- 1 Luật Đê điều 2006
- 2 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3 Thông tư 01/2009/TT-BNN hướng dẫn tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Thông tư 26/2009/TT-BNN về cơ cấu tổ chức, nguồn kinh phí và chế độ thù lao đối với lực lượng quản lý đê nhân dân do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 684/2011/QĐ-UBND | Hải Phòng, ngày 06 tháng 5 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29/11/2006;
Căn cứ Thông tư số 01/2009/TT-BNN ngày 05/01/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ; Thông tư số 26/2009/TT-BNN ngày 11/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về cơ cấu tổ chức, nguồn kinh phí và chế độ thù lao đối với lực lượng quản lý đê nhân dân;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 171/TTr-SNN ngày 26/8/2010; Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp số 03/BCTĐ-STP ngày 20/01/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tổ chức, hoạt động và chế độ chính sách của lực lượng quản lý đê nhân dân thành phố Hải Phòng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 17/QĐ-Uỷ ban nhân dân thành phố ngày 06/01/1996, Quyết định số 1516/QĐ-UB ngày 01/9/1997 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Tài chính, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, Thủ trưởng các ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH CỦA LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ ĐÊ NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 684/2011/QĐ-UBND ngày 06/5/2011 của Uỷ ban nhân dân thành phố)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy định này quy định về tổ chức, hoạt động và chế độ chính sách của lực lượng quản lý đê nhân dân thành phố Hải Phòng
Lực lượng quản lý đê nhân dân thành phố Hải Phòng trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê ở các địa phương, không thuộc biên chế nhà nước, được tổ chức theo địa bàn huyện, quận (gọi tắt là cấp huyện) và từng xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã) có đê và do Uỷ ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý, chỉ đạo hoạt động.
Tham mưu giúp chính quyền cơ sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đê điều và phòng chống lụt bão theo quy định của pháp luật, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ quản lý đê điều theo quy định.
NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ ĐÊ NHÂN DÂN
a) Chấp hành sự phân công của Uỷ ban nhân dân cấp xã và hướng dẫn về mặt chuyên môn, kỹ thuật của phòng chức năng chuyên môn cấp huyện và Hạt Quản lý đê điều chuyên trách;
b) Phối hợp với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều, nhân viên thuỷ lợi xã, lực lượng xung kích tuần tra canh gác đê của địa phương theo địa bàn được phân công quản lý và tham gia xử lý sự cố đê điều, thực hiện Thông tư số 01/2009/TT-BNN ngày 06/01/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Quyết định số 803/QĐ-UBcủa ngày 20/5/1998 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng;
c) Kiểm tra, phát hiện, báo cáo kịp thời tình trạng đê điều, các diễn biến hư hỏng, sự cố đê điều;
d) Phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều;
đ) Lập biên bản và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều;
e) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đê điều, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về đê điều;
f) Tham gia với cơ quan chuyên môn xây dựng phương án hộ đê, phòng chống lụt, bão;
g) Tham gia quản lý và bảo vệ cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê như: điếm canh đê; vật tư dự trữ chống lũ, lụt, bão; biển báo đê điều; cột chỉ giới; cây chắn sóng bảo vệ đê và các công trình phụ trợ khác;
h) Quản lý đê nhân dân khi làm nhiệm vụ phải đeo băng đỏ có chữ QLĐNDDDD màu vàng trên cánh tay trái.
Thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 6, Thông tư số 26/2009/TT-BNN ngày 11/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Căn cứ vào chiều dài, đặc thù các tuyến đê sông, đê biển trên từng địa bàn, cấp xã có đê bố trí mỗi nhân viên quản lý đê quản lý trung bình 03 (ba) km đê.
1. Việc tuyển dụng lực lượng quản lý đê nhân dân do Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định thực hiện thông qua hợp đồng lao động. Thời hạn của hợp đồng lao động là một năm.
2. Tiêu chuẩn tuyển dụng: Người làm quản lý đê nhân dân có độ tuổi từ 15 tuổi đến 45 tuổi đối với nam, từ 18 tuổi đến 30 tuổi đối với nữ, có sức khoẻ, có trình độ văn hoá tốt nghiệp phổ thông cơ sở trở lên, có hiểu biết cơ bản về pháp luật; tự nguyện có đơn đề nghị tham gia làm nhân viên quản lý đê nhân dân. Quan tâm tuyển dụng những đối tượng là người thường trú tại địa phương, được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về công tác quản lý đê điều.
3. Căn cứ tiêu chuẩn tuyển dụng, Uỷ ban nhân dân cấp xã thống nhất với Hạt Quản lý đê điều và phòng chuyên môn tham mưu công tác quản lý đê điều, phòng chống lụt bão cấp huyện lựa chọn, quyết định tuyển người làm nhân viên quản lý đê nhân dân.
Điều 7. Quy định về chế độ và nội dung báo cáo
1. Chế độ báo cáo
a) Thường xuyên báo cáo, phản ảnh về tình hình quản lý đê điều được giao trên địa bàn với Uỷ ban nhân dân cấp xã;
b) Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc phối hợp với hạt Quản lý đê điều, phòng chức năng chuyên môn cấp huyện tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong công tác quản lý đê điều, phòng chống lụt bão;
c) Trường hợp phát hiện sự cố đê điều, hành vi vi phạm pháp luật về đê điều, nhân viên quản lý đê nhân dân khi làm nhiệm vụ phải bằng mọi cách nhanh chóng báo cáo Uỷ ban nhân dân hoặc Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão cấp xã và phối hợp với kiểm soát viên đê điều để tiến hành các thủ tục kiểm tra, xử lý kịp thời theo nhiệm vụ quy định.
d) Phối hợp chặt chẽ với nhân viên thuỷ lợi cấp xã trong việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định tại Quyết định số 2851/QĐ-BNN ngày 08/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Nội dung báo cáo khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đê điều, sự cố công trình đê điều.
a) Thời gian phát sinh hành vi vi phạm hoặc sự cố công trình đê điều;
b) Vị trí, quy mô, mức độ, đặc điểm, quá trình diễn biến các hành vi vi phạm hoặc sự cố công trình đê điều, đã xử lý bước đầu hay chưa, đề xuất biện pháp xử lý tiếp theo;
c) Trường hợp phát thiện vi phạm nghiêm trọng hoặc sự cố công trình đê điều có nguy cơ đe doạ đến an toàn đê điều, phải có biện pháp kiên quyết ngăn chặn, báo cáo kịp thời cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Hạt trưởng Hạt Quản lý đê điều sở tại để xử lý kịp thời và thông báo cho các cơ quan đơn vị liên quan biết; trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, khẩn cấp báo cáo ngay Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão để chỉ đạo.
Điều 8. Nguồn kinh phí và chế độ chính sách đối với lực lượng quản lý đê nhân dân.
1. Nguồn kinh phí duy trì hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân do Uỷ ban nhân dân cấp huyện cân đối từ nguồn thu Quỹ phòng chống lụt, bão và ngân sách cấp huyện giao cho Uỷ ban nhân dân cấp xã trực itếp chi trả
2. Các chế độ chính sách được hưởng.
a) Mức thù lao hàng tháng bằng 0.5 mức lương tối thiểu chung.
b) Hàng năm được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê; được trang bị bảo hộ lao động, văn phòng phẩm để thực hiện nhiệm vụ và các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động.
3. Trường hợp người làm quản lý đê nhân dân là cán bộ không chuyên trách cấp xã kiêm nhiệm thì hưởng thù lao kiêm nhiệm bằng 50% mức thù lao quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 8 của Quy định này.
Điều 9. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có đê
1. Uỷ ban nhân dân cấp huyện:
a) Hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân; chỉ đạo việc duy trì hoạt động và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng này.
b) Chỉ đạo phòng chức năng chuyên môn phối hợp với Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão (Hạt Quản lý đê điều) tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê cho lực lượng quản lý đê nhân dân.
c) Cân đối kinh phí hàng năm để chi trả thù lao cho lực lượng quản lý đê nhân dân từ nguồn Quỹ phòng chống lụt bão và ngân sách của huyện.
2. Uỷ ban nhân dân cấp xã:
a) Tổ chức lực lượng và trực tiếp quản lý, chỉ đạo hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân thuộc địa bàn.
b) Thanh toán tiền thù lao và thực hiện các chế độ, chính sách với nhân viên quản lý đê nhân dân
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
1. Tổ chức, chỉ đạo Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão phối hợp với các địa phương tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê cho lực lượng quản lý đê nhân dân.
2. Chỉ đạo lực lượng chuyên trách quản lý đê điều phối hợp với lực lượng quản lý đê nhân dân trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Theo dõi, tổng hợp tình hình tổ chức, hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân và đề xuất của các địa phương, báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố điều chỉnh, bổ sung và giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện quy định này.
Điều 11. Trách nhiệm thực hiện
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất với các ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn cụ thể cho các địa phương, đơn vị thực hiện.
1. Khen thưởng:
Nhân viên quản lý đê nhân dân có thành tích xuất sắc được khen thưởng theo quy định tại Điều 45, Luật Đê điều.
2. Kỷ luật:
Nhân viên quản lý đê nhân dân thiếu trách nhiệm, không thực hiện tốt nhiệm vụ được giao thì tuỳ theo mức độ, xử lý theo hợp đồng lao động, theo quyđịnh tại Khoản 1 Điều 46 Luật Đê điều và các quy định hiện hành./.
- 1 Quyết định 291/2016/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 2 Quyết định 15/2015/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Quyết định 07/2012/QĐ-UBND về thành lập và ban hành Quy chế (mẫu) tổ chức và hoạt động của Lực lượng Quản lý đê nhân dân tại phường - xã, thị trấn (nơi có đê) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 3 Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của lực lượng dân phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh
- 4 Quyết định 06/2012/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân tại xã, thị trấn do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành
- 5 Quyết định 11/2011/QĐ-UBND quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động của lực lượng ban, tổ an ninh trật tự nông thôn trên địa bàn do tỉnh Long An ban hành
- 6 Quyết định 40/2009/QĐ-UBND quy định chế độ thù lao đối với lực lượng quản lý đê nhân dân và lực lượng lao động tại địa phương tham gia hoạt động tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 7 Quyết định 2851/QĐ-BNN-TCCB Quy chế mẫu về quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của các tổ chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh đặt tại địa bàn cấp huyện với UBND cấp huyện; các nhân viên kỹ thuật công tác trên địa bàn cấp xã với UBND cấp xã do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8 Thông tư 26/2009/TT-BNN về cơ cấu tổ chức, nguồn kinh phí và chế độ thù lao đối với lực lượng quản lý đê nhân dân do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9 Thông tư 01/2009/TT-BNN hướng dẫn tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10 Luật Đê điều 2006
- 11 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 06/2012/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân tại xã, thị trấn do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành
- 2 Quyết định 40/2009/QĐ-UBND quy định chế độ thù lao đối với lực lượng quản lý đê nhân dân và lực lượng lao động tại địa phương tham gia hoạt động tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 3 Quyết định 11/2011/QĐ-UBND quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động của lực lượng ban, tổ an ninh trật tự nông thôn trên địa bàn do tỉnh Long An ban hành
- 4 Quyết định 11/2014/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của lực lượng dân phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh
- 5 Quyết định 15/2015/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Quyết định 07/2012/QĐ-UBND về thành lập và ban hành Quy chế (mẫu) tổ chức và hoạt động của Lực lượng Quản lý đê nhân dân tại phường - xã, thị trấn (nơi có đê) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 6 Quyết định 291/2016/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hải Phòng