Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI
TP. HỒ CHÍ MINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 677/QĐ-BHXH

TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 6 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 9001:2008

GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21/10/2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phương;

Căn cứ Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước;

Theo đề nghị của Ban chỉ đạo ISO Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố Hệ thống quản lý chất lượng tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 theo quy định tại Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ đối với các lĩnh vực hoạt động trong Danh mục ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Điều 3. Ban Chỉ đạo ISO Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, các Phòng chức năng thuộc Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Ban Chỉ đạo ISO ngành BHXH (để b/c);
- Công ty TNHH TVQL & PTDN Á Châu (để phối hợp);
- Lưu VT, TCCB (2b).

GIÁM ĐỐC




Cao Văn Sang

 

DANH MỤC

CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA BHXH TP. HỒ CHÍ MINH THEO HTQLCL ĐƯỢC CÔNG BỐ PHÙ HỢP TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 9001:2008
(Ban hành kèm theo Quyết định số 677/QĐ-BHXH ngày 18/6/2014 của Giám đốc BHXH Thành phố Hồ Chí Minh)

TT

Tên lĩnh vực, thủ tục hành chính

A/ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: 57 quy trình

I. Lĩnh vực Thu BHXH, BHYT, BHTN: 6 quy trình, cụ thể:

1.

Đăng ký tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp đối với đơn vị tham gia lần đầu, đơn vị di chuyển từ địa bàn tỉnh, thành phố khác đến

2.

Báo tăng, giảm, truy thu, điều chỉnh lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN

3.

Giải quyết ngừng đóng BHXH đối với đơn vị bị giải thể, phá sản, di chuyển khỏi địa bàn

4.

Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất

5.

Hoàn trả tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người sử dụng lao động

6.

Đăng ký tham gia, điều chỉnh số người tham gia và cấp thẻ BHYT đối với người chỉ tham gia BHYT

II. Lĩnh vực cấp sổ BHXH, thẻ BHYT: 13 quy trình, cụ thể:

1.

Cấp lại sổ BHXH do người sử dụng lao động làm mất hoặc hỏng

2.

Cấp lại sổ BHXH do người tham gia BHXH, BHTN làm mất hoặc hỏng

3.

Cấp và ghi xác nhận trên sổ BHXH cho người lao động làm việc thuộc khu vực Nhà nước, nghỉ chờ việc từ ngày 01 tháng 11 năm 1987 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 1995

4.

Xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để hưởng trợ cấp thất nghiệp

5.

Đề nghị ghi điều chỉnh thay đổi các yếu tố về nhân thân đã ghi trên sổ BHXH cho người tham gia BHXH bắt buộc

6.

Đề nghị ghi điều chỉnh thay đổi các yếu tố về nhân thân đã ghi trên sổ BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện

7.

Đề nghị ghi điều chỉnh thay đổi các yếu tố về cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc, nơi làm việc đã ghi trên sổ BHXH

8.

Cấp lại thẻ BHYT cho người tham gia BHYT bị mất

9.

Đổi thẻ BHYT do ghi thông tin trên thẻ BHYT không đúng, do bị rách, hỏng và thay đổi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, điều chỉnh quyền lợi khám chữa bệnh, dịch vụ chi phí cao.

10.

Xác nhận thời gian đóng BHXH đối với người đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức hợp tác trực tiếp giữa các Bộ, địa phương của Nhà nước ta với tổ chức kinh tế của nước ngoài quy định tại Quyết định số 107/2007/QĐ-TTg ngày 13/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ

11.

Xác nhận thời gian đóng BHXH đối với người đi học tập, thực tập ở nước ngoài quy định tại Quyết định số 107/2007/QĐ-TTg ngày 13/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ

12.

Xác nhận thời gian đóng BHXH đối với người đi làm chuyên gia theo Hiệp định của Chính phủ quy định tại Quyết định số 107/2007/QĐ-TTg ngày 13/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ

13.

Xác nhận thời gian đóng BHXH đối với người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài theo Hiệp định của Chính phủ và người đi làm đội trưởng, phiên dịch, cán bộ vùng do người nước ngoài trả lương quy định tại Quyết định số 107/2007/QĐ-TTg ngày 13/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ

III. Lĩnh vực chi trả các chế độ BHXH: 01 quy trình, cụ thể:

1.

Truy lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đối với người hưởng mới hoặc tỉnh khác chuyển đến

IV. Lĩnh vực chính sách BHXH: 31 quy trình, cụ thể:

1.

Quyết toán chế độ ốm đau đối với người lao động.

2.

Quyết toán chế độ ốm đau đối với người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm.

3.

Quyết toán chế độ ốm đau đối với người lao động khám chữa bệnh ở nước ngoài

4.

Quyết toán chế độ thai sản đối với lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu và người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai.

5.

Quyết toán chế độ thai sản đối với lao động nữ đang làm việc sinh con.

6.

Quyết toán chế độ thai sản đối với người lao động đang làm việc nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi.

7.

Quyết toán chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con mà sau khi sinh, con bị chết.

8.

Quyết toán chế độ thai sản đối với trường hợp sau khi sinh con, người mẹ bị chết.

9.

Quyết toán trợ cấp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

10.

Giải quyết trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng đối với trường hợp bị tai nạn lao động lần đầu.

11.

Giải quyết trợ cấp tai nạn lao động một lần đối với trường hợp bị tai nạn lao động lần đầu.

12.

Giải quyết trợ cấp tai nạn lao động do thương tật tái phát

13.

Giải quyết trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp lần đầu

14.

Giải quyết trợ cấp bệnh nghề nghiệp một lần đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp lần đầu

15.

Giải quyết trợ cấp bệnh nghề nghiệp do bệnh tật tái phát đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc

16.

Giải quyết trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đã bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nay tiếp tục bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

17.

Giải quyết hưởng lương hưu đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

18.

Giải quyết hưởng lương hưu đối với người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

19.

Giải quyết trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP, chờ đủ tuổi hưởng trợ cấp

20.

Giải quyết chế độ tử tuất hàng tháng đối với thân nhân người lao động đang đóng BHXH bắt buộc, chết (kể cả chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp)

21.

Giải quyết chế độ tử tuất hàng tháng đối với thân nhân người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (bao gồm cả người chờ đủ tuổi hưởng chế độ hưu trí, người tự đóng tiếp BHXH bắt buộc), người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, chết

22.

Giải quyết chế độ tử tuất hàng tháng đối với thân nhân người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, chết

23.

Giải quyết chế độ tử tuất một lần đối với thân nhân người lao động đang đóng BHXH bắt buộc, chết (kể cả chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp)

24.

Giải quyết chế độ tử tuất một lần đối với thân nhân người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (bao gồm cả người chờ đủ tuổi hưởng chế độ hưu trí, người tự đóng tiếp BHXH bắt buộc), người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, chết

25.

Giải quyết chế độ tử tuất một lần đối với thân nhân người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, chết

26.

Giải quyết hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đối với người chấp hành xong hình phạt tù hoặc về nước định cư hoặc mất tích trở về

27.

Giải quyết di chuyển hồ sơ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đối với người tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện bắt đầu hưởng chế độ, về nơi cư trú tại tỉnh, thành phố khác

28.

Giải quyết di chuyển hồ sơ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đối với người tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện đang hưởng chế độ, về nơi cư trú tại tỉnh, thành phố khác

29.

Giải quyết hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 613/QĐ-TTg

30.

Giải quyết trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu.

31.

Xác nhận thời gian làm chủ nhiệm hợp tác xã để tính hưởng BHXH theo Quyết định số 250/QĐ-TTg

V. Lĩnh vực chính sách BHYT: 6 quy trình, cụ thể:

1.

Thanh toán các dịch vụ kỹ thuật mới phát sinh tại cơ sở khám chữa bệnh

2.

Thanh lý hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT

3.

Thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh BHYT

4.

Khám chữa bệnh BHYT

5.

Ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT

6.

Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT với cơ sở KCB BHYT

B/ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC NỘI BỘ: 41 quy trình, cụ thể:

1.

Kiểm soát tài liệu

2.

Kiểm soát hồ sơ

3.

Đánh giá chất lượng nội bộ

4.

Kiểm soát sản phẩm không phù hợp

5.

Hành động khắc phục

6.

Hành động phòng ngừa

7.

Xem xét của lãnh đạo đối với hệ thống quản lý chất lượng

8.

Thu thập thông tin, tổng hợp xây dựng các loại báo cáo theo chức năng, nhiệm vụ của ngành

9.

Xây dựng chương trình công tác trọng tâm hằng năm của ngành

10.

Đào tạo cán bộ, công chức, viên chức

11.

Tổ chức thực hiện công tác báo cáo thống kê BHXH tỉnh

12.

Xây dựng, lập và phân bổ kế hoạch hàng năm

13.

Quản lý văn bản đi, đến

14.

Thẩm định, tổng hợp, lập báo cáo quyết toán

15.

Xét nâng bậc lương thường xuyên.

16.

Đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm tại cơ quan BHXH

17.

Kiểm tra nghiệp vụ theo chức năng nhiệm vụ của ngành

18.

Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

19.

Giao nhận danh sách chi trợ cấp BHXH từ tỉnh đến huyện

20.

Tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ và trả kết quả tại bộ phận một cửa

21.

Quản lý, duy trì hoạt động của website

22.

Xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thường xuyên

23.

Mua sắm hàng hóa, trang thiết bị phục vụ hoạt động của cơ quan

24.

Lập kế hoạch, tiếp nhận, cấp phát, quyết toán sử dụng phôi sổ BHXH, thẻ BHYT

25.

Quản lý tài sản của cơ quan

26.

Kết luận xử lý sau kiểm tra

27.

Sửa chữa trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của cơ quan

28.

Soạn thảo và ban hành văn bản hành chính.

29.

Tạm ứng và thanh toán các chi phí phục vụ cho hoạt động của cơ quan.

30.

Tiếp công dân

31.

Quy hoạch cán bộ quản lý

32.

Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý tại cơ quan Bảo hiểm xã hội

33.

Tiếp nhận và xử lý thông tin đường dây nóng

34.

Thực hiện thư xin lỗi

35.

Tuyển dụng tạm tuyển hợp đồng lao động

36.

Thực hiện chế độ nghỉ phép hằng năm, nghỉ không lương

37.

Thực hiện chế độ ốm đau thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với công chức, viên chức.

38.

Thực hiện chế độ đi nước ngoài về việc riêng đối với công chức, viên chức.

39.

Quản lý hồ sơ công chức, viên chức

40.

Xét nâng bậc lương trước thời hạn

41.

Xử lý kỷ luật công chức, viên chức tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BẢN CÔNG BỐ

BẢO HIỂM XÃ HỘI TP. HỒ CHÍ MINH

Công bố Hệ thống quản lý chất lượng tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đối với các hoạt động thực hiện chức năng quản lý nhà nước và giải quyết thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn Thành phố.

(Ban hành kèm theo Quyết định số 677/QĐ-BHXH ngày 18/6/2014 của Giám đốc Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh)

 

Bản công bố này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

 

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 6 năm 2014

 

GIÁM ĐỐC




Cao Văn Sang