Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 669/2015/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 20 tháng 11 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHÍ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN VÀ CÔNG BỐ THÔN, BẢN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

Căn cứ Thông tư số 40/2014/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận và công bố xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 143/TTr-SNN ngày 16/10/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tiêu chí, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận và công bố thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chánh Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Chủ tịch UBND các xã và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lại Thanh Sơn

 

QUY ĐỊNH

VỀ TIÊU CHÍ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN VÀ CÔNG BỐ THÔN, BẢN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 669/2015/QĐ-UBND ngày 20/11/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định về tiêu chí, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận và công bố thôn, bản (sau đây gọi chung là thôn) đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

2. Đối tượng áp dụng: Các thôn trên địa bàn tỉnh thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch; các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến trình tự, thủ tục xét và công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới.

Điều 2. Nguyên tắc thực hiện

1. Việc đánh giá, xét công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới phải được thực hiện thường xuyên, liên tục hàng năm, đảm bảo nguyên tắc công khai dân chủ, minh bạch, đúng trình tự, thủ tục, tránh hình thức.

2. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong thực hiện tiêu chí và quá trình xét, công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới.

Điều 3. Thẩm quyền công nhận và công bố thôn đạt chuẩn nông thôn mới

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện) quyết định công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức công bố quyết định công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 4. Điều kiện công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới

1. Có đăng ký thôn đạt chuẩn nông thôn mới và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

2. Hoàn thành 100% số tiêu chí theo quy định tại Chương II Quy định này.

Chương II

TIÊU CHÍ THÔN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI

Điều 5. Tiêu chí về quy hoạch

Thực hiện đúng, đủ các nội dung theo quy hoạch nông thôn mới của xã ở thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các bản vẽ quy hoạch được niêm yết công khai để người dân biết, giám sát và thực hiện.

Điều 6. Nhóm tiêu chí về hạ tầng kinh tế xã hội

1. Về giao thông:

a) Từ 75% trở lên tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được trải nhựa hoặc bê tông đạt chuẩn: Nền đường rộng 4m, mặt đường BTXM 200# rộng 3m, dày 20cm (đối với các tuyến đường xây dựng mới).

b) 100% tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa; trong đó từ 70% trở lên cứng hóa bê tông: Nền đường rộng 3m, mặt đường BTXM 200# rộng 2,5m, dày 20cm (đối với các tuyến đường xây dựng mới).

c) Từ 60% trở lên tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, không lầy lội, xe cơ giới đi lại thuận tiện: nền đường rộng 5m; mặt đường BTXM 200#, hoặc lát bằng gạch, rải cấp phối đá dăm, đá dăm, đất cấp II có lu lèn đảm bảo đi lại không lầy lội, rộng 2,5m, dày 20cm (đối với các tuyến đường xây dựng mới).

d) Đối với các tuyến đường quy định tại điểm a, b, c khoản này đang sử dụng thì cần tuyên truyền, vận động người dân hiến đất để mở rộng các tuyến đường theo quy định. Nơi nào mặt đường hẹp, không thể mở rộng theo quy định có thể cải tạo, tận dụng tối đa hiện trạng mà quỹ đất hiện có để làm đường.

đ) Từ 50% trở lên tỷ lệ km đường trên địa bàn thôn có trồng cây xanh. Tỷ lệ đường trên địa bàn thôn có trồng cây xanh bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng số km đường được trồng cây xanh so với tổng số km đường trên địa bàn thôn cần được trồng cây xanh (khi đã trừ đi các tuyến đường đi qua rừng, các thôn có cây ăn quả tập trung, hiện trạng đường không có lề đường để trồng cây).

Trong quá trình làm đường giao thông nông thôn, các thôn dành một phần diện tích đất lề đường để trồng cây xanh. Việc trồng cây không để ảnh hưởng đến an toàn giao thông, không làm hư hại đến các công trình của nhân dân và các công trình công cộng (không trồng cây dễ đổ, gãy), không ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và sản xuất của người dân, không trồng các loại cây thuộc danh mục loài ngoại lai xâm hại theo quy định. Khuyến khích trồng thống nhất một loại cây theo tuyến, cụm dân cư trong thôn.

2. Về thủy lợi:

a) Từ 60% trở lên tỷ lệ km kênh mương ở thôn, do thôn quản lý được kiên cố hóa đảm bảo tưới tiêu. Tỷ lệ kênh mương của thôn, do thôn quản lý được kiên cố hóa bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng số km kênh mương được kiên cố hóa so với tổng số km kênh mương cần được kiên cố hóa theo quy hoạch.

b) Đối với các thôn 100% diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã chuyển sang trồng cây lâu năm hoặc cây ăn quả, được tính đạt tiêu chí khi đảm bảo tưới tiêu chủ động cho cây trồng trên 80% diện tích.

3. Về điện:

a) 100% tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện thường xuyên, có điện sử dụng hàng ngày, đảm bảo an toàn từ các nguồn điện.

b) Từ 85% trở lên tỷ lệ km đường trục thôn, ngõ xóm trong khu đông dân cư có hệ thống đèn điện chiếu sáng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và mỹ quan, phù hợp với điều kiện kinh tế người dân. Tỷ lệ km đường trục thôn, ngõ xóm trong khu đông dân cư có hệ thống đèn chiếu sáng bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng số tuyến đường có hệ thống điện so với tổng số tuyến đường cần có hệ thống điện chiếu sáng.

4. Về cơ sở vật chất văn hóa:

a) Có nhà văn hóa thôn đạt tiêu chuẩn sau:

Đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch: Diện tích đất khu nhà văn hóa từ 200 m2 trở lên; hội trường nhà văn hóa đảm bảo từ 80 chỗ ngồi trở lên, đủ trang thiết bị phục vụ họp, hội nghị, văn hóa thể thao, sinh hoạt; đối với các thôn dưới 50 hộ nếu có trụ sở thôn, đình làng hoặc điểm sinh hoạt văn hóa có trang thiết bị và nội dung hoạt động theo tiêu chuẩn nhà văn hóa được tính có nhà văn hóa thôn.

Thu hút từ 45% dân số trở lên trong thôn tham gia hoạt đông văn hóa văn nghệ thường xuyên; đối với các thôn thuộc huyện Sơn Động, huyện Lục Ngạn, huyện Lục Nam, huyện Yên Thế (sau đây gọi chung là huyện miền núi) tỷ lệ này là 30% dân số trở lên trong thôn.

b) Mỗi thôn cần lắp đặt hệ thống loa truyền thanh để kịp thời thông báo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và tình hình hoạt động của thôn để mọi người dân trong thôn biết và thực hiện.

c) Có khu thể thao thôn đạt tiêu chuẩn sau:

Đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch: Diện tích đất quy hoạch từ 3.000 m2 trở lên; một số địa phương không bố trí được quỹ đất nếu có sân thể thao đơn giản (chưa kể diện tích sân bóng) từ 300 m2 trở lên vẫn được tính có khu thể thao đạt chuẩn theo quy định.

Thu hút từ từ 45% dân số trở lên trong thôn tham gia hoạt động thể dục thể thao thường xuyên; đối với các thôn thuộc huyện miền núi tỷ lệ này là 30% dân số trở lên trong thôn.

Trồng cây xanh quanh khu thể thao thôn; trong quá trình quy hoạch đất khu thể thao thôn cần dành diện tích đất để trồng cây xanh tạo bóng mát và cảnh quan đẹp.

5. Về nhà ở và các công trình phụ trợ:

a) Không có nhà tạm, nhà dột nát, là loại nhà xây dựng bằng các vật liệu tạm thời, dễ cháy, có niên hạn sử dụng dưới 05 (năm) năm hoặc không đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng), thiếu diện tích ở, bếp, nhà vệ sinh theo quy định, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

b) Từ 85% trở lên tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng: đảm bảo “03 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng); diện tích nhà ở đạt từ 14m2/người trở lên; niên hạn sử dụng công trình nhà ở từ 20 (hai mươi) năm trở lên; kiến trúc, mẫu nhà ở phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng dân tộc, vùng miền.

c) Công trình phụ trợ (bếp ăn, nhà tắm, chuồng trại chăn nuôi…) của các hộ gia đình trong thôn được sắp xếp ngăn nắp, hợp mỹ quan, thuận tiện sinh hoạt, hợp vệ sinh; có phương án và tổ chức di dời các công trình không đảm bảo mỹ quan, vệ sinh, tính tiện lợi và không ảnh hưởng bất lợi đến hộ gia đình xung quanh và cộng đồng.

Điều 7. Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất

1. Về thu nhập:

a) Đạt tiêu chí thu nhập khi có mức thu nhập bình quân đầu người/năm của thôn đạt mức tối thiểu trở lên theo quy định dưới đây:

Năm

Thôn thuộc huyện miền núi

(Tr.đồng/người/năm)

Các thôn còn lại

(Tr.đồng/người/năm)

2015

20

22

2016

23

25

2017

26

28

2018

29

32

2019

32

36

2020

35

40

b) Mức thu nhập bình quân đầu người/năm của thôn do xã phối hợp cùng với thôn tự điều tra, thu thập thông tin và tính toán theo hướng dẫn thống nhất của Tổng cục Thống kê. Chi cục Thống kê huyện có trách nhiệm thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận.

2. Về tỷ lệ hộ nghèo:

a) Tỷ lệ hộ nghèo của thôn ở dưới mức tối thiểu theo quy định của vùng: dưới 10% đối với các thôn thuộc huyện miền núi; dưới 7% đối với các thôn còn lại.

b) Hộ nghèo nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người theo chuẩn hộ nghèo được Thủ tướng Chính phủ quy định áp dụng cho từng giai đoạn. Hộ nghèo của thôn do thôn tổ chức bình xét, tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp xã để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận hộ nghèo.

3. Về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên:

Từ 90% trở lên tỷ lệ người có việc làm thường xuyên trên dân số trong độ tuổi lao động.

Lao động có việc làm thường xuyên của thôn là những người trong độ tuổi có khả năng lao động, có đăng ký hộ khẩu thường trú tại thôn, có thời gian làm việc bình quân 20 (hai mươi) ngày công/tháng trở lên trong năm. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên là tỷ lệ phần trăm giữa số người lao động có việc làm thường xuyên trong tổng số dân trong độ tuổi lao động của thôn.

4. Về phát triển sản xuất:

a) Có ít nhất 01 mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung đạt hiệu quả với ba yêu cầu:

Có khu sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất;

Có hợp đồng liên kết giữa hộ nông dân (hoặc tổ hợp tác, hợp tác xã) với doanh nghiệp các khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản;

Thu nhập từ mô hình đạt từ 100 triệu đồng/năm trở lên.

b) Có một trong các hình thức tổ chức sản xuất là Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Tổ liên kết sản xuất hoạt động có hiệu quả với ba yêu cầu:

Được thành lập và hoạt động theo quy định của các cấp có thẩm quyền;

Tổ chức được ít nhất 01 loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu theo đặc điểm từng cơ sở; Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi liên tục 03 năm liền kề được UBND xã xác nhận (nếu mới thành lập thì cũng phải đủ 2 năm liên tục có lãi).

Trường hợp các thôn cùng liên kết thành lập hoặc là thành viên của Tổ hợp tác, Hợp tác xã, Tổ liên kết nếu đáp ứng các yêu cầu trên vẫn được tính là đạt tiêu chí.

Điều 8. Nhóm tiêu chí về văn hóa, giáo dục, y tế và môi trường

1. Về văn hóa:

a) Thôn được công nhận và giữ vững danh hiệu Thôn văn hóa do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận liên tục từ 05 (năm) năm trở lên;

b) Từ 85% trở lên tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa do Chủ tịch UBND cấp xã công nhận;

c) 100% hộ gia đình trong thôn thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;

d) Giữ gìn và phát huy các hình thức sinh hoạt văn hóa, lễ hội, thể thao truyền thống và bản sắc văn hóa của địa phương.

2. Về giáo dục:

a) Đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 (năm) tuổi với ba nội dung:

Huy động 95% trở lên số trẻ em 5 (năm) tuổi ra lớp, trong đó có ít nhất 90% số trẻ trong độ tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo 5 - 6 tuổi);

Tỷ lệ chuyên cần của trẻ đạt 90% trở lên;

Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi), thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) đều dưới 10%.

b) Đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi với hai nội dung: Huy động được 95% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 6 tuổi vào lớp 1;

Có từ 80% trở lên số trẻ em trong độ tuổi 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học, số trẻ em trong độ tuổi còn lại đang học các lớp tiểu học.

c) Đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở với hai nội dung:

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm đạt từ 90%.

Tỷ lệ thanh, thiếu niên từ 15 (mười lăm) đến hết 18 (mười tám) tuổi có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (bao gồm cả hệ bổ túc) từ 80% trở lên.

d) Từ 85% trở lên tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề). Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số học sinh tiếp tục học trên tổng số học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở.

đ) Không có học sinh bỏ học ở các cấp học (trừ học sinh học trung học phổ thông), học sinh xếp loại học lực yếu (đối với cấp học có xếp loại), học sinh vi phạm pháp luật.

e) Mỗi thôn cần xây dựng phong trào khuyến học, khuyến tài được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận, nhằm huy động sự tham gia của các hộ dân để khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học trong nhân dân.

3. Về y tế:

a) Có tối thiểu 01 (một) nhân viên y tế thôn có trình độ chuyên môn về y tế từ sơ cấp trở lên hoặc đã hoàn thành khóa đào tạo có thời gian từ 3 tháng trở lên theo khung chương trình đào tạo nhân viên y tế thôn của Bộ Y tế. Cô đỡ thôn, bản (đối với các thôn có nhiều dân tộc sinh sống còn tồn tại phong tục không đến khám thai, quản lý thai và đẻ tại cơ sở y tế) hoàn thành khóa đào tạo có thời gian từ 6 tháng trở lên theo khung chương trình đào tạo cô đỡ thôn, bản của Bộ Y tế, thường xuyên hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

b) Từ 70% trở lên tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế. Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế là tỷ lệ phần trăm giữa số người dân trong xã có thẻ Bảo hiểm y tế còn hiệu lực trên tổng số dân trong thôn.

c) Từ 75% trở lên tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh tại các thôn thuộc huyện miền núi, các thôn còn lại tỷ lệ này là từ 90% trở lên với các tiêu chí: không gây ô nhiễm môi trường và ô nhiễm nguồn nước; không tạo nơi cho ruồi, muỗi và các côn trùng khác sinh nở; không có mùi hôi thối khó chịu. Công nhận nhà tiêu hợp vệ sinh bao gồm nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu xí hai ngăn.

4. Về môi trường:

a) Từ 95% trở lên tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh với các tiêu chuẩn là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn yêu cầu chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, dùng để ăn uống sau khi đun sôi.

b) Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ gia đình đảm bảo xanh-sạch-đẹp; cổng ngõ không lầy lội; thôn xây dựng quy chế định kỳ hàng tháng vận động người dân thực hiện phát quang hành lang đường giao thông.

c) Có hệ thống tiêu thoát nước và xử lý nước thải tại khu dân cư thông thoát, hợp vệ sinh. Mỗi thôn cần xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước thải chung toàn thôn đảm bảo đồng bộ, kết nối với mạng lưới đường giao thông; định kỳ tổ chức làm vệ sinh, khai thông cống rãnh trong thôn; đối với nước thải chăn nuôi hộ gia đình cần được xử lý bằng các hình thức hầm biogas, hố lắng cạn, ao sinh học hoặc các hình thức khác đảm bảo hiệu quả trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của thôn, xã hoặc thải ra môi trường.

d) Có tổ vệ sinh môi trường thu gom rác thải tối thiểu 01 lần/tuần, định kỳ hàng tháng tổ chức tổng vệ sinh chung toàn thôn. Có điểm thu gom rác thải tập trung của thôn hoặc liên thôn đồng bộ với điểm thu gom rác thải của xã; thành lập tổ, đội để thu gom rác thải trong thôn; có quy chế hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải đến khu tập kết chung. Đối với các hộ gia đình vùng sâu, vùng xa chưa có hệ thống thu gom rác khuyến khích hình thức tự xử lý tại hộ gia đình theo hình thức chôn lấp, không đổ rác thải ra đường, ao hồ, sông suối, kênh mương. Khuyến khích hình thành các mô hình thu gom, xử lý rác thải hiệu quả trong thôn và phân loại rác thải từ hộ gia đình. Xây dựng quy chế định kỳ hàng tháng tổ chức vệ sinh chung toàn thôn.

đ) Từ 90% trở lên các cơ sở sản xuất kinh doanh (chăn nuôi, chế biến thực phẩm, sản xuất nghề tiểu thủ công nghệ, buôn bán phế liệu) có bản kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có cam kết không gây ô nhiễm môi trường. 10% còn lại tuy có vi phạm nhưng đang khắc phục.

e) Nghĩa trang xây dựng theo quy hoạch của xã; căn cứ quy hoạch nông thôn mới của xã để xác định đất làm nghĩa trang lâu dài, trường hợp sử dụng nghĩa trang với thôn khác, vẫn được tính là có nghĩa trang thôn; thực hiện quy chế quản lý nghĩa trang do xã ban hành, trường hợp nghĩa trang do thôn trực tiếp quản lý thực hiện theo quy ước của làng, thôn. Khuyến khích trồng cây xanh tại nghĩa trang các thôn.

Điều 9. Nhóm tiêu chí về hệ thống chính trị

1. Về hệ thống tổ chức chính trị xã hội:

a) Chi bộ thôn đạt danh hiệu “trong sạch vững mạnh” 02 năm liên tiếp (năm trước đánh giá và năm đánh giá) do Ban chấp hành đảng bộ xã xét, công nhận hàng năm.

b) Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở theo quy định, các thôn đều có các tổ chức tương ứng với các cơ quan đoàn thể xã theo quy định như: chi bộ đảng, các chi hội, trưởng thôn… Không có tình trạng để "trắng" các tổ chức này ở các thôn.

c) Thôn và các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội trong thôn (Chi hội Nông dân, Chi hội Phụ nữ, Chi đoàn Thanh niên, Chi hội Cựu chiến binh, Ban công tác Mặt trận) có kết quả xếp loại đạt từ mức khá hoặc tương đương mức khá trở lên (là mức xếp loại thứ hai xét từ cao xuống thấp). Danh hiệu và mức xếp loại do Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức đoàn thể cấp xã xét, công nhận hàng năm.

2. Về an ninh trật tự:

Thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn "An toàn về an ninh trật tự" trong 02 (hai) năm liên tiếp với các yêu cầu của Bộ Công an đó là:

a) Triển khai, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có mô hình tự quản về an ninh, trật tự ở khu dân cư;

b) Không có tổ chức, cá nhân hoạt động chống Đảng, chống chính quyền, phá hoại kinh tế; truyền đạo trái pháp luật, gây rối an ninh, trật tự; khiếu kiện đông người và khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật;

c) Không để xảy ra tội phạm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội; không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng;

d) Công an viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có Công an viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

Chương III

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN

Điều 10. Đăng ký thôn đạt chuẩn nông thôn mới

1. Ban phát triển thôn hoặc Ban quản lý thôn (sau đây gọi chung là Ban phát triển thôn) đăng ký thôn đạt chuẩn nông thôn mới trước 05/12 của năm liền kề trước năm đánh giá. UBND xã chỉ xác nhận đối với các thôn đạt từ 12 tiêu chí trở lên tính đến thời điểm đăng ký và có đủ điều kiện phấn đấu đạt chuẩn trong năm đánh giá.

2. Ban phát triển thôn nộp văn bản đăng ký thôn đạt chuẩn nông thôn mới (01 bản theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Quy định này) đến Ủy ban nhân dân cấp xã để xác nhận.

3. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đăng ký của Ban phát triển thôn, Ủy ban nhân dân cấp xã trả lời bằng văn bản cho Ban phát triển thôn về kết quả xác nhận đăng ký thôn đạt chuẩn nông thôn mới; Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với các thôn đủ điều kiện trước ngày 15/12 của năm liền kề trước năm đánh giá.

Điều 11. Công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới

Trình tự, thủ tục công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới gồm các bước:

1. Ban phát triển thôn tự tổ chức đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới.

a) Ban phát triển thôn tổ chức, rà soát đánh giá kết quả thực hiện từng tiêu chí; xây dựng báo cáo đánh giá mức độ đạt từng tiêu chí.

b) Kết quả đánh giá, rà soát thôn đã hoàn thành các tiêu chí thôn nông thôn mới theo quy định tại Chương II Quy định này; Ban phát triển thôn thông báo kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới tại Nhà văn hóa thôn, hệ thống loa truyền thanh của thôn và tổ chức họp thôn để lấy ý kiến (yêu cầu cuộc họp phải có từ 70% đại diện số hộ dân trong thôn trở lên tham dự), lập biên bản cuộc họp ghi rõ kết quả đại diện số hộ dân đồng ý hoặc không đồng ý (bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu) với kết quả thực hiện các tiêu chí. Khi có từ 80% trở lên đại diện số hộ dân trong thôn tham dự họp đồng ý với kết quả thực hiện các tiêu chí của thôn; Ban phát triển thôn lập 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bản chính và 01 bản sao) nộp trực tiếp Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị kiểm tra, xét công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới trước ngày 01/11 của năm đánh giá, hồ sơ gồm:

Văn bản của Ban phát triển thôn đề nghị kiểm tra kết quả thực hiện của thôn (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Quy định này);

Báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn thôn (theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Quy định này);

Biên bản cuộc họp thôn về lấy ý kiến của nhân dân về kết quả thực hiện các tiêu chí (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Quy định này).

c) Đơn vị tiếp nhận hồ sơ: Ban quản lý xã thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (gọi chung là Ban quản lý xã).

2. Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức kiểm tra, đề nghị xét công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới.

a) Sau khi nhận được đề nghị của Ban phát triển thôn. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã giao Ban quản lý xã tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả mức độ đạt từng tiêu chí của thôn. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, Ban quản lý xã báo cáo UBND cấp xã và trả lời bằng văn bản cho Ban phát triển thôn về kết quả kiểm tra, đánh giá mức độ đạt từng tiêu chí.

b) Căn cứ kết quả kiểm tra thôn đạt các tiêu chí thôn đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định tại Chương II Quy định này; Ban quản lý xã báo cáo UBND xã lập 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp UBND huyện thẩm định xét công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới trước ngày 20/11 của năm đánh giá, hồ sơ bao gồm:

Tờ trình của UBND xã đề nghị thẩm định, xét công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới (theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Quy định này);

Báo cáo kiểm tra, đánh giá kết quả mức độ đạt từng tiêu chí của thôn (theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Quy định này);

Hồ sơ của thôn đề nghị UBND xã kiểm tra, đánh giá

c) Đơn vị tiếp nhận: Cơ quan thường trực Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp huyện.

3. Tổ chức thẩm định, công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới:

a) Sau khi nhận được đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Đoàn thẩm định thành phần gồm: Phó Chủ tịch UBND huyện, thành phố - Phó Trưởng ban thường trực Chương trình nông thôn mới làm Trưởng đoàn thẩm định; Trưởng phòng Nông nghiệp Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế làm Phó đoàn thẩm định; Thành viên là đại diện lãnh đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện được giao phụ trách các tiêu chí nông thôn mới. Đoàn thẩm định có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định kết quả hoàn thành các tiêu chí thôn đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định tại Chương II Quy định này.

b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị xét công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới của Ủy ban nhân dân cấp xã, Đoàn thẩm định tiến hành thẩm định thực tế tại thôn, xây dựng báo cáo thẩm định và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã về kết quả thẩm định, đánh giá mức độ đạt từng tiêu chí của từng thôn.

c) Căn cứ kết quả thẩm định thôn đạt các tiêu chí thôn đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định tại Chương II Quy định này, Đoàn thẩm định lập Tờ trình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới trước ngày 15/12 hàng năm.

d) Mẫu giấy công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới theo mẫu số 07 ban hành kèm theo quy định này.

Điều 12. Công nhận lại đối với thôn đã đạt chuẩn nông thôn mới

1. Việc công nhận lại thôn đạt chuẩn nông thôn mới được thực hiện theo thời hạn 02 năm một lần tính từ ngày ban hành quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới của cấp có thẩm quyền.

2. Trình tự, thủ tục xét công nhận lại thôn đạt chuẩn nông thôn mới được thực hiện theo Điều 11 của Quy định này. Tại thời điểm xét công nhận lại thôn đạt chuẩn nông thôn mới phải đảm bảo các tiêu chí theo quy định tại Chương II Quy định này.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Quyết định này.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định tại Quyết định này và các văn bản có liên quan; trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các thôn thực hiện thôn nông thôn mới; Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp và cơ quan thông tin đại chúng chủ động tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, đoàn viên và nhân dân tích cực tham gia, tạo sự đồng thuận trong xây dựng nông thôn mới.

Điều 14. Điều khoản thi hành

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các địa phương, đơn vị có ý kiến phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

Mẫu số 01. Mẫu đăng ký thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới

(Kèm theo Quyết định số 669/2015/QĐ-UBND ngày 20/11/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang)

BAN PHÁT TRIỂN THÔN ..................
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

..............., ngày ..... tháng ..... năm .....

 

ĐĂNG KÝ THÔN ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI NĂM…….

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã………………..

Căn cứ Quyết định số /2015/QĐ-UBND ngày / /2015 của UBND tỉnh về Ban hành Quy định về tiêu chí, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận và công bố thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương);

Tính đến tháng ...... năm ........, thôn ............ có số tiêu chí nông thôn mới đã đạt chuẩn theo quy định là......./…..(tổng số) tiêu chí và có đủ điều kiện phấn đấu thôn đạt chuẩn nông thôn mới trong năm .........

Trên cơ sở khối lượng và tiến độ thực hiện hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn thôn, Ban phát triển thôn ..............., xã………. đăng ký và cam kết thực hiện hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới theo quy định trong năm ……. để được công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới năm ..............

Kính đề nghị Uỷ ban nhân dân xã.............., huyện (thành phố) .............. xem xét, xác nhận./.

 

XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ .............

CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

TM. BAN PHÁT TRIỂN THÔN

TRƯỞNG THÔN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú: Nếu Trưởng Ban phát triển thôn là Bí thư thôn thì ký công văn sẽ là Bí thư thôn.

 

Mẫu số 02. Mẫu Đề nghị kiểm tra thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới

(Kèm theo Quyết định số 669/2015/QĐ-UBND ngày 20/11/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang)

BAN PHÁT TRIỂN THÔN ..................
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

..............., ngày ..... tháng ..... năm .....

 

ĐỀ NGHỊ

Về việc kiểm tra kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới thôn............, xã.............

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã............, huyện (thành phố)..........

Căn cứ Quyết định số /2015/QĐ-UBND ngày / /2015 của UBND tỉnh về Ban hành Quy định về tiêu chí, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận và công bố thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương);

Căn cứ Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới của thôn, bản và Báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn thôn, bản của Ban phát triển thôn;

Căn cứ Biên bản cuộc họp thôn về lấy ý kiến của nhân dân về kết quả thực hiện các tiêu chí;

Ban phát triển thôn ........... đề nghị UBND xã .............. kiểm tra kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới thôn........., xã.......

Hồ sơ kèm theo, gồm có:

1. Báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn thôn, bản

(kèm theo biểu chi tiết kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới).

2. Biên bản cuộc họp thôn về lấy ý kiến của nhân dân về kết quả thực hiện các tiêu chí (bản chính).

Kính đề nghị UBND xã ............, huyện (thành phố .............) xem xét, kiểm tra./.

 

 

TM. BAN PHÁT TRIỂN THÔN TRƯỞNG THÔN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú: Nếu Trưởng Ban phát triển thôn là Bí thư thôn thì ký công văn sẽ là Bí thư thôn.

 

Mẫu số 03. Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí thôn, bản nông thôn mới

(Kèm theo Quyết định số 669/2015/QĐ-UBND ngày 20/11/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang)

BAN PHÁT TRIỂN THÔN ..................
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:      /BC-BPTT

..............., ngày ..... tháng ..... năm .....

 

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới năm ............ của thôn ..............., xã ..............., huyện ...................

I. Khái quát quá trình chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thôn.

II. Căn cứ triển khai thực hiện

Căn cứ các văn bản chỉ đạo có liên quan của Tỉnh và của địa phương.

III. Đặc điểm tình hình chung

1. Nêu tóm tắt về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội..... của thôn, bản

2. Thuận lợi

3. Khó khăn

IV. Kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

2. Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn

a) Công tác truyền thông.

b) Công tác đào tạo, tập huấn.

3. Công tác phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân

a) Công tác phát triển sản xuất nông nghiệp.

b) Công tác phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn. c) Kết quả nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân.

4. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Tổng kinh phí đã thực hiện: ........ triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương, tỉnh ....... triệu đồng, chiếm ......%;

- Ngân sách huyện ....... triệu đồng, chiếm ......%;

- Ngân sách xã ....... triệu đồng, chiếm ......%;

- Nhân dân đóng góp ....... triệu đồng, chiếm ......%.

- Vốn khác ................ triệu đồng, chiếm .....%

V. Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Tổng số tiêu chí thôn tổ chức tự đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định là ......./……(tổng số) tiêu chí, đạt ...........%, cụ thể:

1. Tiêu chí số …….. về ……………

a) Yêu cầu của tiêu chí: …………………

b) Thực hiện của thôn, bản:

- Kết quả thực hiện: ......................................................................................

................................................................................................................................;

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ........ triệu đồng.

c) Tự đánh giá: Đạt (không đạt) (trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu của tiêu chí).

2. Tiêu chí số …….. về ……………

a) Yêu cầu của tiêu chí: …………………

b) Thực hiện của thôn, bản:

- Kết quả thực hiện: ......................................................................................

................................................................................................................................;

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ........ triệu đồng.

c) Tự đánh giá: Đạt (không đạt) (trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu của tiêu chí).

n. Tiêu chí số ……….. về ……………

VI. Đánh giá chung

1. Những mặt đã làm được

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

3. Bài học kinh nghiệm

4. Phương hướng thời gian tới

5. Đề xuất, kiến nghị

 

 

TM. BAN PHÁT TRIỂN THÔN TRƯỞNG THÔN

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú: Nếu Trưởng Ban phát triển thôn là Bí thư thôn thì ký công văn sẽ là Bí thư thôn.

 

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI

Thôn ..........................., xã ................................, huyện.......................

(Kèm theo Báo cáo số: /BC-BPTT ngày / / của Ban Phát triển thôn……)

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

ĐVT

Tiêu chuẩn đạt chuẩn

Kết quả thực hiện

Kết quả tự đánh giá của thôn

I

QUY HOẠCH

 

 

 

 

1

Thực hiện Quy hoạch

Thực hiện đúng, đủ các nội dung theo Quy hoạch nông thôn mới của xã ở thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

 

Đạt

 

 

II

HẠ TẦNG KINH TẾ XÃ HỘI

 

 

 

 

2

Đường Giao thông

2.1. Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được trải nhựa hoặc bê tông đạt chuẩn

%

≥ 75

 

 

2.2. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa

%

100%

(70% cứng hóa bê tông)

 

 

2.3. Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, không lầy lội, xe cơ giới đi lại thuận tiện

%

≥ 60

 

 

2.4. Tỷ lệ km đường trên địa bàn thôn có trồng cây xanh (trừ tuyến đường đi qua rừng, các thôn có cây ăn quả tập trung, hiện trạng đường không có lề đường để trồng cây)

%

≥ 50

 

 

3

Thủy lợi

Tỷ lệ km kênh mương của thôn được kiên cố hóa đảm bảo tưới tiêu

%

≥ 60

 

 

4

Điện

4.1. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn điện

%

100

 

 

4.2. Tỷ lệ km đường trục thôn, ngõ xóm trong khu đông dân cư có hệ thống đèn điện chiếu sáng

%

≥ 85

 

 

5

Cơ sở vật chất văn hóa

5.1. Nhà văn hóa thôn

 

 

 

 

- Có nhà văn hóa thôn đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch

 

Đạt

 

 

- Thu hút người dân tham gia hoạt động văn hóa văn nghệ thường xuyên

%

Theo vùng

 

 

- Hệ thống loa truyền thanh đảm bảo tất cả các hộ gia đình trong thôn nghe được

%

100

 

 

5.2. Khu thể thao thôn

 

 

 

 

'- Khu thể thao thôn đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch

 

Đạt

 

 

- Thu hút người dân tham gia hoạt động thể dục thể thao thường xuyên

%

Theo vùng

 

 

- Trồng cây xanh quanh khu thể thao thôn

 

Đạt

 

 

6

Nhà ở và các công trình phụ trợ

6.1. Không có nhà tạm, nhà dột nát

 

Đạt

 

 

6.2. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng

%

≥ 85

 

 

 

 

6.3. Hộ gia đình có các công trình phụ trợ (bếp ăn, nhà tắm, chuồng trại chăn nuôi…) sắp xếp ngăn nắp, hợp mỹ quan, thuận tiện sinh hoạt, hợp vệ sinh

 

Đạt

 

 

III

KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT

 

 

 

 

7

Thu nhập

7.1. Năm 2015: 22 triệu đồng/người/năm (20 triệu đồng/người/năm đối với thôn thuộc huyện miền núi)

Triệu đồng

Theo vùng

 

 

7.2. Năm 2020: 40 triệu đồng/người/năm (35 triệu đồng/người/năm đối với thôn thuộc huyện miền núi)

Theo vùng

 

 

8

Hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo

%

Theo vùng

 

 

9

Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên

Tỷ lệ người có việc làm thường xuyên trên dân số trong độ tuổi lao động

%

≥ 90

 

 

10

Phát triển sản xuất

10.1. Có ít nhất 01 mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung đạt hiệu quả

 

Đạt

 

 

10.2. Có một trong các hình thức tổ chức sản xuất: HTX, Tổ hợp tác, Tổ liên kết sản xuất hoạt động có hiệu quả

 

Đạt

 

 

IV

VĂN HÓA, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

 

 

 

 

 

 

11.1. Thôn được công nhận và giữ vững danh hiệu Thôn văn hóa liên tục từ 05 năm trở lên

 

Đạt

 

 

11.2. Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa

%

≥ 85

 

 

11

Văn hóa

11.3. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội

%

100

 

 

11.4. Giữ gìn và phát huy các hình thức sinh hoạt văn hóa, lễ hội, thể thao truyền thống và bản sắc văn hóa của địa phương

 

Đạt

 

 

12

Giáo dục

12.1. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở; Có phong trào khuyến học, khuyến tài

 

Đạt

 

 

12.2. Không có học sinh bỏ học ở các cấp học (trừ học sinh học THPT), học sinh xếp loại học lực yếu (đối với cấp học có xếp loại), học sinh vi phạm pháp luật

 

Đạt

 

 

12.3. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề)

%

≥ 85

 

 

13

Y tế

13.1. Có tối thiểu 01 nhân viên y tế thôn được đào tạo theo chương trình do Bộ Y tế quy định, thường xuyên hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao

 

Đạt

 

 

13.2. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT

%

≥ 70

 

 

13.3. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh

%

Theo vùng

 

 

14

Môi trường

14.1. Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh

%

≥ 95

 

 

14.2. Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ gia đình đảm bảo yêu cầu xanh-sạch-đẹp; thường xuyên phát quang hành lang đường giao thông

 

Đạt

 

 

14.3. Có hệ thống tiêu thoát nước và xử lý nước thải tại khu dân cư thông thoát, hợp vệ sinh

 

Đạt

 

 

14.4. Có tổ vệ sinh môi trường thu gom rác thải tối thiểu 01 lần/tuần, có điểm tập kết rác thải chung; định kỳ hàng tháng tổ chức tổng vệ sinh chung toàn thôn

 

Đạt

 

 

14.5. Các cơ sở sản xuất kinh doanh (chăn nuôi, chế biến thực phẩm, sản xuất nghề tiểu thủ công nghệ, buôn bán phế liệu) có bản kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận, có cam kết không gây ô nhiễm môi trường

 

Đạt

 

 

14.6. Nghĩa trang xây dựng theo quy hoạch và thực hiện theo quy chế quản lý nghĩa trang

 

Đạt

 

 

V

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

 

 

 

 

 

 

15.1. Chi bộ thôn đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh 02 năm liên tiếp (năm trước đánh giá và năm đánh giá)

 

Đạt

 

 

15

Hệ thống tổ chức chính trị xã hội

15.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định

 

Đạt

 

 

15.3. Thôn và các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội trong thôn có kết quả xếp loại đạt từ mức khá hoặc tương đương mức khá trở lên (là mức xếp loại thứ hai xét từ cao xuống thấp).

 

Đạt

 

 

16

An ninh trật tự

Thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn "An toàn về an ninh trật tự" trong 02 năm liên tiếp theo quy định của Bộ Công an

 

Đạt

 

 

 

Mẫu số 04. Mẫu Biên bản họp thôn lấy ý kiến nhân dân về kết quả thực hiện các tiêu chí

(Kèm theo Quyết định số 669/2015/QĐ-UBND ngày 20/11/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang)

BAN PHÁT TRIỂN THÔN ..................
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

..............., ngày ..... tháng ..... năm .....

 

BIÊN BẢN

Họp thôn lấy ý kiến nhân dân về kết quả thực hiện các tiêu chí

Căn cứ Báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn thôn, bản của Ban phát triển thôn;

Hôm nay, vào hồi ........... giờ ........ phút ngày ......../......./......... tại

....................., Ban phát triển thôn ..............., xã..............,huyện ............... tổ chức họp thôn lấy ý kiến nhân dân về kết quả thực hiện các tiêu chí, cụ thể như sau:

I. THÀNH PHẦN THAM GIA CUỘC HỌP, GỒM CÓ:

- Ông (bà): ............... - Chức vụ, đơn vị công tác - Chủ trì cuộc họp;

- Ông (bà): ............... - Chức vụ, đơn vị công tác;

- ..................................................................

- Đại diện các hộ dân trên địa bàn thôn, bản

- Ông (bà): ............... - Chức vụ, đơn vị công tác - Thư ký cuộc họp.

II. NỘI DUNG CUỘC HỌP

1. Tóm tắt quá trình Ban phát triển thôn tổ chức lấy ý kiến tham gia

- .........................................................................................

- .........................................................................................

2. Ý kiến tham gia về kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới

- Tổng số hộ tham gia cuộc họp: .....hộ, chiếm .....% số hộ trên địa bàn thôn.

- Ý kiến tham gia, thảo luận: ....................................................................

…………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..

- Số hộ đồng ý với kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới của thôn:......./……. số hộ tham gia dự họp, chiếm.....%

- Số hộ không đồng ý với kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới của thôn:......./….. số hộ tham gia dự họp, chiếm.....%

- Đề xuất, kiến nghị (nếu có): .............................................

Biên bản kết thúc hồi ..... giờ .... phút ngày ......./......./........, đã (hay chưa?) thông qua cho các đại biểu tham dự cuộc họp cùng nghe và nhất trí .........%.

Biên bản này được lập thành ..... bản có giá trị pháp lý như nhau: Ban phát triển thôn lưu .......... bản; để làm hồ sơ đề nghị xét công nhận thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới gửi UBND xã ............ bản./.

 

TM. BAN PHÁT TRIỂN THÔN

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

THƯ KÝ

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 05. Mẫu Tờ trình đề nghị thẩm định thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới

Kèm theo Quyết định số 669/2015/QĐ-UBND ngày 20/11/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang)

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ ..................
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:     /TTr-UBND

……, ngày ....... tháng ...... năm 20.....

 

TỜ TRÌNH

Về việc thẩm định, đề nghị xét công nhận thôn, bản ............. đạt chuẩn nông thôn mới năm ..........

Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện ............., tỉnh .............

Căn cứ Quyết định số /2015/QĐ-UBND ngày / /2015 của UBND tỉnh về Ban hành Quy định về tiêu chí, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận và công bố thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương);

Căn cứ Báo cáo số ........./BC-UBND ngày ........./......./20....... của UBND xã .......... về kiểm tra, đánh giá kết quả mức độ đạt từng tiêu chí của thôn bản...........;

UBND xã ........... kính trình UBND huyện .............. thẩm định, đề nghị xét công nhận thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới năm ............

Hồ sơ kèm theo Tờ trình, gồm có:

1. Báo cáo..... kiểm tra, đánh giá kết quả mức độ đạt từng tiêu chí của thôn, bản (bản chính - kèm theo biểu chi tiết kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới);

2. Hồ sơ của thôn, bản đề nghị UBND xã kiểm tra, đánh giá;

Kính đề nghị UBND huyện ............ (tỉnh .............) xem xét, thẩm định./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- ...................;
- ....................;
- Lưu: VT, .........

TM. UBND XÃ ..................

CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 06. Mẫu Báo cáo kiểm tra thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới

(Kèm theo Quyết định số 669/2015/QĐ-UBND ngày 20/11/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang)

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ ..................
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:     /BC-UBND

……, ngày ....... tháng ...... năm 20.....

 

BÁO CÁO

Kiểm tra hồ sơ và đánh giá kết quả mức độ đạt từng tiêu chí của thôn, bản.......... năm .............

Căn cứ Quyết định số /2015/QĐ-UBND ngày / /2015 của UBND tỉnh về Ban hành Quy định về tiêu chí, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận và công bố thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương);

Căn cứ đề nghị của Ban phát triển thôn về việc kiểm tra kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới thôn............, xã.............

Căn cứ kết quả kiểm tra, đánh giá cụ thể thực tế mức độ đạt từng tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn thôn, bản, UBND xã............. báo cáo kết quả kiểm tra hồ sơ và thực hiện các tiêu chí nông thôn mới cho thôn, bản............. năm ....... cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ KIỂM TRA

Thời gian kiểm tra (từ ngày ....../...../..... đến ngày ....../...../.....):

1. Về hồ sơ

2. Về kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới

2.1. Tiêu chí số …….. về ……………

a) Yêu cầu của tiêu chí: …………………

b) Thực hiện của thôn, bản:

- Kết quả thực hiện: ......................................................................................

................................................................................................................................;

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ........ triệu đồng.

c) Đánh giá: Đạt (không đạt) (trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu của tiêu chí).

2. Tiêu chí số …….. về ……………

a) Yêu cầu của tiêu chí: …………………

b) Thực hiện của thôn, bản:

- Kết quả thực hiện: ......................................................................................

................................................................................................................................;

- Kinh phí đã thực hiện (nếu có): ........ triệu đồng.

c) Đánh giá: Đạt (không đạt) (trên cơ sở kết quả thực hiện so với yêu cầu của tiêu chí).

n. Tiêu chí số ……….. về ……………

......................................................................

II. KẾT LUẬN

1. Về hồ sơ

.......................................................................................................................

2. Về kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới

- Tổng số tiêu chí nông thôn mới của thôn .............đã được UBND xã ....... kiểm tra đạt chuẩn nông thôn mới tính đến thời điểm kiểm tra là: ......./16 tiêu chí, đạt

...........%.

- ....................................................................................................................

III. KIẾN NGHỊ

................................................................................................................. .....

 

Nơi nhận:
- ...................;
- ...................;
- ....................;
- Lưu: VT, ...........

TM. UBND XÃ ..................

CHỦ TỊCH

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

BIỂU TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM TRA CÁC TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI

của thôn ..........................., xã ................................, huyện ..............................

(Kèm theo Báo cáo số /BC-UBND ngày / /20..... của UBND xã …….)

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

ĐVT

Tiêu chuẩn đạt chuẩn

Kết quả tự đánh giá của thôn

Kết quả kiểm tra của xã

I

QUY HOẠCH

 

 

 

 

1

Thực hiện Quy hoạch

Thực hiện đúng, đủ các nội dung theo Quy hoạch nông thôn mới của xã ở thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

 

Đạt

 

 

II

HẠ TẦNG KINH TẾ XÃ HỘI

 

 

 

 

2

Đường Giao thông

2.1. Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được trải nhựa hoặc bê tông đạt chuẩn

%

≥ 75

 

 

2.2. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa

%

100%

(70% cứng hóa bê tông)

 

 

2.3. Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, không lầy lội, xe cơ giới đi lại thuận tiện

%

≥ 60

 

 

2.4. Tỷ lệ km đường trên địa bàn thôn có trồng cây xanh (trừ tuyến đường đi qua rừng, các thôn có cây ăn quả tập trung, hiện trạng đường không có lề đường để trồng cây)

%

≥ 50

 

 

3

Thủy lợi

Tỷ lệ km kênh mương của thôn được kiên cố hóa đảm bảo tưới tiêu

%

≥ 60

 

 

4

Điện

4.1. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn điện

%

100

 

 

4.2. Tỷ lệ km đường trục thôn, ngõ xóm trong khu đông dân cư có hệ thống đèn điện chiếu sáng

%

≥ 85

 

 

5

Cơ sở vật chất văn hóa

5.1. Nhà văn hóa thôn

 

 

 

 

- Có nhà văn hóa thôn đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch

 

Đạt

 

 

- Thu hút người dân tham gia hoạt động văn hóa văn nghệ thường xuyên

%

Theo vùng

 

 

- Hệ thống loa truyền thanh đảm bảo tất cả các hộ gia đình trong thôn nghe được

%

100

 

 

5.2. Khu thể thao thôn

 

 

 

 

- Khu thể thao thôn đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch

 

Đạt

 

 

- Thu hút người dân tham gia hoạt động thể dục thể thao thường xuyên

%

Theo vùng

 

 

- Trồng cây xanh quanh khu thể thao thôn

 

Đạt

 

 

6

Nhà ở và các công trình phụ trợ

6.1. Không có nhà tạm, nhà dột nát

 

Đạt

 

 

6.2. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng

%

≥ 85

 

 

6.3. Hộ gia đình có các công trình phụ trợ (bếp ăn, nhà tắm, chuồng trại chăn nuôi…) sắp xếp ngăn nắp, hợp mỹ quan, thuận tiện sinh hoạt, hợp vệ sinh

 

Đạt

 

 

III

KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT

 

 

 

 

7

Thu nhập

7.1. Năm 2015: 22 triệu đồng/người/năm (20 triệu đồng/người/năm đối với thôn thuộc huyện miền núi)

Triệu đồng

Theo vùng

 

 

7.2. Năm 2020: 40 triệu đồng/người/năm (35 triệu đồng/người/năm đối với thôn thuộc huyện miền núi)

Theo vùng

 

 

8

Hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo

%

Theo vùng

 

 

9

Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên

Tỷ lệ người có việc làm thường xuyên trên dân số trong độ tuổi lao động

%

≥ 90

 

 

10

Phát triển sản xuất

10.1. Có ít nhất 01 mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung đạt hiệu quả

 

Đạt

 

 

10.2. Có một trong các hình thức tổ chức sản xuất: HTX, Tổ hợp tác, Tổ liên kết sản xuất hoạt động có hiệu quả

 

 

 

 

IV

VĂN HÓA, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

 

 

 

 

11

Văn hóa

11.1. Thôn được công nhận và giữ vững danh hiệu Thôn văn hóa liên tục từ 05 năm trở lên

 

Đạt

 

 

11.2. Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa

%

≥ 85

 

 

11.3. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội

%

100

 

 

11.4. Giữ gìn và phát huy các hình thức sinh hoạt văn hóa, lễ hội, thể thao truyền thống và bản sắc văn hóa của địa phương

 

Đạt

 

 

12 

Giáo dục 

12.1. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở; Có phong trào khuyến học, khuyến tài

 

Đạt

 

 

12.2. Không có học sinh bỏ học ở các cấp học (trừ học sinh học THPT), học sinh xếp loại học lực yếu (đối với cấp học có xếp loại), học sinh vi phạm pháp luật

 

Đạt

 

 

12.3. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề)

%

≥ 85

 

 

13

Y tế

13.1. Có tối thiểu 01 nhân viên y tế thôn được đào tạo theo chương trình do Bộ Y tế quy định, thường xuyên hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao

 

Đạt

 

 

13.2. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT

%

≥ 70

 

 

13.3. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh

%

Theo vùng

 

 

14

Môi trường

14.1. Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh

%

≥ 95

 

 

14.2. Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ gia đình đảm bảo yêu cầu xanh- sạch-đẹp; thường xuyên phát quang hành lang đường giao thông

 

Đạt

 

 

14.3. Có hệ thống tiêu thoát nước và xử lý nước thải tại khu dân cư thông thoát, hợp vệ sinh

 

Đạt

 

 

14.4. Có tổ vệ sinh môi trường thu gom rác thải tối thiểu 01 lần/tuần, có điểm tập kết rác thải chung; định kỳ hàng tháng tổ chức tổng vệ sinh chung toàn thôn

 

Đạt

 

 

14.5. Các cơ sở sản xuất kinh doanh (chăn nuôi, chế biến thực phẩm, sản xuất nghề tiểu thủ công nghệ, buôn bán phế liệu) có bản kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận, có cam kết không gây ô nhiễm môi trường

 

Đạt

 

 

14.6. Nghĩa trang xây dựng theo quy hoạch và thực hiện theo quy chế quản lý nghĩa trang

 

Đạt

 

 

V

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

 

 

 

 

15

Hệ thống tổ chức chính trị xã hội

15.1. Chi bộ thôn đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh 02 năm liên tiếp (năm trước đánh giá và năm đánh giá)

 

Đạt

 

 

15.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định

 

Đạt

 

 

15.3. Thôn và các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội trong thôn có kết quả xếp loại đạt từ mức khá hoặc tương đương mức khá trở lên (là mức xếp loại thứ hai xét từ cao xuống thấp).

 

Đạt

 

 

16

An ninh trật tự

Thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn "An toàn về an ninh trật tự" trong 02 năm liên tiếp theo quy định của Bộ Công an

 

Đạt

 

 

 

Mẫu số 07. Mẫu Giấy công nhận “Thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới”

(Kèm theo Quyết định số 669/2015/QĐ-UBND ngày 20/11/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang)

 

(Quốc huy)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

 

 

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN/THÀNH PHỐ ........

 

 

 

 

CÔNG NHẬN

 

THÔN NÔNG THÔN MỚI

 

(ĐẠT CHUẨN NĂM 20…)

 

Thôn .........., xã ..........., huyện ...........

 

 

Công nhận lần thứ….
Quyết định số: ........./QĐ-UBND ngày .../.../...
Vào Sổ số: .........../QĐ-UBND

..............., ngày .... tháng ..... năm ........
CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Ghi chú:

1. Kích thước:

- Chiều dài: 450 mm, chiều rộng: 350 mm.

- Hoa văn bên trong: chiều dài 365 mm, chiều rộng 270 mm.

2. Chất liệu và định lượng: Giấy trắng, định lượng: 150g/m2.

3. Hình thức: Xung quanh trang trí hoa văn màu, chính giữa phía trên in Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1).

4. Nội dung:

- Dòng 1, 2: Quốc hiệu (2).

Quốc hiệu:

+ Dòng chữ: "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (chữ in đậm, màu đen).

+ Dòng chữ: "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" (chữ thường, đậm, màu đen).

(Khoảng trống)

- Dòng 3: Thẩm quyền quyết định (3) (chữ in, màu đen).

- Dòng 4: Công nhận … (4) (chữ in, màu đỏ).

- Dòng 5: "Thôn nông thôn mới" (5) (chữ in, màu đỏ).

- Dòng 6: Đạt chuẩn năm …. (6) (chữ in, màu đỏ).

- Dòng 7: Tên Thôn, bản được công nhận (7) (chữ thường, màu đen).

- Dòng 8 (Chữ thường, màu đen):

+ Bên trái: Công nhận lần thứ…. (8)

+ Bên phải: Địa danh, ngày, tháng, năm.

- Dòng 9 (chữ thường, màu đen):

+ Bên trái: Quyết định số, ngày, tháng, năm.

Số sổ vàng (9).

+ Bên phải: Thẩm quyền ký (10).

Khoảng trống (3,5 cm): chữ ký, dấu

- Dòng 10 (chữ thường, màu đen): Họ và tên người ký quyết định (11).

Cỡ chữ trong nội dung, đơn vị tự quy định cho phù hợp, đảm bảo hình thức đẹp, trang trọng.