Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg ngày 18 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chính sách đặc thù về di dân tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện;

Xét đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3224/TTr-BNN-KTHT ngày 27 tháng 4 năm 2018 và đề nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La (Đề án) với những nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tạo sự chuyển biến về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp có năng suất, chất lượng cao, liên kết theo chuỗi giá trị hàng hóa; tăng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề ở nông thôn; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân sau tái định cư Dự án thủy điện Sơn La trên địa bàn các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu một cách bền vững, đảm bảo ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư Dự án thủy điện Sơn La, không còn hộ có nguy cơ tái nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 2 lần năm 2014 và tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 10%; đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 3 lần năm 2014 và không còn hộ nghèo;

b) Đến năm 2020, tỷ lệ dân số vùng tái định cư thủy điện Sơn La được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 90%, số hộ dân tại các khu, điểm tái định cư được sử dụng điện lưới quốc gia thường xuyên an toàn; đến năm 2025, tỷ lệ dân số vùng tái định cư thủy điện Sơn La được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%;

c) Phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng các vùng chuyên canh tập trung gắn với công nghiệp chế biến vừa và nhỏ, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tăng năng suất, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm;

d) Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp đến năm 2020 còn 73%, đến năm 2025 còn 65%; đào tạo chuyển đổi nghề và việc làm cho 47.036 người, bình quân mỗi năm đào tạo được 5.880 người;

đ) Nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các khu, điểm tái định cư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La trên địa bàn các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu đảm bảo tiêu chí nông thôn mới;

e) Bố trí, sắp xếp ổn định đời sống, sản xuất cho 500 hộ dân tái định cư ven hồ thuộc huyện Quỳnh Nhai và huyện Mường La, tỉnh Sơn La chưa có điều kiện ổn định đời sống, phát triển sản xuất cho người dân sau tái định cư thủy điện Sơn La do thiếu đất sản xuất và ảnh hưởng bởi sạt lở đất, lũ ống, lũ quét.

II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG

1. Phạm vi áp dụng: Đề án áp dụng thực hiện cho 82 xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) có điểm tái định cư tập trung, xen ghép của 99 khu trên địa bàn các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu thuộc Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La, trong đó: tỉnh Sơn La: 57 xã; tỉnh Điện Biên: 09 xã; tỉnh Lai Châu: 16 xã. Tổng số thôn, bản là 410 bản với 21.820 hộ tái định cư, trong đó hộ gốc là 20.340 và hộ phát sinh là 1.480 hộ và 222 thôn bản sở tại với 24.508 hộ bị ảnh hưởng.

2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg ngày 18 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 64/2014/QĐ-TTg) ban hành Chính sách đặc thù về di dân, tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện như sau:

a) Hộ gia đình sau tái định cư và hộ bị ảnh hưởng khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng khu, điểm tái định cư thực hiện Dự án thủy điện Sơn La;

b) Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chính sách ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư Dự án thủy điện Sơn La.

3. Thời gian thực hiện: từ năm 2018 - 2025; được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ năm 2018 - 2020; giai đoạn 2 từ năm 2021 - 2025.

III. NỘI DUNG ĐẦU TƯ

1. Đầu tư theo chính sách quy định tại Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg

a) Hỗ trợ chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao:

- Hỗ trợ mua giống và mua phân bón để chuyển từ cây trồng hàng năm sang trồng cây lâu năm với tổng diện tích 22.176 ha;

- Hỗ trợ mua giống và phân bón để chuyển đổi cơ cấu giống đối với cây ngắn ngày với tổng diện tích 5.776 ha;

- Hỗ trợ mua giống phát triển đàn gia cầm và thủy sản cho 25.865 hộ; hỗ trợ mua giống phát triển đàn gia súc cho 17.768 hộ;

- Hỗ trợ đầu tư 02 dự án sản xuất rau an toàn tại Phiêng Xía, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La với quy mô 72 ha và tại thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên với quy mô 15 ha;

- Hỗ trợ hộ nghèo: Hỗ trợ 9.075 hộ nghèo cải tạo ao nuôi thủy sản, làm chuồng trại chăn nuôi, mua giống cỏ, phát triển chăn nuôi trâu, bò và hỗ trợ lãi suất vốn vay;

- Hỗ trợ khuyến nông, khuyến công: Hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn và tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây trồng, vật nuôi và sản xuất tiểu thủ công nghiệp cho người dân tái định cư.

b) Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng phòng hộ và rừng sản xuất: Tổng diện tích giao khoán 36.508 ha;

c) Hỗ trợ học nghề: Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề ngắn hạn và trình độ trung cấp, cao đẳng cho người lao động là các hộ tái định cư và hộ sở tại bị ảnh hưởng, với tổng số lao động được hỗ trợ là 47.036 người;

d) Sửa chữa, nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm tái định cư, bao gồm: 372 công trình giao thông, 34 công trình thủy lợi, 136 công trình cấp nước sinh hoạt, 01 công trình cấp điện sinh hoạt;

đ) Sắp xếp, ổn định lại dân cư: Hỗ trợ sắp xếp, ổn định lại dân cư cho 500 hộ dân tái định cư có đời sống và sản xuất còn rất khó khăn thuộc huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.

2. Đầu tư ngoài chính sách quy định tại Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg các công trình cấp thiết, có vai trò quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La theo Nghị quyết 775/2009/NQ-UBTVQH12 ngày 20 tháng 4 năm 2009 của Quốc hội (Nghị quyết số 775/2009/NQ-UBTVQH12), bao gồm:

a) Sửa chữa, nâng cấp, xây mới các công trình cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm tái định cư và dân sở tại nhường đất bị ảnh hưởng, bao gồm: 16 công trình giao thông, 26 công trình thủy lợi, 20 công trình cấp nước sinh hoạt, 5 công trình công cộng;

b) Hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch và thương mại: Xây dựng, tôn tạo di tích khu nghỉ mát Pú Vạt và đường từ Đồi Cao - Pú Vạt - Nậm Cản phục vụ phát triển khu du lịch, thương mại Pú Vạt, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên.

IV. TỔNG NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

1. Tổng nhu cầu vốn đầu tư

Tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện Đề án là 6.945 tỷ đồng (tỉnh Sơn La 5.141 tỷ đồng; tỉnh Điện Biên 926 tỷ đồng; tỉnh Lai Châu 878 tỷ đồng), bao gồm:

a) Đầu tư theo chính sách quy định tại Quyết định số 64/2004/QĐ-TTg: 5.577 tỷ đồng, bao gồm:

- Hỗ trợ phát triển sản xuất: 2.523 tỷ đồng;

- Sửa chữa, nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng: 2.654 tỷ đồng;

- Sắp xếp, ổn định dân cư: 400 tỷ đồng.

b) Đầu tư ngoài chính sách quy định tại Quyết định số 64/2014/QĐ-TTg các công trình cấp thiết, có vai trò quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La theo Nghị quyết số 775/2009/NQ-UBTVQH12: 725 tỷ đồng, bao gồm:

- Hỗ trợ phát triển thương mại và du lịch: 184 tỷ đồng;

- Sửa chữa, nâng cấp, xây mới các công trình cơ sở hạ tầng: 541 tỷ đồng.

c) Chi phí khác: 312 tỷ đồng;

d) Dự phòng: 331 tỷ đồng

(Phụ lục kèm theo)

2. Nguồn vốn và phân kỳ đầu tư

Tổng vốn đầu tư thực hiện Đề án là 6.945 tỷ đồng, được thực hiện từ năm 2018 - 2025 và chia thành 2 giai đoạn như sau:

a) Giai đoạn 2018-2020 là 2.430 tỷ đồng, chiếm 35% tổng vốn của Đề án (tỉnh Sơn La 1.800 tỷ đồng; tỉnh Điện Biên 323 tỷ đồng; tỉnh Lai Châu 307 tỷ đồng), trong đó:

- Nguồn vốn khấu hao của Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

- Vốn huy động của dân và các nguồn vốn hợp pháp khác.

b) Giai đoạn 2021 - 2025 là 4.515 tỷ đồng, chiếm 65% tổng vốn của Đề án (tỉnh Sơn La 3.341 tỷ đồng; tỉnh Điện Biên 603 tỷ đồng; tỉnh Lai Châu 571 tỷ đồng), sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025) và các nguồn vốn khác theo quy định.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm các Bộ, ngành Trung ương

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Tổng hợp kế hoạch trung hạn và hàng năm do Ủy ban nhân dân các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu lập đối với các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước;

- Chủ trì tổ chức, phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát trong quá trình triển khai thực hiện Đề án; đồng thời phát hiện những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, cân đối, bố trí vốn đầu tư, thẩm định nguồn vốn theo kế hoạch cho các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu để thực hiện Đề án;

- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Đề án.

c) Bộ Tài chính:

- Chủ trì, thống nhất với Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về phương thức chuyển vốn khấu hao của EVN cho Đề án;

- Phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách trung ương theo kế hoạch cho các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu để thực hiện Đề án;

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, kiểm tra công tác cấp phát, thanh toán, quyết toán vốn và giám sát kết quả thực hiện Đề án.

d) Bộ Công Thương: chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, EVN thực hiện xử lý kịp thời vốn khấu hao của EVN cho các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu đảm bảo tiến độ thực hiện Đề án;

đ) Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Chủ động thực hiện báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính vốn khấu hao của EVN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện Đề án;

e) Các Bộ, cơ quan: Xây dựng, Giao thông vận tải, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Dân tộc, ngân hàng Chính sách xã hội và các Bộ, ngành liên quan: Thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được giao và phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh xử lý các vấn đề liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu:

a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện Đề án theo các quy định hiện hành của pháp luật và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện Đề án;

b) Xây dựng kế hoạch trung hạn và hàng năm của địa phương gửi các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành khác;

c) Triển khai lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các dự án thành phần trong Đề án theo nguyên tắc:

- Đối với các dự án thành phần đầu tư hỗ trợ sản xuất: Nội dung phải phù hợp nguyện vọng của người dân và quy hoạch phát triển của vùng, ngành để việc đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất;

- Đối với các dự án thành phần sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu (công trình giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt) tại các khu, điểm tái định cư: cần khảo sát, đánh giá hiện trạng từng công trình, xác định mức độ hư hỏng, xuống cấp, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn để quyết định nâng cấp hoặc sửa chữa, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của từng dự án;

- Đối với các dự án thành phần sắp xếp ổn định dân cư: khảo sát thực tế, chọn điểm bố trí sắp xếp ổn định dân cư phù hợp với nguyện vọng và đồng thuận của người dân tái định cư và người dân sở tại, nhằm sớm ổn định đời sống và sản xuất cho người dân.

d) Thực hiện các dự án thành phần trong Đề án theo quy mô, khối lượng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đảm bảo đúng với các cơ chế, chính sách và các quy định hiện hành khác có liên quan. Được phép điều chỉnh theo quy định quy mô các công trình kết cấu hạ tầng phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm mục tiêu, hiệu quả đầu tư của các dự án thành phần và mục tiêu của toàn bộ Đề án, nhưng không làm tăng tổng mức đầu tư Đề án được phân bổ cho các tỉnh tại Quyết định này;

đ) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau tái định cư Dự án thủy điện Sơn La đến các cấp, các ngành của địa phương và người dân vùng Đề án;

e) Thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc quản lý thực hiện Đề án tại địa phương; thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định;

g) Chỉ đạo và thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở các khu, điểm tái định cư, nhằm sớm ổn định đời sống và sản xuất cho người dân vùng tái định cư của Đề án.

3. Chính quyền địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng của Đề án chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Đề án và huy động cá nhân, tổ chức tham gia giám sát việc thực hiện Đề án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Bộ trưởng các Bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Chính sách xã hội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Thủ trưởng các Bộ, cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, KGVX, NC, CN, QHĐP, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NN (02).Thịnh

KT.THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng

 

PHỤ LỤC

TỔNG HỢP VỐN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 666/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)

ĐVT: tỷ đồng

TT

Hạng mục

Tổng vốn đầu tư

Giai đoạn 2018-2020

Giai đoạn 2021-2025

Tổng cộng

Đầu tư theo Quyết định số 64

Đầu tư theo Nghị quyết số 775

Tổng cộng

Đầu tư theo Quyết định số 64

Đầu tư theo Nghị quyết số 775

Tổng cộng

Đầu tư theo Quyết định số 64

Đầu tư theo Nghị quyết số 775

 

TỔNG CỘNG

6.945

6.145

800

2.430

2.291

139

4.515

3.854

661

I

Đầu tư trong chính sách Quyết định 64/QĐ-TTg

5.577

5.577

0

2.083

2.083

0

3.494

3.494

0

1

Hỗ trợ phát triển sản xuất

2.523

2.523

 

757

757

 

1.766

1.766

 

2

Sửa chữa, nâng cấp công trình cơ sở hạ tầng

2.654

2.654

 

1.326

1.326

 

1.328

1.328

 

3

Sắp xếp, ổn định dân cư

400

400

 

0

 

 

400

400

 

II

Đầu tư ngoài chính sách Quyết định 64/QĐ-TTg

725

0

725

127

0

127

598

0

598

1

Hỗ trợ phát triển du lịch, thương mại

184

 

184

30

 

30

154

 

154

2

Sửa chữa, nâng cấp, xây mới công trình cơ sở hạ tầng

541

 

541

97

 

97

444

 

444

III

Chi phí khác

312

276

36

107

101

6

205

175

30

IV

Dự phòng

331

292

39

113

107

6

218

185

33

 

Chia theo các tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A

TỈNH SƠN LA

5.141

4.791

350

1.800

1.758

42

3.341

3.033

308

I

Đầu tư trong chính sách Quyết định 64/QĐ-TTg

4.348

4.348

0

1.598

1.598

0

2.750

2.750

0

1

Hỗ trợ phát triển sản xuất

2.110

2.110

 

633

633

 

1.477

1.477

 

2

Sửa chữa, nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng

1.838

1.838

 

965

965

 

873

873

 

3

Sắp xếp, ổn định dân cư

400

400

 

0

 

 

400

400

 

II

Đầu tư ngoài chính sách Quyết định 64/QĐ-TTg

316

0

316

38

0

38

278

0

278

1

Sửa chữa, nâng cấp, xây mới công trình cơ sở hạ tầng

316

 

316

38

 

38

278

0

278

III

Chi phí khác

232

216

16

80

78

2

152

138

14

IV

Dự phòng

245

227

18

84

82

2

161

145

16

B

TỈNH ĐIỆN BIÊN

926

476

450

323

226

97

603

250

353

I

Đầu tư trong chính sách Quyết định 64/QĐ-TTg

432

432

0

205

205

0

227

227

0

1

Hỗ trợ phát triển sản xuất

182

182

 

55

55

 

127

127

 

2

Sửa chữa, nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng

250

250

 

150

150

 

100

100

 

II

Đầu tư ngoài chính sách Quyết định 64/QĐ-TTg

409

0

409

89

0

89

320

0

320

1

Hỗ trợ phát triển du lịch, thương mại

184

 

184

30

 

30

154

 

154

2

Sửa chữa, nâng cấp, xây mới công trình cơ sở hạ tầng

225

 

225

59

 

59

166

 

166

III

Chi phí khác

41

21

20

14

10

4

27

11

16

IV

Dự phòng

44

23

21

15

11

4

29

12

17

C

TỈNH LAI CHÂU

878

878

0

307

307

0

571

571

0

I

Đầu tư trong chính sách Quyết định 64/QĐ-TTg

797

797

0

280

280

0

517

517

0

1

Hỗ trợ phát triển sản xuất

231

231

 

69

69

 

162

162

 

2

Sửa chữa, nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng

566

566

 

211

211

 

355

355

 

II

Đầu tư ngoài chính sách Quyết định 64/QĐ-TTg

0

0

0

0

0

0

0

0

0

III

Chi phí khác

39

39

0

13

13

0

26

26

0

IV

Dự phòng

42

42

0

14

14

0

28

28

0