BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 682/BXD-CSXD | Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 1996 |
QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG XÂY DỰNG
- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 4/3/1994 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ ban hành điều lệ quản lý đầu tư và Xây dựng;
- Xét nhu cầu về quản lý Quy hoạch và Xây dựng, theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách xây dựng, Vụ trưởng Vụ Quản lý Kiến trúc và Quy hoạch, Viện trưởng Viện Kiến trúc và Tiêu chuẩn hoá xây dựng, Viện trưởng Viện quy hoạch đô thị - Nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chuẩn Xây dựng tập I (Phần Quy định chung và Quy hoạch xây dựng).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1997 và áp dụng trong phạm vi cả nước.
Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định này.
| BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG |
MỤC LỤC
PHẦN I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUY CHUẨN XÂY DỰNG
Điều 1.1 Phạm vi áp dụng của Quy chuẩn xây dựng
Điều 1.2 Giải thích từ ngữ
Điều 1.3 Mục tiêu của Quy chuẩn xây dựng
Điều 1.4 Các yêu cầu kỹ thuật của Quy chuẩn xây dựng
Điều 1.5 Các giải pháp kỹ thuật được chấp thuận
Điều 1.6 Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài
CHƯƠNG 2: SỐ LIỆU TỰ NHIÊN DÙNG TRONG THIẾT KẾ XÂY DỰNG
Điều 2.1 Số liệu tự nhiên của khu vực xây dựng
Điều 2.2 Tài liệu khảo sát kỹ thuật địa điểm xây dựng
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT CHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều 3.1 Yêu cầu chung đối với các công trình xây dựng
Điều 3.2 Quy hoạch và thiết kế kiến trúc
Điều 3.3 Bảo vệ tài nguyên, môi trường
Điều 3.4 Phòng chống cháy, nổ
Điều 3.5 An toàn về kết cấu
Điều 3.6 Chống động đất
Điều 3.7 Chống ăn mòn
Điều 3.8 Chống thấm
Điều 3.9 Chống sét
Điều 3.10 Nhiệt kỹ thuật
Điều 3.11 Phòng chống các sinh vật gây hại
Điều 3.12 Chống ồn, rung
Điều 3.13 Vệ sinh, tiện nghi
PHẦN II: THIẾT KẾ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
CHƯƠNG 4: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Điều 4.1 Phạm vi áp dụng
Điều 4.2 Giải thích từ ngữ
Điều 4.3 Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng
Điều 4.4 Khu vực bảo vệ công trình và khoảng cách ly vệ sinh, an toàn
Điều 4.5 khu vực bảo vệ đê điều
Điều 4.6 Khu vực bảo vệ công trình thủy lợi
Điều 4.7 Khu vực bảo vệ và khoảng cách ly của các công trình giao thông
Điều 4.8 Hành lang bảo vệ lưới điện cao áp
Điều 4.9 Khu vực bảo vệ và khu vực bảo vệ vệ sinh của các công trình cấp nước
Điều 4.10 Khoảng cách ly vệ sinh của trạm bơm, xử lý nước thải, bãi rác, nghĩa trang
Điều 4.11 Khoảng cách ly vệ sinh giữa các xí nghiệp, kho tàng với khu dân dụng
Điều 4.12 Khoảng cách ly phòng chống cháy
Điều 4.13 Khu vực bảo vệ công trình quốc phòng
Điều 4.14 Khu vực bảo vệ di tích, thắng cảnh
Điều 4.15 Chất lượng nước cấp cho sinh hoạt
Điều 4.16 Mức ồn tối đa cho phép trong khu dân cư
Điều 4.17 Xả nước thải
Điều 4.18 Xả khí thải
CHƯƠNG 5: QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
Điều 5.1 Dự án quy hoạch xây dựng đô thị
Điều 5.2 Quy hoạch chung xây dựng đô thị
Điều 5.3 Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
Điều 5.4 Lựa chọn đất xây dựng đô thị
Điều 5.5 Nguyên tắc phân khu chức năng đô thị
Điều 5.6 Quy hoạch khu vực dân dụng
Điều 5.7 Quy hoạch khu ở
Điều 5.8 Quy hoạch các công trình công cộng
Điều 5.9 Cải tạo, chỉnh trang các khu vực cũ trong đô thị
Điều 5.10 Quy hoạch khu trung tâm
Điều 5.11 Cây xanh đô thị
Điều 5.12 Quy hoạch khu công nghiệp và kho tàng đô thị
Điều 5.13 Hệ thống giao thông
Điều 5.14 Hệ thống cáp điện và chiếu sáng
Điều 5.15 Hệ thống cấp nước
Điều 5.16 Phòng chống cháy đô thị
Điều 5.17 Hệ thống thoát nước
Điều 5.18 Mạng lưới công trình ngầm
Điều 5.19 Quản lý chất thải rắn
Điều 5.20 Nhà vệ sinh công cộng
Điều 5.21 Chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng đô thị
CHƯƠNG 6: QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN
Điều 6.1 Phạm vi áp dụng
Điều 6.2 Nội dung quy hoạch xây dựng khu dân cư nông thôn
Điều 6.3 Đất xây dựng khu dân cư
Điều 6.4 San đắp nền, tiêu thủy
Điều 6.5 Phân khu chức năng khu dân cư
Điều 6.6 Quy hoạch khu ở
Điều 6.7 Cải tạo các điểm dân cư cũ
Điều 6.8 Quy hoạch khu trung tâm xã
Điều 6.9 Quy hoạch khu sản xuất tiểu, thủ công nghiệp
Điều 6.10 Hệ thống giao thông
Điều 6.11 Hệ thống cung cấp điện
Điều 6.12 Cấp nước
Điều 6.13 Thoát nước và vệ sinh
Điều 6.14 Cây xanh, khoảng cách ly, bảo vệ môi trường
CHƯƠNG 7: QUY ĐỊNH VỀ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
Điều 7.1 Phạm vi áp dụng
Điều 7.2 Yêu cầu chung đối với các công trình trong đô thị
Điều 7.3 Yêu cầu kỹ thuật đối với lô đất xây dựng
Điều 7.4 Phần nhà được phép nhô quá đường đỏ, cho trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với đường đỏ
Điều 7.5 Phần nhà được nhô ra khỏi chỉ giới xây dựng và đường đỏ, cho trường hợp chỉ giới xây dựng lùi vào sau đường đỏ
Điều 7.6 Sử dụng đất: khoảng lùi, mật độ cây xanh; mật độ xây dựng.
Điều 7.7 Khống chế chiều cao nhà
Điều 7.8 Vệ sinh đô thị
Điều 7.9 Mỹ quan đô thị
Điều 7.10 An toàn điện
Điều 7.11 An toàn giao thông đô thị
Điều 7.12 Quan hệ với các công trình bên cạnh
Điều 7.13 Nhà công cộng: Cổng ra vào, sân, chỗ đỗ xe, tiện nghi vệ sinh
Điều 7.14 Kiốt, biển thông báo, quảng cáo, cây xanh
Điều 7.15 Trạm xăng trong đô thị
Điều 7.16 Trạm phòng chữa cháy (đơn vị phòng chống cháy) đô thị
PHỤ LỤC
Phụ lục 4.1 Minh hoạ phạm vi bảo vệ các công trình kỹ thuật
Phụ lục 4.2 Tiêu chuẩn vệ sinh đối với chất lượng nước cấp cho sinh hoạt
Phụ lục 4.3 Tiêu chuẩn TCVN 5501-91 “Nước uống - Yêu cầu kỹ thuật”
Phụ lục 4.4 Mức ồn tối đa được phép trong khu dân cư, theo mức âm tương đương dBA (theo TCVN 5949-95)
Phụ lục 4.5 Tiêu chuẩn xả nước thải công nghiệp (theo TCVN 5945-95)
Phụ lục 4.6 Tiêu chuẩn xả khí thải công nghiệp. Giới hạn tối đa cho phép của bụi và chất vô cơ trong khí thải (mg/m3) (theo TCVN 5939-95)
Phụ lục 4.7 Tiêu chuẩn xả khí thải công nghiệp. Giới hạn tối đa cho phép của các chất hữu cơ trong khí thải (mg/m3) (theo TCVN 5940-95)
Phụ lục 4.8 Phân loại xí nghiệp, kho theo cấp độc hại
Phụ lục 5.1 Khoảng cách tối thiểu giữa các loại đường ống kỹ thuật trong mạng lưới ngầm (m)
Phụ lục 7.1 Minh họa phần nhà được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng
Phụ lục 7.2 Minh hoạ khống chế độ cao nhà bằng đường tới hạn
MỤC LỤC CÁC TỪ NGỮ ĐƯỢC GIẢI THÍCH TRONG QCXDVN TẬP 1
Từ ngữ | Mục |
Chỉ giới đường đỏ | 4.2.6 |
Chỉ giới xây dựng | 4.2.6 |
Chứng chỉ quy hoạch | 4.2.5 |
Cơ sở hạ tầng đô thị | 4.2.4 |
Công trình trong đô thị | 4.2.8 |
Đất đô thị | 4.2.3 |
Đô thị | 4.2.2 |
Hệ số sử dụng đất (HSD) | 4.2.7 |
Hoạt động xây dựng | 1.2.1 |
Khoảng lùi | 4.2.6 |
Mật độ xây dựng | 4.2.7 |
Quy hoạch xây dựng | 4.2.1 |
Tiêu chuẩn Việt Nam | 1.2.2 |
CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUY CHUẨN XÂY DỰNG
CHƯƠNG 2: SỐ LIỆU TỰ NHIÊN DÙNG TRONG THIẾT KẾ XÂY DỰNG
CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT CHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUY CHUẨN XÂY DỰNG
Điều 1.1 Phạm vi áp dụng của Quy chuẩn xây dựng
Quy chuẩn xây dựng (dưới đây được viết tắt là quy chuẩn hoặc QCXD) là văn bản quy định các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu, bắt buộc phải tuân thủ đối với mọi hoạt động xây dựng, và các giải pháp, các tiêu chuẩn được sử dụng đã đạt các yêu cầu đó.
Ghi chú:
1. Những trường hợp hạn chế phạm vi áp dụng, nếu có, được quy định ở từng chương cụ thể.
2. Trong QCXD, những dòng chữ in đứng là những yêu cầu bắt buộc, những dòng chữ in nghiêng là phần hướng dẫn những giải pháp được chấp thuận (xem điều 1.4).
3. QCXD là cơ sở kỹ thuật cho việc lập, thiết kế và thẩm định, phê duyệt các dự án quy hoạch, đồ án thiết kế công trình xây dựng, kiểm tra quá trình xây dựng và nghiệm thu cho phép sử dụng công trình.
4. QCXD bao gồm các quy định liên quan đến kỹ thuật trong các hoạt động xây dựng, không bao gồm các quy định liên quan đến các thủ tục hành chính, quản lý về xây dựng, trật tự, vệ sinh công cộng.
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.2.1. Hoạt động xây dựng
Hoạt động xây dựng được hiểu là mọi hoạt động kỹ thuật liên quan đến xây lắp các công trình xây dựng, với 2 giai đoạn chính:
1) Quy hoạch xây dựng: gồm lập quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch.
2) Đầu tư, xây dựng công trình: gồm lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp (kể cả sửa chữa, cải tạo, phá dỡ) và bảo trì các công trình xây dựng.
1.2.2. Tiêu chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn Việt Nam được hiểu là các tiêu chuẩn của Việt Nam, bao gồm:
1) Tiêu chuẩn Nhà nước, có mã hiệu là TCVN; và
2) Tiêu chuẩn Xây dựng, có mã hiệu là TCXD; và
3) Tiêu chuẩn Ngành, có mã hiệu là TCN.
Điều 1.3 Mục tiêu của Quy chuẩn xây dựng
Mục tiêu của QCXD là đảm bảo việc xây dựng mới, cải tạo các đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp và các công trình xây dựng đạt hiệu quả về mọi mặt:
1. Bảo đảm các điều kiện an toàn, vệ sinh, tiện nghi cho những người làm việc và sinh sống trong khu vực hoặc công trình được xây dựng, cải tạo.
2. Bảo vệ được lợi ích của toàn xã hội, bao gồm:
a) Bảo vệ môi trường sống, cảnh quan và các di tích lịch sử, văn hoá; giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc;
b) Bảo vệ tài sản xã hội gồm công trình xây dựng và tài sản bên trong công trình;
c) Bảo đảm các yêu cầu về quốc phòng, an ninh.
3. Sử dụng hợp lý vốn đầu tư, đất đai và các tài nguyên khác.
Điều 1.4 Các yêu cầu kỹ thuật của Quy chuẩn xây dựng.
Nhằm đảm bảo các mục tiêu đã nêu ở điều 1.3, mọi hoạt động xây dựng phải đạt được các yêu cầu kỹ thuật nêu trong các chương dưới đây, bao gồm:
1. Các yêu cầu sử dụng đất, bảo vệ môi trường, sức khoẻ và bảo đảm an toàn, tiện nghi cho con người khi lập quy hoạch xây dựng;
2. Các yêu cầu tối thiểu về an toàn, vệ sinh và tiện nghi cho con người sử dụng khi thiết kế xây dựng công trình;
3. Các yêu cầu tối thiểu về an toàn lao động, bảo vệ môi trường, cảnh quan khi thi công xây lắp công
Điều 1.5 Các giải pháp kỹ thuật được chấp thuận.
1.5.1 Yêu cầu đối với các giải pháp kỹ thuật.
1. Các giải pháp kỹ thuật áp dụng trong thiết kế quy hoạch, thiết kế, thi công các công trình xây dựng chỉ được chấp thuận nếu chúng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, quy định trong quy chuẩn này.
2. Trường hợp xây dựng cải tạo, nếu hoàn cảnh thực tế không cho phép đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn, phải có giải pháp phù hợp, đáp ứng các yêu cầu tới mức cao nhất có thể được.
1.5.2 Những giải pháp được chấp thuận là:
1. Những giải pháp được nêu trong QCXD:
a) Những giải pháp này dựa trên một số tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành và được QCXD chấp thuận. Khi một tiêu chuẩn nào trong số này được thay thế thì tiêu chuẩn thay thế sẽ mặc nhiên được chấp thuận trong QCXD.
b) Khi có khác biệt giữa QCXD và tiêu chuẩn, phải tuân theo QCXD.
2. Hoặc những giải pháp không được nêu trong QCXD nhưng được cấp có thẩm quyền thẩm định là đạt yêu cầu của quy chuẩn.
Ghi chú:
Những giải pháp nêu ở 1.5.2.2 thường dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài, được phép áp dụng theo quy định ở điều 1.6.
1.5.3. Các thiết kế điển hình của cấu kiện, chi tiết, bộ phận công trình do Bộ Xây dựng ban hành được coi là thuộc giải pháp kỹ thuật được chấp thuận, không phải thẩm định khi áp dụng vào thiết kế công trình.
Điều 1.6. Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài
Các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài có thể được áp dụng vào khảo sát, thiết kế, thi công các công trình xây dựng ở Việt Nam nếu những tiêu chuẩn này đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, quy định trong QCXD và được Bộ Xây dựng chấp thuận.
Ghi chú:
1. Bộ Xây dựng (theo các Thông tư số 12/BXD-KHCN ngày 24-4-1995 và 78/BXD-KHCN ngày 17-7-1995) đã chấp thuận, cho phép áp dụng các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành của tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO và của các nước Anh, Đức, Mỹ, Nhật, Pháp, úc, không thuộc các lĩnh vực dưới đây:
a) Số liệu: khí hậu xây dựng, địa chất thuỷ văn,
b) Phòng chống: cháy nổ, gió bão, sét,
c) Vệ sinh môi trường
d) An toàn công trình dưới tác động của khí hậu địa phương.
e) An toàn lao động.
2) Khi áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài vào Việt Nam phải đảm bảo sự đồng bộ của tiêu chuẩn được áp dụng. Trong một số trường hợp, cần có những bổ sung cho phù hợp với các điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật của Việt Nam.
SỐ LIỆU TỰ NHIÊN DÙNG TRONG THIẾT KẾ XÂY DỰNG
Mục tiêu của chương này là đảm bảo cho việc lập các dự án quy hoạch xây dựng và thiết kế công trình phù hợp với các điều kiện tự nhiên của Việt Nam.
Điều 2.1 Số liệu tự nhiên của khu vực xây dựng
Các số liệu tự nhiên của khu vực xây dựng được sử dụng đó lập dự án quy hoạch và thiết kế công trình phải là các số liệu chính thức bao gồm:
1. Các số liệu nêu trong tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành;
2. Hoặc các số liệu do các cơ quan chức năng Nhà nước cung cấp, trong trường hợp chưa có tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng.
Ghi chú:
1. Về số liệu tự nhiên, hiện có những tiêu chuẩn sau:
a) Tiêu chuẩn: "Số liệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựng - TCVN 4088-85";
b) Tiêu chuẩn "Tải trọng và tác động - TCVN 2737-95".
2. Các số liệu tự nhiên khác, được phép tham khảo "QCXD tập 3 - Phụ lục – Số liệu tự nhiên Việt Nam".
Điều 2.2 Tài liệu khảo sát kỹ thuật địa điểm xây dựng.
Các tài liệu khảo sát kỹ thuật địa điểm xây dựng về địa hình, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, thủy văn, nghiên cứu tác động môi trường phải do các tổ chức chuyên môn có tư cách pháp nhân lập theo các tiêu chuẩn Việt Nam hoặc các tiêu chuẩn nước ngoài đó được Bộ Xây dựng chấp nhận.
Ghi chú:
Danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành liên quan đến khảo sát kỹ thuật địa điểm xây dựng được Bộ Xây dựng công bố hàng năm trong "Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về xây dựng".
ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT CHUNG ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG.
Mục tiêu của chương này là đảm bảo các công trình được thiết kế phù hợp với các đặc điểm tự nhiên, con người, xã hội, kinh tế và kỹ thuật của Việt Nam.
Điều 3.1 Yêu cầu chung đối với các công trình xây dựng.
Các công trình xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu như quy định dưới đây về:
1. Quy hoạch và thiết kế kiến trúc;
2. An toàn về kết cấu;
3. An toàn về phòng chống cháy, nổ;
4. Vệ sinh, tiện nghi và các an toàn khác cho người sử dụng công trình.
Điều 3.2 Quy hoạch và thiết kế kiến trúc.
3.2.1. Địa điểm xây dựng
Địa điểm xây dựng công trình phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Phù hợp với dự án quy hoạch được duyệt của khu vực; Trường hợp khu vực chưa có quy hoạch được phê duyệt, địa điểm xây dựng công trình phải do cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chuẩn
2. Không nằm trong khu vực cấm xây dựng (vì những lý do bảo vệ: môi trường, tài nguyên, cảnh quan, di tích, bảo vệ các công trình kỹ thuật hạ tầng, công trình quốc phòng), như quy định ở chương
3. Không làm ảnh hưởng xấu tới cảnh quan và không làm ô nhiễm môi trường quá giới hạn cho phép, quy định ở chương 4;
4. Bảo đảm các yêu cầu về phòng chống cháy, nổ, quy định ở điều 3.4.
5. Tiết kiệm đất, nhất là đất canh tác.
3.2.2 Thiết kế kiến trúc.
Thiết kế kiến trúc của công trình (quy hoạch tổng mặt bằng, tổ hợp hình khối không gian, trang trí nội ngoại thất, bố trí sân vườn) phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Phù hợp với các quy định về quản lý xây dựng của khu vực;
2. Phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương, khai thác mặt thuận lợi và hạn chế mặt bất lợi của thiên nhiên; tận dụng thông gió và chiếu sáng tự nhiên.
3. Hài hoà với cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo của nơi xây dựng, tận dụng các yếu tố mặt nước, cây xanh, đường sá sẵn có; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Điều 3.3 Bảo vệ tài nguyên, môi trường
Các công trình được xây dựng phải:
1. Không gây tác động xấu tới môi trường: đảm bảo các quy định kỹ thuật về bảo vệ môi trường, bảo vệ được cảnh quan.
2. Bảo vệ được các khu bảo tồn thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc.
3. Đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, không gây khó khăn, cản trở cho các bước khai thác tiếp theo.
4. Tôn trọng phong tục, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc tại nơi xây dựng công trình.
3.4.1 Địa điểm xây dựng công trình
Địa điểm xây dựng công trình phải đạt các yêu cầu sau:
1. Hạn chế được ảnh hưởng xấu tới dân cư và công trình ở các khu vực lân cận, một khi xảy ra cháy
2. Đảm bảo cho các phương tiện chữa cháy hoạt động hiệu quả và an toàn: có đường giao thông thuận tiện, thường xuyên đảm bảo nguồn nước chữa cháy.
3.4.2 Công trình
1. Việc thiết kế, thi công và sử dụng công trình phải đảm bảo:
a. Ngăn ngừa khả năng tạo ra môi trường cháy, nổ; sử dụng vật liệu, cấu kiện có mức chịu lửa phù hợp với công năng, quy mô công trình;
b. Cách ly môi trường dễ cháy nổ với mọi nguồn gây cháy nổ, c. Có các biện pháp chống cháy, nổ phù hợp:
i) Có đủ phương tiện phát hiện và báo cháy thích hợp;
ii) Đảm bảo lối thoát an toàn và kịp thời cho mọi người đang ở bên trong công trình;
iii) Ngăn ngừa cháy, nổ lan rộng;
iv) Trang bị đủ các phương tiện chữa cháy phù hợp, có hiệu quả.
2. Yêu cầu và giải pháp phòng chống cháy cho các ngôi nhà được quy định ở chương 11.
3.5.1 Yêu cầu chung
1. Công trình phải đảm bảo an toàn sử dụng bình thường trong suốt thời gian thi công và sử dụng như sau:
a. Độ ổn định của công trình phải được tính toán phù hợp với loại công trình theo mọi yếu tố tác động lên chúng bao gồm:
i) Tổ hợp bất lợi nhất của các tải trọng, kể cả tải trọng gây phá hoại từ từ;
ii) Các tác động khác, kể cả tác động theo thời gian.
b. Công trình, bộ phận công trình, vật liệu phải duy trì được việc sử dụng bình thường, không bị biến dạng, rung động và suy giảm các tính chất hoá lý khác quá mức cho phép.
2. Vật liệu sử dụng cho công trình phải đảm bảo độ bền lâu: đáp ứng các yêu cầu sử dụng đã quy định, không phải sửa chữa lớn trong thời gian quy định.
3. Yêu cầu và giải pháp thiết kế kết cấu các ngôi nhà được quy định trong chương 9.
3.5.2 Tải trọng và tác động
1. Tải trọng và tác động dựng đã thiết kế công trình phải phù hợp với các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn TCVN 2737-95: "Tải trọng và tác động. Yêu cầu thiết kế", có bổ sung, hiệu chỉnh theo các kết quả quan trắc tại địa điểm xây dựng.
2. Tải trọng gió phải được tính đến không chỉ trong thiết kế mà cả trong thi công.
Ghi chú:
Xây dựng các công trình trong vùng có gió bão cần tránh các giải pháp kiến trúc, kết cấu có các bộ phận hoặc chi tiết mà khi gặp bão hoặc mưa to sẽ tạo nên các tải trọng phụ bất lợi, các dao động có biên độ lớn, các túi nước. Chú ý sử dụng các loại hình kết cấu có lợi về mặt khí động học các loại kết cấu, cấu tạo truyền thống có khả năng chống bão tốt.
3.5.3 Chống lũ lụt
Công trình xây dựng ở vùng bê biển và các vùng ngập lụt phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng, phòng tránh ngập lụt, sập, trôi vì sóng, nước dâng. Các công trình xây dựng ở vùng trung du, vùng núi phải có biện pháp tránh tổn thất lũ quét, lở núi và xúi mòn đất.
3.6.1 Yêu cầu kháng chấn
Theo yêu cầu kháng chấn, các công trình xây dựng được phân làm 3 cấp:
1. Công trình cấp 1:
a. Công trình cấp 1 là những công trình đặc biệt quan trọng, không cho phép có biến dạng và hư hỏng cục bộ.
b. Các công trình cấp 1 được xếp hạng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm các loại công trình như: lũ phản ứng hạt nhân, đập nước lớn (có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng và khó khôi phục), nhà máy hoá chất độc hại, công trình văn hoá có ý nghĩa vĩnh cửu, hệ thống cứu hoả quan trọng…
c. Đối với công trình cấp 1, phải áp dụng các biện pháp kháng chấn theo cấp động đất cực đại với mọi tần suất.
2. Công trình cấp 2:
a. Công trình cấp 2 là những công trình thông thường, cho phép có biến dạng như nứt, hư hỏng cấu kiện riêng lẻ nhưng phải đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
b. Khi thiết kế công trình cấp 2, phải thiết kế kháng chấn với cấp động đất được lựa chọn cho từng trường hợp cụ thể.
3. Công trình cấp 3:
a. Các công trình cấp 3 là những công trình khi bị phá huỷ do động đất ít có khả năng gây chết người hoặc thiệt hại lớn về kinh tế.
b. Công trình cấp 3 gồm các ngôi nhà dân dụng, công nghiệp một tầng và không có tài sản quý bên trong, nhà kho thông thường, nhà phụ trợ.
c. Các công trình cấp 3 không yêu cầu kháng chấn.
3.6.2 Cấp động đất
Cấp động đất cực đại ở điểm xây dựng được xác định theo bản đồ phân vùng động đất (phụ lục 2.3 trong QCXD tập 3) và hiệu chỉnh theo điều kiện nền đất tại địa điểm đó.
3.6.3 Thiết kế kháng chấn
Giải pháp và tính toán thiết kế kháng chấn được chọn theo các tiêu chuẩn kháng chấn hiện hành.
Ghi chú:
Hiện chưa có tiêu chuẩn Việt Nam về kháng chấn. Khi thiết kế được phép vận dụng trong số các tiêu chuẩn hiện hành của các nước tiên tiến và được Bộ xây dựng chấp thuận.
3.7.1 Tất cả các loại nhà và công trình được xây dựng và sử dụng ở điều kiện khí hậu Việt Nam đều phải có biện pháp chống ăn mòn thích hợp.
3.7.2 Các biện pháp chống ăn mòn được lựa chọn phải có hiệu quả, lâu bền và kinh tế. Biện pháp bảo vệ kết cấu và công trình chịu tác dụng ăn mòn của hoá chất hoặc sinh vật, phải phù hợp với đặc điểm của tác nhân ăn mòn (loại hoá chất, chất do sinh vật tiết ra) và tác động phá hoại kết cấu của chúng.
3.7.3 Giải pháp kỹ thuật được chấp thuận
Được phép áp dụng những giải pháp chống ăn mòn dưới đây:
1. Đối với kết cấu kim loại:
a. Sơn phủ: áp dụng cho kết cấu tiếp xúc với không khí.
b. Kết hợp sơn phủ với bảo vệ điện hoá: áp dụng cho kết cấu nằm trong nước và trong đất.
2. Đối với kết cấu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép ứng lực trước:
a. Dựng loại xi măng thích hợp với môi trường.
b. áp dụng các biện pháp làm tăng độ chặt của bê tông, nâng cao khả năng chống thấm cho bê tông. Chọn chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép phù hợp với môi trường xâm thực.
c. Sơn phủ mặt ngoài để ngăn nước thêm.
d. Bảo vệ cốt thép bằng phương pháp điện hoá thích hợp.
e. Các bó cáp hoặc bó sợi thép cường độ cao trong bê tông cốt thép ứng lực trước phải được chống rỉ và đặt trong rãnh kín ở thân kết cấu bê tông, không được đặt trong các rãnh hở rồi phủ kín bằng vữa xi măng.
3.8.1 Chống thấm cho công trình phải được dự tính ngay từ khâu thiết kế cho đến khâu thi công.
3.8.2 Vật liệu chống thấm được sử dụng phải phù hợp với các đặc điểm của Việt Nam là: khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, mức nước ngầm nói chung cao.
3.8.3 Giải pháp kỹ thuật được chấp thuận
1. Được phép áp dụng những giải pháp chống thấm dưới đây:
a. Ngâm nước xi măng trên bề mặt bê tông chống thấm;
b. Sơn bitum cao su;
c. Láng vữa xi măng cát vàng có lớp vật liệu chống nóng phía trên.
d. Vật liệu và kỹ thuật chống thấm mới, có hiệu quả.
2. Không được chống thấm bằng các giải pháp, vật liệu sau:
a. Quét bitum;
b. Dán giấy dầu hay giấy cao su cách nước;
c. Láng vữa xi măng mà không có lớp vật liệu chống nóng phía trên.
3.9.1 Yêu cầu chống sét cho công trình
1. Theo yêu cầu chống sét, các công trình xây dựng (trừ các công trình đặc biệt nêu ở điểm 3 dưới đây) được phân ra 3 cấp như quy định ở bảng 3.9.1
2. Khi trong một công trình xây dựng tồn tại nhiều cấp bảo vệ chống sét, phải lấy cấp cao nhất làm cấp bảo vệ chống sét chung cho toàn bộ công trình.
3. Những công trình có yêu cầu đặc biệt về chống sét như dưới đây phải theo những quy định của chuyên ngành:
a. Kho vật liệu nổ, kho xăng dầu;
b. Đường dây tải điện, điện thoại;
c. Cột truyền thanh, ăngten thu phát sóng vô tuyến;
3.9.2. Hệ thống chống sét
1. Hệ thống nối đất chống sét cho công trình phải phù hợp với các điều kiện địa hình, địa chất, khí tượng và đặc điểm công trình.
2. Phải áp dụng biện pháp chống sét ngay khi bắt đầu thi công xây lắp các kết cấu bằng kim loại ở trên cao, ngoài trời và khi lắp đặt các thiết bị kỹ thuật ở trong nhà. Khi lắp đặt trang thiết bị chống sét cho công trình phải đảm bảo an toàn cho người, thiết bị kỹ thuật và toàn bộ công trình trong vùng được bảo vệ chống sét.
3. Phải hoàn chỉnh trang thiết bị chống sét ngay khi xây dựng xong công trình. Sau khi lắp đặt phải tiến hành thử nghiệm, nghiệm thu. Trong quá trình sử dụng phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ.
4. Thiết kế chống sét cho các công trình dân dụng, công nghiệp được quy định ở chương 10. Thiết kế chống sét cho các công trình kỹ thuật chuyên ngành phải tuân theo các tiêu chuẩn chống sét chuyên
Bảng 3.9.1 - Phân cấp chống sét các công trình xây dựng
Phân cấp và yêu cầu chống sét | Chống sét | ||
I | II | III | |
1. Phân cấp chống sét theo đặc điểm công trình |
|
|
|
a) Quan trọng (nhà máy điện, đài phát thanh,…) |
| + |
|
b) Nguy cơ nổ trong quá trình sản xuất: |
|
|
|
i) Rất cao (có thể xảy ra trong điều kiện bình thường) | + |
|
|
ii) Cao (Chỉ xảy ra khi có sự cố sản xuất) |
| + |
|
c) Thiệt hại khi nổ: |
|
|
|
i) Chết người, thiệt hại lớn | + |
|
|
ii) Không Chết người, thiệt hại nhỏ |
| + |
|
d) Công trình còn lại (1) |
|
| + |
2. Yêu cầu chống sét: |
|
|
|
a) Chống sét đánh thẳng | + | + | + (1) |
b) Chống cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng từ | + | + | 0 |
c) Chống điện áp cao của sét lan truyền từ đường dây, kim loại đặt nổi ở bên ngoài dẫn vào | + | + | + |
3. Yêu cầu về thời điểm đưa vào sử dụng các bộ phận chống sét đánh thẳng, chống cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng từ |
|
|
|
a) Khi bắt đầu lắp đặt thiết bị, máy móc có trong công trình | + |
|
|
b) Sau khi xây dựng xong công trình |
| + | + |
Ghi chú:
(1) Những công trình cấp III dưới đây không cần chống sét đánh thẳng:
a. Có chiều cao (từ mặt đất tới điểm cao nhất của công trình) dưới 8m và:
- Có số người tập trung không quá cao;
- Không có bộ phận cấu kết lớn hoặc máy móc lớn bằng kim loại;
- Nằm trong vùng ít có sét (không thấy sét đánh từ 5 năm trở lên);
- Khi sét đánh thẳng không gây thiệt hại đáng kể về người và của.
b. Nằm trong phạm vi bảo vệ của các công trình cao hơn ở xung quanh.
3.10.1 Chống nóng, chống lạnh
1. Đối với các công trình xây dựng ở phía Nam, thuộc miền khí hậu B theo bản đồ phân vùng khí hậu của tiêu chuẩn "TCVN 4088-85 – Số liệu khí hậu dựng trong thiết kế xây dựng" (xem QCXD tập 3 phụ lục 2.1), cần thiết kế các kết cấu ngăn che theo yêu cầu chống nóng.
2. Đối với các công trình xây dựng ở phía Bắc, thuộc miền khí hậu A cần được thiết kế theo cả 2 yêu cầu chống nóng mùa hạ và chống lạnh mùa đông.
3. Ở miền núi cao (trên 1.000m so với mặt biển) chỉ cần thiết kế theo yêu cầu chống lạnh.
3.10.2 Che nắng
1. Các công trình có yêu cầu chống nóng đều phải có kết cấu che nắng cho mọi loại ô cửa và hạn chế tối đa số lượng cửa mở về hướng tây.
2. Kết cấu che nắng cần được tính toán để vào các tháng nắng, tia nắng không chiếu trực tiếp vào phòng từ 9h đến 16h30.
3.10.3 Che mưa hắt
Phải thiết kế che mưa hắt vào các ô cửa và các ô trống. Thiết kế kết cấu che mưa hắt phải dựa trên: lượng mưa, góc mưa rơi, tốc độ, tần suất và hướng gió thịnh hành trong mùa mưa, hướng mở các ô cửa và các ô trống.
Điều 3.11 Phòng chống các sinh vật gây hại
3.11.1. Các công trình sử dụng vật liệu xây dựng có nguồn gốc thực vật hoặc công trình được dùng để sản xuất, lưu trữ hàng hoá có thành phần sợi xenluylo đều phải xử lý kỹ thuật phòng chống các sinh vật gây hại như: mối, mọt, nấm.
3.11.2 Công trình xây dựng dưới nước mặn phải được chống hà.
3.11.3 Các hoá chất bảo quản và phương pháp bảo quản phải không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo các quy định của tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
3.11.4 Cấm nhập khẩu và sử dụng các vật liệu xây dựng có mang theo các sinh vật gây hại.
3.11.5 Các biện pháp chống mối, mọt cho nhà và công trình được quy định ở chương
3.12.1 Phải đảm bảo chống ồn, rung trong suốt thời gian sử dụng công trình. Mức ồn tối đa cho phép trong khu dân cư được quy định ở chương 4.
3.12.2 Chống ồn cho các ngôi nhà được quy định ở chương 10.
3.13.1 Các công trình phải được thiết kế đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh, tiện nghi cho người sử dụng theo dự kiến, kể cả người tàn tật.
3.13.2 Các yêu cầu về vệ sinh, tiện nghi được quy định ở các chương 10, 12 và 13.
CHƯƠNG 4: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
CHƯƠNG 5: QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
CHƯƠNG 6: QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN
CHƯƠNG 7: QUY ĐỊNH VỀ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
Mục tiêu của chương này nhằm đảm bảo các dự án quy hoạch xây dựng tuân thủ các quy định về sử dụng đất, bảo vệ các công trình xây dựng, bảo vệ môi trường.
4.1.1 Những quy định trong phần II "Quy hoạch xây dựng" là căn cứ để lập và xét duyệt các dự án quy hoạch xây dựng đô thị và khu dân cư nông thôn.
4.1.2 Dự án quy hoạch xây dựng đô thị và khu dân cư nông thôn được duyệt là căn cứ pháp lý để giới thiệu địa điểm, cấp chứng chỉ quy hoạch và cấp giấy phép xây dựng.
4.1.3 Đối với các khu vực chưa có dự án quy hoạch xây dựng được duyệt, phải dựa vào những quy định của phần này để làm cơ sở cho việc quản lý xây dựng, cấp chứng chỉ quy hoạch và cấp giấy phép xây
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
4.2.1 Quy hoạch xây dựng
Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian kiến trúc và bố trí các công trình trên một khu vực lãnh thổ trong từng thời kỳ, làm cơ sở pháp lý cho việc chuẩn bị đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.
4.2.2 Đô thị
Đô thị là điểm dân cư tập trung, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng đô thị thích hợp và dân cư nội thị không dưới 4.000 người (đối với miền núi là 2.000 người) với tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên 60%. Đô thị bao gồm: thành phố, thị xã, thị trấn.
4.2.3 Đất đô thị
1. Đất đô thị là đất nội thành phố, nội thị xã, thị trấn
2. Đất ngoại thành, ngoại thị đó có quy hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đó phát triển đô thị thì cũng được quản lý như đất đô thị.
4.2.4 Cơ sở hạ tầng đô thị
Cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm:
1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, gồm:
a. Hệ thống giao thông;
b. Hệ thống thông tin liên lạc;
c. Hệ thống cung cấp năng lượng: điện, chất đốt, nhiệt sưởi ấm;
d. Hệ thống chiếu sáng công cộng;
e. Hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước;
g. Hệ thống quản lý các chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường
2. Cơ sở hạ tầng xã hội, gồm:
a. Nhà ở;
b. Các công trình phục vụ: công trình y tế, văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao, thương nghiệp, dịch vụ công cộng;
c. Cây xanh, công viên, mặt nước.
4.2.5 Chứng chỉ quy hoạch
Chứng chỉ quy hoạch là văn bản quy định những yêu cầu phải tuân thủ khi lập dự án đầu tư, thiết kế, xây dựng công trình.
Ghi chú:
Trong chứng chỉ quy hoạch có:
1) Quy định về sử dụng đất:
a) Tính chất hoặc công dụng của công trình;
b) Mật độ xây dựng tối đa;
c) Hệ số sử dụng đất;
d) Bề ngang tối thiểu của mặt tiền khu đất;
e) Vị trí chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
2) Các quy định về kiến trúc quy hoạch và sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
a) Mối quan hệ công trình với tổng thể;
b) Chiều cao tối đa của công trình (kể từ cốt san nền tới điểm cao nhất của mái nhà);
c) Yêu cầu thể hiện kiến trúc: mái, hàng rào (nếu có), màu sắc, vật liệu trang trí mặt ngoài công trình;
d) Cao độ nền nhà;
e) Chỗ đỗ ô tô;
g) Đấu nối hệ thống kỹ thuật của công trình với hệ thống chung của đô thị.
3) Những điều cần lưu ý khác.
4.2.6 Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, khoảng lùi
1. Chỉ giới đường đỏ
Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình kỹ thuật hạ tầng, không gian công cộng khác.
Ghi chú:
Trong đô thị, thường gặp lộ giới là chỉ giới đường đỏ của phần đất dành làm đường đô thị, bao gồm toàn bộ lòng đường, lề đường và vỉa hè.
2. Chỉ giới xây dựng
Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên lô đất.
Ghi chú:
Chỉ giới xây dựng có thể:
1) Trùng với chỉ giới đường đỏ, nếu công trình được phép xây dựng sát chỉ giới đường đỏ (tức là ranh giới lô đất);
2) Hoặc lùi vào so với đường đỏ nếu công trình phải xây lùi vào so với chỉ giới đường đỏ (do yêu cầu của quy hoạch).
3. Khoảng lùi
Khoảng lùi là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng.
4.2.7 Mật độ xây dựng - Hệ số sử dụng đất (HSD).
1. Mật độ xây dựng
Mật độ xây dựng
(%) | = | Diện tích đất để xây dựng công trình (m2) | x 100% |
Diện tích toàn lô đất (m2) |
Ghi chú:
Diện tích đất để xây dựng công trình được tính theo hình chiếu bằng của mái công trình
2. Hệ số sử dụng đất (HSD)
HSD | = | Tổng diện tích sàn toàn công trình (m2) |
Diện tích toàn lô đất (m2) |
Ghi chú:
Tổng diện tích sàn toàn công trình, nêu trong công thức trên, không bao gồm diện tích sàn của tầng hầm và mái.
4.2.8 Công trình trong đô thị
Các công trình trong đô thị bao gồm toàn bộ các công trình xây dựng trong phạm vi lãnh thổ đô thị (kể cả các công trình nhỏ như tượng đài, vườn cảnh, biển quảng cáo), cho mọi trường hợp xây dựng: xây dựng mới, xây dựng lại trên nền cũ, cải tạo, chỉnh trang các công trình hiện có.
Điều 4.3 Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng
Công tác quy hoạch xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu dưới đây:
1. Đảm bảo các mục tiêu của QCXD, quy định ở Điều 1.3;
2. Tuân thủ các quy định về bảo vệ các công trình kỹ thuật, công trình quốc phòng, di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường, quy định ở chương 4 của tập QCXD này;
3. Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và các quy hoạch xây dựng khác có liên quan;
4. Phù hợp với đặc điểm của địa phương về:
a) Điều kiện tự nhiên: địa hình, địa chất, địa chất thủy văn, đất đai, nguồn nước, môi trường, khí hậu, tài nguyên, cảnh quan;
b) Kinh tế: hiện trạng và tiềm năng phát triển;
c) Xã hội; dân số, phong tục, tập quán, tín ngưỡng.
Điều 4.4. Khu vực bảo vệ công trình và khoảng cách ly vệ sinh, an toàn
4.4.1 Trong quy hoạch xây dựng, quản lý xây dựng phải tuân thủ các quy định về khu vực bảo vệ và khoảng cách ly vệ sinh, an toàn đối với các công trình xây dựng, nêu trong các Điều từ 4.5 tới 4.14 dưới đây (có các hình minh hoạ trong phụ lục 4.1)
Ghi chú:
Các quy định về bảo vệ và khoảng cách ly vệ sinh, an toàn đối với các công trình xây dựng nêu trên bao gồm:
a) Khu vực bảo vệ của các công trình kỹ thuật hạ tầng như:
i) Đê điều, công trình thủy lợi;
ii) Công trình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không;
iii) Hệ thống thông tin liên lạc;
iv) Lưới điện cao áp;
v) Đường ống dẫn khí đốt, dẫn dầu;
vi) Công trình cấp nước, thoát nước.
b) Khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh.
c) Khu vực bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng.
d) Khu vực bảo vệ vệ sinh nguồn nước, trạm cấp nước.
e) Khu vực cách ly giữa khu dân dụng với:
i) Xí nghiệp công nghiệp;
ii) Kho tàng;
iii) Trạm bơm, trạm xử lý nước thải;
iv) Bãi rác, nghĩa trang.
g) Khoảng cách an toàn cháy giữa các loại công trình:
i) Giữa các nhà dân dụng với nhau;
ii) Giữa các công trình công nghiệp với các công trình khác;
iii) Giữa kho nhiên liệu, trạm xăng, trạm phân phối khí đốt với các công trình khác.
4.4.2 Khu vực bảo vệ các công trình kỹ thuật
1. Khu vực bảo vệ các công trình kỹ thuật bao gồm: bản thân công trình, phần trên mặt đất, phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước có liên quan đến an toàn của công trình
2. Trong khu vực bảo vệ, cấm: xây dựng công trình, đào, bới, lấy đất.
3. Khu vực bảo vệ các công trình kỹ thuật được quy định trong các Pháp lệnh, Nghị định hiện hành nêu trong các điều từ 4.5 tới 4.9 dưới đây. Khi những văn bản này được thay thế thì phải tuân thủ văn bản thay thế.
4.4.3 khu vực khống chế xây dựng
Khu vực khống chế xây dựng là khu vực bên ngoài khu vực bảo vệ công trình kỹ thuật. Trong khu vực này, việc xây dựng và mọi hoạt động khác phải không làm hại đến an toàn của công trình theo quy định của các văn bản pháp lý nêu trong mục 4.4.2.3.
Điều 4.5 Khu vực bảo vệ đê điều
4.5.1 Bảo vệ đê điều
Việc bảo vệ đê điều được quy định trong “Pháp lệnh về đê điều”, ban hành năm 1989 và Nghị định 429/HĐBT ngày 15/12/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) “Quy định việc thi hành Pháp lệnh về đê điều”.
Ghi chú:
1) Đê điều nói trong Pháp lệnh nêu trên bao gồm:
a) Các loại đê ngăn nước lũ, nước biển hiện có hoặc xây dựng mới được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch;
b) Cống và các công trình xây dựng trong phạm vi bảo vệ đê có liên quan đến an toàn của đê;
c) Các loại kè được xây dựng nhằm mục đích bảo vệ đê.
2) Các quy định về bảo vệ đê điều trong các văn bản trên được nêu trong các mục 4.5.2, 4.5.3 dưới đây.
4.5.2 Khu vực bảo vệ đê điều:
1. Khu vực bảo vệ đê điều được quy định trong bảng 4.5.1
2. Đối với đê bối và các tuyến đê không thường xuyên trực tiếp chịu tác động của nước sông, nước biển (đê bao quanh phố, thị xã, khu công nghiệp, đê biển tuyến trong) thì phạm vi bảo vệ sẽ quy định triêng cho từng trường hợp.
4.5.3 Xây dựng bên ngoài khu vực bảo vệ đê điều
Việc xây dựng bên ngoài khu vực bảo vệ đê điều phải theo các quy định như sau:
1. Đào đất: cứ đào sâu xuống 1m phải cách xa phạm vi bảo vệ đê thêm 10m. Trường hợp không theo được, phải có biện pháp đảm bảo an toàn cho đê, được Bộ quản lý đê điều phê duyệt.
2. Việc xây dựng các công trình liên quan tới an toàn của đê như cầu, cảng, hồ chứa nước quy mô trung bình và lớn phải có sự thỏa thuận của Bộ quản lý đê điều.
Bảng 4.5.1
Khu vực bảo vệ đê điều
Loại công trình và vùng bảo vệ đê | Khu vực bảo vệ | |
Phạm vi (m) | Cách tính | |
1. Đê : hành lang 2 bên đê |
| Kể từ chân đê |
a) Đê sông: |
|
|
- Ngoài đê (phía sông) | 20 |
|
- Trong đê (phía đồng) | 25 |
|
b) Đê biển: |
|
|
- Ngoài đê (phía biển) | 100 |
|
- Trong đê | 20 |
|
2. Kè bảo vệ đê: - Theo phương vuông góc với kè |
|
|
+ Phía trong bờ | 50 | Từ đỉnh kè lát mái, góc kè mỏ hàn |
+ Phía ngoài sông biển | 20 | Từ chân kè. |
- Dọc theo bờ kè (dọc bờ sông bờ biển) | 100 | Từ đầu kè trở ngược, cuối kè trở xuôi |
3. Cống (trong phạm vi bảo vệ đê, có liên quan đến an toàn đê) tính từ cống ra mọi phía xung quanh |
|
|
- Cống thường | 50 | Từ giới hạn phần xây đúc cuối cùng trở ra. |
- Cống vùng thủy triều | 80 |
Điều 4.6 Khu vực bảo vệ công trình thủy lợi
Khu vực bảo vệ công trình thủy lợi được quy định trong "Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi" ban hành năm 1994 và Nghị định 98/CP ngày 27-12-95 của Chính phủ "Quy định thi hành Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi".
Ghi chú:
Các quy định về bảo vệ công trình thủy lợi trong văn bản nêu trên được tổng hợp trong bảng 4.6.1.
Bảng 4.6.1
Khu vực bảo vệ công trình thủy lợi
Loại công trình và vùng bảo vệ | Khu vực bảo vệ | |
Phạm vi (m) | Cách tính | |
1. Đập (1) : a) Phía ngoài |
|
|
+ Đập cấp I | 300 |
|
+ Đập cấp II | 200 |
|
+ Đập cấp III | 100 |
|
+ Đập cấp IV | 50 |
|
+ Đập cấp V | 20 |
|
b) Phía lòng hồ | Theo đường biên có cao trình bằng đỉnh đập |
|
2. Kênh tưới: hành lang 2 bên |
| Từ chân mái ngoài kênh |
a) Lưu lượng 2-10 m3/s | 5 | " |
b) Lưu lượng trên 10 m3/s | 10 |
|
3. Kênh tiêu: hành lang 2 bên |
| " |
a) Lưu lượng 10-20 m3/s | 20 | " |
b) Lưu lượng trên 20 m3/s | 30 |
|
Ghi chú: (1) Phân cấp đập theo tiêu chuẩn TCVN 5060-90 "Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế". |
Điều 4.7 Khu vực bảo vệ và khoảng cách ly của các công trình giao thông
4.7.1 Khu vực bảo vệ các công trình giao thông
Khu vực bảo vệ các công trình giao thông được quy định trong các văn bản sau:
1. Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông, ban hành năm 1994
2. Điều lệ quản lý đường bộ, ban hành kèm theo Nghị định số 203/HĐBT ngày 21/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
3. Nghị định 39/CP ngày 5/7/1996 của Chính phủ về "Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt".
4. Nghị định 40/CP ngày 5/7/1996 của Chính phủ về "Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa".
4.7.2 Khu vực bảo vệ và khoảng cách ly của các công trình đường bộ
1. Khu vực bảo vệ các công trình đường bộ
Khu vực bảo vệ các công trình đường bộ quy định trong các văn bản nêu ở mục 4.7.1 được tổng hợp trong bảng 4.7.1
Bảng 4.7.1
Khu vực bảo vệ các công trình đường bộ
Loại công trình và vùng bảo vệ | Khu vực bảo vệ | |
Phạm vi (m) | Cách tính | |
1. Đường: hành lang hai bên |
| Từ mép chân ta luy đắp hay đỉnh ta luy đào của nền đường hoặc từ mép ngoài rãnh dọc hay rãnh đỉnh. |
a) Quốc lộ (1) | 20 | |
b) Tỉnh lộ (1) | 10 | |
2. Cầu và cống: xung quanh đầu cầu và cống với bán kính R: |
| Từ đầu cầu, đầu cống trở ra phía đường. |
a) Cầu: |
|
|
+ Dài trên 60 m | R = 100 |
|
+ Dài 30 - 60 m | 80 |
|
+ Dài dưới 30 m | 60 |
|
b) Cống | R = 30 |
|
3. Cầu, bến: dọc 2 bên cầu, bến (trên bờ sông, mặt sông): |
| Từ tim dọc cầu, tim bến ra 2 phía |
a) Cầu: |
|
|
+ Dài trên 60 m | 150 |
|
+ Dài 30 - 60 m | 100 |
|
+ Dài dưới 30 m | 80 |
|
b) Bến phà: | 100 |
|
+ Phà thường |
|
|
+ Phà tự hành | 150 |
|
c) Bến cầu phao | 100 |
|
4. Cầu, đường: bảo vệ trên không |
| Từ tim mặt cầu, mặt đường trở lên |
a) Phạm vi bảo vệ trên không |
|
|
b) Khoảng cách tới dây điện có điện áp: | 4,5 |
|
+ Dưới 110 KV | 7 |
|
+ 110 ÷ 200 KV | 8 |
|
Ghi chú:
(1) Đối với đường bộ đi qua khu vực cũ trong đô thị, khoảng cách ly bảo vệ đường được phép giảm 50%.
2. Xây dựng dọc hai bên đường ôtô.
Việc xây dựng, cải tạo các công trình dọc hai bên đường ôtô, ngoài phạm vi đô thị, phải tuân theo các quy định dưới đây:
a. Phải xin phép xây dựng và xây dựng theo đúng giấy phép và phải đảm bảo mỹ quan, vệ sinh và an toàn giao thông.
b. Công trình xây dựng mới (nhà, kho tàng, lò vôi, lò gạch) phải nằm ngoài hành lang bảo vệ đường bộ ít nhất 15m, cách đường cao tốc ít nhất 50m. Các công trình cần yên tĩnh và an toàn giao thông (như: bệnh viện, trường học, nhà trẻ) phải cách quốc lộ tối thiểu 100m.
c. Các công trình thu hút đông người và xe cộ (như: chợ, rạp hát, sân vận động, cửa hàng, kho tàng) phải có đủ bãi đỗ xe và sân bãi tập kết người để không làm ảnh hưởng tới giao thông trên đường.
d. Cột điện tín, điện thoại phải cách mép đường một khoảng cách ít nhất bằng chiều cao cột. Trường hợp không đảm bảo được, phải có biện pháp xử lý được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quản lý con đường đó.
e. Phải đảm bảo tiêu thoát nước cho mặt đường và khu đất xây dựng.
g. Không được xây dựng các công trình làm cản trở giao thông như cổng chào, tường kẻ khẩu hiệu, tượng đài.
h. Tại những điểm rẽ ngang từ đường chính (vào công trình khu dân cư,...), đường rẽ ngang phải có mặt đường cao bằng mặt đường chính, không được hạ thấp hay bạt xẻ nền đường chính.
4.7.3 Khu vực bảo vệ và khoảng cách ly của các công trình đường sắt
1. Khu vực bảo vệ đường sắt
Khu vực bảo vệ các công trình đường sắt quy định trong các văn bản nêu ở mục 4.7.1 được tổng hợp trong bảng 4.7.2.
2. Khoảng cách ly giữa các công trình đường sắt với khu dân dụng
Trong quy hoạch các khu vực mới của đô thị phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa đường sắt với khu dân dụng là 20m.
Bảng 4.7.2
Khu vực bảo vệ các công trình đường sắt
Loại công trình và vùng bảo vệ | Khu vực bảo vệ | |
Phạm vi (m) | Cách tính | |
1. Nền đường sắt: a) Nền đường đắp hoặc đào: | 5 hoặc | - Từ mép chân taluy đắp hay đỉnh taluy đào của nền |
| 3 | - Từ mép ngoài rãnh dọc hay rãnh đỉnh. |
b) Nền đường không đào, đắp: | 5,6 | - Từ mép ngoài của ray ngoài cùng trở ra mỗi bên |
2. Bảo vệ trên không của đường sắt | 7,5 | - Từ đỉnh ray trở lên theo phương thẳng đứng |
3. Cầu: a) Theo chiều ngang cầu: |
|
|
- Cầu vượt trong thành phố | 5 | - Từ mép lan can ngoài cùng trở ra mỗi bên |
- Cầu nhỏ: dài dưới 20m | 20 | - Từ điểm ngoài cùng của kết cấu cầu trở ra mỗi bên |
- Cầu vừa: dài 20-60m | 50 |
|
- Cầu lớn: dài 60-300m | 100 |
|
- Cầu lớn: dài trên 300m | 150 |
|
b) Theo chiều dọc cầu: |
|
|
- Có cột tín hiệu phòng vệ | Giữa 2 cột tín hiệu phòng vệ | 2 bên cầu |
- Không có cột tín hiệu phòng vệ | 50 | - Từ đuôi mố cầu ra mỗi bên |
4. Hệ thống điện thoại, điện báo, tín hiệu: |
|
|
a) Cột | 3,5 | - Từ tim cột trở ra |
b) Đường dây | 2,5 | - Từ đường dây ngoài cùng trở ra theo chiều ngang và chiều đứng |
4.7.4. Khoảng cách ly giữa các công trình đường thủy với khu dân dụng
Trong quy hoạch các khu vực mới của đô thị phải đảm bảo khoảng cách ly tối thiểu giữa các công trình đường thủy với khu dân dụng, quy định trong bảng 4.7.3
Bảng 4.7.3
Khoảng cách ly giữa các công trình đường thủy với khu dân dụng
Loại công trình | Khoảng cách tối thiểu (m) tới | |
Khu dân dụng | Bến tàu | |
Cảng đường thủy | 100 |
|
Cảng cá | 1.000 |
|
Kho, bể chứa, thiết bị rót chất lỏng dễ cháy: |
| 300 |
Kho chứa trên 30.000m3 | 200 |
|
Kho chứa không quá 30.000m3 | 100 |
|
4.7.5 Khoảng cách ly giữa sân bay với khu dân dụng
Trong quy hoạch phải đảm bảo khoảng cách ly tối thiểu giữa sân bay với khu dân dụng như quy định trong bảng 4.7.4
Bảng 4.7.4
Khoảng cách ly tối thiểu giữa sân bay và khu dân dụng (km)
Hướng cất cánh và hướng tuyến bay so với khu dân dụng | Hạng sân bay | |||
I | II | III | IV | |
a) Cất cánh cắt qua khu d.d : |
|
|
|
|
- Tuyến bay cắt khu d.d | 5 | 10 | 20 | 30 |
- Tuyến bay không cắt khu d.d | 5 | 10 | 15 | 15 |
b) Cất cánh và tuyến bay không cắt qua khu d.d | 2 | 5 | 6 | 6 |
Ghi chú:
1) Hạng sân bay được xác định theo chiều dài cơ bản đường băng hạ cất cánh như sau:
Hạng sân bay | I | II | III | IV |
Chiều dài đường băng (m) | Dưới 800 | 800 - 1.200 | 1.200 - 1.800 | Trên 1.800 |
Phân hạng sân bay theo ICAO | 1 | 2 | 3 | 4 |
2) ICAO là tên viết tắt của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (The International Civil Aviation Organization)
Điều 4.8. Hành lang bảo vệ lưới điện cao áp
Hành lang bảo vệ lưới điện cao áp được quy định theo Nghị định 70/HĐBT ngày 30/4/1987 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) “Quy định việc báo về an toàn lưới điện cao áp”.
Ghi chú:
Hành lang bảo vệ lưới điện cao áp quy định trong văn bản nêu trên được tổng hợp ở bảng 4.8.1
Bảng 4.8.1
Hành lang bảo vệ lưới điện cao áp
Loại công trình | Hành lang bảo vệ | |
Phạm vi (m) | Cách tính | |
1. Đường dây trên không với điện áp |
| Tính từ dây ngoài cùng khi không có gió về mỗi phía |
a) 1 - 15 KV |
|
|
+ Dây bọc | 1 |
|
+ Dây trần | 2 |
|
b) 35 KV | 3 |
|
c) 66 và 110 KV | 4 |
|
d) 220 (230 KV) | 6 |
|
2. Đường cáp điện ngầm |
|
|
a) Ngầm dưới đất |
|
|
+ Đất ổn định | 1 |
|
+ Đất không ổn định | 3 |
|
b) Ngầm dưới nước sông, hồ: |
|
|
+ Không có tàu bè qua lại | 50 |
|
+ Có tàu bè qua lại | 100 |
|
3. Trạm điện : trạm điện không tường rào, trạm điện trên cột | Như mục 1 của bảng này |
|
Ghi chú:
Nếu buộc phải xây dựng trong hành lang bảo vệ đường dây cao áp trên không thì phải đảm bảo khoảng cách thẳng đứng từ công trình tới dây điện dưới cùng như dưới đây và phải được sự thoả thuận của cơ quan quản lý điện:
- 3 m với điện áp tới 35 KV.
- 4 m với điện áp 66 - 100 KV.
- 5 m với điện áp 220 (230) KV.
Điều 4.9 Khu vực bảo vệ và khu vực bảo vệ vệ sinh của các công trình cấp nước
4.9.1. Khu vực bảo vệ vệ sinh nguồn nước cấp
Xung quanh điểm lấy nước nguồn cho hệ thống cáp nước phải duy trì khu vực bảo vệ vệ sinh theo quy định ở bảng 4.9.1.
Bảng 4.9.1
Khu vực bảo vệ vệ sinh nguồn nước
Loại nguồn nước và khu vực bảo vệ | Phạm vi bảo vệ (m) | Nội dung cấm |
Nguồn nước mặt: từ điểm lấy nước: - Lên thượng nguồn - Xuôi hạ nguồn |
200-500 100-200 | Cấm : - Xây dựng, - Xả nước thải, nước nông giang, chăn nuôi, - Tắm giặt. |
Nguồn nước ngầm: xung quanh giếng khoan với bán kính | 25 | Cấm : - Xây dựng, - Đào hố phân, rác, hố vôi, - Chăn nuôi, đổ rác. |
Hồ chứa đập nước: - Bờ hồ bằng phẳng - Bờ hồ dốc | 300 toàn lưu vực | Cấm: Xây dựng, chăn nuôi, trồng cây ăn quả. |
4.9.2. Khu vực bảo vệ vệ sinh nhà máy, trạm cấp nước
1. Trong phạm vi 30m kể từ chân tường các công trình xử lý phải xây tường rào bảo vệ bao quanh khu vực xử lý nước.
2. Bên trong tường rào này không được xây dựng nhà ở, công trình vui chơi, sinh hoạt, vệ sinh, không được bón phân cho cây trồng và không được chăn nuôi súc vật.
4.9.3 Khu vực bảo vệ đường ống cấp nước
Khu vực bảo vệ đường ống cấp nước là 0,5 - 3 m, tùy theo đường kính và mức độ quan trọng của đường ống, tính từ thành ống trở ra, quy định theo "Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị", ban hành kèm theo Nghị định 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ.
Điều 4.10 Khoảng cách ly vệ sinh của trạm bơm, xử lý nước thải, bãi rác, nghĩa trang
4.10.1. Trạm làm sạch, trạm bơm nước thải
1. Giữa trạm làm sạch, trạm bơm nước thải với khu dân dụng, xí nghiệp thực phẩm phải có khoảng cách ly tối thiểu như quy định ở bảng 4.10.1.
2. Trong khoảng cách ly này phải có dải cây xanh cách ly với chiều rộng không dưới 10m.
Bảng 4.10.1
Khoảng cách ly tối thiểu giữa trạm bơm, làm sạch nước thải với khu dân dụng, xí nghiệp thực phẩm.
Loại công trình bơm, làm sạch nước thải | Khoảng cách ly vệ sinh (m) ứng với công suất m3/ngày | |||
Dưới 200 | 200-5.000 | 5.000-50.000 | Trên 50.000 | |
1) Trạm bơm | 15 | 20 | 25 | 30 |
2) Trạm làm sạch: |
|
|
|
|
a) Làm sạch cơ học, có sân phơi bùn | 100 | 200 | 300 | 400 |
b) Làm sạch sinh học nhân tạo, có sân phơi bùn | 150 | 200 | 400 | 500 |
c) Cánh đồng lọc | 200 | 300 | 500 | 1000 |
Cánh đồng tưới | 150 | 200 | 400 | 1000 |
e) Hồ sinh học | 200 |
|
|
|
g) Mương ô xy hóa | 150 |
|
|
|
Ghi chú:
Đối với loại trạm bơm nước thải sử dụng bơm thả chìm đặt trong hố ga kín thì không phải có khoảng cách cách ly.
4.10.2. Bãi rác, nghĩa trang
Khoảng cách cách ly tối thiểu giữa bãi rác, nghĩa trang đô thị đến các công trình dân dụng, công nghiệp phải là:
1. Bãi rác đô thị:
a. Chôn lấp rác (có hoặc không có xử lý cơ học) 2.000 m
b. Nhà máy chế biến rác (ủ phân), đốt rác 1.000 m
2. Nghĩa trang đô thị: 2.000 m
Điều 4.11 Khoảng cách cách ly vệ sinh giữa các xí nghiệp, kho tàng với khu dân dụng
1. Giữa xí nghiệp, kho và khu dân dụng phải có dải cách ly với chiều rộng tối thiểu được quy định ở bảng 4.11.1.
2. Trong dải cách ly vệ sinh, tối thiểu 40% diện tích đất phải được trồng các dải cây xanh và không quá 30% diện tích đất có thể được sử dụng để bố trí trạm cứu hỏa, bãi xe ô tô, kho (trừ kho chứa thực phẩm).
Bảng 4.11.1
Chiều rộng tối thiểu của dải cách ly giữa xí nghiệp, kho tàng và khu dân cư
Cấp xí nghiệp, kho tàng theo mức độc hại | Chiều rộng tối thiểu của dải cách ly (m) |
I | 1.000 |
II | 500 |
III | 300 |
IV | 100 |
V | 50 |
Ghi chú:
Phân loại xí nghiệp theo cấp độc hại được quy định trong “Các tiêu chuẩn tạm thời về bảo vệ môi trường” do Bộ Khoa học công nghệ và môi trường công bố (xem phụ lục 4.8).
Điều 4.12 Khoảng cách ly phòng chống cháy
4.12.1. Nhà ở, nhà công cộng
1. Giữa các dãy nhà ở, nhà công cộng phải có khoảng cách phòng chống cháy tối thiểu là 6m.
2. Không quy định khoảng cách phòng cháy giữa các đầu hồi nhà, nếu tường hồi của ngôi nhà cao nhất là tường ngăn cháy.
4.12.2. Công trình công nghiệp
Giữa các công trình công nghiệp phải có khoảng cách phòng chống cháy, quy định trong bảng 4.12.1
Bảng 4.12.1
Khoảng cách phòng chống cháy giữa các công trình công nghiệp
Bậc chịu lửa của công trình và hạng sản xuất | Khoảng cách giữa các công trình (m) ứng với bậc chịu lửa của công trình bên cạnh là | ||
I và II | III | IV và V | |
Bậc I, II: |
| 9 | 12 |
Hạng sản xuất A, B, C |
|
| 12 |
- Không có c.c. tự động | 9 |
|
|
- Có c.c tự động (1) | 6 |
|
|
Hạng sản xuất D, E | Không quy định |
|
|
III | 9 | 12 | 15 |
IV và V | 12 | 15 | 18 |
Ghi chú:
(1) Hoặc mật độ khối lượng chất cháy thường xuyên có trong nhà không quá 10 kg/m2 sàn.
(2) c.c tự động là viết tắt của chữa cháy tự động.
(3) Bậc chịu lửa và hạng sản xuất được quy định ở chương 11
4.12.3 Kho nhiên liệu, chất dễ cháy và trạm phân phối khí đốt, trạm xăng:
1. Khoảng cách tối thiểu từ các kho lộ thiên có chứa vật liệu dễ cháy đến các công trình được quy định ở bảng 4.12.2.
Bảng 4.12.2.
Khoảng cách phòng chống cháy giữa kho và công trình khác
STT | Loại kho | Dung lượng kho | Khoảng cách (m) từ kho đến công trình có bậc chịu lửa | ||
I, II | III | IV và V | |||
1 | Than đá | Trên 1.000 tấn | 6 | 6 | 12 |
|
| Dưới 1.000 tấn | Không quy định |
|
|
2 | Than bùn cám | Trên 1.000 tấn | 24 | 30 | 36 |
|
| Dưới 1.000 tấn (1) | 18 | 24 | 30 |
3 | Than bùn cục | Trên 1.000 tấn | 18 | 18 | 24 |
|
| Dưới 1.000 tấn (1) | 12 | 15 | 18 |
4 | Gỗ tròn, gỗ xẻ | Trên 1.000 m3 | 15 | 24 | 30 |
5 | Vỏ bào, mạt cưa | Trên 1.000m3 | 13 | 13 | 24 |
6 | Chất lỏng dễ cháy | Trên 1.000m3 | 30 | 30 | 36 |
|
| 600 - 1.000m3 | 24 | 24 | 30 |
|
| Dưới 600m3 (1) | 18 | 18 | 24 |
7 | Chất lỏng cháy được | Trên 5.000m3 | 30 | 30 | 36 |
|
| 3.000 - 5.000m3 | 24 | 24 | 30 |
|
| 1.000 - 3.000m3 | 18 | 18 | 24 |
|
| Dưới 1.000m3 (1) | 12 | 15 | 18 |
Ghi chú:
1) Không quy định khoảng cách từ các ngôi nhà hay công trình đến các kho chất lỏng dễ cháy và cháy được, có dung lượng dưới 100m3 hoặc kho than đá hay than bùn cám, than bùn cục có dung lượng dưới 1.000 tấn mà tường nhà về phía các kho này là tường ngăn cháy.
2) Đối với các kho gỗ, kho than, khi xếp cao hơn 2,5m, khoảng cách tối thiểu chỉ dẫn trong bảng đối với nhà và công trình có bậc chịu lửa IV, V phải tăng thêm 30%.
2. Khoảng cách từ trạm phân phối khí đốt đến nhà và công trình bên cạnh, được lấy theo điểm 6 bảng 4.12.2.
3. Trạm xăng trong đô thị
Vị trí đặt trạm xăng trong đô thị phải tuân theo các quy định ở Điều 7.15.
Điều 4.13 Khu vực bảo vệ công trình quốc phòng
Các công trình quốc phòng, khu quân sự, phải được bảo vệ theo các quy định của:
1. Pháp lệnh bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự,
2. Nghị định 04/CP ngày 16/1/1995 của Chính phủ, ban hành Quy chế bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Ghi chú: Theo các văn bản nêu trên thì:
1. Bao quanh công trình quốc phòng, khu quân sự có các khu vực: khu vực cấm, khu vực bảo vệ và vành đai an toàn, do cấp có thẩm quyền quy định tùy thuộc tính chất của công trình, khu quân sự.
2. Quanh khu vực quân sự không được xây dựng những công trình gây cản trở tới việc tác chiến như:
a) Có chiều cao hoặc quy mô rộng làm ảnh hưởng tới tầm hướng quan sát, quan trắc, tầm hướng bắn của vũ khí, hướng vận động của chiến sĩ;
b) Gây cản trở cho việc hạ, cất cánh của máy bay;
c) Làm hẹp luồng lạch hoặc gây nguy hiểm cho tàu xuồng ra vào bến cảng quân sự.
3. Việc xây dựng các công trình có ảnh hưởng tới công trình quốc phòng loại I, II (loại đặc biệt quan trọng và quan trọng) phải được phép của Thủ tướng Chính phủ và loại III, IV (loại phục vụ tác chiến, luyện tập, nghiên cứu và loại phổ thông) phải được phép của Bộ Quốc phòng.
Điều 4.14 Khu vực bảo vệ di tích, thắng cảnh
Các di tích, thắng cảnh phải được bảo vệ theo các quy định của
1. Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh,
2. Nghị định 288/HĐBT ngày 31/12/1985 của Hội đồng Bộ trưởng quy định việc thi hành Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh,
3. Thông tư số 206/VHTT ngày 22/7/1986 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa - Thông tin) Hướng dẫn việc thi hành Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh.
Ghi chú: Theo các văn bản nêu trên thì:
1. Một di tích lịch sử, văn hóa là bất động sản hoặc một danh lam thắng cảnh có từ 1 tới 3 khu vực bảo vệ:
a) Khu vực 1: gồm bản thân di tích, thắng cảnh, là khu vực nghiêm cấm mọi sự thay đổi.
b) Khu vực 2: là khu vực bao quanh khu vực 1, chỉ được phép xây dựng bia, tượng đài, công trình văn hóa nhằm mục đích tôn tạo di tích.
c) Khu vực 3: bao quanh khu vực 2, được xây dựng những công trình dịch vụ nhưng phải hài hòa với không gian di tích, thắng cảnh.
2. Ở khu vực có mật độ nhà cửa cao, có thể không khoanh các khu vực 2 và 3.
3. Mọi công trình xây dựng trong 3 khu vực bảo vệ phải được Bộ Văn hóa - Thông tin cho phép.
4. Việc khoanh vùng bảo vệ tùy thuộc tính chất, giá trị của di tích, thắng cảnh, điều kiện đất đai, quy hoạch kinh tế của đại phương và do Chủ tịch UBND Tỉnh, Thành phố đề nghị Bộ Văn hóa - Thông tin ra quyết định, căn cứ vào quy định chung (bảng 4.14.1). Đối với di tích, thắng cảnh đặc biệt quan trọng, Bộ Văn hóa - Thông tin đề nghị Thủ tướng quyết định.
Bảng 4.14.1
Vùng bảo vệ di tích, thắng cảnh
Đặc điểm di tích | Khu vực 1 | Khu vực 2 | Khu vực 3 |
Đơn độc, cao trên 5m | Khu vực có bán kính bằng 3 chiều cao di tích | Dải bao quanh khu vực I, rộng 100 - 200m | Tùy từng trường hợp |
Quần thể (tổng thể di tích) | Dải bao quanh di tích, rộng 100 - 500m | Dải bao quanh khu vực I, rộng 200m | Tùy từng trường hợp |
Nhỏ, thấp (cổng làng, bia, mộ, ...) | Khu vực có bán kính từ 10m trở lên |
| Tùy từng trường hợp |
Điều 4.15 Chất lượng nước cấp cho sinh hoạt
4.15.1. Nước cấp tập trung cho sinh hoạt của các đô thị, khu dân cư nông thôn phải có chất lượng đạt tiêu chuẩn vệ sinh quy định ở phụ lục 4.2.
4.15.2. Trường hợp nước cấp cho phép uống trực tiếp được, chất lượng nước phải đạt yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn TCVN 5501-91 “Nước uống - Yêu cầu kỹ thuật” (xem phụ lục 4.3).
4.15.3. Nước sử dụng cho tắm giặt, bơi lội phải đạt yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn TCVN 5502-91 “Nước sinh hoạt - Yêu cầu kỹ thuật”.
Điều 4.16 Mức ồn tối đa cho phép trong khu dân cư
Mức ồn tối đa cho phép trong khu dân cư được quy định theo tiêu chuẩn TCVN 5949-95 “Âm học. Tiếng ồn khu công cộng và dân cư. Mức ồn tối đa cho phép”, (xem phụ lục 4.4).
Ghi chú:
Tiêu chuẩn mức ồn cho phép đối với bên trong các cơ sở sản xuất, phương tiện giao thông đường bộ được quy định trong các tiêu chuẩn tương ứng.
4.17.1. Nước thải trước khi xả ra môi trường phải có chất lượng đạt yêu cầu quy định, tùy theo vực nước nơi nước thải xả vào.
4.17.2. Xả nước thải công nghiệp
1. Nước thải công nghiệp trước khi xả ra môi trường phải có chất lượng đảm bảo yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn TCVN 5945-95 “Nước thải công nghiệp. Tiêu chuẩn thải”, tùy theo vực nước nơi nước thải xả vào (xem phụ lục 4.5).
2. Đối với nước thải của các ngành công nghiệp đặc biệt, phải theo quy định riêng về tiêu chuẩn cho phép xả nước thải.
4.18.1. Xả khí thải công nghiệp
Khí thải công nghiệp trước khi xả ra không gian, phải đảm bảo các yêu cầu về nồng độ giới hạn của:
1. Các chất vô cơ và bụi: theo quy định trong tiêu chuẩn TCVN 5939-95 “Chất lượng không khí. Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ”, (xem phụ lục 4.6).
2. Các chất hữu cơ: theo quy định trong tiêu chuẩn TCVN 5940-95 “Chất lượng không khí. Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với các chất hữu cơ”, (xem phụ lục 4.7).
4.18.2. Đối với khí thải của các hoạt động sản xuất, dịch vụ đặc biệt, phải theo quy định riêng về giới hạn nồng độ cho phép xả vào không khí.
Mục tiêu của chương này nhằm đảm bảo công tác quy hoạch xây dựng đô thị đạt hiệu quả cao về mọi mặt:
1. Tạo lập môi trường sống an toàn, vệ sinh và tiện nghi cho con người trong việc tổ chức không gian, phát triển cơ sở hạ tầng đô thị;
2. Sử dụng hợp lý vốn, đất đai và tài nguyên khác;
3. Đáp ứng yêu cầu, xây dựng trong các giai đoạn, yêu cầu phát triển đô thị theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Điều 5.1 Dự án quy hoạch xây dựng đô thị
5.1.1 Tất cả các đô thị đều phải có dự án quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, để làm căn cứ cho việc cải tạo và xây dựng đô thị.
5.1.2 Việc lập các dự án quy hoạch xây dựng đô thị phải theo quy định của bộ xây dựng.
Ghi chú:
1) Đô thị xếp hạng theo quyết định của Chính phủ, thành 5 loại. Tiêu chuẩn phân loại, đô thị được quy định trong quyết định số 132-HĐBT, ngày 5/5/1990 của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ)
2) Quy hoạch xây dựng đô thị gồm:
a) Quy hoạch chung: là quy hoạch cho toàn bộ lãnh thổ của một đô thị.
b) Quy hoạch chi tiết: là quy hoạch cho từng phần lãnh thổ hoặc từng chức năng đô thị được phân định từ quy hoạch chung.
3) Quy định hiện hành về lập các đồ án quy hoạch là “Quy định về việc lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị”, ban hành kèm theo Quyết định số 322-BXD/ĐT ngày 28/12/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Điều 5.2 Quy hoạch chung xây dựng đô thị
5.2.1 Nội dung quy hoạch xây dựng đô thị bao gồm:
1. Định hướng phát triển đô thị trong giai đoạn 15-20 năm tới, về: không gian, cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường:
2. Quy hoạch xây dựng đợt đầu trong 5-10 năm:
3. Xác lập các cơ sở để lập quy hoạch chi tiết:
4. Soạn thảo “Điều lệ quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch”
5.2.2 Yêu cầu đối với quy hoạch chung xây dựng đô thị.
Quy hoạch chung xây dựng đô thị phải:
1. Đạt được các yêu cầu chung đối với quy hoạch xây dựng, quy định tại Điều 4.3 của QCXD này:
2. Đánh giá đúng các điều kiện tự nhiên, hiện trạng và tiềm lục kinh tế của đô thị, xác định tính chất đô thị, qui mô dân số, điều kiện đất đai, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu để cải tạo và phát triển;
3. Định hướng phát triển không gian, cơ sở hạ tầng với việc đảm bảo các yêu cầu sau:
a. Sử dụng hợp lý đất đai, tài nguyên;
b. Bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững, đề phòng thiên tai, sự cố công nghệ có thể xảy ra;
c. Bảo tồn di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan thiên nhiên;
d. Đảm bảo an ninh quốc phòng;
4. Xác lập được các căn cứ pháp lý để quản lý xây dựng đô thị, lập quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư xây dựng.
Điều 5.3 Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
5.3.1 quy hoạch chi tiết được duyệt là cơ sở pháp lý để quản lý các công trình xây dựng: Giới thiệu địa điểm, cấp chứng chỉ quy hoạch, giao đất hoặc cho thuê đất, cấp giấy phép xây dựng.
5.3.2 Nội dung quy hoạch chi tiết
Quy hoạch chi tiết cụ thể hoá quy hoạch chung xây dựng đô thị cho các khu vực cần cải tạo, xây dựng trước mắt, bao gồm:
1. Lập mặt bằng sử dụng đất đai, phân chia các lô đất và quy định việc sử dụng lô đất;
2. Xác định các chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, đề xuất định hướng kiến trúc, các biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường đô thị;
3. Đề xuất giải pháp xây dựng, cải tạo các hệ thống công trình kỹ thuật hạ tầng.
5.3.3 Yêu cầu đối với quy hoạch chi tiết
Qui hoạch chi tiết xây dựng đô thị phải:
1. Cụ thể hoá các quy định của quy hoạch chung đối với khu vực được quy hoạch chi tiết;
2. Đáp ứng các yêu cầu chung đối với quy hoạch xây dựng, quy định ở Điều 4.3 của QCXD;
3. Đánh giá đầy đủ điều kiện tự nhiên, hiện trạng xây dựng, xác định yêu cầu sử dụng đất đai, cân đối các yêu cầu đầu tư xây dựng, xác định các giai đoạn phát triển, các dự án đầu tư ưu tiên để thu hút mọi nguồn vốn đầu tư;
4. Phân bố đất đai và đề xuất cơ chế quản lý sử dụng đất đai;
5. Xác định các chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, quy định quản lý kiến trúc, bảo vệ cảnh quan, soạn thảo điều lệ quản lý xây dựng của khu vực.
Điều 5.4 Lựa chọn đất xây dựng đô thị
Đất được chọn để xây dựng đô thị phải đáp ứng những yêu cầu sau:
1. Có các lợi thế về: kinh tế, cơ sở hạ tầng đô thị, dân số, khí hậu, cảnh quan và phù hợp với xu thế phát triển đô thị;
2. Có điều kiện tự nhiên (địa hình, địa chất, thủy văn, khí hậu) thuận lợi cho xây dựng công trình; không nằm trong khu vực đất có các hiện tượng gây sụt lở, cácstơ, trôi trượt, xói mòn, chấn động.
3. Có đủ diện tích đất để phát triển đô thị trong giai đoạn 20 năm và dự trữ cho giai đoạn tiếp sau;
4. Có nguồn nước tốt, bảo đảm cả về chất lượng và khối lượng để cấp cho đô thị trong các giai đoạn phát triển;
5. Không nằm trong phạm vi môi trường có nguy cơ bị ô nhiễm nặng (do chất độc hoá học, phóng xạ, tiếng ồn, dịch bệnh truyền nhiễm);
6. Không thuộc phạm vi khu vực được xác định để khai thác mỏ, bảo tồn thiên nhiên, khai quật khảo cổ;
7. Không nằm trong phạm vi nghiêm cấm xây dựng, quy định ở chương 4 của QCXD.
Điều 5.5 Nguyên tắc phân khu chức năng đô thị
5.5.1 Các khu chức năng phải ở vị trí phù hợp, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan, phòng chống cháy và phải được liên hệ thuận tiện với nhau bằng một hệ thống giao thông hợp lý và an toàn.
5.5.2 Phân khu chức năng đô thị phải triệt để tận dụng địa hình thiên nhiên, hiện trạng kinh tế, xã hội và công trình xây dựng để tổ chức không gian đô thị, bố trí hệ thống kỹ thuật hạ tầng hợp lý, hạn chế tối đa việc sử dụng biện pháp kỹ thuật đắt tiền, lãng phí trong xây dựng.
Ghi chú: Các khu chức năng đô thị bao gồm:
1) Các khu thuộc khu vực dân dụng:
a) Khu ở,
b) Khu cơ quan, trường học không thuộc quản lý hành chính của đô thị
c) Khu trung tâm, khu phục vụ công cộng,
d) Khu nghỉ ngơi, giải trí, cây xanh.
2) Các khu nằm ngoài khu vực dân dụng:
a) Khu công nghiệp, khu kho tàng,
b) Khu các công trình giao thông đối ngoại,
c) Khu các công trình đầu mối của hệ thống kỹ thuật đô thị (điện, nước, phòng chống cháy),
d) Khu vực cách ly (lò mổ gia súc, nghĩa trang, bãi rác),
e) Khu vực đặc biệt (khu quân sự, ...),
g) Các khu vực cây xanh đặc biệt: vườn ươm, cây xanh cách ly, cây xanh nghiên cứu, mặt nước,
h) Đất dự phòng phát triển đô thị và các loại đất khác.
Điều 5.6 Quy hoạch khu vực dân dụng
5.6.1 Khu vực dân dụng phải:
1. Được bố trí ở đầu hướng gió chính, đầu dòng chảy của sông so với các khu vực có thải ra các chất độc hại, chất gây ô nhiễm.
2. Được chọn đặt ở các khu đất có khí hậu thoáng mát, cao ráo, có địa chất tốt, thích hợp cho việc xây dựng nhà nhiều tầng.
5.6.2 Trong khu dân dụng phải bố trí hợp lý các khu nhà ở, các công trình phục vụ công cộng, các hệ thống công trình kỹ thuật và cây xanh.
5.6.3 Chỉ tiêu sử dụng đất
Sử dụng đất cho khu dân dụng phải theo các chỉ tiêu nêu trong bảng 5.6.1.
Bảng 5.6.1
Chỉ tiêu đất khu dân dụng
Loại đô thị | Đất khu dân dụng (m2/người) gồm đất: | ||||
Ở (1) | Giao thông (2) | Công trình công cộng | Cây xanh | Toàn khu dân cư | |
I - II | 25 - 28 | 19 - 21 | 4 - 5 | 6 - 7 | 54 - 61 |
III - IV | 35 - 45 | 16 - 20 | 3 - 4 | 7 - 9 | 61 - 78 |
V | 45 - 55 | 10 - 12 | 3 - 3,5 | 12 - 14 | > 80 |
Ghi chú:
(1) Thành phần đất ở theo bảng 5.7.1
(2) Thành phần đất giao thông theo bảng 5.6.2.
Bảng 5.6.2
Chỉ tiêu đất giao thông trong khu dân dụng
Loại đô thị | Diện tích đất (m2/người) | |
Mạng đường | Bến, bãi đỗ xe (giao thông tĩnh) | |
I - II | 15,5 - 17,5 | 3,5 3 - 3,4 |
III - IV | 13,5 - 16,8 | |
V | 8 - 10 |
5.7.1 Sử dụng đất
1. Chỉ tiêu sử dụng đất
a. Quy hoạch sử dụng đất cho khu ở phải theo các chỉ tiêu nêu trong bảng 5.7.1
Bảng 5.7.1
Chỉ tiêu các loại đất trong khu ở
Loại đô thị | Chỉ tiêu đất (m2/người) cho: | ||||
Xây dựng nhà ở | Sân, đường | Công trình công cộng | Cây xanh | Cộng | |
I - II | 19 - 21 | 2 - 2,5 | 1,5 - 2 | 3 - 4 | 25 - 28 |
III - IV | 28 - 35 | 2,5 - 3 | 1,5 - 2 | 3 - 4 | 35 - 45 |
V | 37 - 47 | 3 | 1,5 | 3 - 4 | 45 - 55 |
b. Đối với đô thị mới và khu đô thị mới, trong một số trường hợp cho phép áp dụng chỉ tiêu sử dụng các loại đất trong khu ở lớn hơn quy định tại bảng 5.7.1
2. Mật độ xây dựng tối đa
Trong quy hoạch phải đảm bảo mật độ xây dựng tối đa như sau:
a. Công trình
Mật độ xây dựng (mật độ thuần, netto) tối đa của lô đất xây dựng công trình được quy định ở bảng 5.7.2
Bảng 5.7.2
Mật độ xây dựng (mật độ thuần, netto) tối đa của lô đất xây dựng công trình
Diện tích đất (m2) | Dưới 50 | 50 - 100 | 100 - 200 | 200 - 300 | 300 - 400 | 400 - 500 |
Mật độ xây dựng tối đa (%) | 100 | 90 | 80 | 70 | 60 | 50 |
b. Nhóm công trình hoặc ô phố.
Mật độ xây dựng của nhóm công trình hoặc ô phố phải đảm bảo khoảng cách vệ sinh (thông gió và chiếu sáng tự nhiên) giữa các dãy nhà như sau:
Bảng 5.7.3
Khoảng cách vệ sinh giữa các dãy nhà
Số tầng nhà | 1 | 5 | 10 | 15 |
Khoảng cách L giữa các dãy nhà (m) (khoảng cách giữa các cạnh dài của 2 dãy nhà) | 5 (L=1,5 h) | 20 (L=1,3 h) | 30 (L = 1,0h) | 45 (L=1,0h) |
Ghi chú:
1) Từ quy định trong bảng 5.7.3 tính ra mật độ xây dựng thuần (netto, không kể diện tích đất công cộng) tối đa và hệ số sử dụng đất tối đa cho nhóm công trình, ô phố như bảng 5.7.4.
Bảng 5.7.4
Mật độ xây dựng (netto, không kể diện tích đất công cộng) tối đa, hệ số sử dụng đất tối đa của nhóm công trình, ô phố (diện tích đất trên 500 m2)
Số tầng cao trung bình | Mật độ xây dựng tối đa (%) | Hệ số sử dụng đất tối đa |
1 | 70 | 0,70 |
2 | 60 | 1,20 |
3 | 53 | 1,59 |
4 | 47 | 1,88 |
5 | 40 | 2,00 |
6 | 39 | 2,34 |
7 | 36 | 2,52 |
8 | 33 | 2,54 |
9 | 31 | 2,70 |
10 | 28 | 2,80 |
11 | 26 | 2,86 |
12 | 24 | 2,88 |
13 | 22 | 2,90 |
14 | 21 | 2,94 |
15 trở lên | 20 | 3,0 - 5,0 |
2) Mật độ xây dựng gộp (brutto, kể đến diện tích đất công cộng) của nhóm công trình được tính theo công thức:
Trong đó:
Mbrutto - Mật độ xây dựng gộp (brutto, kể đến diện tích đất công cộng)
Mnetto - Mật độ xây dựng (netto, không kể diện tích đất công cộng)
Sđct - Diện tích các lô đất xây dựng công trình (m2).
Sđcc - Diện tích đất dành cho công cộng
Sđtg - Diện tích đất toàn bộ, bao gồm các lô đất xây dựng công trình và đất công cộng (gồm sân, vườn, đường, quảng trường).
3) Theo các số liệu trong các bảng 5.7.1 thì đối với khu ở (phường) Mbrutto = 0,8 Mnetto
5.7.2 Giải pháp
1. Cơ cấu các khu ở trong khu dân dụng theo dự án quy hoạch được tổ chức như sau:
a. Đô thị loại I và II: có 3 hoặc 4 cấp là thành phố, khu ở và đơn vị ở.
b. Đô thị loại III và IV: có 2 hoặc 3 cấp là thành phố hoặc thị xã, khu ở và đơn vị ở.
c. Đô thị loại V: chỉ có 1 cấp là thị trấn.
Ghi chú:
Đối với các khu vực cũ của đô thị, khi lập quy hoạch cải tạo, có thể kết hợp cơ cấu và ranh giới các khu ở trong khu dân dụng với cơ cấu và ranh giới quản lý hành chính.
2. Tổ chức cơ cấu các khu ở cần đảm bảo sự liên hệ thuận tiện giữa ở với lao động sản xuất, sinh hoạt, dịch vụ công cộng, và nghỉ ngơi giải trí.
3. Khu ở cần được chia thành các đơn vị ở thuận tiện cho quản lý hành chính và bố trí các công trình dịch vụ công cộng. Bán kính phục vụ của các công trình công cộng trong khu ở không lớn quá 1500m.
4. Đơn vị cơ bản của khu ở là đơn vị ở.
Trong đơn vị ở có các nhóm ở, các công trình công cộng cấp I phục vụ hàng ngày như: nhà trẻ mẫu giáo, trường phổ thông cơ sở, trụ sở phường, nhà văn hóa thông tin, chợ, sân chơi thể thao, vườn nghỉ, ...và đường sá.
5. Trong quy hoạch xây dựng mới các đơn vị ở, cần đảm bảo:
a. Bán kính phục vụ của các công trình công cộng không lớn quá 500m.
b. Đường giao thông từ cấp khu vực trở lên không cắt qua đơn vị ở.
Điều 5.8 Quy hoạch các công trình công cộng
5.8.1 Hệ thống công trình phục vụ công cộng trong đô thị phải được tính toán và bố trí theo cơ cấu quy hoạch và tổ chức hành chính đô thị.
5.8.2 Khi lập đồ án quy hoạch phải:
1. Đảm bảo các chỉ tiêu thiết kế các công trình công cộng quy định ở bảng 5. 8.1
2. Quy mô các công trình phải tính đến số lượng khách vãng lai và việc phát triển theo các giai đoạn, phù hợp với sự tăng trưởng quy mô dân số và nâng cao tiêu chuẩn sử dụng.
3. Dành đất dự trữ cho các trường học, bệnh viện để mở rộng trong các giai đoạn sau (tương ứng với việc tăng dân số trong các khu dân dụng).
4. Bố trí các công trình công cộng ở vị trí phù hợp với từng loại chức năng.
a. Các công trình có nhu cầu yên tĩnh như: nhà trẻ, trường học, bệnh viện, cơ quan nghiên cứu, ... cần được bố trí lùi sâu sau các trục đường giao thông ồn ào và có đủ diện tích sân, vườn, cây xanh.
b. Các công trình văn hóa, thương mại dịch vụ được bố trí ở mặt phố chính.
c. Các tuyến đường dẫn đến các công trình dịch vụ cho người già, trẻ em, người tàn tật không được cắt qua các tuyến giao thông chính nếu không có đường chui, vượt.
Bảng 5.8.1
Chỉ tiêu một số công trình công cộng đô thị
Loại công trình | Cấp quản lý | Chỉ tiêu sử dụng công trình | Chỉ tiêu sử dụng đất đai | ||
Đơn vị tính | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Chỉ tiêu | ||
1. Giáo dục |
|
|
|
|
|
a. Trường mẫu giáo | Đơn vị ở | chỗ/1000ng | 60-70 | m2/1 chỗ | 20-30 |
b. Trường tiểu học (cấp I) | - | - | 100-130 | - | 18-22 |
c. Trường trung học cơ sở (cấp II) | - | - | 80-100 | - | 20-25 |
d. Trường trung học (cấp III) | khu ở | - | 20-30 | - | 30-25 |
2. Y tế |
|
|
|
|
|
a. Trạm y tế | Đơn vị ở | trạm/1000ng | 1 | m2/trạm | 500 |
b. Phòng khám đa khoa | khu ở | - | 1 | - | 3500-4200 |
c. Bệnh viện đa khoa | Đô thị | giường/1000ng | 4 - 5 | ha/bệnh viện | 1-4,5 (50-500 giường) |
d. Nhà hộ sinh | Đô thị | - | 0,5 - 0,7 | m2/giường | 30-50 |
3. Thể dục thể thao |
|
|
|
|
|
a. Sân luyện tập | Đơn vị ở |
|
| m2/người | 0,5-1,0 |
|
|
|
| ha/công trình | 0,3-09 |
b. Sân thể thao cơ bản | Đô thị |
|
| m2/người | 06-1,0 |
|
|
|
| ha/công trình | 1,0-2,0 |
c. Sân vận động | Đô thị |
|
| m2/người | 0,8-1,0 |
|
|
|
| ha/công trình | 2,5-4,0 |
d. Trung tâm TDTT | Đô thị loại I, II |
|
| m2/người | 08-1,0 |
|
|
|
| ha/công trình | 5,0-16,0 |
4. Văn hoá | Đô thị |
|
|
|
|
a. Thư viện | Đô thị |
|
| ha/công trình | 0,5 |
b. Bảo tàng | Đô thị |
|
| - | 1,0 - 1,5 |
c. Triển lãm | Đô thị |
|
| - | 1,0 - 1,5 |
d. Nhà hát | Đô thị | số chỗ/1000ng | 5 - 8 | - | 1,0 - 1,5 |
e. Cung văn hoá | Đô thị | - | 8 - 10 | - | 05-1,0 |
g. Rạp xiếc | Đô thị | - | 3 - 4 | - | 0,7-1,0 |
h. Cung thiếu nhi |
| - | 2 - 3 | - | 1,0-1,5 |
5. Chợ | Đơn vị ở |
|
| ha/công trình | 0,2-0,5 |
| Đô thị |
| 0,5 | - | 0,8 - 1,5 |
6. Nghĩa địa | Đô thị |
|
| ha/1000 | 0,01- 0,06 |
Ghi chú:
Đối với đơn vị ở có quy mô số dân từ 20.000 người trở lên cần bố trí 1 trường trung học (cấp III)
Điều 5.9 Cải tạo, chỉnh trang các khu vực cũ trong đô thị
5.9.1 Đối với các khu vực cũ trong các đô thị được phép giảm các chỉ tiêu sử dụng đất, tăng bán kính phục vụ của các công trình công cộng trong các cấp đơn vị đô thị, nhưng số lượng tăng giảm không vượt quá 10% so với các quy định ở Điều 5.7 và 5.8.
5.9.2 Giải pháp chỉnh trang cải tạo các khu ở cũ phải thiết thực và phù hợp với hiện trạng khu ở cũ về:
1. Mật độ xây dựng, chỉ tiêu sử dụng đất các loại, quyền sử dụng đất,
2. Cảnh quan đô thị
3. Giá trị lịch sử, giá trị kiến trúc và chất lượng của các công trình hiện có,
4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tiện nghi, vệ sinh môi trường,
5. Khả năng về vốn đầu tư.
5.9.3 Nội dung chỉnh trang cải tạo khu dân cư cũ phải bao gồm những vấn đề sau:
1. Tổ chức lại các khu ở, gồm:
a. Chỉnh trang lại các lô nhà,
b. Thay đổi chức năng một số công trình cũ cho phù hợp, phá bỏ các nhà cũ hết niên hạn sử dụng,
c. Di chuyển một số kho tàng, xí nghiệp có ảnh hưởng xấu đến môi trường để tăng thêm diện tích cây xanh, giảm mật độ xây dựng.
2. Cải tạo và xây dựng bổ sung mạng lưới các công trình công cộng.
Nếu quy mô dân số và bán kính phục vụ của các công trình dịch vụ công cộng vượt quá quy định ở mục 5.9.1 cần thực hiện một trong các biện pháp sau đây:
a. Tận dụng các công trình công cộng dịch vụ của các khu ở, đơn vị ở lân cận và các công trình công cộng cấp đô thị.
b. Điều chỉnh lại vị trí các công trình công cộng dịch vụ của khu ở, đơn vị ở.
c. Bổ sung thêm các điểm công cộng dịch vụ cần thiết của khu ở, đơn vị ở.
3. Điều chỉnh lại mạng lưới giao thông. Bỏ bớt các đường phố nhỏ không cần thiết để trồng cây hoặc làm chỗ cho trẻ em chơi và người đi bộ.
4. Hoàn thiện các hệ thống công trình kỹ thuật: cấp nước, thoát nước, cấp điện, chiếu sáng, thông tin liên lạc, phòng chống cháy.
5. Cải thiện điều kiện vệ sinh như cải tạo ao, hồ, nhà vệ sinh.
Điều 5.10 Quy hoạch khu trung tâm
5.10.1 Đối với các đô thị loại I và II, trung tâm đô thị bao gồm các công trình của trung tâm hạt nhân đô thị và các công trình khác của trung tâm đô thị được phân bố ở các quận trong đô thị.
5.10.2 Cần lựa chọn các khu vực thích hợp để bố trí các loại trung tâm thành một hệ thống, kết hợp hài hoà giữa việc bố trí trung tâm theo các cấp và theo các chuyên ngành, đảm bảo thuận tiện phục vụ, tiết kiệm đất đai, kinh phí đầu tư xây dựng và mỹ quan đô thị.
Ghi chú:
1) Hệ thống trung tâm đô thị có 2 dạng:
a. Trung tâm theo các cấp hành chính.
b. Trung tâm theo chuyên ngành.
2) Trung tâm theo các cấp hành chính
Các cấp phục vụ trong hệ thống công trình dịch vụ công cộng đô thị được thống nhất với các cấp hành chính bao gồm:
a. Đô thị loại I và II có 3 cấp:
i) Cấp I (phục vụ hàng ngày): đơn vị ở.
ii) Cấp II (phục vụ định kỳ): khu ở.
iii) Cấp III (phục vụ không thường xuyên): thành phố, khu thành phố.
b. Đô thị loại III và IV có 2 cấp:
i) Cấp I (phục vụ hàng ngày): đơn vị ở.
ii) Cấp II (phục vụ định kỳ ngắn và dài ngày): thị xã, thành phố.
c. Đô thị loại V có 1 cấp, kết hợp giữa phục vụ hàng ngày và định kỳ.
Việc phục vụ định kỳ ngắn, dài ngày của các loại đô thị còn có quan hệ với từng cấp đô thị đóng vai trò hạt nhân của từng vùng lớn nhỏ.
3) Trung tâm theo các chuyên ngành: trong các đô thị, ngoài hệ trung tâm theo các cấp, còn có hệ trung tâm chuyên ngành như: hành chính, y tế, giáo dục, thương mại dịch vụ, văn hóa, thể thao,... được phân bổ đan xen, vừa có tính độc lập, vừa có sự hòa quyện trong tổng thể chung.
5.10.3 Trung tâm toàn đô thị
1. Trung tâm toàn đô thị cần bố trí ở nơi có liên hệ thuận tiện với các khu vực trong đô thị và có phong cảnh đẹp.
2. Tại đây, cần bố trí các công trình kiến trúc tiêu biểu (trụ sở cơ quan quan trọng, công trình lớn về văn hóa, thương nghiệp) với quảng trường, các trục đường trung tâm, tạo nên một tổng thể kiến trúc chính với các hoạt động sống động.
3. Các công trình văn hóa, thương nghiệp thường bố trí ở trung tâm đô thị gồm: nhà hát thành phố, rạp chiếu phim, bảo tàng, triển lãm, câu lạc bộ, ngân hàng, bưu điện, cửa hàng, khách sạn,... Quy mô thiết kế của các công trình công cộng ở trung tâm phải bao gồm cả số khách từ nơi khác đến thăm đô thị.
4. Quảng trường trung tâm phải đa chức năng, vừa là nơi sinh hoạt lớn về văn hóa, chính trị, xã hội vừa tạo không gian kiến trúc tiêu biểu cho đô thị
5.10.4 Các trung tâm chuyên ngành
1. Các trung tâm chuyên ngành cần bố trí ở những vị trí phù hợp.
2. Các trung tâm nghiên cứu khoa học, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao có thể bố trí kết hợp hoặc gắn với hệ thống các trung tâm phục vụ công cộng của đô thị.
5.11.1 Các đô thị phải được quy hoạch các mảng xanh, đảm bảo diện tích xanh tối thiểu như sau:
Bảng 5.11.1
Diện tích xanh tối thiểu trong các đô thị (m2/người)
Loại đô thị | Diện tích cây xanh toàn đô thị | Diện tích cây xanh sử dụng công cộng | |
Toàn khu dân dụng | Khu ở | ||
I, II | 10 - 15 | 5 - 8 | 3 - 4 |
III, IV | 7 - 10 | 7 - 8 | 3 - 4 |
V | 7 - 10 | 12 - 14 | 3 - 4 |
Ghi chú:
1) Đối với đô thị nghỉ mát, diện tích cây xanh toàn đô thị tối thiểu phải là 30 - 40 m2/người
2) Cây xanh đô thị có 3 nhóm chính:
a) Cây xanh sử dụng công cộng (công viên, vườn hoa, vườn dạo,...) ;
b) Cây xanh sử dụng hạn chế (trong các khu chức năng đô thị như: khu ở, công nghiệp, kho tàng, trường học,...);
c) Cây xanh chuyên môn (cách ly, phòng hộ, nghiên cứu thực vật học, ...).
5.11.2 Các diện tích xanh trong đô thị phải được gắn kết với nhau bằng các đường phố có trồng cây và các dải cây để hình thành một hệ thống cây xanh liên tục. Phải tận dụng đất ven hồ, kênh rạch và mọi khoảng trống có thể được cho cây xanh.
5.11.3 Việc trồng cây phải không được làm ảnh hưởng tới an toàn giao thông, không làm hư hại móng nhà và các công trình ngầm, không gây nguy hiểm (không trồng cây dễ gãy, đổ), không làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường (không trồng các cây có tiết ra chất độc hại, hoặc hấp dẫn côn trùng).
5.11.4 Công viên
a. Trong các đô thị loại I, II ngoài các công viên thuộc khu ở, đơn vị ở cần các công viên có chức năng phục vụ riêng biệt như: công viên thiếu nhi, công viên thể thao, vườn bách thú, bách thảo, các vườn ươm cây với diện tích phù hợp với loại công viên và điều kiện địa phương.
b. Diện tích tối thiểu của các loại công viên như sau:
Công viên trung tâm đô thị | 15 | ha. |
Công viên khu vực | 10 | ha. |
Công viên khu nhà ở | 3 | ha. |
Vườn dạo | 0,5 | ha. |
Vườn công cộng ở các đô thị nhỏ | 2 | ha. |
Công viên rừng thành phố | 50 | ha. |
Vườn ươm cây | 1 m2/người | |
Vườn ươm hoa | 0,2 m2/người |
c. Thành phần sử dụng đất trong các công viên văn hóa nghỉ ngơi. Khi lập đồ án quy hoạch được phép áp dụng các số liệu trong bảng 5.11.2.
Bảng 5.11.2
Thành phần sử dụng đất trong các công viên văn hóa nghỉ ngơi
Các khu chức năng trong công viên | Tỷ lệ chiếm đất (%) |
Khu văn hóa giáo dục | 10 - 12 |
Khu biểu diễn | 8 - 10 |
Khu thể thao | 8 - 10 |
Khu thiếu nhi | 10 - 12 |
Khu yên tĩnh | 40 - 60 |
Khu phục vụ | 2 - 5 |
Điều 5.12 Quy hoạch khu công nghiệp và kho tàng đô thị
5.12.1 Khu công nghiệp đô thị
1. Các nhà máy phải được bố trí tập trung thành các khu, cụm công nghiệp và đảm bảo hợp lý trong tổ chức sản xuất, bố trí bến bãi, kho tàng, sử dụng các hệ thống kỹ thuật hạ tầng và bảo vệ môi trường.
2. Quy hoạch xây dựng, cải tạo, mở rộng các khu, cụm công nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a. Bảo vệ môi trường:
i) Phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, quy định trong các điều 4.16, 4.17, 4.18.
ii) Vị trí các xí nghiệp công nghiệp phải đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu tới môi trường sống của khu dân dụng, như quy định ở mục 5.12.1.3 và 5.12.1.4 dưới đây.
b) Tổ chức sản xuất được thuận tiện và hợp lý. Giữa các nhà máy thực hiện được hợp tác nhà máy thực hiện được hợp tác và hỗ trợ trong hoạt động công nghệ, cung cấp nguyên liệu, xử lý chất thải, sử dụng các hệ thống kỹ thuật hạ tầng,
c) Bố trí các công trình phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất cảnh quan và tạo được vẻ đẹp công nghiệp, hài hoà với các quần thể kiến trúc khác trong đô thị. Giữa các công trình phải đảm bảo khoảng cách an toàn cháy, quy định ở Điều 4.12.
d) Bố trí các mạng lưới kỹ thuật hạ từng và cây xanh.
e) Sử dụng hợp lý đất đai và dự phòng đất mở rộng các nhà máy, khu, cụm công nghiệp.
3. Vị trí các xí nghiệp công nghiệp
Vị trí các xí nghiệp phải đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu tới mục tiêu sống của khu dân cư, cụ thể:
a) Những xí nghiệp có thải chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường phải ở cuối hướng gió chính, cuối các dòng sông, suối so với khu dân cư.
b) Tuỳ theo tác động độc hại tới môi trường và khối lượng vận tải ra vào nhà máy mà bố trí ở xa hay gần các khu dân cư như sau:
i) Ở ngoài phạm vi đô thị: các xí nghiệp dùng các chất phóng xạ mạnh hoặc dễ gây cháy nổ; các bãi phế liệu công nghiệp có quy mô lớn hoặc chứa các phế liệu nguy hiểm.
ii) Ở xa khu dân dụng: các xí nghiệp độc hại cấp I và II (theo phân loại xí nghiệp như phụ lục 4.8).
iii) Được phép bố trí ngay trong khu dân cư: các xí nghiệp nhỏ, khối lượng vận chuyển vào ra ít, không thải các chất độc hại, không gây ồn.
4. Dải cách ly vệ sinh
a. Giữa các công trình công nghiệp và khu dân cư phải có dải cách ly vệ sinh.
b. Chiều rộng dải cách ly được xác định theo mức độ ảnh hưởng tới khu dân cư, do các yếu tố: tính chất độc hại của các chất thải (sau xử lý), hướng gió, hướng dòng chảy nhưng phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu quy định Điều 4.11.
c. Trong dải cách ly vệ sinh, tối thiểu 40% diện tích đất phải được trồng cây xanh và không quá 30% diện tích đất có thể được sử dụng để bố trí trạm cứu hỏa, bãi xe ôtô, kho (trừ kho chứa thực phẩm), cơ sở dịch vụ.
5. Bãi phế liệu, phế phẩm
a. Bãi phế liệu, phế phẩm công nghiệp phải được rào chắn và không làm ảnh hưởng xấu tới điều kiện vệ sinh của xí nghiệp xung quanh và không làm nhiễm bẩn môi trường (không làm bẩn nguồn nước mặt nước ngầm, không khí, đất đai).
b. Bãi chứa các phế liệu nguy hiểm (dễ gây cháy, nổ, dịch bệnh …) phải đặt xa khu dân cư, phải có biện pháp xử lý các chất độc hại và ngăn không cho người qua lại.
5.12.2 Khu kho tàng đô thị
1. Quy hoạch các khu kho tàng đô thị phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a. Tổ chức hợp lý mạng lưới kho tàng với 3 loại kho:
i) Kho bán lẻ, phục vụ các yêu cầu sinh hoạt hàng ngày: được bố trí trong khu ở
ii) Kho phân phối và bán buôn: phải bố trí ven nội, ngoài khu ở.
iii) Kho dự trữ quốc gia, kho trung chuyển, kho chứa các chất độc hại, dễ cháy nổ: phải bố trí thành khu riêng ở ngoại thành.
b. Vị trí các kho phải:
i) Cao ráo, không bị ngập lụt và gần nơi phân phối, tiêu thụ;
ii) Thuật tiện giao thông, vận chuyển;
iii) Đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh đối với khu dân dụng như quy định ở Điều 4.11 và khoảng cách an toàn cháy như quy định ở Điều 4.12.
2. Trong khu vực kho tàng, phải bố trí các kho thành từng nhóm theo phân loại hàng hóa trong kho và có đường giao thông thuận tiện, có bãi để xe, trang thiết bị phục vụ kho.
5.12.3 Chỉ tiêu sử dụng đất
1. Chỉ tiêu sử dụng đất
Được phép áp dụng các số liệu trong bảng 5.12.1 để lập dự án quy hoạch trong trường hợp chưa xác định được danh mục các công trình công nghiệp, kho tàng cụ thể.
Bảng 5.12.1
Chỉ tiêu đất công nghiệp, kho tàng đô thị (kể cả đất dự phòng phát triển)
Loại đô thị | Đất công nghiệp | Đất kho tàng |
I | 25 - 30 | 3 - 4 |
II | 20 - 25 | 3 - 4 |
III | 15 - 20 | 2 - 3 |
IV, V | 10 - 15 | 1,5 - 1,0 |
2. Mật độ xây dựng
Mật độ xây dựng tối đa khu công nghiệp kho tàng: 70%
3. Tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp
Khi lập dự án quy hoạch, được phép áp dụng các chỉ tiêu về tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp nêu ở bảng 5.12.2.
Bảng 5.12.2
Tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp
Loại đất | Tỷ lệ (% diện tích toàn khu) |
Nhà máy | 50 - 60 |
Các khu kỹ thuật | 2 - 5 |
Công trình hành chính, dịch vụ, nghiên cứu | 2 - 4 |
Giao thông | 15 - 20 |
Cây xanh | 10 - 15 |
Hệ thống giao thông đô thị gồm có:
- Hệ thống giao thông đối ngoại;
- Đường vận tải chuyên dùng, phục vụ nhà máy, kho tàng, bến cảng;
- Hệ thống đường nội thị.
5.13.1 Hệ thống giao thông đối ngoại
1. Đường ôtô
a. Bến ôtô đô thị cần bố trí ở những nơi liên hệ thuận tiện với trung tâm đô thị, nhà ga, bến cảng, chợ và các nơi dân ở tập trung.
b. Trạm phục vụ sửa chữa và trạm dừng cho xe ô tô thông qua đô thị cần bố trí gần vị trí các đầu mối giao thông rẽ vào đô thị.
c. Không bố trí đường ôtô cấp I, II, III (phân loại theo tiêu chuẩn TCVN 4054-85 “Đường ôtô - Tiêu chuẩn thiết kế”) đi xuyên qua đô thị mà phải bố trí đường tránh, vòng qua đô thị.
2. Đường sắt
a. Ga đường sắt
i) Ga hành khách chính và quảng trường trước ga cần bố trí ở khu dân dụng và có liên hệ thuận tiện với trung tâm, các khu nhà ở, khu công nghiệp. Đối với đô thị loại I và II ga hành khách có thể bố trí trong trung tâm đô thị nhưng phải có biện pháp hạn chế tối đa tiếng ồn và sự giao cắt với các loại đường của đô thị.
ii) Ga hàng hóa phải bố trí gần cơ sở cung cấp và nhận hàng, gắn liền với trạm hàng hóa, kho, sân chứa hàng.
iii) Ga lập tàu hàng phải bố trí ngoài đô thị.
iv) Ga lập tàu khách, nơi dự trữ đầu máy toa xe phải bố trí ở ngoài khu dân dụng.
b. Giao cắt giữa đường sắt với đường bộ
i) Phải tổ chức giao nhau khác độ cao cho nút giao cắt giữa đường sắt với đường xe điện, đường giao thông chính của đô thị. Trong giai đoạn quy hoạch đầu được phép cho giao nhau cùng độ cao nhưng phải dành đất để sau này cải tạo.
ii) Tại mọi nút giao cát giữa đường sắt và đường bộ phải có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông: sử dụng đèn tín hiệu, barie.
c. Kích thước nền ga
Khi lập dự án quy hoạch được phép áp dụng các số liệu trong bảng 5.13.1 để tính toán kích thước nền ga.
Bảng 5.13.1
Kích thước nền các loại ga
Loại ga | Kiểu bố trí đường đón, tiễn tàu | Chiều dài nền ga (m) | Chiều rộng nền ga (m) |
1 - Tổ chức chạy tàu ga tránh | Xếp dọc | 1.500 - 2.300 | 50 - 100 |
Nửa xếp dọc | 1.300 - 1.700 | 50 - 100 | |
Xếp ngang | 900 - 1.300 | 50 - 100 | |
Ga trung gian | Xếp dọc | 1.850 - 2.650 | 100 - 1.500 |
Nửa xếp dọc | 1.450 - 1.850 | 100 - 1.500 | |
Xếp ngang | 1.000 - 1.500 | 100 - 1.500 | |
- Ga đoạn | Xếp dọc | 2.220 - 3.000 | 250 - 300 |
Nửa xếp dọc | 1.900 - 2.350 | 250 - 300 | |
Xếp ngang | 1.450 - 1.850 | 300 - 350 | |
2 - Chức năng vận chuyển |
|
|
|
- Ga hàng hóa |
| 500 - 800 | 100 - 300 |
- Ga hành khách |
|
|
|
- Ga cụt |
| 1.000 - 1.200 | 200 - 300 |
- Ga thông qua |
| 1.400 - 1.600 | 100 - 200 |
3 - Kỹ thuật lập tàu - Lập tàu hàng |
|
|
|
1 hướng | Nối tiếp | 4.000 - 5.500 | 200-300 |
| hỗn hợp | 2.700 - 3.000 | 250 - 350 |
2 hướng | Song song | 2.200 - 2.600 | 300 - 400 |
| nối tiếp | 2.400 - 2.700 | 700 - 900 |
- Ga lập tàu khách |
| 1.000 - 2.000 | 300 |
3. Đường không
a. Sân bay phải bố trí ngoài đô thị, đảm bảo khoảng cách tới khu dân dụng (kể đến tương lai phát triển khu dân dụng) theo quy định của Điều 4.7
b. Khi lập dự án quy hoạch, quy mô và diện tích đất của cảng hàng không phải được tính toán theo các tiêu chuẩn ngành hàng không và tiêu chuẩn của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO.
c. Đường từ các đô thị loại I và II đến sân bay, nếu dài trên 20km cần phải xây dựng đường cao tốc.
4. Đường thủy
a. Quy hoạch các cảng đô thị phải phân loại cảng và bố trí ở vị trí phù hợp với từng loại cảng:
i) Bến hành khách: bố trí gần trung tâm đô thị.
ii) Cảng hàng hóa, vận chuyển hàng hóa ít ô nhiễm và trực tiếp phục vụ đô thị: bố trí ở nội thị.
iii) Cảng vận chuyển hàng hóa ô nhiễm, bến dầu, bến cá: phải ở ngoại thành.
iv) Kho nhiên liệu lỏng của cảng sông: bố trí ở ngoại thành và cuối dòng sông so với toàn đô thị.
b. Vị trí đặt cảng phải:
i) Đảm bảo các quy định về khu bảo vệ vệ sinh nguồn nước, khoảng cách ly vệ sinh và an toàn cháy đối với các loại cảng, theo quy định ở các Điều 4.7, 4.9, 4.12;
ii) ở cuối dòng sông (so với khu dân dụng);
iii) Có đủ điều kiện thuận lợi an toàn để tàu thuyền ra vào;
iv) Có địa chất bờ cảng ổn định.
v) Có đủ diện tích phù hợp với các loại cảng.
vi) Ở gần đầu mối giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, gần các khu công nghiệp, kho tàng và nơi sửa chữa tàu thuyền.
c. Kích thước cảng
Khi lập dự án quy hoạch được phép áp dụng các số liệu trong bảng 5.13.3 và 5.13.4.
Bảng 5.13.3
Chỉ tiêu diện tích cảng
Loại cảng | Các yếu tố | Chỉ tiêu m2/1m dài bến cảng |
Cảng biển | - Cầu cảng nhô ra | 150 - 170 |
- Cầu cảng dọc theo bờ | 200 - 250 | |
Cảng sông | - Cảng chung | 250 - 300 |
- Bến tàu | 100 - 150 | |
- Cảng chuyên dùng | 300 - 400 |
Bảng 5.13.4.
Mớn nước theo trọng tải tàu
Trọng tải (tấn) | Chiều dài (m) | Chiều rộng (m) | Mớn nước (m) |
A - Tàu đường sông 2.000 | 75 | 14 | 2,5 |
1.000 | 70 | 12 | 1,8 |
600 | 58 | 9 | 1,5 |
300 | 45 | 8 | 1,2 |
100 | 32 | 5 | 0,9 |
40 | 20 | 5 | 0,6 |
B - Tàu đường biển |
|
|
|
- Tàu dầu 60.000 - 100.000 |
|
| 13 - 15 |
25.000 - 10.000 |
|
| 11 - 12,5 |
- Tàu quặng 20.000 - 60.000 |
|
| 11 - 14 |
- Tàu bách hóa 8.000 - 15.000 |
|
| 8 - 11 |
- Tàu chở gỗ 3.000 - 5.000 |
|
| 5 - 7,5 |
- Tàu hàng và hành khách |
|
| 6 - 9 |
- Tàu khách |
|
| 9 - 13 |
5.13.2 Hệ thống đường trong đô thị
1. Hệ thống giao thông trong đô thị phải đảm bảo khả năng liên hệ nhanh chóng và an toàn giữa tất cả các khu chức năng trong đô thị và với các công trình giao thông đối ngoại, các đô thị, điểm dân cư khác.
2. Phải phân biệt giữa đường vận chuyển phục vụ các khu công nghiệp, kho tàng, đường giao thông đối ngoại với hệ thống đường giao thông nội thị.
3. Khi quy hoạch phải dành sẵn đất xây dựng cho các phương tiện giao thông sẽ phát triển trong tương lai. Đối với những đô thị loại I cần dự kiến khả năng phát triển các hệ thống giao thông công cộng hiện đại: đường xe điện ngầm, các nhà ga liên hợp giữa đường sắt, đường xe điện ngầm, đường ôtô, đường thủy, đường không.
4. Chỉ tiêu đường nội thị
a. Đô thị loại I
Đường các loại trong đô thị loại I phải theo các chỉ tiêu nêu trong bảng 5.13.5.
b. Đô thị loại II, III, IV, V
Đối với các đô thị loại II, III, IV, V phải có những điều chỉnh đối với bảng 5.13.5 cho phù hợp với quy mô dân số và đặc điểm địa phương.
Bảng 5.13.5
Chỉ tiêu các loại đường trong đô thị loại I
Loại đường phố | Tốc độ thiết kế (km/h) | Bề rộng 1 làn xe (m) | Bề rộng của đường (m) | Khoảng cách hai đường (m) | Mật độ đường Km/km2 |
Đường chính | 80-100 | 3,75 | 70 - 80 | (*) | (*) |
Liên khu vực | 80-100 | 3,75 | 50 - 60 | 1200-2000 | 1,28 |
Khu vực | 60-80 | 3,75 | 35 - 50 | 600-1000 | 2,5 |
Phân khu vực | 60 | 3,75 | 25 - 35 | 300-500 | 4,7 |
Đường nhánh | 40 | 3,75 | 15 - 20 | (**) | 7,8 |
Đường vào nhà | 30 | 3,75 | (**) | (**) | 13,3 |
Ghi chú:
1. (*) Tùy qui mô và hình dáng đô thị
2. (**) Tùy điều kiện cụ thể.
c. Vỉa hè
Vỉa hè mỗi bên đường phải có chiều rộng tối thiểu như quy định dưới đây:
i) Đường phố chính 6,0m.
ii) Đường liên khu vực 4,5m .
III) Các loại đường khác (đường khu vực, phân khu vực, nhánh) 3,0m.
5. Các loại đường nội thị phải đạt các chỉ tiêu kỹ thuật quy định trong các tiêu chuẩn:
“Quy hoạch xây dựng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế - TCVN 4449-87” và “Quy phạm kỹ thuật thiết kế đường phố, đường quảng trường đô thị - 20 TCN 104 - 83”.
Điều 5.14 Hệ thống cấp điện và chiếu sáng
1. Hệ thống cung cấp điện phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu sử dụng điện của đô thị, bao gồm:
a. Điện, cho dân dụng, gồm:
(i) Điện cho các hộ gia đình, chủ yếu cho sinh hoạt;
(ii) Điện cho các công trình công cộng;
(iii) Điện cho các nhu cầu công cộng ngoài nhà: chiếu sáng, trang trí cho đường phố, công viên.
b. Điện cho sản xuất, dịch vụ
2. Hệ thống cung cấp điện phải đảm bảo mức độ an toàn cấp điện phù hợp với loại hộ dùng điện, theo quy định dưới đây:
a) Hộ loại 1:
(i) Phải bảo đảm cung cấp điện liên tục: thời gian mất điện không được quá thời gian để thiết bị tự động đóng nguồn làm việc dự phòng.
(ii) Gồm: các cơ quan quan trọng, nơi tụ tập đông người, phòng mổ cấp cứu, đài phát thanh, truyền hình, trung tâm thông tin liên lạc ...
b) Hộ loại 2:
(i) Thời gian mất điện không quá thời gian để thiết bị đóng nguồn dự phòng bằng tay làm việc.
(ii) Gồm: các công trình công cộng của đô thị, khu nhà ở trên 5 tầng, nhà máy nước, công trình làm sạch chất thải và các hộ tiêu thụ điện tập trung có công suất từ 4000 KW trở lên.
c) Hộ loại 3:
(i) Thời gian mất điện cho phép là 24 giờ, không yêu cầu có nguồn dự phòng.
(ii) Gồm: những hộ dùng điện còn lại.
3. Chỉ tiêu cấp điện phục vụ sinh hoạt
Khi lập dự án quy hoạch, được phép vận dụng các chỉ tiêu nêu trong bảng 5.14.1.
Bảng 5.14.1
Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt trong đô thị
Chỉ tiêu | Giai đoạn đầu (10 năm) | Giai đoạn phát triển (sau 10 năm) | ||||||
Đô thị loại I | Đô thị II, III | Đô thị loại IV | Đô thị loại V | Đô thị loại I | Đô thị II, III | Đô thị loại IV | Đô thị loại V | |
Điện năng (kwh/ng.năm) | 1.000 | 700 | 350 | 200 | 2.000 | 1.500 | 1.000 | 7000 |
Số giờ sử dụng công suất lớn nhất (h/năm) | 2.500 | 2.500 | 2000 | 2000 | 3000 | 3000 | 3000 | 3000 |
Phụ tải (Kw/1000 người) | 400 | 280 | 170 | 100 | 670 | 500 | 330 | 230 |
4. Chiếu sáng đô thị
Hệ thống chiếu sáng nhân tạo đô thị phải đảm bảo:
a. Độ rọi tối thiểu trên mặt đường phố, công viên như quy định ở bảng 5.14.2;
b. Độ rọi trên vỉa hè phải không nhỏ hơn 1/4 độ rọi ở mặt lòng đường.
Bảng 5.14.2
Độ rọi tối thiểu trên đường phố, công viên (lux)
Công trình được chiếu sáng | Đô thị loại I | Đô thị loại II | Đô thị loại III, IV | Đô thị loại V |
Đường: |
|
|
|
|
Đường cao tốc | 6 |
|
|
|
Đường chính | 4 | 2 | 1 | 0,5 |
Đường khu vực | 2 | 1 | 0,5 | 0,5 |
Đường khu nhà ở: |
|
|
|
|
Khu nhà nhiều tầng | 2 | 1 | 0,5 | 0,5 |
Khu nhà ít tầng | 0,5 | 0,5 | 0,2 | 0,2 |
Công viên: |
|
|
|
|
Cổng | 3 | 2 | 1 | 1 |
Đường trong công viên | 0,5 | 0,5 | 0,2 | 0,2 |
Vườn cây, bãi cỏ | 0,2 | 0,2 | 0,1 | 0,1 |
1. Hệ thống cung cấp nước đô thị phải đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng, áp lực, lưu lượng nước cấp cho các nhu cầu trong đô thị, gồm:
a. Nước sinh hoạt: cho các hộ gia đình, các công trình công cộng;
b. Nước cho sản xuất, dịch vụ;
c. Nước tưới cây, rửa đường;
d. Nước chữa cháy;
Ngoài ra phải dự tính đến nước rò rỉ trên mạng lưới cấp nước và hao phí cho việc sản xuất nước sạch.
2. Nước cấp cho sinh hoạt phải có chất lượng nước đạt yêu cầu, quy định ở Điều 4.15, chương 4.
3. Nguồn nước
a) Lựa chọn nguồn nước
i) Nguồn nước phải đảm bảo yêu cầu về trữ lượng, chất lượng nước cấp cho đô thị theo quy hoạch.
ii) Việc lựa chọn nguồn nước cấp cho đô thị phải dựa trên việc khảo sát đánh giá trữ lượng, chất lượng và phải phù hợp với quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước với sự thỏa thuận của cơ quan quản lý nguồn nước.
iii) Cần ưu tiên nghiên cứu khai thác nguồn nước ngầm.
b) Bảo vệ vệ sinh nguồn nước
i) Xung quanh điểm lấy nước nguồn cấp cho đô thị phải có khu vực bảo vệ nguồn nước như quy định ở Điều 4.9.
ii) Công trình thu nước mặt phải ở phía trên dòng chảy so với đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung.
4. Trạm xử lý nước
Trạm xử lý nước cấp phải được đặt ở đầu hướng gió chính và có khoảng cách ly vệ sinh đối với các công trình sản xuất như khoảng cách ly của những công trình này tới khu dân cư, quy định ở Điều 4.11.
5. Tiêu chuẩn cấp nước đô thị
Khi lập đồ án quy hoạch, được phép vận dụng các chỉ tiêu dưới đây:
a. Nước cho sinh hoạt (bao gồm cả nước cho các công trình công cộng trong khu ở): quy định trong bảng 5.15.1
b. Các nhu cầu dùng nước thường xuyên khác:
(i) Sản xuất theo yêu cầu sản xuất
(ii) Cho công trình công cộng: 10-20% lượng nước sinh hoạt.
(iii) Tưới cây, rửa đường: 8 -12% lượng nước sinh hoạt.
(iv) Rò rỉ và dự phòng: 25 - 40% lượng nước cấp toàn đô thị.
(v) Cho bản thân hệ thống cấp nước: 4 - 6% lượng nước cấp toàn đô thị.
Bảng 5.15.1
Tiêu chuẩn nước cho sinh hoạt đô thị
Loại đô thị | Tiêu chuẩn dùng nước (lít/người.ngày) | |||
Đợt đầu (10 năm) | Dài hạn (20 năm) | |||
Tỷ lệ cấp nước (%) | Tiêu chuẩn (l/ng.ngày) | Tỷ lệ cấp nước (%) | Tiêu chuẩn (l/ng.ngày) | |
I | 75 - 90 | 130 - 150 | 85 - 95 | 160 - 180 |
II | 75 - 85 | 110 - 130 | 80 - 90 | 140 - 150 |
III, IV, V | 70 - 80 | 80 - 100 | 80 - 90 | 120 - 130 |
Ghi chú:
Đối với khu dân cư chỉ lấy nước ở các vòi công cộng, tiêu chuẩn nước sinh hoạt là 40 l/người.ngày.
Điều 5.16 Phòng chống cháy đô thị
5.16.1 Mạng lưới các đơn vị phòng, chữa cháy
1. Trên lãnh thổ đô thị phải bố trí mạng lưới các đơn vị phòng, chữa cháy gồm các đơn vị trung tâm và các đơn vị khu vực với bán kính phục vụ tối đa như sau:
a. Đơn vị phòng, chữa cháy trung tâm : 5 km.
b. Đơn vị phòng, chữa cháy khu vực : 3km.
2. Vị trí và cơ sở vật chất của các đơn vị phòng, chữa cháy: theo quy định ở Điều 7.16.
5.16.2 Hệ thống kỹ thuật đô thị
Khi thiết kế các hệ thống kỹ thuật đô thị (giao thông, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc, cấp khí đốt,...) phải kết hợp với việc đảm bảo yêu cầu phòng chống cháy.
5.16.3. Cấp nước chữa cháy
1. Phải luôn luôn đảm bảo nguồn nước chữa cháy.
a) Trường hợp cần thiết phải bố trí bể dự trữ nước và máy bơm chữa cháy.
b) Cần tận dụng các sông, hồ, ao để dự trữ nước chữa cháy. Khi đó phải đảm bảo có đủ lượng nước dự trữ tại mọi thời điểm, có đường cho xe chữa cháy lui tới để lấy nước và chiều sâu mặt nước so với mặt đất không lớn quá 4m, chiều dầy lớp nước không nhỏ hơn 0,5m.
2. Trên mạng ống cấp nước đô thị, dọc theo các đường phố phải bố trí các họng lấy nước chữa cháy (trụ nổi hoặc họng ngầm dưới mặt đất), đảm bảo các khoảng cách dưới đây:
a. Khoảng cách tối đa giữa các họng:
i) Tại khu trung tâm đô thị loại I và II, khu có mật độ dân cư cao: 100 m.
ii) Tại các khu vực còn lại: 150 m.
b. Khoảng cách tối thiểu giữa họng và tường các ngôi nhà: 5 m.
c. Khoảng cách tối đa giữa họng và mép đường (trường hợp họng được bố trí ở bên đường, không nằm dưới lòng đường): 2,5 m.
3. Họng chữa cháy phải được bố trí ở nơi thuận tiện cho việc lấy nước chữa cháy: ở ngã ba, ngã tư đường phố.
4. Đường kính ống dẫn nước chữa cháy ngoài nhà phải không nhỏ hơn 100 mm.
5. Đối với các công trình có yêu cầu phòng chống cháy cao, theo yêu cầu của cơ quan phòng chống cháy địa phương, chủ đầu tư công trình phải đầu tư xây dựng các họng nước chữa cháy bổ sung, bể dự trữ và máy bơm nước chữa cháy.
5.16.4 Đường giao thông phục vụ chữa cháy
1. Bố trí đường chữa cháy:
a. Khu dân dụng
Khoảng cách giữa các đường khu vực xuyên qua hoặc xen giữa các ngôi nhà không được dài quá 180m.
b. Công trình công nghiệp
Phải bố trí đường cho xe chữa cháy bên ngoài chạy dọc theo một phía nhà, khi chiều rộng nhà nhỏ hơn 18m và chạy dọc theo 2 phía nhà, khi nhà rộng từ 18m trở lên.
2. Phải đảm bảo đường cho xe chữa cháy lui tới nơi lấy nước chữa cháy (trụ nước chữa cháy, bể dự trữ nước chữa cháy, hồ, ao, sông). Tại vị trí lấy nước sông, hồ phải có bãi quay xe như quy định ở điểm 5.16.4.4 dưới đây.
3. Kích thước đường chữa cháy:
Đường cho xe chữa cháy phải có kích thước thông thủy (lọt lòng) tối thiểu là 3,5m chiều rộng và 4,25m chiều cao.
4. Bãi quay xe
Đường cụt một làn xe không được dài quá 150m, cuối đường cụt phải có bãi quay xe với kích thước tối thiểu trên mặt bằng là:
Hình tam giác đều, mỗi cạnh 7 m, hoặc
Hình vuông kích thước 12 x 12 m, hoặc
Hình tròn, đường kính 10 m.
5.16.5 Khoảng cách an toàn phòng chống cháy giữa các công trình. Theo quy định ở Điều 4.12, chương 4.
Điều 5.17 Hệ thống thoát nước.
5.17.1 Hệ thống thoát nước đô thị phải đảm bảo:
1. Thoát hết các loại nước thải của đô thị (nước mưa, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất);
2. Có biện pháp xử lý nước thải phù hợp, đảm bảo đô thị không bị úng ngập, không bị ô nhiễm môi trường và không làm ô nhiễm nguồn nước, môi trường khu vực xung quanh.
5.17.2 Lựa chọn loại hệ thống thoát nước
1. Loại hệ thống thoát nước (hệ thống chung, hoặc hệ thống riêng hoặc hệ thống riêng không hoàn toàn) phải phù hợp với quy mô đô thị, yêu cầu vệ sinh, điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, thủy văn), hiện trạng đô thị và hiện trạng hệ thống thoát nước.
2. Khi lập dự án quy hoạch, được phép vận dụng các giải pháp dưới đây:
a. Đô thị xây dựng mới: hệ thống thoát nước riêng và có công trình làm sạch.
b. Đô thị trung bình và lớn: hệ thống hỗn hợp (cống chung kết hợp với cống riêng).
c. Đô thị cải tạo và mở rộng loại nhỏ: hệ thống thoát nước chung.
d. Các miệng xả trong hệ thống thoát nước chung cần có hố ga đón nước thải trong mùa khô dẫn đến công trình làm sạch.
5.17.3 Hệ thống thoát nước mưa
1. Hệ thống thoát nước mưa phải bảo đảm thoát nhanh chóng nước mưa (theo chu kỳ tràn quy định) trên toàn lưu vực đô thị ra hồ, sông, suối.
2. Hình thức cống thoát nước mưa
a. Trong các đô thị loại I, II phải sử dụng hệ thống thoát nước mưa kiểu kín (cống ngầm).
b. Trong đô thị III, IV, V được phép sử dụng hệ thống kết hợp:
i) Đối với khu trung tâm, khu xây dựng cao tầng, dọc theo đường phố chính thì dùng hệ thống kín.
ii) Đối với khu nhà ở thấp tầng, khu xây dựng tạm thời có thể dùng hệ thống hở (mương, máng, kênh).
5.17.4 Điều kiện xả nước thải
1. Xả nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp khi xả vào các vực nước hoặc cống đô thị phải có chất lượng đạt các yêu cầu quy định ở Điều 4.17 chương 4.
2. Làm sạch sơ bộ nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện. Nước thải từ các khu vệ sinh (trong nhà ở, nhà công cộng, nhà sản xuất), nước thải bệnh viện phải được xử lý qua bể tự hoại xây dựng đúng quy cách trước khi xả vào cống đô thị.
3. Khử trùng nước thải
Trường hợp nước thải sau khi làm sạch còn có nhiều vi trùng gây bệnh (nước thải sinh hoạt được xử lý tập trung, nước thải bệnh viện, sản xuất thuốc thú y,... ) phải được khử trùng trước khi xả.
4. Vị trí điểm xả nước thải
a. Nước thải sau khi làm sạch được xả vào nguồn nước mặt tại điểm cuối dòng chảy so với đô thị và các khu dân cư tập trung.
b. Vị trí xả phải được xác định dựa trên các tính toán tác động môi trường, phù hợp với chất lượng nước thải khi xả (sau làm sạch), đặc điểm và quy hoạch sử dụng nguồn nước nhận nước thải, quy hoạch các đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư có liên quan đến nguồn nước.
5.17.5 Trạm làm sạch nước thải và trạm bơm nước thải sinh hoạt
1. Trạm làm sạch nước thải phải đặt ở cuối hướng gió chính.
2. Giữa trạm làm sạch, trạm bơm nước thải với nhà ở, công trình công cộng, xí nghiệp thực phẩm phải có khoảng cách ly quy định ở Điều 4.10.
Điều 5.18 Mạng lưới công trình ngầm
5.18.1 Mạng lưới công trình ngầm đô thị (gồm: các loại đường ống cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước bẩn, cấp nhiệt, cấp hơi đốt, dẫn dầu; các loại cáp điện mạnh (cao áp và hạ áp), điện yếu (điện thoại, điện tín, điện truyền thanh...) phải được thiết kế, thi công đồng bộ, có dự phòng đến sự phát triển sau này.
5.18.2 Mạng lưới công trình ngầm cần bố trí theo mạng lưới đường phố. Chỉ cho phép bố trí dưới mặt đường các đường ống tự chảy như thoát nước mưa, nước bẩn. Đối với đường phố có chiều rộng từ 60 m trở lên phải bố trí hệ thống thoát nước hai bên.
5.18.3 Trên những đoạn phố cải tạo, nếu cần nâng cấp mặt đường thành mặt đường cấp cao, phải chuyển các công trình ngầm và bố trí ở dải phân cách hoặc hè phố.
5.18.4 Khoảng cách theo chiều ngang và chiều đứng giữa các công trình ngầm đến công trình khác và cây xanh phải đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động của các công trình đó và khi sửa chữa không gây trở ngại cho giao thông và hoạt động của công trình (phụ lục 5.1)
Điều 5.19 Quản lý chất thải rắn
5.19.1 Những loại rác độc hại phải được xử lý riêng.
5.19.2 Các bãi rác thải tập trung của đô thị phải được bố trí theo quy hoạch, ở ngoài phạm vi đô thị, cuối hướng gió chính, cuối dòng chảy sông, suối và cách ly với khu dân dụng, các nhà máy thực phẩm (xem điểm 3 ở dưới). Xung quanh bãi rác phải bố trí nhiều dải cây xanh.
5.19.3 Tại các bãi rác phải có những biện pháp xử lý rác phù hợp với các điều kiện vệ sinh, kinh tế và có biện pháp ngăn ngừa không làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Ghi chú:
Các biện pháp xử lý rác phù hợp với hiện nay là:
1) Chôn lấp: là biện pháp đơn giản, rẻ tiền nhưng không vệ sinh. Chỉ phù hợp với đô thị nhỏ trong giai đoạn trước mắt và yêu cầu địa điểm rộng, bãi rác cách xa đô thị.
2) Chôn lấp có xử lý: kết hợp việc chôn lấp với xử lý rác đơn giản: nghiền, đầm nén. Sau 2 năm, phủ đất trồng cây. Biện pháp này rẻ tiền, có khả năng áp dụng cho nhiều đô thị trong thời gian tới. Yêu cầu địa điểm rộng, xa đô thị và có biện pháp chống thấm cho đáy bãi rác.
3) Lên men, làm phân bón (nhà máy chế biến rác): phù hợp với đặc điểm của rác và khí hậu Việt Nam, nhưng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nên thích hợp với các đô thị lớn hoặc trường hợp yêu cầu điều kiện vệ sinh cao.
4) Đốt rác (nhà máy đốt rác): đắt tiền, chỉ thích hợp với rác bệnh viện, rác chứa chất độc hại hoặc khó phân hủy.
5.19.4. Khoảng cách ly của bãi rác: theo quy định ở Điều 4.10
5.19.5. Lượng rác thải
Lượng rác thải tính theo đầu người được lấy theo bảng 5.19.1
Bảng 5.19.1
Chỉ tiêu thu rác
Loại đô thị | Chỉ tiêu thải rác (kg/người ngày) | Chỉ tiêu thu dọn được (%) |
I - III | 1 - 1,2 | 90 - 100 |
IV | 0,9 - 1 | 80 |
V | 0,7 - 0,8 | 60 - 70 |
Điều 5.20 Nhà vệ sinh công cộng
1. Trên các trục phố chính, khu thương mại, công viên lớn, nơi sinh hoạt công cộng phải bố trí nhà vệ sinh công cộng.
2. Khoảng cách giữa các nhà vệ sinh trên đường phố chính không được dưới 2 Km.
Điều 5.21 Chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng đô thị
5.21.1 Khu đất dự kiến xây dựng đô thị phải được nghiên cứu các biện pháp chuẩn bị kỹ thuật đất đai để tránh ngập lụt, xói lở.
5.21.2 Biện pháp tránh ngập lụt, xói lở như sau:
1. Các đô thị nằm trên bờ sông, bờ hồ, bờ biển phải được bảo vệ khỏi bị ngập lụt bằng cách tôn nền hoặc đắp đê. Cao độ nền đất sau tôn nền hoặc cao độ đỉnh đê phải phù hợp với quy hoạch chuyên ngành thủy lợi và cao hơn mức nước tính toán. Mức nước tính toán là mực nước cao nhất có chu kỳ:
100 năm đối với các khu trung tâm, khu ở, khu công nghiệp, kho tàng.
10 năm đối với các công viên, khu thể dục thể thao.
2. Bờ sông, bờ hồ trong đô thị phải được bảo vệ, gia cố để sóng, nước mưa không gây xói lở. Cần kết hợp gia cố bờ với việc sử dụng làm nơi nghỉ ngơi, giải trí. Nếu không có điều kiện gia cố phải xây dựng công trình cách xa bờ, ngoài phạm vi có thể bị ảnh hưởng do bờ sông, bờ hồ bị biến dạng.
3. Nếu có nguy cơ bùn cát bị nước mưa cuốn tràn vào khu dự kiến xây dựng thì phải có biện pháp trồng cây, đắp đê chắn và hướng dòng bùn cát ra ngoài khu vực xây dựng.
4. Nếu khu đất xây dựng bị dòng chảy nước mưa đào xói thành khe vực thì phải có biện pháp điều chỉnh lại dòng chảy nước mưa, gia cố sườn dốc bằng cách đánh cấp, trồng cây, lấp khe vực và sử dụng khe vực để bố trí hệ thống kỹ thuật, tuyến giao thông, công trình thể thao.
5. Khu đất xây dựng nằm trong khu vực có hiện tượng sườn núi trượt, lở thì phải nghiên cứu đặc điểm địa chất, địa chất thủy văn khu vực để có giải pháp phù hợp (như: điều chỉnh lại dòng chảy nước mưa, hạ mức nước ngầm, gia cố sườn dốc, trồng cây).
5.21.3 San đắp đất nền đô thị
Quy hoạch san đắp nền đô thị (quy hoạch chiều cao) phải bảo đảm:
1. Thoát nước mưa nhanh, không gây xói lở, xói mòn;
2. Giao thông thuận tiện, an toàn (đảm bảo độ dốc đường giao thông theo tiêu chuẩn);
3. Giữ được lớp đất màu, cây xanh hiện có;
4. Phù hợp với địa hình tự nhiên: cân bằng được khối lượng đất đào, đắp và hạn chế chiều cao đất đắp.
QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN
Mục tiêu của chương này nhằm đảm bảo việc cải tạo, phát triển các khu dân cư nông thôn đạt hiệu quả nhiều mặt, cho trước mắt cũng như lâu dài:
a) Tạo lập được môi trường sống tốt cho công nghiệp người, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường do các hoạt động sản xuất dịch vụ ;
b) Sử dụng hợp lý đất đai, tài nguyên, sức lao động;
c) Đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất (nông lâm ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp) và dịch vụ theo quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương, ổn định, nâng cao đời sống nông dân, giảm bớt sự di dân tự phát ra đô thị.
6.1.1 Những quy định trong chương này hướng dẫn chung cho việc lập quy hoạch khu dân cư nông thôn. Nhằm phù hợp với đặc điểm riêng của các vùng nông thôn khác nhau, cần dựa trên quy chuẩn này để nghiên cứu các quy định bổ sung cho từng vùng, như:
1. Vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Trung Bắc Bộ;
2. Vùng đồng bằng sông Cửu Long;
3. Vùng trung du Bắc Bộ;
4. Vùng Tây Nguyên;
5. Vùng cao và miền núi;
6. Vung ven biển và hải đảo.
6.1.2 Quy hoạch xây dựng khu dân cư nông thôn được lập cho thời hạn 15 năm cho lãnh thổ thuộc địa giới hành chính của một xã (trong một sô trường hợp có thể là liên xã).
6.1.3 Quy hoạch xây dựng khu dân cư nông thôn được duyệt là cơ sở để quản lý đất đai, triển khai các dự án đầu tư, xây dựng các công trình.
Điều 6.2 Nội dung quy hoạch xây dựng khu dân cư nông thôn
Nội dung quy hoạch xây dựng khu dân cư nông thôn gồm:
1. Xác định mối quan hệ giữa xã được quy hoạch với các khu vực xung quanh trong phạm vi huyện về: phát triển kinh tế, thị trường, giao thông, thông tin liên lạc, cấp điện cấp nước;
2. Khảo sát đánh giá tổng hợp các yếu tố: tự nhiên, kinh tế, xã hội, dân cư, lao động kỹ thuật, sử dụng đất đai, cảnh quan và môi trường;
3. Xác định và tiềm năng và thế mạnh kinh tế làm tiền đề cho phát triển khu dân cư:
4. Dự báo dân số và yêu cầu xây dựng các loại công trình ;
5. Lập sơ đồ định hướng phát triển không gian kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật và quy hoạch sử dụng đất
6. Lập mặt bằng sử dụng đất đai và phân chia lô đất cho các khu vực xây dựng đợt đầu, xác định chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng;
7. Xác định địa điểm xây dựng các công trình quan trọng;
8. Quy hoạch phát triển các công trình kỹ thuật hạ tầng;
9. Soạn thảo điều lệ quản lý xây dựng.
Điều 6.3 Đất xây dựng khu dân cư
6.3.1 Đất để xây dựng và mở rộng các khu dân cư ở xã phải:
1. Không nằm trong các khu vực dưới đây:
a. Môi trường bị ô nhiễm do các chất thải công nghiệp hoặc không đảm bảo vệ sinh, dễ phát sinh dịch bệnh;
b. Có khí hậu xấu như sườn đồi phía Tây, nơi gió quẩn, gió xoáy;
c. Có tài nguyên cần khai thác hoặc trong khu vực khảo cổ;
d. Nằm trong khu vực cấm xây dựng như: phạm vi bảo vệ các công trình kỹ thuật hạ tầng, khu bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, thắng cảnh, khu bảo vệ công trình quốc phòng (quy định ở chương 4);
e. Nằm trong khu vực: thường xuyên bị ngập lụt quá sâu (ngập trên 3m), sạt lở, lũ quét;
g. Trong phạm vi cách ly của sân bay, đường cao tốc.
2. Hạn chế sử dụng đất canh tác, tận dụng đất đồi, núi, gò bãi, đất có năng suất trồng trọt kém.
6.3.2 Chỉ tiêu sử dụng đất xây dựng cho các khu dân cư nông thôn phải phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương
Khi lập dự án quy hoạch, được phép vận dụng các chỉ tiêu trong bảng 6.3.1.
Bảng 6.3.1
Chỉ tiêu sử dụng đất cho khu dân cư nông thôn
Loại đất | Chỉ tiêu sử dụng đất (m2/người) |
Đất ở (các lô đất ở gia đình) | Theo bảng 6.6.1 |
Đất xây dựng công trình công cộng | 8 - 10 |
Đất cho giao thông và hạ tầng kỹ thuật | 6 - 10 |
Cây xanh công cộng | 2 - 3 |
Điều 6.4 San đắp nền, tiêu thủy
6.4.1 San nền
Quy hoạch san đắp nền khu dân cư phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Nền các công trình phải cao hơn mực nước lũ thường xuyên xảy ra, đặc biệt đối với các công trình quan trọng: nhà kho, (nhất là các kho chứa phân hóa học, thuốc trừ sâu, thóc giống), trường học, nhà trẻ, trạm y tế, nghĩa trang. Đối với đồng bằng sông Cửu Long, nơi chung sống với lũ hàng năm, cần tôn nền để không úng ngập các công trình quan trọng nêu trên.
2. Nước mưa thoát nhanh và không gây xói lở nền đường, nền công trình.
3. Giao thông, đi lại thuận tiện, an toàn.
4. Tận dụng tối đa địa hình tự nhiên, hạn chế tối đa khối lượng đất san, đắp.
5. Bảo vệ tối đa cây lưu niên, lớp đất mầu.
6.4.2 Thoát nước mưa, nước lũ
Quy hoạch thoát nước mưa, nước lũ cần kết hợp với các yêu cầu khác:
1. Đối với điểm dân cư trong vùng thấp, hàng năm đều bị úng ngập phải nghiên cứu toàn diện quy hoạch đào kênh, mương, đắp nền với quy hoạch đường giao thông thủy, bộ và nuôi trồng thủy sản.
2. Đối với sông suối chảy qua khu vực dân cư cần cải tạo, gia cố bờ, xây bến làm nơi tắm giặt, bơi lội.
Ghi chú:
1) Không san đắp nền khi chưa xác định được vị trí xây dựng công trình và chưa có quy hoạch thoát nước mưa.
2) Chỉ nên san đắp nền cho phần đất xây dựng công trình (nhà ở, nhà công cộng, nhà sản xuất, đường giao thông). Phần đất còn lại nên giữ nguyên địa hình tự nhiên. Cao độ thiết kế được xác định tùy tính chất công trình.
3) Hệ thống thoát nước nên chọn hệ thống hở: sử dụng hệ thống mương hở, gia cố bằng vật liệu địa phương (gạch, đá).
4) Đối với khu dân cư nằm bên sườn đồi, núi phải thiết kế các mương đón, hướng dòng chảy trên đỉnh đồi, núi xuống không tràn qua khu dân cư.
Điều 6.5 Phân khu chức năng khu dân cư
6.5.1 Khi quy hoạch xây dựng điểm dân cư xã phải bố trí các khu chức năng chủ yếu dưới đây:
1. Khu ở gồm các xóm nhà ở và các công trình phục vụ.
2. Khu trung tâm xã.
3. Các công trình sản xuất và phục vụ sản xuất.
4. Các công trình kỹ thuật hạ tầng của xã.
6.5.2 Việc phân khu chức năng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Tiết kiệm đất canh tác (hạn chế việc mở rộng khu dân cư đã có trên đất nông nghiệp);
2. Thuận tiện cho giao thông đi lại, sản xuất, ăn ở, nghỉ ngơi giải trí, sinh hoạt công cộng;
3. Bảo vệ môi trường sống;
4. Tận dụng địa hình, cảnh quan thiên nhiên để tạo nên bố cục không gian kiến trúc đẹp, mang bản sắc từng vùng;
5. Phù hợp với các đặc điểm cụ thể của khu vực về:
a. Vị trí và tính chất: vùng ven đô hay vùng sâu, vùng xa, khu dân cư lâu năm hay khu kinh tế mới;
b. Ngành nghề kinh tế của địa phương;
c. Phong tục, tập quán, tín ngưỡng.
6.6.1 Lựa chọn khu đất xây dựng nhà ở cần:
1. Kế thừa hiện trạng phân bố dân cư;
2. Tập trung được một lượng dân cư thích hợp, thuận lợi cho tổ chức các công trình công cộng cần thiết như nhà trẻ, trường phổ thông cơ sở, cửa hàng;
3. Phù hợp với đất đai, địa hình, có thể dựa vào địa hình, địa vật tự nhiên như đường sá, ao hồ, kênh mương, đồi núi, dải đất để phân định ranh giới.
6.6.2 Quy hoạch diện tích đất ở cho mỗi hộ gia đình phải phù hợp với quy định của Luật đất đai về mức đất ở được giao cho mỗi hộ gia đình cho từng vùng.
6.6.3 Khu vực xây dựng nhà ở được quy hoạch trên cơ sở các lô đất gia đình.
1. Mỗi lô đất gia đình gồm đất dành cho:
a. Nhà chính và nhà phụ (bếp, kho, nơi làm kinh tế phụ).
b. Các công trình phụ như chuồng chăn nuôi, nhà tắm, nhà xí, giếng nước, bể nước.
c. Lối đi, sân, chỗ để rơm rạ, củi, rác, hàng rào
d. Đất vườn, đất ao
2. Khi lập quy hoạch xây dựng khu ở mới, được phép vận dụng tiêu chuẩn diện tích cho một hộ ở bảng 6.6.1
Bảng 6.6.1
Diện tích đất quy hoạch cho một hộ dân cư, bao gồm đất ở, vườn, ao, chuồng
Khu vực | Diện tích cho một hộ (m2/hộ) |
Đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ | 200 - 350 |
Đồng bằng sông Cửu Long | 400 - 800 |
Trung du Bắc Bộ | 500 - 1.000 |
Tây Nguyên | 500 - 800 |
Vùng cao và miền núi | 300 - 500 |
Ven biển, hải đảo | 200 - 350 |
3. Bố cục các thành phần trong lô đất phải đảm bảo thuận tiện cho sinh hoạt và sản xuất của hộ gia đình. Các công trình xây dựng trong lô đất như nhà chính, bếp, sân, giếng bể chứa nước, nhà tắm cần bố trí gọn vào một góc của lô đất gần đường đi chung để thuận tiện cho việc đi lại, sinh hoạt, đồng thời tạo bộ mặt kiến trúc cho thôn xóm. Chuồng chăn nuôi, nhà xí cần đặt cuối hướng gió so với nhà chính và bố trí ở nơi kín đáo. Nên bố trí cạnh ngắn của lô đất giáp với đường đi chung để giảm diện tích đường đi và tiết kiệm đường ống kỹ thuật.
Điều 6.7 Cải tạo các điểm dân cư cũ
Việc cải tạo các điểm dân cư cũ bao gồm các nội dung sau:
1. Tổ chức lại hoặc điều chỉnh khu chức năng trong các xóm nhà ở. Điều chỉnh lại mạng lưới công trình công cộng, nâng cao chất lượng và tiện nghi phục vụ các công trình, xây thêm hoặc mở rộng một số công trình.
2. Tổ chức lại hoặc điều chỉnh mạng lưới giao thông, bỏ bớt các đường cụt, đường hẻm, mở thêm các đoạn đường mới.
3. Cải tạo hoặc bổ sung thêm các công trình kỹ thuật như cấp điện cấp nước, thoát nước.
4. Cải thiện điều kiện vệ sinh như lấp hoặc khơi thông các ao tù nước đọng, xây dựng nhà tắm, cải tạo hố xí.
5. Khuyến khích việc xây dựng nhà ở 2, 3 tầng.
6. Tăng thêm diện tích cây xanh trong khu ở và ven đường.
Điều 6.8 Quy hoạch khu trung tâm xã
6.8.1 Mỗi xã cần được quy hoạch một khu trung tâm. (Xã có quy mô lớn về dân số, diện tích có thể có một trung tâm chính và một trung tâm phụ). Tại khu trung tâm bố trí các công trình quan trọng đông người thường xuyên lui tới để giao dịch hành chính, mua bán, nghỉ ngơi, giải trí như:
1. Trụ sở các cơ quan xã: Hội đồng nhân dân xã, Ủy ban nhân dân xã, Đảng ủy, Công an, Xã đội, trụ sở Hợp tác xã, các đoàn thể (Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội phụ lão, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc).
2. Các công trình công cộng của toàn xã: nhà văn hóa, câu lạc bộ, nhà truyền thống, thư viện, trường tiểu học (cấp 1), trường trung học cơ sở (cấp 2), sân thể thao, chợ, cửa hàng dịch vụ trung tâm, bưu điện.
6.8.2 Khi lập đồ án quy hoạch được phép vận dụng những giải pháp dưới đây:
1. Trụ sở các cơ quan xã:
a. Trụ sở Hội đồng nhân dân xã, Ủy ban nhân dân xã và các cơ quan trực thuộc, trụ sở Đảng ủy xã và các đoàn thể quần chúng cần được bố trí tập trung (để thuận lợi cho giao dịch và tiết kiệm đất).
b. Diện tích đất tổng cộng khoảng 1.200 ~ 1.500 m2. Nên xây dựng nhà 2, 3 tầng và dành đất trồng cây, làm vườn hoa.
2. Trường học:
Mỗi xã phải quy hoạch trường tiểu học, trường trung học cơ sở, bố trí ở nơi gần khu dân cư, yên tĩnh có điều kiện vệ sinh tốt, bảo đảm học sinh đi lại được an toàn và thuận tiện. Trường được thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 3978 - 84.
3. Nhà trẻ, trường mẫu giáo:
Nhà trẻ, trường mẫu giáo cần được bố trí ngay trong hoặc gần khu nhà ở và được thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 3907-84.
4. Trạm y tế
a. Mỗi xã phải có một trạm y tế với các bộ phận: kế hoạch hóa gia đình, y tế cộng đồng, sản, khám bệnh, điều trị, nghiệp vụ (xét nghiệm đơn giản, pha chế thuốc nam, phát bán thuốc), vườn thuốc nam hoặc vườn cây.
b. Trạm y tế xã cần đặt tại nơi yên tĩnh, cao ráo, thoáng mát, có nguồn nước tốt và liên hệ thuận tiện với khu ở. Diện tích khu đất xây dựng trạm y tế: 500 - 700m2 (không có vườn thuốc), 1.000 - 1.200m2 (có vườn thuốc).
5. Công trình văn hoá, thể thao
a. Các công trình văn hóa, thể thao xã gồm:
i) Nhà văn hóa, câu lạc bộ.
ii) Phòng truyền thống, triển lãm, thông tin.
iii) Thư viện.
iv) Hội trường.
v) Đài truyền thanh.
vi) Sân bãi thể thao.
b. Nhà văn hóa có các bộ phận vui chơi giải trí trong nhà và ngoài trời, nơi luyện tập sinh hoạt văn nghệ (ca múa, nhạc, kịch, chèo, cải lương). Diện tích đất cho khu nhà văn hóa: khoảng 2000m2.
c. Phòng truyền thống, triển lãm trưng bày lịch sử và thành tích chiến đấu, sản xuất của địa phương: diện tích xây dựng khoảng 200 - 250m2.
d. Thư viện: có phòng đọc 15-20 chỗ ngồi, diện tích xây dựng khoảng 200 - 250m2.
e. Hội trường, nơi hội họp xem biểu diễn văn nghệ: quy mô 200 - 300 chỗ ngồi.
g. Sân bãi thể thao: nên kết hợp đồng thời sân thể thao của xã với sân thể thao của trường phổ thông cơ sở và bãi chiếu bóng ngoài trời để tiết kiệm đất. Diện tích khu thể thao khoảng 4.000 - 5.000m2. Tận dụng sông ngòi, ao hồ sẵn có để cải tạo làm nơi bơi lội, vui chơi.
6. Chợ, cửa hàng dịch vụ
a. Mỗi xã cần tổ chức một chợ quy mô nhỏ.
b. Chợ cần bố trí ở vị trí thuận tiện đường giao thông đi lại, trên khu đất cao, dễ thoát nước.
c. Chợ phải có chỗ để xe đạp, xe máy, nơi thải rác và nhà vệ sinh công cộng với 2 khu nam nữ có lối ra vào phân biệt.
d. Ngoài các cửa hàng dịch vụ tư nhân, cửa hàng dịch vụ do xã tổ chức cần được bố trí ở khu trung tâm xã.
7. Nghĩa trang
a. Nghĩa trang phải đặt cách khu ở ít nhất 500m, ở vị trí yên tĩnh cao ráo, không ngập lụt, không sụt lở.
b. Cần tận dụng đất gò, đồi, đất canh tác xấu để làm nghĩa trang.
c. Nghĩa trang cần được thiết kế quy hoạch đường đi, cây xanh, khoanh vùng, ngăn rào thích hợp.
d. Nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm cần có địa điểm và thiết kế trang trọng, tôn nghiêm.
Điều 6.9 Quy hoạch khu sản xuất tiểu, thủ công nghiệp
1. Quy hoạch xây dựng các công trình sản xuất và phục vụ sản xuất phải phù hợp với tiềm năng phát triển sản xuất của xã như:
a. Tiềm năng về đất đai (sản xuất lúa đặc sản, hoa màu, cây ăn quả), nuôi trồng thủy sản;
b. Tiềm năng phát triển ngành nghề nhất là ngành nghề truyền thống sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng;
c. Tiềm năng phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, khai thác đá, cát, sỏi .... chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí nhỏ;
d. Các điều kiện cần cho sản xuất: thị trường tiêu thụ, khả năng huy động vốn, các công nghệ có thể áp dụng, hạ tầng kỹ thuật: giao thông vận tải, cấp điện, cấp nước, thoát nước.
Ghi chú:
Quy hoạch các xí nghiệp công nghiệp lớn đặt tại nông thôn và quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp không thuộc phạm vi quy định của chương này.
2. Bố trí các công trình sản xuất
Khi lập đồ án quy hoạch được phép vận dụng những giải pháp dưới đây:
a. Những cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ có thể bố trí trong khu ở, tại các nhà phụ của từng hộ gia đình nhưng không được để nước thải và tiếng ồn gây ô nhiễm.
b. Các công trình sản xuất và phục vụ sản xuất có tác động xấu tới môi trường phải bố trí ngoài khu ở, gần đầu mối giao thông, thành các cụm sản xuất.
c. Giữa khu sản xuất và khu ở yêu cầu phải có khoảng cách ly với chiều rộng phụ thuộc vào đặc điểm, quy mô của công trình sản xuất nhưng tối thiểu là 50m.
Quy hoạch mạng lưới đường ở xã phải:
1. Phù hợp với các quy hoạch chung của địa phương (huyện, tỉnh), thừa kế và phát triển mạng lưới đường hiện có cho phù hợp với nhu cầu giao thông vận tải trước mắt và tương lai.
2. Kết hợp với quy hoạch mạng lưới thủy nông, quy hoạch dân cư và các công trình kiến thiết đồng ruộng, xây dựng nông thôn.
3. Phù hợp với các phương tiện vận chuyển, chú ý đến các phương tiện vận chuyển thô sơ, đồng thời tính đến sự phát triển của các phương tiện cơ giới.
4. Đảm bảo liên hệ thuận tiện với mạng lưới đường trong huyện, tỉnh tạo thành một mạng lưới hoàn chỉnh.
5. Đảm bảo liên hệ trực tiếp, thuận lợi giữa khu trung tâm với các khu dân cư, nối liền khu dân cư với các khu sản xuất và giữa các khu dân cư với nhau.
6. Tuyến đường phải phù hợp với địa hình để giảm thiểu khối lượng đào đắp và số lượng công trình phải xây dựng trên đường (cầu, cống).
7. Kết cấu mặt đường, chiều rộng mặt đường phải phù hợp với điều kiện kinh tế từng xã và tiêu chuẩn kỹ thuật đường nông thôn. Cần dành đất cho phát triển đường sá trong tương lai. Kết cấu mặt đường phải đảm bảo xe trâu, bò đi lại thuận tiện cả khi mưa gió, thoát nước tốt và có rãnh thoát nước.
8. Ở những vùng có nhiều sông ngòi, kênh rạch cần quy hoạch mạng lưới đường thủy vận chuyển hành khách, hàng hóa.
Điều 6.11 Hệ thống cung cấp điện
6.11.1 Hệ thống cung cấp điện cho các điểm dân cư xã được thiết kế căn cứ vào khả năng điện khí hóa của từng vùng. Cần tận dụng các nguồn năng lượng khác như: năng lượng mặt trời, gió, đặc biệt là thủy điện nhỏ.
6.11.2 Quy hoạch tuyến điện trong điểm dân cư xã phải kết hợp chặt chẽ với quy hoạch giao thông và kiến trúc. Không được để đường dây đi qua nơi chứa chất dễ cháy, dễ nổ.
6.11.3 Khi lập dự án quy hoạch được phép vận dụng những giải pháp dưới đây:
1. Nhu cầu điện năng phục vụ sinh hoạt khu dân cư xã có thể lấy bằng 60 - 80% của đô thị loại V, tùy thuộc mức độ điện khí hóa của từng vùng, từng xã. Tính toán nhu cầu sử dụng năng lượng diện cho sản xuất phải dựa theo các yêu cầu cụ thể của cơ sở sản xuất.
2. Trạm hạ thế phải đặt ở trung độ của các hộ dùng điện, hoặc ở gần phụ tải điện lớn nhất, tại vị trí thuận tiện cho việc đặt đường dây, ít cắt đường giao thông, không gây trở ngại, nguy hiểm cho sản xuất, sinh hoạt. Trường hợp trạm hạ thế ở nơi có nhiều cây cối phải tạo một khoảng trống xung quanh (để khi cây đổ không làm ảnh hưởng đến các thiết bị), cách tường rào bảo vệ trạm ít nhất 2m.
3. Đường dây 6, 10, 15, 20KV cần bám theo các trục đường bộ, ít chỗ vượt ao hồ, đường giao thông lớn, khu ở và tránh vượt qua các công trình công cộng, công trình sản xuất và nhà ở. Nếu đi qua kênh mương, ruộng... phải có biện pháp bảo vệ chân cột không bị nước sói mòn hoặc đất sụt lở.
6.12.1 Nhu cầu cấp nước
1. Nước cấp trong các điểm dân cư xã gồm các loại sau:
a. Nước dùng trong sinh hoạt, ăn uống cho người dân sống trong các điểm dân cư bao gồm cả nước dùng cho các công trình phục vụ công cộng như nhà trẻ, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, trụ sở ...
b. Nước dùng cho các trại chăn nuôi gia cầm, gia súc.
c. Nước dùng cho các cơ sở sản xuất chế biến nông sản và các công nghiệp khác.
2. Tiêu chuẩn nước dùng cho sinh hoạt, ăn uống
Khi lập dự án quy hoạch cấp nước tập trung được phép vận dụng chỉ tiêu nước dùng cho sinh hoạt, ăn uống dưới đây:
a. Nhà có thiết bị vệ sinh và đường ống cấp thoát nước: 100 - 120 lít/người/ngày.
b. Nhà chỉ có đường ống dẫn đến và vòi nước gia đình: 60 - 80 lít/người/ngày.
c. Lấy nước ở vòi công cộng: 40 lít/người/ngày.
6.12.2 Nguồn nước
1. Cần tận dụng các nguồn nước khác nhau: nước ngầm mạch nông, mạch sâu, nước mưa, nước mặt (sông, suối, giếng thấm).
2. Khi chất lượng nước nguồn không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh của nước cấp cho sinh hoạt, quy định tại Điều 4.8, phải có biện pháp xử lý nước đơn giản, phù hợp với nông thôn. Cần áp dụng các thiết kế mẫu được Nhà nước ban hành.
3. Bảo vệ vệ sinh nguồn nước.
a. Đối với nguồn nước ngầm:
i) Trong khu đất có bán kính 20m tính từ giếng ra không được xây các công trình làm nhiễm bẩn nguồn nước.
ii) Giếng nước dùng cho các hộ gia đình cần bố trí gần nhà tắm, nhà bếp và phải cách xa nhà xí, nơi chăn nuôi.
iii) Đối với các giếng nước công cộng phải chọn nơi có nguồn nước tốt, xây thành giếng cao và lát xung quanh.
b. Đối với nguồn nước mặt:
Trong khoảng 200m tính từ điểm lấy nước về phía thượng lưu và 100m về phía hạ lưu không được xây dựng các công trình gây ô nhiễm.
Điều 6.13 Thoát nước và vệ sinh
6.13.1 Trong các điểm dân cư ở xã phải có hệ thống thoát nước mưa và nước bẩn sinh hoạt, cần tận dụng thoát nước tự nhiên bằng các ao hồ, kênh, rạch. Các ao hồ này phải thông với nhau để tiêu nước tù đọng.
6.13.2 Phải có biện pháp xử lý nước thải sản xuất bị nhiễm bẩn và gây độc hại trước khi xả vào ao hồ, kênh rạch.
6.13.3 Xử lý phân, rác
1. Phải sử dụng nhà xí hợp vệ sinh.
2. Không được làm nhà cầu xả phân thẳng xuống hồ, ao, hầm cá).
3. Chuồng, trại chăn nuôi gia súc: không được xả trực tiếp phân tiểu ra ao hồ, kênh mương. Có thể sử dụng bể khí sinh vật để ủ phân và lấy khí đốt.
6.13.4 Nhà xí (trừ khi có bể tự hoại), chuồng chăn nuôi gia súc phải cách nhà ở và đường đi chung ít nhất 5m và có cây xanh che chắn.
6.13.5 Khoảng cách ly vệ sinh
Phải đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh từ các cơ sở chăn nuôi, sản xuất tới khu dân cư, theo quy định trong Điều 4.11.
Điều 6.14 Cây xanh, khoảng cách ly, bảo vệ môi trường
6.14.1 Quy hoạch trồng cây ở các điểm dân cư phải:
1. Kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích kinh tế (trồng rau, cây ăn quả, cây lấy gỗ, phòng hộ...) với các yêu cầu cải thiện môi trường sinh thái, quốc phòng.
2. Kết hợp với quy hoạch trồng cây phòng hộ ngoài đồng ruộng, cây phòng hộ chống cát ven biển, cây chống xói mòn để tạo thành một hệ thống cây xanh trong xã.
Ghi chú :
Cây xanh trồng trong các điểm dân cư xã bao gồm:
1) Các vườn cây tập trung như vườn cây kinh tế, cây ăn quả, cây thuốc, vườn ươm;
2) Cây xanh, vườn hoa trồng trong khu trung tâm và quanh các công trình văn hóa, công cộng;
3) Cây xanh cách ly trồng quanh các khu sản xuất tập trung hoặc quanh các công trình sản xuất;
4) Cây xanh trồng ven làng, ven đường, ven hồ ao, kênh mương;
5) Cây xanh trồng trong lô đất của các gia đình nông dân.
6.14.2 Việc trồng cây cần phải bảo đảm các yêu cầu sau:
1. Tạo thành các vườn hoa ở khu trung tâm và trước các công trình văn hóa, lịch sử, tôn giáo.
2. Không trồng các loại cây có nhựa độc, có hoa quả hấp dẫn ruồi muỗi, cây có gai trong trạm y tế, trường học, nhà trẻ, trường mẫu giáo, cần trồng các loại cây cao, bóng mát và có tác dụng làm sạch không khí (long não, bạch đàn...).
3. Trong khu đất trạm y tế cần trồng các loại cây thuốc. Trong trường học chú ý trồng các loại cây phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.
4. Xung quanh khu sản xuất tập trung và xung quanh các công trình sản xuất gây bụi, có mùi hôi hám hoặc phát ra tiếng ồn phải có dải cách ly bằng cây xanh.
6.14.3 Mỗi xã cần bố trí một vài vườn ươm cây. Vị trí đặt vườn ươm cây cần ở nơi thường xuyên có nước tưới, không bị úng lụt, đất phì nhiêu, không bị cớm rợp, thuận tiện cho việc chăm sóc cây và chuyên chở cây giống tới nơi trồng.
Chương này quy định những yêu cầu về kiến trúc đối với các công trình xây dựng trong đô thị, nhằm:
1. Đảm bảo các công trình trong đô thị đều phải xây dựng theo quy hoạch được duyệt.
2. Việc xây dựng các công trình trong đô thị phải tạo lập và bảo vệ được nông thôn sống và cảnh quan đô thị, gồm:
a) Đảm bảo được các khoảng lưu không trên đường phố.
b) Bảo vệ được môi trường, trật tự, mỹ quan đô thị cũng như các di tích lịch sử, văn hoá; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc kết hợp hiện đại hoá công nghiệp hoá.
c) Không làm ảnh hưởng xấu tới dân cư và công trình xung quanh.
d) Bảo vệ được các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
e) Phát triển được bản sắc riêng của mỗi đô thị.
7.1.1 Những quy định trong chương này là căn cứ cho việc lập quy hoạch chi tiết và soạn thảo "Điều lệ quản lý xây dựng" của khu vực được quy hoạch.
7.1.2 Đối với những khu vực chưa có các đồ án quy hoạch chi tiết được duyệt, Ủy ban nhân dân các Tỉnh,Thành phố trực thuộc trung ương phải căn cứ vào QCXD này để ban hành những văn bản hướng dẫn quản lý xây dựng cho phù hợp với thực tế địa phương.
Ghi chú:
a) Quy chuẩn xây dựng chỉ quy định những vấn đề liên quan đến kỹ thuật xây dựng công trình. Những vấn đề thuộc về quản lý hoạt động đô thị (như giữ trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ cây xanh, chống ồn, rung,…) được quy định trong các văn bản pháp lý liên quan.
b) Chương này quy định những yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc đô thị. Những yêu cầu khác đối với công trình (kết cấu, phòng chống cháy, vệ sinh, an toàn ) được quy định ở phần III của Quy chuẩn này.
c) Những quy định đối với các công trình kỹ thuật đô thị được nêu ở chương 5.
Điều 7.2 Yêu cầu chung đối với các công trình trong đô thị
7.2.1 Mọi công trình trong đô thị đều phải được quản lý theo quy hoạch
1. Việc xây dựng mọi công trình trong đô thị phải theo quy hoạch được duyệt và phải xin phép xây dựng theo quy định.
2. Các công trình phải được thiết kế, xây dựng phù hợp với quy hoạch duyệt và các quy định nêu trong chứng chỉ quy hoạch và giấy phép được cấp.
3. Việc phá dỡ công trình phải có giấy phép phá dỡ, trừ những trường hợp được miễn giấy phép.
7.2.2 Yêu cầu kỹ thuật đối với lô đất và công trình được xây dựng
1. Lô đất xây dựng công trình
Lô đất khi xin phép xây dựng công trình phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. quy định ở Điều 7.3.
2. Mọi công trình chỉ được xây dựng bên trong ranh giới lô đất được quyền sử dụng.
Đối với mặt giáp phố của lô đất, ngôi nhà phải xây dựng bên trong chỉ giới xây dựng, trừ một số bộ phận công trình được phép vượt quá chỉ giới theo quy định tại các điều 7.4 và 7.5 của QCXD
3 . Mọi công trình phải được thiết kế, thi công phù hợp với các yêu cầu về quy hoạch - kiến trúc của khu vực, quy định ở mục 7.2.1 và các yêu cầu kiểm tra công trình, quy định trong phần III của QCXD
Điều 7.3 Yêu cầu kỹ thuật đối với lô đất xây dựng
Về mặt kỹ thuật, lô đất được sử dụng để xây dựng công trình phải đảm bảo các yêu cầu dưới đây:
7.3.1 Địa điểm xây dựng
Lô đất xây dựng phải:
1. Không nằm trong khu vực bị cấm xây dựng như: khu vực bảo vệ các di tích, thắng cảnh, bảo vệ các công trình kỹ thuật hạ tầng, bảo vệ vệ sinh nguồn nước, quy định ở chương 4.
2. Ở vị trí phù hợp với quy hoạch, đảm bảo các yêu cầu về vị trí, khoảng cách cách ly vệ sinh và an toàn, quy định đối với từng loại công trình ở chương 5.
Ghi chú:
Địa điểm phù hợp cho các loại công trình như sau:
1) Nhà ở:
a) Khu nhà ở cần bố trí nơi yên tĩnh, xa các đường giao thông lớn.
b) Các khu nhà ở cần được phân khu rõ ràng theo từng loại nhà ở với quy mô diện tích mỗi khu và khoảng cách giữa các khu phù hợp:
i) Trong khu thương mại chỉ xây nhà liên kế, không xây nhà vườn, biệt thự.
ii) Trong khu biệt thự không xây nhà liên kế, chung cư, công trình thương nghiệp, sản xuất.
iii) Trong khu chung cư hiện hữu không được xây chen biệt thự, nhà liên kế.
2) Nhà công cộng
a) Nhà công cộng thuộc các loại công trình giáo dục, y tế, văn hóa, nghiên cứu cần môi trường yên tĩnh, vệ sinh (nhà trẻ, trường học, bệnh viện, thư viện, cơ quan nghiên cứu ) cần bố trí ở nơi có cảnh quan đẹp, xa những nơi ồn ào như chợ, địa điểm biểu diễn văn nghệ, thể thao, chỗ vui chơi, đường giao thông chính, bến xe, ga tàu, sân bay.
b) Nhà công cộng thu hút đông người lui tới (cửa hàng lớn, nơi trình diễn văn nghệ, thể thao, cơ quan hành chính) cần gần khu dân cư tập trung, thuận lợi về giao thông và thoát người.
c) Đối với trường học, cần chọn địa điểm sao cho học sinh đến trường không phải đi qua các đường phố có nhiều xe qua lại.
3) Các công trình có khả năng gây ô nhiễm môi trường, hoặc thường xuyên có ôtô tải ra vào (như nhà máy, kho tàng, bệnh viện lây, trạm bơm và trạm xử lý nước thải, lò mổ gia súc, nghĩa trang) hoặc có nguy cơ cháy nổ cao (kho chất đốt, kho chất nổ, kho hóa chất, trạm xăng) phải được bố trí:
a) Xa khu dân cư và công trình công cộng: đảm bảo khoảng cách cách ly vệ sinh, an toàn, với các dải cây xanh, quy định ở chương 4;
b) Ở cuối nguồn nước và cuối hướng gió chủ đạo.
7.3.2 Đường ra vào
Đối với công trình là các ngôi nhà (có người sử dụng bên trong), phải đảm bảo ngôi nhà sau khi được xây dựng trên lô đất sẽ có đường ra vào thông với ngõ, phố, đảm bảo điều kiện cứu thương, cứu hỏa.
7.3.3 An toàn, vệ sinh
Lô đất phải đảm bảo an toàn và vệ sinh cho người sử dụng: không bị ngập lụt thường xuyên, không có các nguy cơ bị ô nhiễm, cháy nổ, xảy ra tai nạn giao thông.
7.3.4 Kích thước lô đất
1. Lô đất phải đảm bảo yêu cầu về diện tích và kích thước tối thiểu để xây dựng từng loại nhà, theo quy hoạch được duyệt hoặc quy định về quản lý xây dựng khu vực.
2. Giải pháp kỹ thuật được chấp thuận
Khi đề ra các quy định của quản lý xây dựng khu vực, được phép áp dụng các quy định trong bảng 7.3.1.
Bảng 7.3.1
Kích thước tối thiểu của lô đất xây dựng nhà ở gia đình
Loại nhà ở | Kích thước tối thiểu B x L (m) | Diện tích tối thiểu F (m2) |
Nhà liên kế (nhà liền tường, nhà phố) | 3,3 x 12 | 40 |
Nhà liên kế có sân vườn (1) | 4,5 x 16 | 72 |
Biệt thự đơn lập | 14 x 18 | 250 |
Biệt thự song lập | 10 x 14 | 140 |
Biệt thự liên lập | 7 x 15 | 105 |
Ghi chú:
(1) Đối với nhà liên kế có sân vườn, chiều sâu tối thiểu của:
- Sân trước: 2,4m;
- Sân sau (nếu có): 2,0m.
(2) Chiều dài nhà liên kế không nên lớn quá 24m.
7.3.5 San đắp nền
Cốt san nền của lô đất phải phù hợp với cốt san nền quy định trong quy hoạch chi tiết được duyệt hoặc trong quy định về quản lý xây dựng khu vực, đảm bảo tiêu thoát được nước mưa, nước thải bằng hệ thống thoát nước riêng từ nhà đổ vào hệ thống thoát nước đô thị và không gây ảnh hưởng xấu tới các nhà liền kề.
Điều 7.4 Phần nhà được phép nhô quá đường đỏ, cho trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với đường đỏ (nhà được phép xây sát chỉ giới đường đỏ)
7.4.1. Các bộ phận cố định của ngôi nhà
1. Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m
Mọi bộ phận nhà đều không được nhô quá đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây:
a. Bậc thềm, vệt dắt xe: được nhô ra không quá 0,3m
b. Đường ống đứng thoát nước mưa gắn vào mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan.
c. Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí: được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.
2. Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên:
Các bộ phận cố định của ngôi nhà (ô văng, sê nô, ban công, mái đua..., nhưng không áp dụng đối với mái đón, mái hè) được vượt quá đường đỏ theo những điều kiện như sau:
a. Độ vươn ra (đo từ đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra) phải không được lớn hơn giới hạn được phép, tùy thuộc chiều rộng lộ giới, quy định ở bảng 7.4.1, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m.
b. Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải theo quy định về quản lý xây dựng khu vực sao cho thống nhất trong từng cụm nhà.
c. Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công không được che chắn tạo thành lô gia hay buồng.
Bảng 7.4.1
Độ vươn ra tối đa của ban công, mái đua, ô văng
Chiều rộng lộ giới (m) | Độ vươn tối đa Amax (m) |
Dưới 6 | 0 |
6 - 12 | 0,9 |
12 - 16 | 1,2 |
Trên 16 | 1,4 |
3. Phần ngầm dưới mặt đất:
Mọi bộ phận ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều không được vượt quá đường đỏ.
4. Mái đón, mái hè phố
Mái đón, mái hè phố phải:
a. Được thiết kế theo quy định của khu vực để thống nhất cho cả cụm nhà;
b. Không được làm ảnh hưởng tới hoạt động chữa cháy;
c. Ở độ cao cách mặt vỉa hè 3,5m trở lên;
d. Độ vươn ra (đo từ đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra) phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 0,6m;
e. Được làm bằng vật liệu có thời hạn chịu lửa không dưới 2 giờ;
g. Bên trên mái đón, mái hè phố không được sử dụng vào bất cứ việc gì khác (như làm ban công, sân thượng, sân bay chậu cảnh).
Ghi chú:
1) Mái đón: là mái che của cổng, gắn vào tường ngoài nhà và đưa ra tới cổng vào nhà và hoặc che một phần đường đi từ hè, đường vào nhà.
2) Mái hè phố: là mái che gắn vào tường ngoài nhà và che phủ một đoạn vỉa hè.
3) Chỉ nên thiết kế mái hè phố cho khu phố thương mại, dịch vụ.
7.4.2 Phần nhô ra không cố định
1. Mái dù (mái bạt )
Việc đặt mái dù phải được phép của cơ quan quản lý xây dựng và phải đảm bảo những yêu cầu sau:
a. Khi giương ra phải cao hơn mặt hè ít nhất 2,5m và cách mép vỉa hè ít nhất 1,0m.
b. Khi cụp xuống không được, cản trở lối ra vào.
2. Cánh cửa
Ở độ cao từ mặt hè lên 2,5m các cánh cửa (trừ cửa thoát nạn nhà công cộng) trong quá trình mở ra, đóng vào không được có vị trí nào vượt quá đường đỏ.
Ghi chú :
1) Mái dù là mái che mở ra, gấp vào được, gắn vào tường ngoài nhà (thường gồm khung kim loại và mặt che bằng vải).
2) Các quy định ở điều 7.4 này được minh họa ở phụ lục 7.1 và tổng hợp trong bảng 7.4.2.
Bảng 7.4.2
Các bộ phận nhà được phép nhô ra
Độ cao so với mặt hè (m) | Bộ phận được nhô ra | Độ vươn tối đa (m) | Cách mép vỉa hè tối thiểu (m) |
0 | Bậc thềm, vệt dắt xe | 0,3 |
|
0 - 1,0 | Ống đứng thoát nước mưa | 0,2 |
|
≥ 1,0 | - Ống đứng thoát nước mưa - Bậu cửa, gờ chỉ, trang trí | 0,2 |
|
≥ 2,4 | Kết cấu di động: Mái dù, cánh cửa |
| 1,0 m |
≥ 3,5 | Kết cấu cố định (phải thống nhất với kiến trúc khu vực): | Xem bảng 7.4.1 |
|
- Ban công, mái đua, máng nước | 1,0 | ||
- Mái đón, mái hè phố | 0,6 |
Điều 7.5 Phần nhà được nhô ra khỏi chỉ giới xây dựng và đường đỏ, cho trường hợp chỉ giới xây dựng lùi vào sau đường đỏ (nhà phải xây lùi vào sau đường đỏ).
7.5.1 Nhô quá chỉ giới đường đỏ
Không có bộ phận nào của nhà vượt quá đường đỏ.
7.5.2 Nhô quá chỉ giới xây dựng
1. Không hạn chế đối với bậc thềm, vệt dắt xe, bậu cửa, gờ chỉ, cánh cửa, ôvăng, mái đua, mái đón, móng nhà.
2. Riêng ban công được nhô qua chỉ giới xây dựng không quá 1,4m và không được che chắn tạo thành buồng hay lô gia.
Điều 7.6 Sử dụng đất: khoảng lùi, mật độ cây xanh, mật độ xây dựng
7.6.1 Khoảng lùi
1. Trừ khu thương mại, cần quy định chỉ giới xây dựng các ngôi nhà lùi vào sau đường đỏ để tạo các khoảng không gian xanh đô thị, đồng thời là diện tích để xe, tụ tập người của các nhà công cộng.
2. Khoảng lùi tối thiểu
a. Biệt thự
Khoảng lùi tối thiểu của biệt thự phụ thuộc chiều rộng lộ giới, được quy định ở bảng 7.6.1
b. Nhà công cộng, nhà máy
Khoảng lùi tối thiểu của các nhà công cộng, nhà máy là 3m.
Bảng 7.6.1
Khoảng lùi tối thiểu của biệt thự
Chiều rộng lộ giới (m) | Khoảng lùi (m) |
< 6 | 2,4 |
6 - 16 | 3,0 |
16 - 24 | 4,5 |
> 24 | 6,0 |
7.6.2 Mật độ cây xanh, mật độ xây dựng
1. Các công trình phải đảm bảo quy định về mật độ cây xanh tối thiểu và mật độ xây dựng tối đa của Điều lệ quản lý xây dựng khu vực.
2. Giải pháp kỹ thuật được chấp thuận
Khi soạn thảo Điều lệ quản lý xây dựng khu vực, được phép áp dụng các quy định về mật độ xây dựng tối đa và mật độ cây xanh tối thiểu trong bảng 7.6.2.
Bảng 7.6.2
Mật độ xây dựng tối đa và mật độ cây xanh tối thiểu của công trình
Loại nhà | Mật độ (%) | |
Xây dựng (tối đa) | Cây xanh (tối thiểu) | |
1. Nhà ở: |
|
|
- Biệt thự | 30 | 40 |
- Cụm chung cư | 50 | 20 |
2. Nhà công cộng: |
|
|
- Nhà trẻ, trường học | 35 | 40 |
- Bệnh viện | 30 | 40 |
- Nhà văn hóa | 30 | 30 |
- Công trình tôn giáo | 25 | 40 |
3. Nhà máy |
|
|
- Xây dựng phân tán | 50 | 20 |
- Hợp khối | 70 | 20 |
Điều 7.7 Khống chế chiều cao nhà
7.7.1 Chiều cao các ngôi nhà phải được giới hạn theo quy định của Điều lệ quản lý xây dựng khu vực.
7.7.2 Trừ các công trình được chọn làm điểm nhấn cho không gian kiến trúc đô thị và một số đường phố đặc biệt theo quy hoạch, trong quy định quản lý xây dựng khu vực phải giới hạn chiều cao các ngôi nhà theo các yếu tố sau:
1. Chiều rộng lộ giới.
2. Chiều cao của những ngôi nhà xung quanh.
3. Chiều ngang của bản thân ngôi nhà đó.
4. Chiều cao hoạt động của thiết bị chữa cháy của lực lượng chữa cháy đô thị.
Ghi chú:
Các biện pháp khống chế độ cao nhà theo lộ giới như sau:
1) Quy định góc tới hạn (hạn tuyến):
Áp dụng vợi những đường phố rộng (xem minh họa ở phụ lục 7.2).
Góc tới hạn không được lớn hơn 60 độ.
2) Quy định trị số thích hợp cho tỷ số giữa độ cao nhà và chiều rộng lộ giới: áp dụng cho những khu có đường phố nhỏ và ngắn.
7.8.1 Thải nước
1. Nước mưa và các loại nước thải không được xả trực tiếp lên mặt hè, đường phố mà phải theo hệ thống ống, cống ngầm từ nhà chảy vào hệ thống thoát nước đô thị.
2. Nước thải của khu vệ sinh (xí, tiểu) phải được xử lý qua bể tự hoại, xây dựng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, trước khi đổ vào cống thành phố.
3. Nước thải sản xuất và hoạt động dịch vụ phải được xử lý đạt yêu cầu quy định ở chương 4, trước khi xả vào cống thành phố.
7.8.2 Thải khói, khí:
1. Không được thường xuyên xả khói, khí thải gây khó chịu cho cư dân xung quanh. Miệng xả ống khói, ống thông hơi không được hướng ra đường phố, nhà xung quanh.
2. Khí thải công nghiệp trước khi xả vào không khí phải có nồng độ bụi và các tạp chất đạt yêu cầu quy định ở chương 4.
7.8.3 Đặt máy lạnh (máy điều hòa nhiệt độ không khí)
Máy lạnh nếu đặt ở mặt tiền, sát chỉ giới đường đỏ phải ở độ cao trên 2,7m và không được xả nước ngưng trực tiếp lên mặt hè, đường phố.
7.8.4 Chống chói và lóa mắt:
Mặt tiền ngôi nhà, biển quảng cáo không được sử dụng các vật liệu có độ phản quang lớn hơn 70%.
7.9.1 Kiến trúc chắp vá và vật liệu tạm
1. Không được xây dựng các kiến trúc bằng vật liệu thô sơ (tranh, tre, nứa, lá) trong khu vực đô thị đã ổn định, trừ trường hợp có yêu cầu đặc biệt về kiến trúc và được phép của cơ quan quản lý xây dựng địa phương (có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng).
2. Không được xây thêm các kiến trúc chấp vá, bám vào kiến trúc chính như vẩy thêm mái bám vào kiến trúc chính, tường rào; làm kiến trúc tạm trên sân thượng, ban công, lô gia.
7.9.2 Trang trí mặt ngoài nhà
Mặt ngoài nhà (mặt tiền, mặt bên) không được sơn quét các màu đen, màu tối sẫm và trang trí các chi tiết phản mỹ thuật.
7.9.3 Sân phơi quần áo
Dọc các đường phố chính, ở mặt tiền các ngôi nhà không được bố trí sân phơi quần áo.
7.9.4 Hàng rào
Trừ những trường hợp có yêu cầu đặc biệt (như: cơ quan cần bảo vệ đặc biệt, nhà tù, trạm biến thế điện,...), hàng rào phải có hình thức kiến trúc thoáng, nhẹ, mỹ quan và thống nhất theo quy định của từng khu vực.
Các ngôi nhà và công trình phải đảm bảo khoảng cách an toàn về điện theo quy định dưới đây:
7.10.1 Đối với lưới điện cao áp và cáp ngầm
Phải đảm bảo khoảng cách về hành lang an toàn, quy định ở chương 4.
7.10.2 Đối với cột điện hạ thế
Khoảng cách tối thiểu từ cột điện tới mép ngoài cùng của kiến trúc là 0,75m.
7.10.3 Đối với đường dây hạ thế:
1. Dây dẫn điện ngoài nhà phải được che chắn, tránh cho người chạm vào.
2. Dây dẫn đặt hở dọc theo công trình phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu sau:
a. Theo chiều đứng:
i) Cao hơn ban công, mái nhà 2,5 m
ii) Cao hơn mép trên cửa sổ 0,5 m
III) Thấp hơn mép dưới ban công và dưới cửa sổ: 1,0 m
b. Theo phương ngang:
i) Cách ban công 1,0 m
ii) Cách cửa sổ 0,75 m
Điều 7.11 An toàn giao thông đô thị
7.11.1 Tầm nhìn
Công trình xây dựng, cây xanh không được làm hạn chế tầm nhìn và che khuất các biển báo hiệu, tín hiệu điều khiển giao thông. Cây trồng trên hành lang bảo vệ đường bộ phải là cây thân thấp.
7.11.2 Các công trình công cộng có đông người ra vào, chờ đợi, các công trình trên hè phố như kiốt, biển quảng cáo, cây xanh phải không được làm ảnh hưởng tới sự thông suốt và an toàn của giao thông, theo quy định ở các Điều 7.13, 7.14.
7.11.3 Góc vát tại các ngả đường (giao lộ)
1. Để đảm bảo tầm nhìn an toàn khi lưu thông trên đường phố, tại các giao lộ, mặt tiền ngôi nhà hoặc hàng rào phải được cắt vát theo quy định của quy hoạch khu vực, căn cứ vào tốc độ xe quy định trên đường và tiêu chuẩn thiết kế đường bộ.
2. Giải pháp kỹ thuật được chấp thuận
Khi đề ra các quy định về cắt vát nhà hoặc tường rào tại các giao lộ được phép vận dụng quy định ở bảng 7.11.1.
Bảng 7.11.1
Góc cắt tại giao lộ
Góc cắt giao lộ (độ) | Kích thước vạt góc (m) |
0 - 30 | 20 x 20 |
30 - 40 | 15 x 15 |
40 - 50 | 12 x 12 |
50 - 60 | 10 x 10 |
60 - 80 | 7 x 7 |
80 - 110 | 5 x 5 |
110 - 140 | 3 x 3 |
140 - 160 | 2 x 2 |
160 - 200 | 0 x 0 |
Ghi chú:
a) Kích thước vạt góc được tính từ giao điểm của 2 chỉ giới đường đỏ (lộ giới).
b) Kể từ tầng 2 trở lên có thể dùng đường cong tiếp xúc thay cho đường thẳng.
7.11.4 Đối với các nút giao thông có lưu lượng xe lớn, được phép thiết kế cầu vượt, hầm vượt theo tiêu chuẩn hiện hành của các nước tiên tiến, được Bộ Xây dựng chấp thuận.
Điều 7.12 Quan hệ với các công trình bên cạnh
7.12.1 Công trình không được vi phạm ranh giới
1. Không bộ phận nào của ngôi nhà kể cả thiết bị, đường ống, phần ngầm dưới đất (móng, đường ống), được vượt quá ranh giới đất sử dụng.
2. Không được xả nước mưa, nước thải các loại (kể cả nước ngưng tụ của máy lạnh), khí bụi, khí thải sang nhà bên cạnh.
7.12.2 Cửa sổ, cửa thông hơi, ban công
1. Từ tầng hai (lầu một) trở lên, trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh dưới 2m không được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi. (Chỉ được mở các cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi trên các bức tường cách ranh giới đất với nhà bên cạnh ít nhất 2m).
Khi mở cửa cần có biện pháp tránh tia nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh (chắn tầm nhìn hoặc bố trí so le các cửa sổ giữa 2 nhà).
2. Mép ngoài cùng của ban công trông sang nhà hàng xóm phải cách ranh giới đất giữa 2 nhà ít nhất là 2m.
3. Trường hợp được người có quyền sử dụng lô đất liền kề thỏa thuận thì trên bức tường xây cách ranh giới đất dưới 2m có thể được mở các lỗ cửa nhưng phải đề phòng trường hợp lửa cháy lan giữa 2 nhà. Các lỗ cửa này phải là cửa cố định (chớp lật hoặc lắp chết kính) có mép dưới cao hơn mặt sàn ít nhất 2m. Khi thỏa thuận bị hủy bỏ, việc bít các lỗ cửa này là mặc nhiên, không phải thương lượng, xét xử.
4. Đối với các bức tường giáp với khu đất công cộng (công viên, bãi đỗ xe) cơ quan quản lý xây dựng có thể cho phép mỏ một số cửa sổ cố định hoặc lắp đặt các chi tiết trang trí kiến trúc.
Điều 7.13 Nhà công cộng: cổng ra vào, sân, chỗ đỗ xe, tiện nghi vệ sinh
7.13.1 Nhà công cộng có đông người ra vào, tụ họp
Các nhà công cộng có đông người ra vào, tụ họp (trường học, bệnh viện, rạp hát, sân vận động...) phải:
1. Đảm bảo giao thông đường phố tại khu vực cổng ra vào công trình được an toàn và thông suốt, không bị tắc nghẽn:
a. Tránh mở cổng chính trực tiếp ra trên trục đường giao thông chính, có đông xe qua lại;
b. Có diện tích tập kết người và xe trước cổng (còn gọi là vịnh đậu xe): Cổng và phần hàng rào giáp hai bên cổng lùi sâu khỏi ranh giới lô đất, tạo thành chỗ tập kết có chiều sâu tối thiểu 4m, chiều ngang tối thiểu bằng 4 lần chiều rộng của cổng.
2. Có đủ diện tích sân, bãi cho số người ra vào công trình (gồm người trong cơ quan và khách vãng lai) có thể ra vào, tụ tập, để xe một cách thuận lợi và an toàn như:
a. Sân tập hợp học sinh toàn trường: đối với trường học, nhà trẻ;
b. Sân chờ cho khách, sân cho phụ huynh các học sinh nhỏ tới đón con;
c. Sân chờ đợi, thoát người: đối với nhà biểu diễn, phòng khám bệnh, cơ quan hành chính;
d. Nhà để xe cho nhân viên, giáo viên, học sinh, khách.
3. Được trang bị đủ số lượng các loại thiết bị vệ sinh như quy định ở chương 12.
7.13.2 Chỗ đỗ ôtô
1. Các công trình có nhiều ôtô ra vào phải có đủ diện tích đỗ ôtô theo quy định ở bảng 7.13.1.
2. Diện tích tính toán cho một chỗ đỗ xe con là 25m2.
Bảng 7.13.1
Diện tích đỗ ôtô
Loại nhà | Tiêu chuẩn cho một chỗ đỗ ôtô |
- Khách sạn từ 3 sao trở lên | 5 phòng ở/1 chỗ |
- Văn phòng cao cấp, trụ sở cơ quan đối ngoại | 150m2 sử dụng/1 chỗ |
- Siêu thị, cửa hàng lớn, trung tâm hội nghị, triển lãm, trưng bày | 75m2 sử dụng/1 chỗ |
Chung cư cao cấp | 1 căn hộ/1 chỗ |
Ghi chú:
1) Tùy từng trường hợp, đối với các công trình thông thường (khách sạn dưới 3 sao, trụ sở cơ quan, cửa hàng, công trình công cộng) có thể quy định phải có chỗ đỗ ôtô bằng 50% quy định trong bảng.
2) Khi thiết kế nhà đỗ xe tập trung nhiều tầng hoặc các tầng hầm để xe được phép áp dụng tiêu chuẩn hiện hành của các nước tiên tiến, được Bộ Xây dựng chấp thuận.
Điều 7.14 Kiốt, biển thông báo, quảng cáo, cây xanh
Kiốt, biển quảng cáo, thông tin, cây trồng trên hè phố phải đảm bảo các yêu cầu sau:
7.14.1 Không làm ảnh hưởng tới an toàn giao thông:
Không được làm hạn chế tầm nhìn hoặc che khuất biển báo hiệu và tín hiệu điều khiển giao thông. Tại những phố đông người đi lại không được đặt các biển quảng cáo, thông tin trực diện với tầm nhìn làm phân tán sự chú ý của người lái xe.
7.14.2 Không gây khó khăn cho các hoạt động phòng chống cháy.
7.14.3 Không làm xấu các công trình kiến trúc và cảnh quan đô thị.
7.14.4 Không gây ảnh hưởng xấu tới những nơi trang trọng, tôn nghiêm:
Không đặt quảng cáo tại nơi có ảnh, tượng lãnh tụ, danh nhân, khẩu hiệu chính trị, trụ sở cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, khu vực cơ quan ngoại giao, lễ tân của Nhà nước, quảng trường thành phố, bảo tàng, trường học, khu di tích lịch sử, văn hóa, khu quân sự.
7.14.5 Mỹ quan:
Các kiốt phải xây dựng bằng vật liệu nhẹ và mỹ quan. Hạn chế việc bố trí nhà vệ sinh bên trong kiốt. Trên hè phố, mỗi dãy kiốt không được dài quá 40m và phải đảm bảo chiều rộng vỉa hè còn lại ít nhất là 2m.
Điều 7.15 Trạm xăng trong đô thị
Vị trí đặt trạm xăng trong đô thị phải đảm bảo các yêu cầu sau:
7.15.1 Không được làm ảnh hưởng tới an toàn giao thông:
1. Phải cách lộ giới (đường đỏ) ít nhất 7m.
2. Cách giao lộ (giao điểm của các đường phố) ít nhất 50m.
3. Cách điểm có tầm nhìn bị cản trở (như chân cầu) ít nhất 200m.
7.15.2 Bảo đảm an toàn về phòng chống cháy, bảo vệ cảnh quan:
1. Phải cách nơi tụ họp đông người (như trường học, chợ) ít nhất 50m.
2. Cách các trạm xăng khác ít nhất 100m.
3. Cách các danh lam thắng cảnh ít nhất 50m.
Điều 7.16 Trạm phòng chữa cháy (đơn vị phòng chống cháy) đô thị
7.16.1 Vị trí đặt trạm phòng chữa cháy
Vị trí đặt trạm phòng chống cháy phải:
1. Đảm bảo bán kính phục vụ đối với mỗi loại trạm theo quy định ở Điều 5.16.
2. Đảm bảo xe và phương tiện chữa cháy ra vào trạm và tiếp cận đám cháy được an toàn, nhanh chóng.
Địa điểm xây dựng trạm phải:
a. Có địa hình bằng phẳng và có đủ diện tích để xây dựng công trình, sân bãi theo quy định ở mục 7.16.2.
b. Liên hệ thuận tiện với các đường giao thông.
c. Không được tiếp giáp với các công trình có đông người, xe cộ ra vào.
7.16.2 Bố trí bên trong trạm phòng chữa cháy
Bố trí bên trong trạm phòng chữa cháy phải đảm bảo các yêu cầu dưới đây
1. Trang bị đủ các phương tiện thông tin báo cháy, quan sát, chỉ huy chữa cháy theo quy định của ngành phòng chống cháy.
2. Có đủ diện tích nhà, xưởng, sân bãi, tiện nghi để đảm bảo:
a. Các xe, phương tiện chữa cháy được bảo quản tốt và sẵn sàng triển khai hoạt động được nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
b. Lực lượng chữa cháy thường trực, luyện tập (gồm các điều kiện trực ban chiến đấu, luyện tập, ăn ở, sinh hoạt tại chỗ của các cán bộ, chiến sĩ) và triển khai hoạt động cứu chữa được kịp thời, an toàn và hiệu quả.
3. Có đủ hệ thống kỹ thuật: cấp nước, cấp nhiên liệu và dịch vụ kỹ thuật khác đảm bảo cho các xe, phương tiện chữa cháy luôn sẵn sàng hoạt động theo đúng quy định.
4. Có đủ diện tích sân bãi luyện tập.
Đối với trạm phòng chữa cháy cấp trung tâm phải có bãi tập kích thước không nhỏ hơn 40 x 125m.
PHỤ LỤC
HÌNH MINH HỌA PHẠM VI BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH KỸ THUẬT
HÌNH 4.1.1 Phạm vi bảo vệ đê sông, đê biển (Trị số trong ngoặc thuộc về đê biển)
HÌNH 4.1.2 Phạm vi bảo vệ kênh thủy lợi
Loại kênh | Lưu lượng (m3/s) | Trị số A (m) |
Kênh tưới | 2 - 10 Trên 10 | 5 10 |
Kênh tiêu | 10 - 20 Trên 20 | 20 30 |
HÌNH 4.1.3. Phạm vi bảo vệ đường sắt
a) Nền đường đắp hoặc đào
b) Nền đường không đào, đắp
HÌNH 4.1.4 Phạm vi bảo vệ đường bộ (Trị số trong ngoặc thuộc về tỉnh lộ)
HÌNH 4.1.5 Hành lang bảo vệ đường dây cao áp trên không
HÌNH 4.1.6 Hành lang bảo vệ cáp ngầm
HÌNH 4.1.7 Phạm vi bảo vệ trạm điện
TIÊU CHUẨN VỆ SINH ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG NƯỚC CẤP CHO SINH HOẠT
TT | Thông số | Đơn vị | Giới hạn tối đa đối với | |
Đô thị | Trạm lẻ và nông thôn | |||
A | Về phương diện vật lý và hóa học |
|
|
|
1 | pH |
| 6,5 - 8,5 | 6,5 - 8,5 |
2 | Độ trong | cm | >30 | >25 |
3 | Màu (thang màu coban) | độ | <10 | <10 |
4 | Mùi vị, (đậy kín sau khi đun 50 - 60°C) | điểm | 0 | 0 |
5 | Hàm lượng cặn không tan | mg/l | 5 | 20 |
6 | Hàm lượng cặn xấy khô | mg/l | 500 | 1000 |
7 | Độ cứng (tính theo CaCO3) | mg/l | 500 | 500 |
8 | Muối mặn: vùng ven biển | mg/l | 400 | 500 |
| vùng nội địa | mg/l | 250 | 250 |
9 | Độ oxy hóa (chất hữu cơ) | mg/l | 0,5 - 2,0 | 2,0 - 4,0 |
10 | Amoniac: nước bề mặt | mg/l | 0 | 0 |
| nước ngầm | mg/l | 3,0 | 3,0 |
11 | Nitrit | mg/l | 0 | 0 |
12 | Nitrat | mg/l | 10,0 | 10,0 |
13 | Nhôm | mg/l | 0,2 | 0,2 |
14 | Đồng | mg/l | 1,0 | 1,0 |
15 | Sắt | mg/l | 0,3 | 0,5 |
16 | Mangan | mg/l | 0,1 | 0,1 |
17 | Natri | mg/l | 200 | 200 |
18 | Sunfat | mg/l | 400 | 400 |
19 | Kẽm | mg/l | 5,0 | 5,0 |
20 | Hydrosunfua | mg/l | 0 | 0 |
21 | Clobenzen | mg/l | 0 | 0 |
22 | Clophenol | mg/l | 0 | 0 |
23 | Chất tẩy rửa | mg/l | 0 | 0 |
24 | Asen | mg/l | 0,05 | 0,05 |
25 | Cađmi | mg/l | 0,005 | 0,005 |
26 | Crom | mg/l | 0,05 | 0,05 |
27 | Xianua | mg/l | 0,1 | 0,1 |
28 | Florua | mg/l | 1,5 | 1,5 |
29 | Chì | mg/l | 0,05 | 0,05 |
30 | Thủy ngân | mg/l | 0,001 | 0,001 |
31 | Sêlen | mg/l | 0,01 | 0,01 |
32 | Anđrin và diendrin | μg/l | 0,03 | 0,03 |
33 | Benzen | μg/l | 10 | 10 |
34 | Benzo piren | μg/l | 0,01 | 0,01 |
35 | Carbon tetraclorua | μg/l | 3,0 | 3,0 |
36 | Clođan | μg/l | 0,3 | 0,3 |
37 | Clorofom | μg/l | 30 | 30 |
38 | 2,4D | μg/l | 100 | 100 |
39 | Điclođiphenyltricloetan (DDT-Tổng đồng phân) | μg/l | 1,0 | 1,0 |
40 | 1,2-đicloetan | μg/l | 10 | 10 |
41 | 1,1-đicloetan | μg/l | 0,3 | 0,3 |
42 | Heptaclo và heptacloepoxit | μg/l | 0,1 | 0,1 |
43 | γ-Hexacloxiclohexan (γ -HCH, linđan) | μg/l | 3,0 | 3,0 |
44 | Hexaclobenzen | μg/l | 0,01 | 0,01 |
45 | Metoxiclo | μg/l | 30 | 30 |
46 | Pentaclophenol | μg/l | 10 | 10 |
47 | Tetracloeten | μg/l | 10 | 10 |
48 | Tricloeten | μg/l | 30 | 30 |
49 | 2,4,6-Triclophenol | μg/l | 10 | 10 |
50 | Trihalogeneten | μg/l | 30 | 30 |
51 | Tổng hoạt độ alpha (α) | Bq/I | 0,1 | 0,1 |
52 | Tổng hoạt độ beta (β) | Bq/I | 1,0 | 1,0 |
B.
| Về phương diện vi khuẩn và sinh vật (Nước đã được làm sạch tại trạm cấp nước) |
|
|
|
1 | Tiêu chuẩn vi khuẩn (1): | con/100ml |
|
|
| Faecal coliforms |
| 0 | 0 |
| Coliform organisms |
| 0 | 0 |
2 | Tiêu chuẩn sinh vật: |
|
|
|
| Protozoa (nguyên sinh vật gây bệnh) |
| 0 | 0 |
| Helminths (ký sinh vật gây bệnh) |
| 0 | 0 |
| Sinh vật sống tự do (rêu, tảo, loại khác,...) |
| 0 | 0 |
Ghi chú: (1) Độ đục 1 NTU, tiệt khuẩn bằng clo, pH < 8,0, tiếp xúc sau 30 phút (ít nhất) clo thừa 0,2 - 0,5 mg/l
YÊU CẦU ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG NƯỚC CẤP, UỐNG TRỰC TIẾP ĐƯỢC (THEO TCVN 5501-91)
STT | Tên chỉ tiêu | Mức cho phép |
1 | Độ trong Dienert, không được nhỏ hơn, cm | 100 |
2 | Độ đục, không được lớn hơn, mg/l | 1,5 |
3 | Màu, không được lớn hơn, độ Coban | 5 |
4 | Mùi, vị xác định bằng cảm quan ở 20°C và 60°C | không |
5 | Hàm lượng cặn không tan, không được lớn hơn, mg/l | 10 |
6 | Hàm lượng cặn hòa tan, không được lớn hơn, mg/l | 500 |
7 | Hàm lượng cặn toàn phần sấy ở 110°C, không được lớn hơn, mg/l | 1000 |
8 | Độ pH trong khoảng | 6 ÷ 8,5 |
9 | Độ cứng toàn phần, không được lớn hơn, mg canxi cacbonat/l | 300 |
10 | Độ oxy hóa, không được lớn hơn, mg oxy/l | 2 |
11 | Hàm lượng oxy hóa hòa tan, không được lớn hơn, mg oxy/l | 8 |
12 | Hàm lượng clorua, không được lớn hơn, mg/l | 300 |
13 | Hàm lượng clo tự do, không được nhỏ hơn, mg/l | 0,3 |
14 | Hàm lượng nitrit, không được lớn hơn, mg/l | 0,1 |
15 | Hàm lượng nitrat, không được lớn hơn, mg/l | 5,0 |
16 | Hàm lượng amoniac, không được lớn hơn, mg/l | 3250 |
17 | Hàm lượng sunphat, không được lớn hơn, mg/l | 250 |
18 | Hàm lượng photphat, không được lớn hơn, mg/l | 2,5 |
19 | Hàm lượng canxi, không được lớn hơn, mg/l | 75 |
20 | Hàm lượng magie, không được lớn hơn, mg/l | 50 |
21 | Hàm lượng silic, không được lớn hơn, mg/l | 10 |
22 | Hàm lượng flo, trong khoảng, mg/l | 1,5 ÷ 0,7 |
23 | Hàm lượng nhôm, không được lớn hơn, mg/l | 0,2 |
24 | Hàm lượng mangan, không được lớn hơn, mg/l | 0,1 |
25 | Hàm lượng sắt tổng số, (Fe2+ + Fe3+) không được lớn hơn, mg/l | 0,3 |
26 | Hàm lượng đồng, không được lớn hơn, mg/l | 0,1 |
27 | Hàm lượng chì, không được lớn hơn, mg/l | 0,1 |
28 | Hàm lượng kẽm, không được lớn hơn, mg/l | 5,0 |
29 | Hàm lượng niken, không được lớn hơn, mg/l | 0,01 |
30 | Hàm lượng thủy ngân, không được lớn hơn, mg/l | 0,01 |
31 | Hàm lượng crôm, không được lớn hơn, mg/l | 0,05 |
32 | Hàm lượng asen, không được lớn hơn, mg/l | 0,05 |
33 | Hàm lượng xyanua, không được lớn hơn, mg/l | 0,05 |
34 | Hàm lượng dihydro sunfua | không có |
35 | Chất hoạt động bề mặt, không được lớn hơn, mg/l | 35 |
36 | Phenon và dẫn xuất phenon | Không có |
37 | Hàm lượng thuốc trừ sâu clo-hữu cơ | Không có |
38 | Hàm lượng thuốc trừ sâu lân-hữu cơ | Không có |
39 | Tổng hàm lượng chất phóng xạ, không được lớn hơn, pci/l | 3 |
40 | Tổng số vi khuẩn hiếu khí, số khuẩn lạc/1ml | 200 |
41 | Tổng số C.perfringens, vi khuẩn/100 ml | Không có |
42 | Tổng số Coliform, vi khuẩn/100 ml | Không có |
43 | Tổng số Fecal Coliform vi khuẩn/100 ml | Không có |
MỨC ỔN TỐI ĐA ĐƯỢC PHÉP TRONG KHU DÂN CƯ, THEO MỨC ÂM TƯƠNG ĐƯƠNG dBA (THEO TCVN 5949-95)
Khu vực | Thời gian | ||
6-18h | 18-22h | 22-6h | |
1. Khu vực cần yên tĩnh Bệnh viện, thư viện, nhà điều dưỡng, nhà trẻ, trường học | 50 | 45 | 40 |
2. Khu dân cư, khách sạn, nhà ở, cơ quan hành chính | 60 | 55 | 45 |
3. Khu thương mại, dịch vụ | 70 | 70 | 50 |
4. Khu sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư | 75 | 70 | 50 |
TIÊU CHUẨN NƯỚC XẢ THẢI CÔNG NGHIỆP (THEO TCVN 5945-95)
TT | Thông số | Đơn vị | Giá trị giới hạn khi xả vào: | ||
A | B | C | |||
1 | Nhiệt độ | °C | 40 | 40 | 45 |
2 | pH |
| 6 - 9 | 5,5 - 9 | 5 - 9 |
3 | BOD5 (20°C) | mg/l | 20 | 50 | 100 |
4 | COD | mg/l | 50 | 100 | 400 |
5 | Chất rắn lơ lửng | mg/l | 50 | 100 | 200 |
6 | Asen | mg/l | 0,05 | 0,1 | 0,5 |
7 | Cadmi | mg/l | 0,01 | 0,02 | 0,5 |
8 | Chì | mg/l | 0,1 | 0,5 | 1 |
9 | Clo dư | mg/l | 1 | 2 | 2 |
10 | Crom (VI) | mg/l | 0,05 | 0,1 | 0,5 |
11 | Crom (III) | mg/l | 0,2 | 1 | 2 |
12 | Dầu mỡ khoáng | mg/l | KPHĐ | 1 | 5 |
13 | Dầu động thực vật | mg/l | 5 | 10 | 30 |
14 | Đồng | mg/l | 0,2 | 1 | 5 |
15 | Kẽm | mg/l | 1 | 2 | 5 |
16 | Mangan | mg/l | 0,2 | 1 | 5 |
17 | Niken | mg/l | 0,2 | 1 | 2 |
18 | Photpho hữu cơ | mg/l | 0,2 | 0,5 | 1 |
19 | Photpho tổng hợp | mg/l | 4 | 6 | 8 |
20 | Sắt | mg/l | 1 | 5 | 10 |
21 | Tetracloetylen | mg/l | 0,02 | 0,1 | 0,1 |
22 | Thiếc | mg/l | 0,2 | 1 | 5 |
23 | Thủy ngân | mg/l | 0,005 | 0,005 | 0,01 |
24 | Tổng nitơ | mg/l | 30 | 60 | 60 |
25 | Tricloetylen | mg/l | 0,05 | 0,3 | 0,3 |
26 | Amoniac (tính theo N) | mg/l | 0,1 | 1 | 10 |
27 | Florua | mg/l | 1 | 2 | 5 |
28 | Phenola | mg/l | 0,001 | 0,05 | 1 |
29 | Sulfua | mg/l | 0,2 | 0,5 | 1 |
30 | Xianua | mg/l | 0,05 | 0,1 | 0,2 |
31 | Tổng hoạt động phóng xạ α | Bq/I | 0,1 | 0,1 | - |
32 | Tổng hoạt động phóng xạ β | Bq/I | 1,0 | 1,0 | - |
33 | Coliform | MPN/100ml | 5.000 | 10.000 | - |
Chú thích : KPHĐ là không phát hiện được
- A : Xả vào vực nước được dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt
- B : Xả vào vực nước dừng cho giao thông thủy, tưới, tiêu, tắm
- C : Xả vào cống thành phố hoặc những nơi quy định.
TT | Thông số | Giá trị giới hạn (mg/m3) | |
|
| ||
1 | Bụi khói |
|
|
| - nấu kim loại | 400 | 200 |
| - bê tông nhựa | 500 | 200 |
| - xi măng | 100 | 100 |
| - các nguồn khác | 600 | 400 |
2 | Bụi |
|
|
| - chứa silic | 100 | 50 |
| - chứa amiăng | không | không |
3 | Antimon | 40 | 25 |
4 | Asen | 30 | 10 |
5 | Cadmi | 20 | 1 |
6 | Chì | 30 | 10 |
7 | Đồng | 150 | 20 |
8 | Kẽm | 150 | 30 |
9 | Clo | 250 | 20 |
10 | HCl | 500 | 200 |
11 | Flo, axit HF (các nguồn) | 100 | 10 |
12 | H2S | 6 | 2 |
13 | CO | 1.500 | 500 |
14 | SO2 | 1.500 | 500 |
15 | NO (các nguồn) | 2.500 | 1.000 |
16 | NO (cơ sở sản xuất axit) | 4.000 | 1.000 |
17 | H2SO4 | 300 | 35 |
18 | HNO3 | 2.000 | 70 |
19 | Amoniac | 300 | 100 |
Ghi chú : A - Yêu cầu đối với nhà máy đang hoạt động
B - Yêu cầu đối với nhà máy xây dựng mới.
TT | Tên tạp chất | Công thức hóa học | Giới hạn tối đa (mg/m3) |
1 | Axeton | CH3COCH3 | 2400 |
2 | Axetylen tetrabromua | CHBr2CHBr2 | 14 |
3 | Axetaldehyd | CH3CHO | 270 |
4 | Arolein | CH2 = CHCHO | 1,2 |
5 | Amylaxetat | CH3COOC5H11 | 525 |
6 | Anilin | C6H5NH2 | 19 |
7 | Anhydrit axetic | (CH3CO)2O | 360 |
8 | Benzidin | NH2C6H4C6H4NH2 | Không |
9 | Benzen | C6H6 | 80 |
10 | Benzyl clorua | C6H5CH2Cl | 5 |
11 | Butadien | C4H6 | 2200 |
12 | Butan | C4H10 | 2350 |
13 | Butyl axetat | CH3COOC4H9 | 950 |
14 | n-Butanol | C4H9OH | 300 |
15 | Butylamin | CH3(CH2)2CH2NH2 | 15 |
16 | Creson (o-, m-, p-) | CH3C6H4OH | 22 |
17 | Clorbenzen | C6H5Cl | 350 |
18 | Clorofom | CHCl3 | 240 |
19 | β-clopren | CH2 = CClOH = CH2 | 90 |
20 | Clopictin | CCl3NO2 | 0,7 |
21 | Cyclohexan | C6H12 | 1300 |
22 | Cyclohexanol | C6H11OH | 410 |
23 | Cyclohexanon | C6H10O | 400 |
24 | Cyclohexen | C6H10 | 1350 |
25 | Dietylamin | (C2H5)2NH | 75 |
26 | Diflodibrometan | Cl2Br2 | 860 |
27 | o-diclobenzen | C6H4Cl2 | 300 |
28 | 1,1 - Dicloelan | OHCl2CH3 | 400 |
29 | 1,2 - Dicloetylen | ClCH = CHCl | 790 |
30 | 1,2 - Diclodiflometan | CCl2F2 | 4950 |
31 | Dioxan | C4H8O2 | 360 |
32 | Dimetylanilin | C6H5N(OH3)2 | 25 |
33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 | Dicloetyl ete Dimetylfomamit Dimetylsunfat Dimetylhydrazin Dinitrobenzen (o-, m-, p-) Etylaxetat Etylamin Etylbenzen Etylbromua Etylendiamin Etylendibromua Etanol Etylacrilat Etylen clohydrin Etylen oxyt Etyl ete Etyl clorua Etylsilicat Etanolamin Fufural Fomaldehyt Fufuryl Flotriclometan n - Heptan n - Hexan Isopropylamin Isobutanol Metylaxetat Metylacrylat Metanol Metylaxetylen Metylbromua Metylcyclohecxan Metylcyclohecxanol Metylcyclohecxanon Metylclorua Metylen clorua Metyl clorofom Monometylanilin Metnnolamin Naphtalen Nitrobenzen Nitroetan Nitroglycerin Nitrometan Nitropropan Nitrotoluen Octan Pentan Pentanon | (ClCH2CH2)2O (CH3)2NOCH (CH3)2SO4 (NH3)2NNH2 C6H4(NO2)2 CH3COOC2H5 CH3CH2NH2 CH3CH2C6H5 C2H5Br NH2CH2CH2NH2 CHBr = CHBr C2H5OH CH2 =CHCOOC2H5 CH2ClCH2OH CH2OCH2 C2H5OC2H5 CH3CH2Cl (C2H5)4SiO4 NH2CH2CH2OH C4H3OCHO HCHO C4H3OCH2OH CCl3F C7H16 C6H14 (CH3)2CHNH2 (CH3)2CHCH2OH CH3COOCH3 CH2=CHCOOCH3 CH3OH CH3C=CH CF3Br CH3C6H11 CH3C6H10OH CH3C6H9O CH3Cl CH2Cl2 CH3CCl3 C6H5NHCH3 HOCH2NH2 C10H8 C6H5NO2 CH3CH2NO2 C3H5(NO2)3 CH3NO2 CH3CH(NO2)CH3 NO2C6H4CH3 C88H18 C5H12 CH3CO(CH2)2CH3 | 90 60 0,5 1 1 1400 45 870 890 30 190 1900 100 16 20 1200 2600 850 45 20 6 120 5600 2000 450 12 360 610 35 260 1650 80 2000 470 460 210 1750 2700 9 31 150 5 310 5 250 1800 30 2850 2950 700 |
83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 | Phenol Phenylhydrazin Tetracloetylen Propanol Propylaxetat Propylendiclorua Propylenoxyt Propylen ete Pytindin Pyren Quinon Styren Tetrahydrofural 1,1,2,2, Tetracloetan Tetraclometan Toluen Tetranitrometan Toluidin Toluen - 2,4 - diisocyanat Trietylamin 1,1,2 - Tricloetan Tricloetylen Triflo brommetan Xylen (o-, m-, p-) Xylidin Vinylclorua Vinyltoluen | C6H5OH C6H5NHNH2 CCl2 = CCl2 CH3CH2CH2OH CH3COOC3H7 CH3CHClCH2Cl C3H6O C3H5OC3H5 C5H5N C6H10 C6H4O2 C6H5CH=CH2 C4H8O Cl2HCCHCl2 CCl4 C6H5CH3 C(NO2)4 CH3C6H4NH2 CH3C6H3(NCO)2 (C2H5)3N CHCl2CH2Cl ClCH=CCl2 CBrF3 C6H4(CH3)2 (CH3)2C6H3NH2 CH2=CHCl CH2=CHC6H4CH3 | 19 22 670 980 840 350 240 2100 30 15 0,4 420 590 35 65 750 8 22 0,7 100 1080 110 6100 870 50 150 480 |
PHÂN LOẠI XÍ NGHIỆP, KHO THEO CẤP ĐỘC HẠI
4.8.1 Sản xuất hóa chất
Cấp I
1 Sản xuất nitơ và phân đạm
2 Sản xuất axit nitric và các loại axit có liên quan tới thải nitơ oxit.
3. Sản xuất các thành phẩm công nghiệp thuốc nhuộm anilin thuộc hệ benzen và ête (anilin, nitro benzen, nitroanilin, clobenzen, nitroclobenzen, phenol, v.v...) với sản lượng trên 1000 t/năm.
4. Sản xuất bán thành phẩm thuộc hệ naphtalen và antraxen với sản lượng trên 2000 t/năm.
5. Sản xuất giấy xenlulo bằng phương pháp axit sunfurơ, bisunfit và mono - sunfit có đốt lưu huỳnh hoặc đốt vật liệu chứa lưu huỳnh.
6. Sản xuất khí lò ga, khí thắp sáng với công suất trên 50.000 m3/h.
7. Trạm phân tích khí than ngầm.
8. Sản xuất natri hiđroxit bằng phương pháp điện phân.
9. Sản xuất canxi cacbua.
10 Sản xuất sợi viscô nhân tạo và xenlophan.
11. Sản xuất phân khoáng cô đặc.
12. Sản xuất dung môi hữu cơ (benzen, toluen, xilen, naphtol, phenol crezol, antraxen; v.v...).
13. Sản xuất asen và các hợp chất vô cơ của asen.
14. Sản xuất khí dầu với sản lượng trên 5.000 t/năm.
15. Chế biến dầu lửa có thành phần lưu huỳnh trên 0,5% (theo trọng lượng)
16. Sản xuất axit picic.
17. Sản xuất axit flavianic.
18. Chế biến than đá.
19. Chế biến phiến thạch dầu.
20. Sản xuất thủy ngân.
21. Sản xuất than chì.
22. Sản xuất axit sunfuric, oleum (H2SO4 khói) và khí sunfua.
23. Sản xuất cacbon sunfua.
24. Sản xuất axit clohyđric.
25. Sản xuất supephotphat có phân xưởng axit sunfuric.
26. Sản xuất phân bón có chứa nito (amophot).
27. Sản xuất photpho (vàng và đỏ).
28. Sản xuất clo.
29. Sản xuất hyđrocacbon bằng clo hóa và hyđroclo hóa.
30. Sản xuất đimetylterephtalat.
31. Sản xuất caprolactam.
32. Sản xuất ete etylic tổng hợp bằng phương pháp axit sunfuric và có phân xưởng sấy axit sunfuric.
33. Sản xuất ete etylic tổng hợp bằng phương pháp thủy hóa trực tiếp etanol và có phân xưởng làm sạch lưu huỳnh.
34. Sản xuất sợi nitron.
35. Sản xuất cao su clo hóa nairit, có sản xuất clo.
36. Sản xuất muối xianit (kali natri, đồng,...) xianamit, đixianamit, đizoxianamit.
37. Sản xuất natri nitrit, hiđrazin sunfat, hiđrazinhiđrat, amon sunfat, tionylclorit, amon cacbua, amon cacbonat.
38. Sản xuất axetylen bằng khí hiđro cacbua.
39. Sản xuất đimetyl fomamit.
40. Sản xuất ete metylic.
41. Sản xuất các chất xúc tác.
42. Sản xuất corundum.
43. Sản xuất thành phẩm và bán thành phẩm cho các vật liệu tổng hợp, poliamit, polime và các chất tổng hợp hữu cơ.
44. Sản xuất các thuốc nhuộm hữu cơ.
45. Sản xuất hóa dược.
46. Xử lý hóa học than bùn.
47. Sản xuất berili (Be).
Cấp II
1. Sản xuất amoniac
2. Chế biến khí thiên nhiên.
3. Sản xuất niobi (Nb).
4. Sản xuất tantali (ta).
5. Sản xuất khí lò ga bằng than đá hoặc than bùn với công suất 2.500-50.000 m3/h.
6. Sản xuất và gia công bột than đá và những phế liệu của nó.
7. Sản xuất canxi cacbonat theo phương pháp amoniac với sản lượng 400.000 t/năm.
8. Sản xuất ete etylic tổng hợp bầng phương pháp axit sunturic khí trong phạm vi xí nghiệp không có phân xưởng sấy khô axit sunfuric.
9. Sản xuất ete etylic tổng hợp bảng phương pháp thủy hóa etylen trực tiếp, không có phân xưởng làm sạch lưu huỳnh.
10. Sản xuất cao su clo hóa "natri", không có phân xưởng sản xuất clo.
11. Sản xuất các loại cao su tổng hợp, trừ các loại đã nêu ở cấp I và III.
12. Sản xuất amon nitrat, kali nitrat, natri nitrat, canxi nitrat.
13. Sản xuất các thuốc thủ hữu cơ.
14. Sản xuất chất dẻo bằng etexelulo.
15. Sản xuất kim loại hiếm bằng phương pháp clo hóa.
16. Sản xuất bari clorua có dùng đến hiđro sunfua.
17. Sản xuất supephotphat không có phân xưởng axit sunfuric.
18. Sản xuất mỡ đặc dùng cho công nghiệp (không dùng điện phân để hiđro hóa).
19. Sản xuất sợi nhân tạo và sợi tổng hợp.
20. Sản xuất untramarin.
21. Lọc dầu lửa có thành phần lưu huỳnh dưới 15% (theo trọng lượng).
22. Sản xuất anhiđric cromic.
23. Sản xuất các muối của axit cromic.
24. Sản xuất da nhân tạo có dùng các dung môi hữu cơ dễ bay hơi.
25. Sản xuất este.
26. Sản xuất các sản phẩm tổng hợp hữu cơ và khí dầu với công suất trên 5.000 m3/h.
27. Sản xuất các bán thành phẩm của công nghiệp sơn anilin hệ benzen và ete (anilin, nitrobenzen, nitroanilin, clobenzen, nitroclobenzen, phenol) với sản lượng trên 1.000 t/năm.
28. Sản xuất bán thành phẩm hệ naphtalen và antraxen với sản lượng dưới 2.000 t/năm.
29. Sản xuất các chất màu.
30. Sản xuất thực nghiệm chất màu anilin với sản lượng dưới 2.000 t/năm và sản xuất để sử dụng dưới 1.000 t/năm.
31. Sản xuất các sản phẩm amiăng.
32. Sản xuất axetylen bằng khí thiên nhiên.
33. Sản xuất axit axetic.
34. Sản xuất polietylen và polipropylen trên cơ sở khí dầu.
35. Sản xuất các loại men rượu và fufurol từ gỗ và phế liệu nông nghiệp bằng thủy phân.
36. Sản xuất guđron, các sản phẩm chưng cất thể lỏng và thể khí từ gỗ ancol metylic, axit axetic, dầu thông, axeton, ...
37. Sản xuất các axit béo tổng hợp.
38. Sản xuất nicotin.
39. Sản xuất phenol fomandehit và các bột nhân tạo khác với sản lượng trên 300 t/năm.
40. Sản xuất camto tổng hợp bằng phương pháp đồng phân.
Cấp III
1. Sản xuất bitum và các sản phẩm khác từ chưng cất các phế liệu của guđron than đá, dầu lửa (guđron và bán guđron,...).
2. Sản xuất canxi cacbonat bằng phương pháp amoniac với sản lượng dưới 40.000 t/năm.
3. Sản xuất xút thô ăn da bằng phương pháp: Lewis và vôi.
4. Sản xuất muối vô cơ (muối asen, photpho, crom).
5. Sản xuất khí dầu với công suất từ 1.000 đến 5.000 m3/h và các khí lò từ 5.000 đến 25.000 m3/h.
6. Sản xuất chất dẻo (cabolit, xenluloit, bakelit, clovinny,...).
7. Sản xuất các sản phẩm ép và sản phẩm cuộn từ giấy và vải có tẩm bột phenol fomandehit, với sản lượng trên 100 t/năm.
8. Sản xuất sơn khoáng nhân tạo.
9. Tái sinh cao su.
10. Xử lý hóa học các quặng kim loại hiếm để được muối antimon, bitmut, liti,...
11. Sản xuất cao su, ebonit và giấy cao su.
12. Sản xuất cao su tổng hợp từ ancol etylic theo phương pháp Lebedev.
13. Sản xuất các sản phẩm bằng than để dùng cho công nghiệp điện.
14. Lưu hóa cao su có dùng hyđro sunfua.
15. Sản xuất anđehit axetic bảng phương pháp xử lý qua phun hơi.
16. Sản xuất amoniac và các kho chứa amoniac lỏng.
17. Sản xuất polistiren và copolistiren.
18. Sản xuất son lắc silic hữu cơ: dung dịch và bột.
19. Sản xuất bột poliete, epoxit, poliamit và terilen.
20. Sản xuất axit xeđaxinic HOOC (CH2)8 COOH.
21. Sản xuất vinylaxetat, polivinylaxetat, ancol polivinylic.
22. Sản xuất các chất hóa dẻo.
23. Sản xuất men nuôi từ các phế liệu gỗ và phế liệu nông nghiệp.
24. Sản xuất anđiđrit béo, axit béo, vlnyltoluen, polivinyltoluen, poliuretan cho vật đúc, polifomanđehit, tái sinh các axit hữu cơ (axetic, axit béo...), fomalin, urotropin, polivinylpiroliđon, các sản phẩm tổng hợp hữu cơ bằng khí dầu khi xử lý dưới 5.000 m3/h.
25. Sản xuất sơn lắc (mực in, lác cho công nghiệp cao su, lắc cách điện...)
Cấp IV
1. Sản xuất giấy từ bán thành phẩm xenlulo và giẻ.
2. Sản xuất talalit và các chất dẻo anbumin khác (chất dẻo amino).
3. Sản xuất glixerin.
4. Sản xuất khí lò ga bằng than và than bùn với số lượng dưới 5.000 m3/h.
5. Sản xuất cao su thiên nhiên, sản lượng 3.000 t/năm.
6. Sản xuất bút chì.
7. Sản xuất xà phòng với sản lượng trên 2.000 t/năm.
8. Sản xuất thuốc hữu cơ.
9. Xử lý hóa học kim loại hiếm để được muối molipđen, vonfram và coban.
10. Sản xuất các sản phẩm ép và cuộn từ giấy và vải có tẩm bột phenol fomanđehit với sản lượng dưới 100 t/năm.
11. Sản xuất mỡ đặc kỹ thuật (được hiđro hóa bảng phương pháp điện phân).
12. Sản xuất cao su không dùng dung môi hữu cơ dễ bay hơi.
13. Sản xuất sacarin và vanilin.
14. Sản xuất khí dầu với sản lượng dưới 1.000 m3/h.
15. Sản xuất các vật liệu ép (phenol fomanđehit, ure, melamino fomanđehit, silic hữu cơ...).
16. Sản xuất da nhân tạo trên cơ sở polivinylclorit và các bột khác không dùng dung môi hữu cơ dễ bay hơi.
17. Sản xuất chất hóa dẻo policlovinyl, vinylplast, poliuretan, chất dẻo xốp, kính chất dẻo...
18. Sản xuất ancaloit.
19. Sản xuất các chất màu khoáng thiên nhiên.
20. Sản xuất nước hoa.
21. Sản xuất diêm.
Cấp V
1. Sản xuất chất hoạt tính vô cơ khi không có phân xưởng clo.
2. Xí nghiệp lưu hóa cao su khi không sử dụng cacbon sunfua.
3. Sản xuất axit cacbonic.
4. Sản xuất ngọc nhân tạo.
5. Sản xuất sản phẩm chất dẻo.
6. Sản xuất xà phòng với sản lượng dưới 2.000 t/năm.
7. Sản xuất oxy nén và hyđro nén.
8. Sản xuất các vật liệu hóa học cho ảnh (phim ảnh và giấy ảnh)
9. Làm sạch, cọ rửa và sấy khô xitec.
10. Sản xuất các loại giấy và cactông khác nhau từ các bán thành phẩm, sản xuất các sản phẩm gỗ và tre nứa, có dùng natri cacbonat hoặc monosunfit và không xử lý đốt các chất kiềm có chứa lưu huỳnh, các vật liệu khác và không dùng khí sunfua lỏng.
11. Sản xuất các sản phẩm bằng bột tổng hợp, vật liệu polime và chất dẻo bằng các phương pháp khác nhau (nén ép, đúc có áp lực, chân không...).
4.8.2 Sản xuất kim loại, cơ khí và gia công kim loại
Cấp I
1. Sản xuất magie (phương pháp clo).
2. Gia công lại (lần hai) kim loại màu với sản lượng trên 3.000 t/năm.
3. Đốt than cốc.
4. Luyện gang với tổng khối của các lò cao trên 1.500 m3.
5. Luyện kim màu trực tiếp từ quặng và quặng tinh (trong đó có chì, thiếc, đồng, niken).
6. Sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân.
7. Thiêu kết quặng kim loại màu và các thiêu phẩm pirit.
8. Luyện thép bằng phương pháp lò Mactanh và lò chuyển với sản lượng trên 1.000.000 t/năm.
9. Sản xuất hợp kim fero.
Cấp II
1. Sản xuất mage bằng mọi phương pháp, trừ phương pháp clo.
2. Sản xuất kim loại màu với sản lượng trên 2.000 t/năm.
3. Gia công lại (lần hai) kim loại màu với sản lượng từ 1.000 đến 3.000 t/năm.
4. Luyện gang với tổng khối của các lò cao từ 500 đến 1.500 m3.
5. Sản xuất acqui.
6. Sản xuất aniton bằng phương pháp hóa luyện.
7. Sản xuất ống đúc gang với sản lượng trên 20.000 t/năm.
8. Sản xuất kẽm, đồng, niken, coban bằng phương pháp điện phân.
9. Luyện thép bằng phương pháp lò mactanh, phương pháp lò điện và phương pháp lò chuyển với sản lượng 1.000.000 t/năm.
Cấp III
1. Làm giàu kim loại không cần xử lý nhiệt.
2. Gia công lại (hai lần) kim loại màu với sản lượng dưới 1.000 t/năm.
3. Luyện gang với tổng khối các lò cao dưới 500 m3.
4. Sản xuất ống gang đúc với sản lượng từ 10.000 đến 20.000 t/năm.
5. Sản xuất kim loại màu với sản lượng từ 100 đến 2.000 t/năm.
6. Sản xuất cáp bọc chì hoặc bọc lớp cao su cách điện.
7. Sản xuất các mặt hàng có dùng thủy ngân.
Cấp IV
1. Sản xuất cáp để trần.
2. Sản xuất lò hơi.
3. Sản xuất máy và dụng cụ cho công nghiệp điện (máy phát điện, máy biến thế, đèn chiếu...) khi có phân xưởng đúc nhỏ và các phân xưởng nóng khác.
4. Gia công kim loại gang thép (với sản lượng dưới 10.000 t/năm) và đúc kim loại màu (với sản lượng dưới 100 t/năm).
5. Sản xuất atimon bằng phương pháp điện phân.
6. Sản xuất điện cực kim loại.
Cấp V
1. Gia công kim loại có xử lý nhiệt không có đúc.
2. Sản xuất dụng cụ công nghiệp điện (đèn điện, đèn pha...) khi không có đúc.
4.8.3. Khai thác khoáng sản kim loại và phi kim loại
Cấp I
1. Khai thác dầu với thành phần lưu huỳnh trên 0,55 (tính theo trọng lượng).
2. Khai thác quặng chì, asen, mangan.
Cấp II
1. Khai thác phiến thạch dầu.
2. Khai thác than đá, antraxit, than nâu.
3. Khai thác quặng sắt và vật khoáng mỏ, bằng khai thác lộ thiên.
4. Khai thác photphorit, pirit không có xử lý hóa học.
Cấp III
1. Khai thác dầu có thành phần lưu huỳnh dưới 0,5% (theo trọng lượng).
2. Khai thác khoáng mỏ: đolomit, magiezit, amiăng, guđron, atfan bằng khai thác lộ thiên.
3. Khai thác quặng kim loại và quặng á kim bằng phương pháp lộ thiên, trừ quặng chì, quặng asen và mangan.
4. Sản xuất than bánh bằng than vụn và than bùn.
5. Mỏ khai thác bằng nước và làm giàu quặng bằng nước.
Cấp IV
1. Khai thác quặng kim loại và quặng á kim bằng phương pháp giếng lò tìm quặng chì, asen và mangan.
2. Khai thác than bùn.
3. Khai thác muối ăn ở mỏ.
4.8.4 Công nghiệp xây dựng
Cấp I
1. Sản xuất xi măng pooclăng, ximăng xỉ pooclăng, xi măng puzolan với sản lượng trên 150.000 t/năm.
2. Sản xuất vôi magiezit, đolomit và samot cô dùng lò quay hoặc các kiểu lò khác trừ các lò thủ công.
Cấp II
1. Sản xuất xi măng pooclăng, ximăng xỉ pooclăng, xi măng puzolan với sản lượng dưới 150.000 t/năm.
2. Sản lượng thạch cao.
3. Sản xuất vật liệu xây dựng (đá, cát, sỏi).
Cấp III
1. Sản xuất xi măng (xi măng sét, xi măng roman, xi măng xỉ thạch cao...) với sản lượng dưới 500 t/năm.
2. Sản xuất vôi, magiezit, đôlômit dùng các lò nhỏ thủ công.
3. Sản xuất bêtông, atfan.
4. Sản xuất bông kính và bông xỉ.
5. Sản xuất giấy dầu.
Cấp IV
1. Sản xuất fibroximăng và tấm lợp.
2. Sản xuất đá nhân tạo và các sản phẩm bêtông.
3. Đục đá.
4. Sản xuất các sản phẩm gốm và các sản phẩm chịu lửa.
5. Sản xuất kính.
6. Sản xuất vật liệu xây dựng bằng các phế liệu của nhà máy nhiệt điện.
7. Kho chứa xi măng và các vật liệu xây dựng có nhiều bụi.
8. Sản xuất các sản phẩm sành và sứ.
Cấp V
1. Sản xuất đá không dùng phương pháp nổ và xí nghiệp gia công đá thiên nhiên.
2. Sản xuất sản phẩm thạch cao.
3. Sản xuất các vật liệu bằng cói, cỏ, rơm, tấm ép.
4.8.5. Sản xuất và gia công gỗ
Cấp I
1. Sản xuất than gỗ trừ phương pháp lò chưng.
Cấp III
1. Xí nghiệp thùng gỗ ngâm tẩm.
2. Sản xuất than gỗ bằng phương pháp lò chưng.
Cấp IV
1. Sản xuất sợi gỗ dệt.
2. Nhà máy cưa, gỗ dán và đồ gỗ.
3. Đóng tàu thuyền bằng gỗ.
4. Đóng thùng xe.
Cấp V
1. Sản xuất sản phẩm từ sợi gỗ (tấm ép vỏ bào, tấm sợi gỗ, tấm ép xi măng sợi gỗ).
2. Sản xuất vải, chiếu gai.
3. Sản xuất đồ gỗ, đóng hòm, gỗ lát sàn.
4. Sản xuất thùng gỗ bằng ván ép đã gia công sẵn.
5. Sản xuất thùng chứa dung dịch muối (trừ muối asenic).
6. Đóng xuồng, thuyền nhỏ bằng gỗ.
4.8.6 Công nghiệp dệt
Cấp II
1. Xử lý và tẩm hóa học cho vải bằng cacbon sunfua.
Cấp III
1. Tẩm liên tục cho vải và giấy bằng sơn dầu, sơn dầu atfan, bakelit và các loại sơn khác với sản lượng vật liệu tẩm trên 300 t/năm.
2. Xử lý thô sợi cây (lanh, gai, bông, đay).
3. Tẩm và xử lý vải (vải nhựa trải bàn, vải sơn giả da...) bằng các chất hóa học trừ cacbon sunfua.
4 Sản xuất chất tẩy trắng và chất nhuộm tẩm.
Cấp IV
1. Ngâm tẩm liên tục vải và giấy bằng sơn dầu, sơn dầu atfan, bakelit và các loại sơn khác với sản lượng vật liệu tẩm dưới 300 t/năm.
2. Gia công sợi bông.
3. Ươm tơ.
4. Bện thừng cáp chão.
5. Sản xuất sợi và vải từ bông, lanh và len khi có phân xưởng tẩy trắng và nhuộm.
Cấp V
1. Sản xuất sợi và vải từ bông, lanh và len khi không có phân xưởng tẩy trắng và nhuộm.
2. Dệt kim và đang ten.
3. Dệt thảm, và hàng dệt lông xoắn nhân tạo.
4.8.7 Sản xuất gia công sản phẩm động vật
Cấp I
1. Sản xuất keo dán, từ các phế liệu xương, da của động vật.
2. Sản xuất gielatin kỹ thuật từ các phế liệu xương, da và các phế liệu động vật khác được bảo quản ở kho hoặc ngoài trời.
3. Gia công các phế liệu động vật (cá, thịt) chuyển thành mỡ thức ăn gia súc và phân bón...
Cấp II
1. Nhà máy đốt và nghiền xương.
2. Sản xuất mỡ kỹ thuật với sản lượng trên 30 t/năm.
Cấp III
1. Thuộc da, bảo quản da.
2. Rửa len.
3. Kho chứa da muối sống và da chưa gia công (trên 200 cái).
4. Sản xuất mỡ kỹ thuật, sản lượng dưới 30 t/năm.
Cấp IV
1. Sản xuất thức ăn gia súc từ các phế liệu thực phẩm.
2. Sản xuất da ép.
3. Sản xuất gielatin cao cấp (từ các xương tươi không thối hỏng) với thời gian bảo quản ngắn, trong kho lạnh đặc biệt.
4. Sản lượng xương ướp và vật ướp nhồi từ xác các con vật.
5. Gia công tóc, lông thú, lông cầm, sừng, móng.
6. Sản xuất dây cước và chỉ catgut.
Cấp V
1. Sản xuất giầy.
2. Sản xuất các sản phẩm từ da đã thuộc.
3. Sản xuất bàn chải từ lông và tóc.
4. Xưởng da ép.
5. Kho chứa da muối sống (dưới 200 cái), chứa tạm để đưa đi xử lý.
4.8.8 Sản xuất và xử lý thực phẩm
Cấp II
1. Trại gia súc trên 1.000 con.
2. Lò mổ, nơi chế biến cá (mỡ, dầu, vảy, cá).
3. Xí nghiệp lấy mỡ từ các động vật ở biển.
4. Xí nghiệp nấu và rửa thức ăn.
5. Ga, trạm rửa và làm sạch các toa sau khi chở súc vật.
Cấp III
1. Nhà máy đường.
2. Trại gia súc dưới 1.000 con.
3. Lò mổ các gia súc và gia cầm nhỏ.
4. Xí nghiệp đánh cá.
Cấp IV
1. Sản xuất anbumin.
2. Nhà máy rượu.
3. Nhà máy xay, xí nghiệp thức ăn gia súc.
4. Nhà máy thịt và nhà máy ướp lạnh thịt, kể cả trại nhốt tạm gia súc dự trữ không quá 3 ngày.
5. Chế biến cà phê.
6. Ép dầu thực vật
7. Sản xuất bơ thực vật.
8. Nhà máy hoa quả.
9. Sản xuất đextrin, đường, mật.
10. Nấu phomat.
11. Đóng hộp cá và cá miếng có phân xưởng tận dụng phế liệu, nhà máy cá liên hiệp.
12. Sản xuất bột, bột gia vị.
13 Nhà máy thuốc lá có ủ men.
Cấp V
1. Nhà máy bia (có nấu mạch nha và làm men).
2. Nhà máy đồ hộp.
3. Kho hoa quả.
4. Nhà máy đường viên.
5. Xưởng mì ống.
6. Nhà máy cá hun khói.
7. Nhà máy sữa và bơ (động vật).
8. Xưởng thịt xúc xích với sản lượng trên 3 tấn/ca.
9. Xưởng bánh kẹo sản xuất với sản lượng từ 20.000 t/năm trở lên.
10. Nhà máy bánh mỳ.
11. Nhà máy gia công thức ăn.
12. Sản xuất dấm ăn.
13. Nhà máy ướp lạnh.
14. Nhà máy rượu trái cây.
15. Nhà máy ép nước trái cây.
16. Nhà máy rượu cô nhắc.
17. Nhà máy cuốn thuốc lá, lá thuốc lá đã gia công ủ sấy.
KHOẢNG CÁCH TỐI THIỂU GIỮA CÁC ĐƯỜNG ỐNG KỸ THUẬT TRONG MẠNG LƯỚI NGẦM (m)
Loại đường ống | Ống cấp nước | Ống thoát nước | Cáp điện | Cáp thông tin | Cột điện, điện thoại | Bó vỉa hè phố | Móng cầu vượt, tuynen | |
Dưới 35kV | 35 - 110kV | |||||||
Khoảng cách theo chiều ngang | ||||||||
Ống cấp nước | 0,7 | 1,5 | 1,0 | 1,0 | 0,5 | 1,5 | 2,0 | 5,0 |
Ống thoát nước | 1,5 | 0,4 | 0,5 | 1,0 | 0,5 | 3,0 | 1,5 | 3,0 |
Cáp điện: |
|
|
|
|
|
|
|
|
dưới 35kV | 1,0 | 1,0 | 0,1 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 1,5 | 0,6 |
35 - 110kV | 10 | 1,0 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 1,5 | 0,6 |
Cáp thông tin | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 1,0 | 0,6 |
côlếchtơ | - | - | - | - | - | 1,5 | 1,5 | 2,0 |
Khoảng cách theo chiều đứng | ||||||||
Ống cấp nước | - | 0,1 | 0,5 | 0,5 | - |
|
|
|
Ống thoát nước | 0,1 | 0 | 0,1 | 0,1 | 0,1 |
|
|
|
Cáp điện: |
|
|
|
|
|
|
|
|
dưới 35kV | 0,5 | 1,0 | 1,25 | 0,5 | 0,3 |
|
|
|
35-110kV | 1,0 | 1,0 | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
|
|
|
Cáp thông tin | 0,2 | - | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
|
|
|
PHẦN NHÀ ĐƯỢC PHÉP NHÔ QUÁ CHỈ GIỚI ĐƯỜNG ĐỎ VÀ CHỈ GIỚI XÂY DỰNG
a) Trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với đường đỏ
b) Trường hợp chỉ giới xây dựng không trùng với đường đỏ
KHỐNG CHẾ ĐỘ CAO NHÀ BẰNG ĐƯỜNG TỚI HẠN
- 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 14:2009/BXD về quy hoạch xây dựng nông thôn do Bộ Xây dựng ban hành
- 2 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD về quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 3 Quyết định 439/BXD-CSXD năm 1997 về Quy chuẩn Xây dựng tập II và tập III do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 4 Nghị định 42-CP năm 1996 ban hành điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng
- 5 Nghị định 15-CP năm 1994 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng