ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 69/2012/QĐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 11 tháng 10 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26.11.2003;
Căn cứ Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 và Nghị định số 22/2005/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo;
Căn cứ Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27.10.2007 của Chính phủ Qui định trách nhiệm đối với Người đứng đầu cơ quan tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ;
Căn cứ Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17.5.2011 của Chính phủ Qui định về xử lý kỷ luật đối với công chức;
Xét Tờ trình số 193/TTr-SNV ngày 13.9.2012 của Sở Nội vụ;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM. UBND TỈNH |
CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ ĐỊA PHƯƠNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 69/2012/QĐ-UBND ngày 11/10/ 2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh)
Quy định này quy định về chế độ trách nhiệm và các hình thức khen thưởng, xử lý trách nhiệm đối với Người đứng đầu các cơ quan nhà nước, đơn vị địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
1. Người đứng đầu các cơ quan nhà nước, đơn vị địa phương có nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là Người đứng đầu), bao gồm:
a. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh có nhiệm vụ liên quan đến hoạt động quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo;
b. Chủ tịch UBND, Trưởng các Phòng, ban có liên quan của UBND các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện);
c. Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi chung là cấp xã);
d. Trưởng thôn, Trưởng khu phố (sau đây gọi chung là Trưởng thôn).
2. Cấp phó của Người đứng đầu các cơ quan nhà nước, đơn vị địa phương quy định tại điểm a, b, c khoản 1 của Điều này cũng phải chịu trách nhiệm như Người đứng đầu trong lĩnh vực được phân công lãnh đạo, quản lý điều hành bằng văn bản uỷ quyền, thông báo phân công hoặc quyết định phân công phụ trách lĩnh vực được giao.
Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được nêu tại Quy định này bao gồm các việc sau:
- Tuyên truyền đạo, hành đạo, quản đạo của tổ chức, cá nhân tôn giáo;
- Thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo của tín đồ, nhà tu hành, chức sắc tôn giáo.;
- Mở lớp bồi dưỡng, tổ chức quyên góp, hoạt động từ thiện nhân đạo, in và phát hành văn hoá phẩm tôn giáo;
- Tổ chức các cuộc lễ, hội nghị, đại hội, phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển chức sắc, nhà tu hành trong tôn giáo;
- Quản lý, sử dụng cơ sở thờ tự, đất đai tôn giáo;
- Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, tôn giáo (gồm Chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, tu viện, tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm phật đường, đình, đền, nghè, miếu, lăng tẩm, điện, đài, tượng, bia, tháp và các công trình phụ trợ phục vụ hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo)…
Điều 4. Nguyên tắc xác định trách nhiệm.
1. Khi xem xét chế độ trách nhiệm của Người đứng đầu để khen thưởng, hoặc xử lý kỷ luật phải khách quan, đúng người, đúng việc, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Người đứng đầu.
2. Khi xử lý kỷ luật đối với Người đứng đầu phải căn cứ vào tính chất, mức độ ảnh hưởng và hậu quả do các sai phạm gây ra, có xem xét tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng và những quy định của pháp luật mà Người đứng đầu đã để xảy ra.
3. Việc khen thưởng, xử lý kỷ luật Người đứng đầu được thực hiện theo các quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Thi đua khen thưởng và các quy định tại văn bản này.
Người đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, các quy định pháp luật của Nhà nước và các văn bản khác có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đến cán bộ, công chức, viên chức, quần chúng nhân dân, chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo để tự giác thực hiện đúng quy định của Nhà nước.
Điều 6. Kiểm tra, giám sát các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo
Người đứng đầu có trách nhiệm chủ động hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở cơ sở, thực hiện quản lý theo quy định đã phân cấp.
Điều 7. Cam kết, trách nhiệm của Người đứng đầu.
1. Chủ tịch UBND cấp huyện cam kết và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh trong việc chỉ đạo tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn, không để xảy ra các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện không đúng quy định của Nhà nước trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố đang quản lý. Nếu để xảy ra các sai phạm thì phải chịu trách nhiệm cá nhân và xử lý theo quy định của Pháp luật.
2. Chủ tịch UBND cấp xã cam kết và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện trong việc chỉ đạo tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn, không để xảy ra các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện không đúng quy định của Nhà nước trên địa bàn xã, phường, thị trấn đang quản lý. Nếu để xảy ra các sai phạm thì phải chịu trách nhiệm cá nhân và xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trưởng thôn, khu phố cam kết và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp xã trong việc chỉ đạo tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn, không để xảy ra các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện không đúng qui định của Nhà nước trên địa bàn thôn, khu phố đang quản lý. Nếu để xảy ra các sai phạm thì phải chịu trách nhiệm cá nhân và xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Trách nhiệm trong việc phát hiện các sai phạm.
Người đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo các Phòng, Ban chuyên môn, cơ quan chức năng thường xuyên nắm chắc tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở cơ sở; Hướng dẫn và quản lý các hoạt động về tín ngưỡng, tôn giáo đảm bảo thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của Nhà nước; Kịp thời phát hiện các sai phạm về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thuộc địa bàn quản lý và chủ động ngăn chặn, xử lý…
Điều 9. Trách nhiệm trong việc xử lý, giải quyết các sai phạm.
Khi phát hiện các sai phạm của tổ chức, cá nhân tôn giáo, của các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo có các hoạt động về tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện không đúng quy định của Nhà nước xảy ra trên địa bàn, Người đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo, kịp thời tiến hành các biện pháp cần thiết và phù hợp với quy định của pháp luật để ngăn chặn, xử lý đảm bảo ổn định tình hình tôn giáo, an ninh Chính trị và trật tự xã hội ở địa phương cơ sở, hạn chế thấp nhất hậu quả do các sai phạm gây ra; Đồng thời xử lý trách nhiệm đối với những cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo (nếu cần thiết).
Mục 3: Khen thưởng và xử lý trách nhiệm.
Điều 10. Mức độ đánh giá trách nhiệm Người đứng đầu.
Căn cứ kết quả, mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác; hoặc mức độ vi phạm, tác hại, ảnh hưởng của các sai phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, để xem xét trách nhiệm của Người đứng đầu và là tiêu chí để đánh giá, xếp loại thi đua khen thưởng đối với đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức hàng năm theo các mức độ sau đây:
1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn ổn định; chấp hành tốt các quy định của pháp luật về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ: Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn ổn định; các hoạt động về tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, không có các sai phạm xảy ra.
3. Hoàn thành nhiệm vụ: Có xảy ra các sai phạm, nhưng phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời đảm bảo ổn định tình hình.
4. Không hoàn thành nhiệm vụ: Để xảy ra các sai phạm, không có biện pháp xử lý kịp thời; xử lý thiếu kiên quyết để xảy ra tái diễn sai phạm, gây ảnh hưởng đến an ninh chính trị và trật tự ở cơ sở.
Người đứng đầu có thành tích xuất sắc trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn phòng ngừa, ngăn chặn các sai phạm, tích cực quản lý đối với các hoạt động về tín ngưỡng, tôn giáo đảm bảo thực hiện tốt các Quy định tại văn bản này thì được khen thưởng theo Luật Thi đua, khen thưởng.
1. Người đứng đầu không hoàn thành nhiệm vụ; để xảy ra các sai phạm về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện không đúng quy định của Nhà nước thì tuỳ theo tính chất, mức độ sai phạm và hậu quả gây ra, mà áp dụng các hình thức kỷ luật theo Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức.
1.1. Áp dụng hình thức khiển trách:
- Người đứng đầu vi phạm một trong các quy định tại các khoản của Điều 5, Điều 6, Điều 7 và không nghiêm túc tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định tại Điều 8, Điều 9 của văn bản này;
- Người đứng đầu phát hiện ra các sai phạm, nhưng việc xử lý không đúng theo quy định của pháp luật.
1.2. Áp dụng hình thức cảnh cáo:
Người đứng đầu không phát hiện, ngăn chặn kịp thời, để xảy ra các sai phạm về hoạt động tín ngưỡng tôn giáo thuộc địa bàn quản lý, như sau:
1.2.1. Trưởng thôn, khu phố để xảy ra trên địa bàn quản lý 01 trong các sai phạm sau:
- Có các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo không đúng qui định của Nhà nước;
- Có cơ sở thờ tự tôn giáo hoặc tín ngưỡng xây dựng, sửa chữa thực hiện không đúng qui định của Nhà nước;
1.2.2. Chủ tịch UBND cấp xã để xảy ra trên địa bàn quản lý: Có 02 Trưởng thôn (khu phố) bị cảnh cáo.
1.2.3. Chủ tịch UBND cấp huyện để xảy ra trên địa bàn quản lý 01 trong các sai phạm sau:
- Có 03 Chủ tịch UBND cấp xã bị cảnh cáo;
- Để tái diễn các sai phạm của chức sắc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo về hoạt động tôn giáo thực hiện không đúng qui định của Nhà nước.
1.3. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan: Tuỳ theo tính chất, mức độ sai phạm hoặc mức độ không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao đều bị xem xét, xử lý tương ứng.
2. Trình tự, thủ tục xử lý: Thực hiện theo các quy định hiện hành.
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Nội vụ
- Tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo việc triển khai tổ chức thực hiện Quy định này đến các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành, đơn vị và cá nhân liên quan thực hiện nghiêm túc Quy định này; Định kỳ 6 tháng, một năm tổng hợp báo cáo tình hình kết quả thực hiện Quy định với Chủ tịch UBND tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để hướng dẫn về trình tự, thủ tục khen thưởng, xử lý kỷ luật Người đứng đầu theo quy định.
Điều 14. Trách nhiệm của UBND cấp huyện.
Chỉ đạo thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Quy định này đến các cấp, các ngành có liên quan, cán bộ công chức viên chức, các tầng lớp nhân dân; Trách nhiệm cam kết theo Quy định, đồng thời chỉ đạo các Phòng, Ban, cơ quan chức năng phối hợp với UBND cấp xã tăng cường kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý kiên quyết các sai phạm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện không đúng quy định của Nhà nước trên địa bàn quản lý.
Điều 15. Trách nhiệm của UBND cấp xã.
Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Quy định này đến mọi tầng lớp nhân dân; Trách nhiệm cam kết theo Quy định, đồng thời chỉ đạo các bộ phận chức năng, các Thôn Làng, Khu phố chủ động trong công tác kiểm tra, ngăn chặn kịp thời và xử lý kiên quyết các sai phạm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện không đúng quy định của Nhà nước trên địa bàn quản lý.
Điều 16. Trách nhiệm của Sở, Ban, Ngành, cơ quan có liên quan.
Theo chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, có trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ công tác quản lý đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu giúp UBND tỉnh, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt Quy định này.
Đề nghị Ban Dân vận, UBMTTQ các cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận phối hợp chỉ đạo tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, quần chúng, tín đồ, chức sắc tôn giáo thực hiện tốt các Chủ trương, chính sách Pháp luật của Đảng, Nhà nước về tôn giáo.
Điều 17. Chế độ thông tin, báo cáo.
Người đứng đầu có trách nhiệm định kỳ 6 tháng, một năm báo cáo tình hình thực hiện Quy định này lên cấp trên trực tiếp; Khi có sai phạm xảy ra phải báo cáo kịp thời về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) về tình hình, mức độ sai phạm, các biện pháp đã áp dụng và đề xuất hướng giải quyết.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị địa phương kịp thời phản ảnh về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ), để tổng hợp đề xuất, báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 36/2018/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm người đứng đầu trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 2 Quyết định 22/2014/QĐ-UBND về quản lý nhà nước đối với tôn giáo và hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 3 Quyết định 04/2014/QĐ-UBND về trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương trong công tác quản lý hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 4 Quyết định 1525/2013/QĐ-UBND Quy định về trách nhiệm của sở, ban, ngành, địa phương trong công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 5 Quyết định 1324/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ Quyết định 11/2007/QĐ-UBND về phân cấp quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 6 Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy định thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong thực hiện quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh An Giang
- 7 Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2013 về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 8 Quyết định 2123/2012/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quản lý lâm sản, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 9 Quyết định 84/2012/QĐ-UBND về Quy định chế độ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, địa phương, đơn vị trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 10 Quyết định 27/2012/QĐ-UBND chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị của các ngành, các cấp trong việc thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 11 Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức
- 12 Quyết định 64/2009/QĐ-UBND về Quy định chế độ trách nhiệm đối với Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao
- 13 Luật cán bộ, công chức 2008
- 14 Quyết định 57/2008/QĐ-UBND quy định chế độ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị nhà nước trong công tác cải cách hành chính do tỉnh Nghệ An ban hành
- 15 Quyết định 03/2008/QĐ-UBND hủy bỏ quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chế độ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong tỉnh do UBND tỉnh Long An ban hành
- 16 Nghị định 157/2007/NĐ-CP Quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ
- 17 Chỉ thị 03/2007/CT-UBND tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 18 Quyết định 11/2007/QĐ-UBND về quy định phân cấp quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 19 Nghị định 22/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
- 20 Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2004
- 21 Quyết định 2011/2004/QĐ-UB về Quy định chế độ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong tỉnh Long An
- 22 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 23 Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 1 Quyết định 03/2008/QĐ-UBND hủy bỏ quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chế độ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong tỉnh do UBND tỉnh Long An ban hành
- 2 Quyết định 2011/2004/QĐ-UB về Quy định chế độ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong tỉnh Long An
- 3 Quyết định 84/2012/QĐ-UBND về Quy định chế độ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, địa phương, đơn vị trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 4 Quyết định 64/2009/QĐ-UBND về Quy định chế độ trách nhiệm đối với Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao
- 5 Quyết định 2123/2012/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quản lý lâm sản, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 6 Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy định thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong thực hiện quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh An Giang
- 7 Quyết định 11/2007/QĐ-UBND về quy định phân cấp quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 8 Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2013 về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 9 Quyết định 27/2012/QĐ-UBND chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị của các ngành, các cấp trong việc thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 10 Quyết định 57/2008/QĐ-UBND quy định chế độ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị nhà nước trong công tác cải cách hành chính do tỉnh Nghệ An ban hành
- 11 Chỉ thị 03/2007/CT-UBND tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 12 Quyết định 1525/2013/QĐ-UBND Quy định về trách nhiệm của sở, ban, ngành, địa phương trong công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 13 Quyết định 1324/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ Quyết định 11/2007/QĐ-UBND về phân cấp quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 14 Quyết định 04/2014/QĐ-UBND về trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương trong công tác quản lý hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 15 Quyết định 22/2014/QĐ-UBND về quản lý nhà nước đối với tôn giáo và hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 16 Quyết định 36/2018/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm người đứng đầu trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hải Dương