Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 679/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 29 tháng 3 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

n cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 3039/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018;

Căn cứ Công văn số 58/BTTTT-KHCN ngày 11 tháng 01 năm 2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các nguyên tắc định hướng về công nghệ thông tin và truyền thông trong xây dựng đô thị thông minh ở Việt Nam;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 235/TTr-STTTT ngày 20 tháng 3 năm 2018 (kèm theo Công văn số 536/STC-QLNS ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Sở Tài chính và Công văn số 597/BC-SKHĐT ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Sở Kế hoạch và Đầu tư),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề cương Đề án “phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2025”, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Tên Đề án: “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2025”.

2. Mục tiêu tổng quát phát triển dịch vụ đô thị thông minh

Xây dựng, phát triển dịch vụ đô thị thông minh về cơ bản phải đáp ứng được các mục tiêu tổng quát sau:

- Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao: Ứng dụng công nghệ ICT để hỗ trợ giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề được người dân quan tâm (giáo dục, y tế, giao thông, an toàn thực phẩm, môi trường...), nâng cao sự hài lòng của người dân.

- Quản lý đô thị tinh gọn: Các hệ thống thông tin quản lý những lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật - dịch vụ chủ yếu của đô thị được số hóa, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các ngành; tăng cường sự tham gia của người dân nhằm nâng cao năng lực dự báo, hiệu quả và hiệu lực quản lý của chính quyền địa phương.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh: Xây dựng hạ tầng thông tin số an toàn, khuyến khích nâng cấp dữ liệu mở để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, giúp doanh nghiệp giảm chi phí, mở rộng cơ hội hợp tác kinh doanh trong nền kinh tế số.

- Dịch vụ công nhanh chóng, thuận tiện: Đảm bảo mọi người dân được hưởng thụ các dịch vụ công một cách nhanh chóng, thuận tiện trên cơ sở hạ tầng thông tin số rộng khắp.

- Tăng cường việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm.

3. Phạm vi của Đề án: địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Năm 2018: Tập trung thí điểm địa bàn thành phố Huế.

4. Nhiệm vụ chính của Đề án

Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm đạt được các mục tiêu của Đề án với những nội dung chính như sau:

- Nhiệm vụ 1: Ban hành, công bố Kiến trúc ICT đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hình thức triển khai: xây dựng, phê duyệt Kiến trúc ICT đô thị thông minh, kế hoạch thực hiện.

- Nhiệm vụ 2: Xây dựng hạ tầng nền tảng phát triển đô thị thông minh (tập trung nâng cấp Trung tâm Dữ liệu điện tử tỉnh và Mạng diện rộng tỉnh).

Hình thức triển khai: Đề án.

- Nhiệm vụ 3: Quy hoạch và phát triển hạ tầng xã hội phát triển đô thị thông minh (Quy hoạch và triển khai hệ thống Camera và Wifi.v.v.).

Hình thức triển khai: Đề án.

- Nhiệm vụ 4: Chuyển đổi số, liên kết, liên thông hệ thống thông tin.

Hình thức triển khai: Đề án.

- Nhiệm vụ 5: Xây dựng mô hình trung tâm điều hành đô thị thông minh.

Hình thức triển khai: Đề án.

- Nhiệm vụ 6: Xây dựng hệ sinh thái y tế thông minh.

Hình thức triển khai: Dự án.

- Nhiệm vụ 7: Xây dựng hệ sinh thái giáo dục thông minh.

Hình thức triển khai: Dự án.

- Nhiệm vụ 8: Xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh.

Hình thức triển khai: Dự án.

- Nhiệm vụ 9: Phát triển dịch vụ giao thông thông minh.

Hình thức triển khai: Dự án.

- Nhiệm vụ 10: Phát triển dịch vụ môi trường thông minh.

Hình thức triển khai: Dự án.

- Nhiệm vụ 11: Phát triển Kinh tế số thông minh.

Hình thức triển khai: Dự án.

- Nhiệm vụ 12: Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hình thức triển khai: Đề án.

- Nhiệm vụ 13: Triển khai thẻ điện tử công chức và thí điểm thẻ điện tử cá nhân, doanh nghiệp.

Hình thức triển khai: Đề án.

- Nhiệm vụ 14: Xây dựng phương án thu hút doanh nghiệp tham gia vào hoạt động phát triển đô thị thông minh.

Hình thức triển khai: Chương trình công tác, kế hoạch.

- Nhiệm vụ 15: Phổ biến, hướng dẫn mọi người dân có thể tiếp cận được các dịch vụ đô thị thông minh.

Hình thức triển khai: Dự án.

- Nhiệm vụ 16: Tổ chức truyền thông nhằm thu hút người dân, tổ chức tham gia ứng dụng hướng người dân làm trọng tâm.

Hình thức triển khai: Chương trình công tác, kế hoạch.

- Nhiệm vụ 17: Đánh giá tổng kết mô hình thí điểm giai đoạn 2018 - 2020, làm rõ giải pháp, cụ thể mục tiêu để thực hiện nhiệm vụ hướng xây dựng đô thị thông minh đến năm 2025.

Hình thức triển khai: Chương trình công tác, kế hoạch.

5. Nguyên tắc chung trong phát triển dịch vụ đô thị thông minh

5.1. Lấy người dân làm trung tâm: Việc phát triển dịch vụ đô thị thông minh phải dựa trên nhu cầu thực tế của người dân, mọi người dân được hưởng thành quả từ việc phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

- Đảm bảo hầu hết người dân có nhận thức đầy đủ về các lợi ích cụ thể của đô thị thông minh.

- Đảm bảo người dân, doanh nghiệp, hiệp hội và các bên liên quan được khảo sát nhu cầu, lấy ý kiến rộng rãi trong quá trình xây dựng và phát triển các kế hoạch, đề án, dự án liên quan đô thị thông minh.

- Đào tạo, hướng dẫn mọi người dân có thể tiếp cận được các dịch vụ của đô thị thông minh.

5.2. Đảm bảo năng lực cơ sở hạ tầng thông tin, tạo ra nền sinh thái số đáp ứng nhu cầu phát triển các ứng dụng, dịch vụ đô thị thông minh. Đẩy mạnh dùng chung cơ sở hạ tầng thông tin, khuyến khích dữ liệu mở (open data): Bao gồm những dữ liệu có thể hiểu được, sử dụng và khai thác được bởi các bên tham gia xây dựng đô thị thông minh. Dữ liệu mở do chính quyền địa phương sở hữu và có quyền chia sẻ cho các bên liên quan.

5.3. Về mặt công nghệ: Đảm bảo tính tập trung về công nghệ; chú trọng áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông phù hợp với đô thị thông minh như Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo... và có khả năng tương thích với nhiều nền tảng thông tin trọng yếu; bảo vệ thông tin riêng tư của người dân.

5.4. Chủ động xây dựng và triển khai đề án tổng thể xây dựng đô thị thông minh, có tầm nhìn bám sát chủ trương, định hướng của Đảng và Chính phủ, hòa với mục tiêu phát triển của địa phương trên cơ sở đặc điểm riêng của Tỉnh (nhu cầu quản lý, nhu cầu người dân, các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức).

5.5. Tổ chức xây dựng đề án với lộ trình phù hợp cho các dự án theo nguyên tắc chính sau:

- Ưu tiên các dự án nền tảng dài hạn có tính tổng thể và phục vụ liên ngành bao gồm Kiến trúc ICT cho đô thị thông minh, đảm bảo an toàn thông tin, hạ tầng băng thông rộng...; cho phép xây dựng trên nền tảng đó các dự án phát huy được thế mạnh của địa phương, các dự án có tính cấp bách theo nhu cầu quản lý và nguyện vọng của người dân.

- Cần có các dự án thí điểm có khả năng làm điển hình để nhân rộng; tránh triển khai đồng thời nhiều dự án trong khi chưa kịp rút kinh nghiệm các dự án thí điểm hoặc chưa hoàn thành các dự án nền tảng tổng thể dài hạn.

- Ưu tiên dự án thuê dịch vụ ICT và sử dụng các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ ICT trong nước trong việc xây dựng đô thị thông minh.

5.6. Tăng cường huy động các nguồn lực xã hội (như đối tác công tư...) để xây dựng đô thị thông minh; đảm bảo tính cân đối hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan như chính quyền, người dân và doanh nghiệp...

5.7. Tăng cường phát triển nguồn nhân lực về đô thị thông minh.

5.8. Tăng cường các hoạt động hợp tác, chia sẻ, học tập kinh nghiệm các tỉnh, thành phố trong nước; hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế để tham khảo xu hướng, các bài học thực tiễn.

6. Lựa chọn mô hình triển khai phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

6.1. Xác định giai đoạn phát triển dịch vụ đô thị thông minh

Theo mô hình trưởng thành của thành phố thông minh do IDC đề xuất sẽ gồm 5 giai đoạn: Tự phát; Cơ hội; Nhân rộng; Quản lý và Tối ưu hóa. Việc phân tích cho mỗi giai đoạn được thực hiện theo 5 nội dung:

Giai đoạn 1: Kế hoạch chiến lược.

Giai đoạn 2: Dữ liệu.

Giai đoạn 3: Công nghệ.

Giai đoạn 4: Quản lý điều hành và mô hình cung cấp dịch vụ.

Giai đoạn 5: Sự tham gia của các thành phần xã hội.

6.2. Mô hình phát triển dịch vụ đô thị thông minh.

Bước 1: Xây dựng kiến trúc ITC đô thị thông minh.

Bước 2: Phát triển hạ tầng, đảm bảo an toàn thông tin hạ tầng cho các dịch vụ đô thị thông minh.

Bước 3: Chuyển đổi số, liên thông hệ thống thông tin.

Bước 4: Xây dựng kiến trúc ITC thành phần trên nền tảng kiến trúc tổng thể ICT đô thị thông minh.

Bước 5: Phát triển dịch vụ đô thị thông minh thành phần thí điểm.

Bước 6: Đánh giá tổng kết nhân rộng mô hình hoàn thiện đô thị thông minh.

7. Sản phẩm Đề án:

- Tài liệu Đề án: “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2025”.

- Báo cáo tóm tắt Đề án trình duyệt.

- Quyết định phê duyệt Đề án của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

8. Tổng kinh phí xây dựng Đề án: 383.000.000 đồng (Bằng chữ: Ba trăm tám ba triệu đồng).

Dự toán chi tiết đính kèm.

9. Nguồn vốn lập Đề án: Ngân sách tỉnh.

10. Thời gian thực hiện: Năm 2018.

- Phê duyệt đề cương nhiệm vụ, dự toán: tháng 3/2018;

- Lấy ý kiến các cơ quan liên quan, bộ ngành trung ương: tháng 4/2018;

- Thông qua Hội đồng thẩm định, Lãnh đạo UBND tỉnh: tháng 5/2018;

- Thông qua UBND tỉnh: tháng 6/2018;

- Thông qua HĐND tỉnh: tháng 7/2018;

- Phê duyệt và triển khai thực hiện đề án: tháng 8/2018.

11. Tổ chức thực hiện:

a) Cơ quan phê duyệt: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

b) Chủ đầu tư: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế.

c) Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý, thực hiện và điều hành dự án.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- VP: CVP và PCVP N.Đ.Bách;
- Lưu: VT, CT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Phan Ngọc Thọ

 

DỰ TOÁN KINH PHÍ LẬP ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

(Kèm theo Quyết định số 679/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

KHOẢN MỤC CHI PHÍ

ĐVT

ĐƠN GIÁ

SỐ LƯỢNG

THÀNH TIỀN

CĂN CỨ

I

XÂY DỰNG NHIỆM VỤ

 

 

 

5.000.000

 

1

Xây dựng đề cương, nhiệm vụ

Đề cương

3.000.000

1

3.000.000

Vận dụng Thông tư 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011

2

Lập dự toán theo đề cương, nhiệm vụ

Cái

2.000.000

1

2.000.000

 

II

XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

 

 

 

322.100.000

 

1

Nghiên cứu, thu thập, xử lý số liệu, dữ liệu ban đầu

Công

230.000

180

41.400.000

Công=3,99* 1.300.000/22=230.000 (lấy hệ số lương người có kinh nghiệm khoảng 3,99)

2

Thu thập bổ sung về số liệu, tư liệu theo yêu cầu đề án

Công

230.000

90

20.700.000

 

3

Khảo sát thực địa

Đơn vị

 

 

66.000.000

 

3.1

Lập phiếu khảo sát

Phiếu

1.500.000

7

7.000.000

Vận dụng Thông tư 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 (áp dụng cho Phiếu khảo sát có từ 30 đến 40 chỉ tiêu)

3.2

Cung cấp số liệu

Phiếu

85.000

200

17.000.000

Vận dụng Thông tư 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 (áp dụng cho Phiếu khảo sát có từ 30 đến 40 chỉ tiêu)

3.3

Thực hiện khảo sát

Công

230.000

80

14.400.000

Vận dụng Thông tư 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016

3.4

Tổng hợp, phân tích, đánh giá số liệu khảo sát

Công

230.000

70

10.000.000

Vận dụng Thông tư 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016

3.5

Phụ cấp lưu trú

Ngày/ người

120.000

80

9.600.000

Số ngày theo thực tế, mức chi theo Quyết định số 03/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

3.6

Hỗ trợ phương tiện đi lại

Ngày/ Người

100.000

80

8.000.000

Theo thực tế

4

Thiết kế đề án

 

 

 

194.000.000

 

4.1

Phân tích đánh giá cơ sở thực tiễn xây dựng đô thị thông minh trong nước và quốc tế, bài học kinh nghiệm, nghiên cứu sự cần thiết xây dựng đô thị thông minh

Công

230.000

60

13.800.000

 

4.2

Phân tích đánh giá thực trạng xây dựng chính quyền điện tử tạo nền tảng cho phát triển dịch vụ đô thị thông minh tại tỉnh

Công

 230.000

45

10.350.000

 

4.3

Phân tích mô hình SWOT và xác định chiến lược phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh

Công

230.000

45

10.350.000

 

4.4

Nghiên cứu mục tiêu và nguyên tắc chung trong phát triển dịch vụ đô thị thông minh

Công

230.000

45

10.350.000

 

4.5

Nghiên cứu, đề xuất các phương án phát triển

Công

230.000

90

20.700.000

 

4.6

Nghiên cứu các giải pháp thực hiện mục tiêu

 

 

 

97.750.000

 

4.6.1

Luận chứng các phương án phát triển

Công

230.000

90

20.700.000

 

4.6.2

Phân tích kế hoạch chiến lược

Công

230.000

25

5.750.000

 

4.6.3

Phân tích dữ liệu

Công

230.000

25

5.750.000

 

4.6.4

Phân tích công nghệ

Công

230.000

25

5.750.000

 

4.6.5

Phân tích quản lý điều hành và mô hình cung cấp dịch vụ

Công

230.000

25

5.750.000

 

4.6.6

Phân tích sự tham gia của các thành phần xã hội

Công

230.000

25

5.750.000

 

4.6.7

Xây dựng kiến trúc ITC đô thị thông minh

Công

230.000

25

5.750.000

 

4.6.8

Xây dựng phát triển hạ tầng, đảm bảo an toàn thông tin hạ tầng cho các dịch vụ đô thị thông minh

Công

230.000

25

5.750.000

 

4.6.9

Xây dựng chuyển đổi số, liên thông hệ thống thông tin

Công

230.000

25

5.750.000

 

4.6.10

Xây dựng kiến trúc ITC thành phần trên nền tảng kiến trúc tổng thể ICT đô thị thông minh

Công

230.000

45

10.350.000

 

4.6.11

Xây dựng phát triển dịch vụ đô thị thông minh thành phần thí điểm

Công

230.000

45

10.350.000

 

4.6.12

Phân tích đánh giá tổng kết nhân rộng mô hình hoàn thiện đô thị thông minh

Công

230.000

45

10.350.000

 

4.7

Xác định các nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh

Công

230.000

45

10.350.000

 

4.8

Đánh giá tính khả thi của đề án

Công

230.000

45

10.350.000

 

4.9

Xây dựng báo cáo tổng hợp và các báo cáo liên quan

 

 

 

10.000.000

 

4.9.1

Xây dựng báo cáo tổng hợp

Công

 

 

10.000.000

 

4.9.2

Xây dựng các báo cáo tóm tắt

Công

 

 

-

Đã có trong báo cáo tổng hợp

4.9.3

Xây dựng văn bản trình thẩm định

Công

 

 

-

Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện

4.9.4

Xây dựng văn bản trình phê duyệt dự án đề án

Công

 

 

-

Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện

III

QUẢN LÝ HÀNH, KHÁC

 

 

 

23.500.000

 

1

Quản lý dự án

Năm

 

 

-

Sở Thông tin thực hiện chức năng nhiệm, vụ quản lý nhà nước của mình đối với đề án

2

Tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia hoàn thiện đề án

 

 

 

12.500.000

 

2.1

Thuê Hội trường

 

5.000.000

1

5.000.000

 

2.2

Maket

 

2.000.000

1

2.000.000

 

2.3

Chủ trì hội thảo

 

200.000

1

-

 

2.4

Phục vụ hội thảo (1 người x 100.0000/người)

 

100.000

1

-

 

2.5

Nước uống, Tea break (100 người x 30.000/người)

 

30.000

100

3.000.000

Quyết định 03/2011/QĐ-UBND

2.6

Lấy ý kiến chuyên gia

 

500.000

5

2.500.000

Vận dụng Thông tư 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 (tối đa không quá 5 người)

3

Thẩm định đề cương, nhiệm vụ và dự toán (bao gồm lấy ý kiến các ngành)

Lần

3.000.000

1

3.000.000

 

4

Thẩm định đề án

Lần

5.000.000

1

5.000.000

 

5

Văn phòng phẩm, in ấn, photo tài liệu

 

3.000.000

1

3.000.000

 

IV

THUẾ VAT (I, II)

 

 

10%

32.710.000

 

 

TỔNG CỘNG (I+II+III+IV)

 

 

 

383.310.000

 

 

TỔNG CỘNG (LÀM TRÒN)

 

 

 

383.000.000