BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 68/QĐ-BTTTT | Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2014 |
BAN HÀNH QUY CHẾ GIAO BAN BÁO CHÍ NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;
Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Thông tin,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế giao ban báo chí ngành Thông tin và Truyền thông.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Giám đốc Trung tâm Thông tin, Tổng biên tập các cơ quan báo chí thuộc ngành thông tin và truyền thông và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
GIAO BAN BÁO CHÍ NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 68/QĐ-BTTTT ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
Giao ban báo chí ngành Thông tin và Truyền thông nhằm đánh giá tình hình hoạt động, việc chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, đưa ra định hướng tuyên truyền đối với các cơ quan báo chí trực thuộc ngành Thông tin và Truyền thông (cơ quan báo chí Ngành), góp phần tăng cường công tác quản lý thông tin đối với hoạt động của các cơ quan báo chí Ngành; đồng thời tạo điều kiện để các cơ quan báo chí Ngành trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo chí Ngành.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1. Quy chế này quy định chi tiết về nội dung, thành phần, thời gian, địa điểm và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan khi tham gia giao ban báo chí ngành Thông tin và Truyền thông hàng tháng.
2. Các cơ quan quản lý báo chí của Bộ, các cơ quan báo chí Ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu sự điều chỉnh của quy chế này.
Hoạt động giao ban báo chí ngành Thông tin và Truyền thông phải thực hiện theo quy định của pháp luật về báo chí hiện hành và các quy định cụ thể của Quy chế này.
Điều 4. Nội dung giao ban báo chí Ngành
1. Nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền của các cơ quan báo chí Ngành. Biểu dương các cơ quan báo chí Ngành có ưu điểm, thành tích nổi bật trong tháng, đồng thời phê bình, nhắc nhở các cơ quan báo chí Ngành hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích và nêu kết quả xử lý các cơ quan báo chí Ngành vi phạm pháp luật.
2. Thông báo, phổ biến và hướng dẫn các cơ quan báo chí Ngành về các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động báo chí và các lĩnh vực quản lý khác của Bộ.
3. Trao đổi, thảo luận về các chủ đề mà báo chí thông tin trong thời gian tới.
4. Các cơ quan báo chí Ngành đề xuất, kiến nghị với các cơ quan quản lý báo chí của Bộ chỉ đạo, định hướng các thông tin trong thời gian tới.
Điều 5. Thời gian, địa điểm tổ chức
1. Hội nghị giao ban báo chí Ngành được tổ chức hàng tháng.
2. Thời gian cụ thể và địa điểm tổ chức Hội nghị giao ban báo chí Ngành được thông báo trên lịch làm việc của Lãnh đạo Bộ.
Điều 6. Thành phần tham gia giao ban báo chí Ngành.
1. Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Lãnh đạo đơn vị quản lý nhà nước, đơn vị chức năng thuộc Bộ: Cục Báo chí, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, Cục Thông tin đối ngoại, Thanh tra Bộ, Trung tâm Thông tin và một số Cục, Vụ, đơn vị có liên quan.
3. Lãnh đạo cơ quan báo chí Ngành (tổng biên tập hoặc phó tổng biên tập); phóng viên hoặc nhóm phóng viên được cử theo dõi tuyên truyền về Ngành.
Điều 7. Trách nhiệm của Trung tâm Thông tin
1. Là đơn vị giúp việc cho Lãnh đạo Bộ tổ chức hội nghị, theo dõi, tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả công tác thông tin, tuyên truyền và định hướng công tác tuyên truyền về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ cho các cơ quan báo chí Ngành.
2. Tổng hợp những vấn đề báo chí trong và ngoài Ngành phản ánh về những vấn đề thời sự thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, đề xuất để Lãnh đạo Bộ chỉ đạo thống nhất công tác thông tin, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của xã hội về những vấn đề quản lý nhà nước của Bộ. Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm Thông tin tổ chức mời đại diện lãnh đạo đơn vị chức năng liên quan đến dự họp để báo cáo, giải thích thêm những thông tin để báo chí Ngành nắm rõ.
3. Phối hợp với Cục Báo chí, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử trong việc nhận xét, đánh giá việc thực hiện thông tin, tuyên truyền của các cơ quan báo chí Ngành theo đúng tôn chỉ mục đích và quy định của pháp luật.
Điều 8. Trách nhiệm của Cục Báo chí, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử.
1. Theo chức năng, nhiệm vụ của mình các Cục có trách nhiệm nhận xét, đánh giá những hoạt động thông tin báo chí trong tháng của các cơ quan báo chí Ngành.
2. Thông báo, phổ biến và hướng dẫn các cơ quan báo chí Ngành thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động báo chí.
3. Trao đổi, đề xuất để Lãnh đạo Bộ chỉ đạo các chủ đề mà báo chí cần thông tin, tuyên truyền trong thời gian tới; trao đổi về các vấn đề báo chí, thông tin có yếu tố cần rút kinh nghiệm.
Điều 9. Trách nhiệm của các cơ quan báo chí
1. Cơ quan báo chí phải phân công phóng viên hoặc một nhóm phóng viên chuyên trách theo dõi tuyên truyền về Ngành.
2. Lãnh đạo cơ quan báo chí và phóng viên/đại diện nhóm phóng viên được phân công chuyên trách theo dõi tuyên truyền về Ngành phải tham dự giao ban báo chí đầy đủ, đúng thành phần.
3. Cơ quan báo chí Ngành có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định cho phép lãnh đạo cơ quan báo chí không phải tham dự giao ban trong trường hợp đột xuất.
4. Cơ quan báo chí phải thông báo kết quả giao ban báo chí Ngành tới toàn thể phóng viên và biên tập viên của đơn vị mình.
Điều 10. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan
Các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm thông báo, giải thích các vấn đề mà báo chí đã phản ánh thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan mình theo thẩm quyền. Việc cung cấp thông tin cho báo chí phải được thực hiện theo các quy định hiện hành.
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện tốt Quy chế và có thành tích xuất sắc trong hoạt động báo chí sẽ được xem xét, đề nghị khen thưởng.
2. Các cơ quan, tổ chức có liên quan vi phạm Quy chế thì tùy theo mức độ, sẽ bị phê bình hoặc xử lý bằng các hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Kinh phí tổ chức Hội nghị
Trung tâm Thông tin phối hợp với Vụ Kế hoạch tài chính xây dựng dự toán kinh phí tổ chức hội nghị giao ban báo chí hàng tháng đưa vào dự toán năm của Trung tâm Thông tin theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Các cơ quan quản lý báo chí, các cơ quan báo chí và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện quy chế này. Trong quá trình thực hiện có vấn đề vướng mắc, phát sinh đề nghị các đơn vị phản ánh về Trung tâm Thông tin để tổng hợp, nghiên cứu và báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- 1 Quyết định 6263/QĐ-BCA năm 2013 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công an
- 2 Quyết định 4445/QĐ-BYT năm 2013 về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế
- 3 Nghị định 132/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 4 Quyết định 6840/QĐ-BCT năm 2013 về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công Thương
- 5 Nghị định 51/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Báo chí, Luật Báo chí sửa đổi
- 1 Quyết định 6840/QĐ-BCT năm 2013 về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công Thương
- 2 Quyết định 6263/QĐ-BCA năm 2013 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công an
- 3 Quyết định 4445/QĐ-BYT năm 2013 về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế