BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 69/QĐ-BNN-VPĐP | Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2017 |
BAN HÀNH SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÃ NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Theo đề nghị của Cục trưởng - Chánh Văn phòng Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Sổ tay và Phụ lục Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 (gọi tắt là Sổ tay).
Đối với nhóm xã khu vực I, các địa phương áp dụng hướng dẫn trong Sổ tay để chỉ đạo, thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện xã đạt chuẩn.
Đối với nhóm xã miền núi, bãi ngang ven biển, hải đảo có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc thù (khu vực II và III) hoặc nhóm xã ven đô thị, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan để quy định cụ thể các tiêu chí, chỉ tiêu đã được phân cấp (tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ) cho từng nhóm xã trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Các nội dung hướng dẫn tạm thời của các Bộ, ngành liên quan và văn bản được trích dẫn cụ thể trong Sổ tay và Phụ lục Sổ tay này sẽ được áp dụng theo văn bản mới ban hành khi các văn bản điều chỉnh mới có hiệu lực thi hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng - Chánh Văn phòng Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÃ NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09/01/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CÁC TỪ VIẾT TẮT
HĐND Hội đồng nhân dân
UBND Ủy ban nhân dân
CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CN-TTCN Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp
HTX Hợp tác xã
MTQG Mục tiêu quốc gia
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
Thôn, bản, ấp Thôn, làng, bản, ấp, buôn, bon, phum, sóc...
NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020
I. NỘI DUNG ĐỊNH HƯỚNG, ĐẶC TRƯNG CỦA NÔNG THÔN MỚI THỜI KỲ CNH-HĐH GIAI ĐOẠN 2016-2020
- Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao nhanh và bền vững.
- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài.
- Môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn.
- Bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được bảo tồn và phát huy.
- Chất lượng hệ thống chính trị cơ sở được nâng cao.
II. BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÃ NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020
1. Ý nghĩa của Bộ tiêu chí
- Cụ thể hóa nội dung định hướng và đặc trưng của xã nông thôn mới thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH.
- Là căn cứ để thực hiện nội dung Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, là chuẩn mực để các xã lập kế hoạch phấn đấu đạt 19 tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
- Là căn cứ để chỉ đạo và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới của các địa phương; đánh giá công nhận xã đạt nông thôn mới trong giai đoạn 2016-2020; đánh giá trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền xã trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; giúp cho cán bộ và nhân dân các địa phương hiểu rõ nội dung cụ thể của xây dựng nông thôn mới.
2. Nội dung Bộ tiêu chí
Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 được ban hành theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ (gồm 5 nhóm tiêu chí, 19 tiêu chí, 49 chỉ tiêu), cụ thể như sau:
BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÃ NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ)
I. QUY HOẠCH
TT | Tên tiêu chí | Nội dung tiêu chí | Chỉ tiêu chung | Chỉ tiêu theo vùng | ||||||
Trung du miền núi phía Bắc | Đồng bằng sông Hồng | Bắc Trung Bộ | Duyên hải Nam Trung Bộ | Tây Nguyên | Đông Nam Bộ | Đồng bằng sông Cửu Long | ||||
1 | Quy hoạch | 1.1. Có quy hoạch chung xây dựng xã1 được phê duyệt và được công bố công khai đúng thời hạn | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt |
1.2. Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt |
II. HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI
TT | Tên tiêu chí | Nội dung tiêu chí | Chỉ tiêu chung | Chỉ tiêu theo vùng | ||||||||||||
Trung du miền núi phía Bắc | Đồng bằng sông Hồng | Bắc Trung Bộ | Duyên hải Nam Trung Bộ | Tây Nguyên | Đông Nam Bộ | Đồng bằng sông Cửu Long | ||||||||||
2 | Giao thông | 2.1. Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm | UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với quy hoạch, điều kiện thực tế, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo tính kết nối của hệ thống giao thông trên địa bàn | |||||||||||||
2.2. Đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm | ||||||||||||||||
2.3. Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa | ||||||||||||||||
2.4. Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm | ||||||||||||||||
3 | Thủy lợi | 3.1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên | UBND cấp tỉnh quy định cụ thể theo hướng đảm bảo mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu và hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa phát triển bền vững | |||||||||||||
3.2. Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | ||||||||
4 | Điện | 4.1. Hệ thống điện đạt chuẩn | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | ||||||
4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn | ≥98% | ≥95% | ≥99% | ≥98% | ≥98% | ≥98% | ≥99% | ≥98% | ||||||||
5 | Trường học | Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia | ≥80% | ≥70% | 100% | ≥80% | ≥80% | ≥70% | 100% | ≥70% | ||||||
6 | Cơ sở vật chất văn hóa | 6.1. Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã | UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với điều kiện thực tế, nhu cầu của cộng đồng và đặc điểm văn hóa từng dân tộc | |||||||||||||
6.2. Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định2 | ||||||||||||||||
6.3. Tỷ lệ thôn, bản, ấp có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | ||||||||
7 | Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn | Xã có chợ nông thôn hoặc nơi mua bán, trao đổi hàng hóa | UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với quy hoạch, điều kiện thực tế, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đặc điểm văn hóa từng dân tộc | |||||||||||||
8 | Thông tin và Truyền thông | 8.1. Xã có điểm phục vụ bưu chính | UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với điều kiện thực tế, nhu cầu của các tổ chức và cộng đồng từng xã | |||||||||||||
8.2. Xã có dịch vụ viễn thông, internet | ||||||||||||||||
8.3. Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn | ||||||||||||||||
8.4. Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành | ||||||||||||||||
9 | Nhà ở dân cư | 9.1. Nhà tạm, dột nát | Không | Không | Không | Không | Không | Không | Không | Không | ||||||
9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định | ≥80% | ≥75% | ≥90% | ≥80% | ≥80% | ≥75% | ≥90% | ≥70% | ||||||||
III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
TT | Tên tiêu chí | Nội dung tiêu chí | Chỉ tiêu chung | Chỉ tiêu theo vùng | ||||||
Trung du miền núi phía Bắc | Đồng bằng sông Hồng | Bắc Trung Bộ | Duyên hải Nam Trung Bộ | Tây Nguyên | Đông Nam Bộ | Đồng bằng sông Cửu Long | ||||
10 | Thu nhập | Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 (triệu đồng/người) | ≥45 | ≥36 | ≥50 | ≥36 | ≥41 | ≥41 | ≥59 | ≥50 |
11 | Hộ nghèo | Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 | ≤6% | ≤12% | ≤2% | ≤5% | ≤5% | ≤7% | ≤1% | ≤4% |
12 | Lao động có việc làm | Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động | ≥90% | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt |
13 | Tổ chức sản xuất | 13.1. Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt |
13.2. Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt |
IV. VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG
TT | Tên tiêu chí | Nội dung tiêu chí | Chỉ tiêu chung | Chỉ tiêu theo vùng | ||||||
Trung du miền núi phía Bắc | Đồng bằng sông Hồng | Bắc Trung Bộ | Duyên hải Nam Trung Bộ | Tây Nguyên | Đông Nam Bộ | Đồng bằng sông Cửu Long | ||||
14 | Giáo dục và Đào tạo | 14.1. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt |
14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp) | ≥85% | ≥70% | ≥90% | ≥85% | ≥85% | ≥70% | ≥90% | ≥80% | ||
14.3. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo | ≥40% | ≥25% | ≥45% | ≥40% | ≥40% | ≥25% | ≥45% | ≥25% | ||
15 | Y tế | 15.1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế | ≥85% | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt |
15.2. Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | ||
15.3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) | ≤21,8% | ≤26,7% | ≤13,9% | ≤24,2% | ≤24,2% | ≤31,4% | ≤14,3% | ≤20,5% | ||
16 | Văn hóa | Tỷ lệ thôn, bản, ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định | ≥70% | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt |
17 | Môi trường và an toàn thực phẩm | 17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định | ≥95% (≥60% nước sạch) | ≥90% (≥50% nước sạch) | ≥98% (≥65% nước sạch) | ≥98% (≥60% nước sạch) | ≥95% (≥60% nước sạch) | ≥95% (≥50% nước sạch) | ≥98% (≥65% nước sạch) | ≥95% (≥65% nước sạch) |
17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | ||
17.3. Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | ||
17.4. Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch | UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm văn hóa từng dân tộc | |||||||||
17.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | ||
17.6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch3 | ≥85% | ≥70% | ≥90% | ≥85% | ≥85% | ≥70% | ≥90% | ≥70% | ||
17.7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường | ≥70% | ≥60% | ≥80% | ≥70% | ≥75% | ≥60% | ≥80% | ≥70% | ||
17.8. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% |
TT | Tên tiêu chí | Nội dung tiêu chí | Chỉ tiêu chung | Chỉ tiêu theo vùng | ||||||
Trung du miền núi phía Bắc | Đồng bằng sông Hồng | Bắc Trung Bộ | Duyên hải Nam Trung Bộ | Tây Nguyên | Đông Nam Bộ | Đồng bằng sông Cửu Long | ||||
18 | Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật | 18.1. Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt |
18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | ||
18.3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch, vững mạnh" | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | ||
18.4. Tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt loại khá trở lên | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | 100% | ||
18.5. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | ||
18.6. Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | ||
19 | Quốc phòng và An ninh | 19.1. Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt |
19.2. Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm trước | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt | Đạt |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÃ NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020
Quan điểm hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí:
- Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định rất cụ thể nội hàm các chỉ tiêu, tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Do vậy, trong Sổ tay tổng hợp chi tiết nội dung hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành đối với các tiêu chí do xã trực tiếp theo dõi và đánh giá, để thuận lợi cho các xã trong quá trình thực hiện và tự đánh giá chỉ tiêu, tiêu chí đạt chuẩn (bao gồm 14 tiêu chí: Quy hoạch; Giao thông, Thủy lợi; Cơ sở vật chất văn hóa; Cơ sở hạ tầng thương mại; Nhà ở dân cư; Thu nhập; Hộ nghèo; Lao động có việc làm; Tổ chức sản xuất; Văn hóa; Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; Quốc phòng và An ninh; Môi trường và an toàn thực phẩm).
- Đối với các tiêu chí còn lại (bao gồm 05 tiêu chí: Điện; Trường học; Thông tin và Truyền thông; Giáo dục và Đào tạo; Y tế) do cấp tỉnh theo dõi và đánh giá mức độ đạt chuẩn, văn bản hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành liên quan được tổng hợp theo hướng hệ thống hóa, để thuận lợi cho các địa phương tra cứu trong quá trình chỉ đạo, thực hiện và đánh giá công nhận các tiêu chí, chỉ tiêu đạt chuẩn.
I. Xã đạt chuẩn tiêu chí về quy hoạch khi đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt và được công bố công khai đúng thời hạn.
2. Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch.
II. Việc đánh giá thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt, công bố và quản lý quy hoạch chung xây dựng xã, áp dụng theo quy định tại Thông tư của Bộ Xây dựng hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn.
(Chi tiết nội dung Thông tư này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo).
I. Xã đạt chuẩn tiêu chí về giao thông khi đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
2. Đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
3. Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
4. Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
II. Đánh giá thực hiện:
UBND cấp tỉnh căn cứ hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải tại Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 về việc ban hành “Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020” để quy định quy mô kỹ thuật và mức đạt chuẩn cụ thể đối với các nhóm xã trên địa bàn cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
(Chi tiết nội dung Quyết định này được thể hiện trong phụ lục kèm theo).
I. Xã đạt chuẩn tiêu chí về thủy lợi khi đáp ứng các yêu cầu:
1. Có từ 80% trở lên diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
2. Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ.
II. Giải thích từ ngữ:
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động được hiểu là diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới, hoặc tiêu nước kịp thời, đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường.
III. Đánh giá thực hiện:
1. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động khi:
a) Phương pháp xác định:
- Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới chủ động xác định theo công thức sau:
Ttưới =
Trong đó:
+ Ttưới: Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới chủ động (%).
+ S1: Diện tích gieo trồng cả năm thực tế được tưới (ha).
+ S: Diện tích gieo trồng cả năm cần tưới theo kế hoạch (ha).
S1, S: Được xác định theo số liệu của năm đánh giá tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới.
- Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp được tiêu chủ động xác định theo công thức sau:
Ttiêu =
Trong đó:
+ Ttiêu: Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp được tiêu chủ động (%).
+ F1: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp thực tế được tiêu (ha).
+ F: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp của xã (ha).
F1, F: Được xác định theo số liệu của năm đánh giá tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới.
Xã được đánh giá là đạt chỉ tiêu 3.1 khi Ttưới ≥ 80% và Ttiêu ≥ 80%.
- Đối với các xã có đất nuôi trồng thủy sản hoặc đất làm muối được đánh giá là đạt chỉ tiêu 3.1 khi có diện tích nuôi trồng thủy sản hoặc làm muối đảm bảo cấp, thoát nước chủ động đạt từ 80% trở lên. Cách xác định như sau:
Tỷ lệ diện tích đất nuôi trồng thủy sản hoặc đất làm muối được cấp, thoát nước chủ động xác định theo công thức:
Trong đó:
+ Tk: Tỷ lệ diện tích đất nuôi trồng thủy sản hoặc đất làm muối được cấp, thoát nước chủ động.
+ K1: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản hoặc đất làm muối thực tế được cấp, tiêu thoát nước đảm bảo (ha).
+ K: Diện tích đất nuôi trồng thủy sản hoặc đất làm muối cần cấp, thoát nước theo kế hoạch (ha).
K1, K: Được xác định theo số liệu của năm đánh giá tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới.
Xã được đánh giá là đạt chỉ tiêu 3.1 khi Tk đạt ≥ 80%.
b) Về mức đạt chuẩn:
UBND cấp tỉnh căn cứ hướng dẫn tại điểm a khoản 1 mục 3 (về tiêu chí thủy lợi) này quy định cụ thể đối với các nhóm xã phù hợp với điều kiện đặc thù, theo hướng đảm bảo mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu và hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa phát triển bền vững.
2. Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ khi:
a) Có tổ chức bộ máy thực hiện công tác phòng, chống thiên tai được thành lập và kiện toàn theo quy định của pháp luật, có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong công tác phòng, chống thiên tai tại địa phương.
b) Các hoạt động phòng, chống thiên tai được triển khai chủ động và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dân sinh.
c) Có cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai.
Chi tiết đánh giá các Điểm a, b, c Khoản 2 Mục này, áp dụng theo “Hướng dẫn thực hiện đánh giá tiêu chí số 3 về thủy lợi trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”.
(Chi tiết nội dung Hướng dẫn này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
I. Xã đạt chuẩn tiêu chí về điện khi đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Hệ thống điện đạt chuẩn theo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.
2. Có tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt mức quy định của vùng.
II. Giải thích từ ngữ:
1. Hệ thống điện bao gồm: Các nguồn từ lưới điện quốc gia hoặc ngoài lưới điện quốc gia; hệ thống các trạm biến áp phân phối, các đường dây trung áp, các đường dây hạ áp, công tơ đo đếm phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân.
2. Sử dụng điện thường xuyên:
a) Đối với khu vực sử dụng nguồn từ lưới điện quốc gia: Đảm bảo có điện sử dụng hàng ngày, đủ nguồn năng lượng sử dụng cho các thiết bị sản xuất, sinh hoạt, chiếu sáng trong gia đình;
b) Đối với khu vực sử dụng nguồn từ năng lượng tái tạo, trạm diezen độc lập: Đảm bảo có điện sử dụng hàng ngày, đủ nguồn năng lượng sử dụng cho các thiết bị sinh hoạt, chiếu sáng trong gia đình, số giờ cấp điện trong ngày đảm bảo lớn hơn 12 giờ/ngày đối với khu vực đất liền và lớn hơn 08 giờ/ngày đối với khu vực hải đảo.
III. Việc đánh giá thực hiện tiêu chí điện áp dụng theo quy định tại Quyết định số 4293/QĐ-BCT ngày 28/10/2016 của Bộ Công Thương về phương pháp đánh giá thực hiện tiêu chí số 4 về điện nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
(Chi tiết nội dung Quyết định này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
I. Xã đạt chuẩn tiêu chí về trường học khi có tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia theo mức quy định của vùng.
II. Giải thích từ ngữ:
1. Trường học thuộc xã bao gồm các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở.
2. Trường học đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học:
a) Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trở lên theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trở lên theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
c) Trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Tỷ lệ trường học các cấp có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số trường học các cấp có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia trên tổng số trường học của xã.
III. Việc đánh giá thực hiện tiêu chí trường học áp dụng theo Công văn số 5869/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 29/11/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020
(Chi tiết nội dung Công văn này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
Mục 6. TIÊU CHÍ CƠ SỞ VẬT CHẤT VĂN HÓA
I. Xã đạt chuẩn tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa khi đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
2. Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
3. Có 100% số thôn, bản, ấp có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng.
II. Phương pháp xác định:
1. Về diện tích đất quy hoạch, quy mô xây dựng:
a) Đối với Trung tâm văn hóa - thể thao xã:
- Vùng đồng bằng diện tích đất quy hoạch đối với hội trường văn hóa đa năng tối thiểu 500m2; khu thể thao 2.000m2 (chưa tính sân vận động).
- Miền núi diện tích đất quy hoạch đối với hội trường văn hóa đa năng tối thiểu 300m2; khu thể thao tối thiểu 1.200m2 (chưa tính sân vận động).
- Vùng núi cao, hải đảo và các xã đặc biệt khó khăn diện tích đất quy hoạch đối với hội trường văn hóa đa năng tối thiểu 200m2; khu thể thao tối thiểu 500m2 (chưa tính sân vận động).
- Quy mô xây dựng hội trường đa năng đối với vùng đồng bằng tối thiểu 200 chỗ ngồi; miền núi tối thiểu 150 chỗ ngồi; vùng núi cao, hải đảo và các xã đặc biệt khó khăn tối thiểu 100 chỗ ngồi.
b) Đối với nhà văn hóa - khu thể thao thôn:
- Vùng đồng bằng diện tích đất quy hoạch cho nhà văn hóa là 300m2 trở lên; khu thể thao là 500m2 trở lên.
- Miền núi diện tích đất quy hoạch cho nhà văn hóa từ 200m2 trở lên; khu thể thao từ 300m2 trở lên.
- Vùng núi cao, hải đảo và thôn ở các xã đặc biệt khó khăn diện tích đất quy hoạch cho nhà văn hóa từ 100m2 trở lên; khu thể thao từ 200m2 trở lên.
- Quy mô xây dựng nhà văn hóa là 100 chỗ ngồi trở lên; miền núi là 80 chỗ ngồi trở lên; vùng núi cao, hải đảo và thôn ở xã đặc biệt khó khăn từ 50 chỗ ngồi trở lên.
2. Hướng dẫn xây dựng và sử dụng cơ sở vật chất văn hóa:
a) Xây dựng mới cơ sở vật chất văn hóa:
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào các Thông tư của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xác định vị trí, diện tích đất quy hoạch, quy mô xây dựng Trung tâm văn hóa - thể thao xã; nhà văn hóa - khu thể thao thôn phù hợp với các tiêu chí phân theo từng vùng, miền quy định tại các Thông tư có liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Diện tích đất quy hoạch xây dựng Trung tâm văn hóa - thể thao xã; nhà văn hóa - khu thể thao thôn được tính gộp là tổng diện tích các công trình văn hóa, thể thao trên địa bàn xã và thôn. Địa điểm công trình văn hóa, thể thao không nhất thiết phải nằm trên cùng một vị trí.
- Thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa và tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động văn hóa - thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn xã và được tính chung khi xem xét, đánh giá công nhận đạt chuẩn tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa.
b) Sử dụng cơ sở vật chất hiện có:
- Đối với các địa phương gặp khó khăn trong việc bố trí diện tích đất và huy động các nguồn lực để xây dựng mới Trung tâm văn hóa - thể thao xã, nhà văn hóa - khu thể thao thôn thì tạm thời sử dụng các cơ sở vật chất hiện có như Hội trường, Trung tâm học tập cộng đồng, nhà Rông, nhà Dài, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa hoặc các cơ sở hoạt động văn hóa - thể thao trên địa bàn do các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đã xây dựng từ trước và đồng ý cho sử dụng, để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng.
- Một số địa phương có các thiết chế văn hóa truyền thống như Đình làng, nhưng chưa có nhà văn hóa, nếu được sự đồng ý của nhân dân, các đoàn thể địa phương và tổ chức quản lý Đình làng có thể sử dụng thiết chế này tổ chức một số hoạt động văn hóa thể thao phù hợp.
- Một số thôn, làng, bản, ấp có số dân ít, địa giới hành chính gần nhau, được sự đồng thuận của nhân dân có thể tổ chức sinh hoạt văn hóa, thể thao tại một nhà văn hóa liên thôn.
Các địa phương sử dụng Hội trường, Trung tâm học tập cộng đồng, nhà Rông, nhà Dài, nhà sinh hoạt cộng đồng, Đình làng, nhà văn hóa đã xây dựng từ trước, nhà văn hóa liên thôn tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ nhân dân vẫn được tính đạt chuẩn tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới. Các địa phương này phải có quy hoạch, có lộ trình đầu tư cụ thể xây dựng Trung tâm văn hóa - thể thao xã; nhà văn hóa - khu thể thao thôn đảm bảo các tiêu chí theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành.
3. Hướng dẫn xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định:
Trung tâm văn hóa - thể thao xã là nơi sinh hoạt chung cho người dân thuộc mọi lứa tuổi (kể cả trẻ em và người cao tuổi).
UBND cấp tỉnh quy định cụ thể đối với các nhóm xã trên địa bàn để phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, góp phần tạo môi trường an toàn và lành mạnh cho trẻ em có cơ hội tham gia vui chơi, giải trí nhằm nâng cao kỹ năng sống, phát triển toàn diện về mọi mặt, có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn (theo quy định tại Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020). Đảm bảo mục tiêu đến năm 2020, Trung tâm văn hóa - thể thao cấp xã dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em. Những địa phương chưa có đủ điều kiện để xây dựng tại mỗi đơn vị hành chính cấp xã một Trung tâm văn hóa - thể thao, có thể xây dựng tại mỗi cụm xã một Trung tâm văn hóa - thể thao. Những địa phương không có khu vui chơi, giải trí riêng biệt cho trẻ em có thể sử dụng cơ sở vật chất của Trung tâm văn hóa - thể thao cấp xã, trang bị một số trang thiết bị tối thiểu phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, tạo môi trường lành mạnh, an toàn, phát triển toàn diện cho trẻ em.
III. Việc đánh giá thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa áp dụng theo “Hướng dẫn số 4688/HD-BVHTTDL ngày 14/11/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về thực hiện tiêu chí 06 về Cơ sở vật chất văn hóa và tiêu chí 16 về Văn hóa trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới”.
(Chi tiết nội dung Hướng dẫn này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
Mục 7. TIÊU CHÍ CƠ SỞ HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN
I. Xã đạt chuẩn tiêu chí về cơ sở hạ tầng thương mại khi đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
1. Xã có chợ nông thôn hoặc chợ liên xã theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
2. Xã có điểm mua bán tập trung, giao thương hàng hóa theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
II. Việc đánh giá thực hiện tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn do UBND cấp tỉnh quy định cụ thể theo hướng dẫn của Bộ Công Thương tại Quyết định số 4800/QĐ-BCT ngày 08/12/2016 về việc hướng dẫn thực hiện và xét công nhận tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
(Chi tiết nội dung Quyết định này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
Mục 8. TIÊU CHÍ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
I. Xã đạt chuẩn tiêu chí về thông tin và truyền thông khi đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Xã có điểm phục vụ bưu chính theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
2. Xã có dịch vụ viễn thông, internet theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
3. Xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
4. Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
II. Việc đánh giá thực hiện tiêu chí thông tin và truyền thông do UBND cấp tỉnh quy định cụ thể theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Phụ lục về hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 8 về thông tin và truyền thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
(Chi tiết nội dung Phụ lục này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
I. Xã đạt chuẩn tiêu chí về nhà ở dân cư khi đáp ứng các yêu cầu:
1. Trên địa bàn xã không còn hộ gia đình ở trong nhà tạm, nhà dột nát.
2. Đạt mức quy định của vùng về tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định.
II. Đánh giá thực hiện
1. Nhà tạm, nhà dột nát là loại nhà xây dựng bằng các vật liệu tạm thời, dễ cháy, dễ sập, có niên hạn sử dụng dưới 5 năm hoặc không đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng), thiếu diện tích ở, bếp, nhà vệ sinh theo quy định, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
2. Nhà ở nông thôn đạt chuẩn Bộ Xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Nhà ở nông thôn phải đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng). Các bộ phận nền, khung, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy. Cụ thể:
- “Nền cứng” là nền nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi măng - cát, bê tông, gạch lát, gỗ.
- “Khung cứng” bao gồm hệ thống khung, cột, tường kể cả móng đỡ. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột được làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch/đá hoặc làm từ gỗ bền chắc; móng làm từ bê tông cốt thép hoặc xây gạch/đá.
- “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói hoặc lợp bằng các tấm lợp có chất lượng tốt như tôn, fibro xi măng.
- Căn cứ vào điều kiện thực tế, các bộ phận nhà ở (bao gồm: nền, khung, mái) có thể làm bằng các loại vật liệu địa phương có chất lượng tương đương (như: tranh, cói, dừa nước…), đảm bảo thời hạn sử dụng theo quy định tại điểm c, khoản 2 của Mục này. Các địa phương quy định chủng loại vật liệu địa phương cụ thể.
b) Đối với khu vực đồng bằng diện tích ở tối thiểu đạt từ 14m2/người trở lên; khu vực trung du, miền núi diện tích ở tối thiểu đạt từ 10m2/người trở lên. Diện tích tối thiểu một căn nhà từ 24m2 trở lên. Đối với hộ đơn thân, diện tích tối thiểu một căn nhà từ 18m2 trở lên.
c) Niên hạn sử dụng công trình nhà ở từ 20 năm trở lên; Đối với nhà ở đã, đang thực hiện hỗ trợ theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì niên hạn sử dụng lấy theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đó.
d) Các công trình phụ trợ (bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi...) phải được bố trí đảm bảo vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt; Kiến trúc, mẫu nhà ở phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng dân tộc, vùng miền.
(Chi tiết đánh giá thực hiện tiêu chí này áp dụng theo Công văn số 117/BXD-QHKT ngày 21/01/2015 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí về nhà ở nông thôn, được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
I. Xã đạt chuẩn về tiêu chí thu nhập khi có mức thu nhập bình quân đầu người/năm của xã đạt mức quy định của vùng.
II. Đánh giá thực hiện:
1. Mức thu nhập bình quân đầu người/năm của từng năm trong giai đoạn 2016-2020 cụ thể như sau:
Tên tiêu chí | Nội dung tiêu chí | Chỉ tiêu chung | Chỉ tiêu theo vùng | |||||||
TDMN phía Bắc | Đồng bằng sông Hồng | Bắc Trung Bộ | Duyên hải Nam TB | Tây Nguyên | Đông Nam Bộ | ĐB sông Cửu Long | ||||
Thu nhập | Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn (triệu đồng/người) | Năm 2016 | ≥30 | ≥22 | ≥33 | ≥22 | ≥27 | ≥27 | ≥39 | ≥33 |
Năm 2017 | ≥34 | ≥26 | ≥37 | ≥26 | ≥31 | ≥31 | ≥44 | ≥37 | ||
Năm 2018 | ≥38 | ≥30 | ≥41 | ≥30 | ≥35 | ≥35 | ≥49 | ≥41 | ||
Năm 2019 | ≥42 | ≥33 | ≥45,5 | ≥33 | ≥38 | ≥38 | ≥54 | ≥45,5 | ||
Năm 2020 | ≥45 | ≥36 | ≥50 | ≥36 | ≥41 | ≥41 | ≥59 | ≥50 |
2. Phương pháp tính thu nhập bình quân đầu người/năm
a) Khái niệm, phương pháp tính
Thu nhập bình quân đầu người/năm của xã được tính bằng cách chia tổng thu nhập của nhân khẩu thực tế thường trú (NKTTTT) của xã trong năm cho số NKTTTT của xã trong năm.
Công thức:
Thu nhập bình quân đầu người/năm của xã | = | Tổng thu nhập của NKTTTT của xã trong năm |
NKTTTT của xã trong năm |
b) Phạm vi tính toán
- Chỉ tính thu nhập do NKTTTT của xã tạo ra, bất kể những người này làm việc và sản xuất kinh doanh trong hay ngoài địa bàn xã, không tính thu nhập của người ngoài xã đến làm việc và sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã.
- Không tính vào thu nhập cho NKTTTT của xã:
Các khoản tiền hoặc hiện vật được chuyển nhượng, chi trả trong nội bộ dân cư của xã, trừ các khoản đã được tính vào chi phí sản xuất.
Các khoản thu vào để chi chung của xã như: Thu để đầu tư xây dựng các công trình, thực hiện các chương trình chung; thu vào ngân sách của xã... mà hộ không trực tiếp được nhận.
c) Thời điểm, thời kỳ thu thập số liệu
- Thời điểm thu thập số liệu:
Số liệu về thu nhập được thu thập và báo cáo trong quý I năm sau năm báo cáo.
- Thời kỳ thu thập số liệu:
Số liệu về thu nhập được thu thập trong thời kỳ 1 năm tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
Ghi chú: Nếu thời kỳ thu thập số liệu không trùng với năm dương lịch thì thu thập số liệu trong 12 tháng qua tính từ thời điểm thu thập trở về trước.
(Chi tiết đánh giá thực hiện tiêu chí này áp dụng theo Công văn số 563/TCTK-XHMT ngày 07/8/2014 của Tổng cục Thống kê về việc hướng dẫn tạm thời tính thu nhập bình quân đầu người/năm của xã, được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
I. Xã đạt chuẩn về tiêu chí hộ nghèo khi có tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 của xã đạt mức quy định của vùng.
II. Đánh giá thực hiện:
Tỷ lệ hộ nghèo của xã được tính bằng cách chia tổng số hộ nghèo của xã (không bao gồm các hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội) được Chủ tịch UBND cấp xã có quyết định công nhận sau các cuộc điều tra, rà soát định kỳ hằng năm trên địa bàn cho tổng số hộ dân cư trên địa bàn xã (không bao gồm các hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội) theo công thức sau đây:
Tỷ lệ hộ nghèo của xã = | Tổng số hộ nghèo của xã | x 100% |
Tổng số hộ dân cư của xã |
Trong đó: Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội là hộ có ít nhất một thành viên trong hộ là đối tượng đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật và các thành viên khác trong hộ không có khả năng lao động, qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo và được Chủ tịch UBND cấp xã công nhận, phân loại là hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội.
Trường hợp hộ nghèo phát sinh và hộ thoát nghèo của xã trong năm sẽ do xã rà soát, quyết định công nhận theo các nội dung hướng dẫn quy định tại Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo hằng năm áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 (hoặc các Thông tư, văn bản sửa đổi, bổ sung khác nếu có) làm căn cứ để xác định mức độ đạt tiêu chí “Hộ nghèo” của xã”.
(Chi tiết đánh giá thực hiện tiêu chí này áp dụng theo Công văn số 4999/LĐTBXH-KHTC ngày 12/12/2016 và Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
Mục 12. TIÊU CHÍ LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM
I. Xã đạt chuẩn về tiêu chí lao động có việc làm khi có tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động đạt từ 90% trở lên.
II. Giải thích từ ngữ:
Lao động có việc làm trong độ tuổi lao động của xã là số người trong độ tuổi lao động có tên trong sổ hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú của xã, trong thời gian tham chiếu có làm bất cứ việc gì (không bị pháp luật cấm) từ 01 giờ trở lên để tạo ra các sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích tạo thu nhập cho bản thân và gia đình.
III. Đánh giá thực hiện:
- Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số người có việc làm trong độ tuổi lao động so với tổng dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động.
- Cách tính:
Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động | = | Số người có việc làm trong độ tuổi lao động | x 100% |
Dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động” |
(Chi tiết đánh giá thực hiện tiêu chí này áp dụng theo Công văn số 4999/LĐTBXH-KHTC ngày 12/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
Mục 13. TIÊU CHÍ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
I. Xã đạt chuẩn tiêu chí về tổ chức sản xuất khi đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012.
2. Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững.
II. Đánh giá thực hiện:
1. Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 khi có ít nhất 01 hợp tác xã đạt các yêu cầu sau:
a) Tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012;
b) Có ít nhất 01 loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu theo đặc điểm từng vùng phục vụ thành viên hợp tác xã;
c) Kinh doanh có lãi liên tục trong 02 năm tài chính gần nhất hoặc 01 năm tài chính đối với hợp tác xã mới thành lập dưới 02 năm;
d) Có quy mô thành viên lớn (UBND cấp tỉnh quy định cụ thể quy mô này phù hợp với điều kiện của địa phương);
đ) Tham gia vào chuỗi giá trị gắn với các sản phẩm chủ lực.
(Chi tiết nội dung đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu 13.1 thuộc tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất, được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
2. Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững khi: Trên địa bàn xã có mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản chủ lực dựa trên hợp đồng liên kết ổn định tối thiểu là một (01) chu kỳ sản xuất đối với cây lâm nghiệp, hai (02) chu kỳ thu hoạch đối với các sản phẩm khác và được sản xuất theo quy trình và chất lượng thống nhất giữa các bên tham gia liên kết.
Sản phẩm nông nghiệp chủ lực của xã là sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, người dân có kinh nghiệm sản xuất, gần thị trường lớn... để cho ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành cạnh tranh, có diện tích sản xuất (đối với trồng trọt, lâm nghiệp), quy mô đàn, sản lượng (đối với chăn nuôi, thủy sản) lớn và gắn với hoạt động sinh kế của đa số người dân trong xã; hoặc có hiệu quả kinh tế cao (gấp tối thiểu 1,5 lần sản phẩm đại trà khác của xã) và có tiềm năng mở rộng. Sản phẩm nông nghiệp chủ lực của xã phải phù hợp với quy hoạch hoặc định hướng tái cơ cấu nông nghiệp của xã.
(Có Biểu đánh giá chỉ tiêu này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
Mục 14. TIÊU CHÍ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
I. Xã đạt chuẩn tiêu chí về giáo dục và đào tạo khi đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
2. Có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp) đạt mức quy định của vùng.
3. Có tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đạt mức quy định của vùng.
II. Đánh giá thực hiện:
1. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 khi đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số học sinh tiếp tục học trên tổng số học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở.
(Chi tiết đánh giá Khoản 1 và Khoản 2 Mục này áp dụng theo Công văn số 5869/BGDĐT-CSVCTBTH ngày 29/11/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
3. Phương pháp tính toán:
Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo được tính toán theo công thức sau:
Σ số người từ đủ 15 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú, đang có việc làm trên địa bàn xã và đã được cấp văn bằng, chứng chỉ | X 100% |
Σ số người từ đủ 15 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú, đang có việc làm trên địa bàn xã |
(Chi tiết đánh giá nội dung này áp dụng theo Công văn số 4999/LĐTBXH-KHTC ngày 12/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
I. Xã đạt chuẩn tiêu chí về y tế khi đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Có tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt từ 85% trở lên.
2. Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế.
3. Có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) đạt mức quy định của vùng.
II. Đánh giá thực hiện:
1. Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế là tỷ lệ phần trăm (%) giữa số người dân trong xã có thẻ Bảo hiểm y tế còn hiệu lực trên tổng số dân trong xã.
Bảo hiểm y tế bao gồm: Bảo hiểm y tế do nhà nước hỗ trợ, bảo hiểm y tế bắt buộc hoặc bảo hiểm y tế tự nguyện.
2. Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế khi đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020.
(Chi tiết nội dung Quyết định này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
3. Trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) là số trẻ em dưới 5 tuổi có chiều cao theo tuổi thấp hơn chiều cao trung bình của trẻ cùng nhóm tuổi (=< -2SD) tính bình quân trên 100 trẻ cùng nhóm tuổi trong cùng thời điểm điều tra.
Tỷ lệ % SDD thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) của trẻ em < 5 tuổi | = | Tổng số trẻ em < 5 tuổi trong xã có chiều cao theo tuổi thấp hơn chiều cao trung bình (<=-2SD) của trẻ cùng nhóm tuổi trong cùng thời điểm điều tra | x 100 |
Tổng số trẻ em cùng nhóm tuổi của xã được đo chiều cao trong cùng thời điểm điều tra |
Việc đánh giá thực hiện đối với tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) áp dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
I. Xã đạt chuẩn tiêu chí về văn hóa khi có từ 70% thôn, bản, ấp trở lên đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định.
II. Việc đánh giá thực hiện thôn, bản, ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa, áp dụng theo Hướng dẫn số 4688/HD-BVHTTDL ngày 14/11/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện tiêu chí 06 về Cơ sở vật chất văn hóa và tiêu chí 16 về Văn hóa trong Bộ tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
(Chi tiết nội dung Hướng dẫn này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
Mục 17. TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
I. Xã đạt chuẩn tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm khi đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Có tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định đạt mức quy định của vùng.
2. Có 100% cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường.
3. Đạt xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn.
4. Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch, theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định.
6. Có tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch đạt mức quy định của vùng.
7. Có tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường đạt mức quy định của vùng.
8. Có 100% hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.
II. Đánh giá thực hiện:
1. Đối với yêu cầu về nước hợp vệ sinh và nước sạch
a) Nước hợp vệ sinh: là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thoả mãn các điều kiện: trong, không màu, không mùi, không vị. Ngoài ra cần kết hợp với những quan sát theo hướng dẫn dưới đây:
- Nước máy hợp vệ sinh là nước từ các công trình cấp nước tập trung (tự chảy, bơm dẫn) có hệ thống đường ống cung cấp nước cho nhiều hộ gia đình thỏa mãn điều kiện: Trong, không màu, không mùi, không vị.
- Giếng đào hợp vệ sinh: Giếng đào phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m. Thành giếng cao tối thiểu 0,6m được xây bằng gạch, đá và thả ống buy sâu ít nhất 3m kể từ mặt đất. Sân giếng phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.
- Giếng khoan hợp vệ sinh: Giếng khoan phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác. Sân giếng phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.
- Các nguồn nước hợp vệ sinh khác: Nước suối, nước mặt, nước mưa và nước mạch lộ hợp vệ sinh.
Khuyến cáo: Nước mưa thu hứng từ mái fibro xi măng có chất amiăng, khi sử dụng có nguy cơ gây bệnh ung thư, do đó khuyến cáo không được dùng cho ăn uống và không được xếp vào loại nước hợp vệ sinh.
Nước sạch (cũng là nước hợp vệ sinh): Là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009.
b) Nước sạch (cũng là nước hợp vệ sinh): là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009 (chi tiết tại phụ lục).
c) Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định trên tổng số hộ dân của xã tại cùng thời điểm đánh giá.
d) Việc đánh giá thực hiện tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch áp dụng theo “Hướng dẫn thực hiện đánh giá tiêu chí số 3 về Thủy lợi; chỉ tiêu số 17.1 thuộc tiêu chí số 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”.
(Chi tiết nội dung Hướng dẫn này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
2. Cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường khi:
a) Có đầy đủ hồ sơ, thủ tục về môi trường, bao gồm:
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường đối với các cơ sở thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục I Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, Giấy phép khai thác, xả thải nước thải vào nguồn nước theo quy định (nếu có);
- Phương án bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh.
b) Thực hiện các nội dung về bảo vệ môi trường đã cam kết trong các hồ sơ nêu trên về phân loại, xử lý chất thải (nước thải, khí thải và chất thải rắn); nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;...
c) Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo:
- Không sử dụng thuốc thú y thủy sản, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép trong nuôi trồng thủy sản;
- Không xây dựng khu nuôi trồng thủy sản tập trung trên bãi bồi đang hình thành vùng cửa sông ven biển;
- Không nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn khi chưa được cấp phép theo quy định.
d) 100% các làng nghề trên địa bàn quản lý (nếu có) phải đảm bảo:
- Thực hiện đúng quy định của địa phương về bảo vệ môi trường;
- Có phương án bảo vệ môi trường làng nghề;
- Có kết cấu hạ tầng bảo đảm thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải theo quy định;
- Có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường.
3. Cảnh quan, môi trường được đánh giá xanh - sạch - đẹp, an toàn khi:
a) Các khu vực công cộng không có hiện tượng xả nước thải, chất thải rắn bừa bãi gây mất mỹ quan;
b) Hồ ao, kênh mương, bờ đê, đường làng ngõ xóm, khu vực công cộng được vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ.
4. Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch khi đáp ứng các yêu cầu theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh (trên cơ sở quy định tại Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng; Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội).
(Chi tiết nội dung các Nghị định, Thông tư này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định khi:
a) Về nước thải
- Mỗi khu dân cư tập trung của thôn, xã phải có hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của khu vực, không có hiện tượng tắc nghẽn, tù đọng nước thải và ngập úng;
- Có điểm thu gom nước thải và áp dụng biện pháp xử lý phù hợp nước thải trước khi đổ vào các kênh, mương, sông, hồ.
b) Về chất thải rắn
- Không để xảy ra tình trạng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sản phẩm xử lý môi trường nông nghiệp hết hạn hoặc các vỏ bao bì, dụng cụ đựng các sản phẩm này sau khi sử dụng bị vứt, đổ bừa bãi ra môi trường.
- Có phương án phù hợp để thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến khu xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh, trong đó nêu rõ:
+ Đơn vị phụ trách thu gom, vận chuyển;
+ Chủng loại, số lượng phương tiện vận chuyển;
+ Cách thức phân loại;
+ Tần suất, lịch trình thu gom đối với từng cụm dân cư;
+ Vị trí các điểm trung chuyển (nếu có).
- Điểm tập kết chất thải rắn trong khu dân cư (nếu có) phải đảm bảo hợp vệ sinh.
- Có Hương ước, quy ước đối với từng khu dân cư với sự tham gia của tất cả các hộ, cơ sở cam kết thực hiện đúng các quy định của địa phương đối với chất thải rắn, nước thải.
6. Hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch khi:
a) Nhà tiêu hợp vệ sinh phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Được xây dựng khép kín với diện tích tối thiểu 0,6 m2;
- Chất thải nhà vệ sinh không thải trực tiếp ra môi trường;
- Có biện pháp cô lập được phân người, làm cho phân tươi hoặc chưa an toàn không thể tiếp xúc với người và động vật, tiêu diệt được các tác nhân gây bệnh có trong phân (virut, vi khuẩn);
- Không tạo môi trường cho ruồi, muỗi và các côn trùng khác sinh nở;
- Không gây mùi hôi, khó chịu.
b) Nhà tắm hợp vệ sinh đảm bảo các điều kiện sau:
- Nhà tắm kín đáo có tường bao, có mái che;
- Nước thải phải được xử lý và xả nước thải đúng nơi quy định.
UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm của từng vùng miền.
c) Bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh đảm bảo các điều kiện sau:
- Bể chứa phải có dung tích đủ lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng;
- Sử dụng vật liệu làm bể chứa/dụng cụ chứa không có thành phần độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng và phù hợp với đặc điểm của từng vùng, miền:
+ Bể chứa nước được xây dựng bằng gạch hoặc bê tông;
+ Lu trữ nước xi măng theo quy định;
+ Lu sành, khạp, chum, vại <200 lít;
+ Dụng cụ trữ nước sinh hoạt bằng innox, nhựa.
- Bể, dụng cụ trữ nước sinh hoạt phải có nắp đậy kín để ngăn ngừa các chất bẩn khác xâm nhập hoặc muỗi vào đẻ trứng; đối với lu, bể lớn cần có van lấy nước, van xả cặn và van xả tràn.
- Vệ sinh bể trữ, lu vại trước khi chứa nước và định kỳ 3 tháng 1 lần; nếu dụng cụ chứa nước bị nhiễm bẩn, cần thau rửa ngay sau khi nước rút bằng Cloramin B, hoặc clorua vôi.
d) Đảm bảo 3 sạch: sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ theo nội dung cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động.
7. Có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường khi đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Nằm cách biệt với nhà ở, nguồn nước;
b) Được vệ sinh định kỳ bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh;
c) Có đủ hồ sơ, thủ tục về BVMT như đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh;
d) Chất thải chăn nuôi phải được thu gom và xử lý; không xả, chảy tràn ra khu vực xung quanh.
(Chi tiết nội dung hướng dẫn đánh giá thực hiện các Điểm 2, 3, 5, 6, 7 Mục này được thể hiện tại hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong Phụ lục kèm theo)
8. Việc đánh giá hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm áp dụng theo quy định sau:
a) Đối tượng áp dụng:
Hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bao gồm:
- Hộ gia đình, cơ sở sản xuất ban đầu (trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, khai thác nông lâm thủy sản; nuôi trồng thủy sản; tàu cá; sản xuất, khai thác muối);
- Hộ gia đình, cơ sở thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến thực phẩm;
- Hộ gia đình, cơ sở kinh doanh thực phẩm.
b) Phạm vi áp dụng:
Hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại địa bàn xã nông thôn mới (trừ hộ gia đình, cơ sở sản xuất chỉ để tiêu dùng, không bán sản phẩm ra thị trường).
c) Hướng dẫn thực hiện: (chi tiết nội dung này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
d) Phương pháp đánh giá:
Cung cấp tài liệu chứng minh xã đạt tiêu chí 17.8, bao gồm:
- Danh sách thống kê các hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn (tên hộ gia đình và cơ sở, địa chỉ hộ gia đình và cơ sở theo từng loại hình sản xuất, kinh doanh).
Thời điểm cập nhật danh sách yêu cầu không quá 06 tháng tính đến thời điểm tổ chức đánh giá.
- Thông tin việc tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm của các hộ gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tương ứng với từng loại hình cơ sở, cụ thể:
+ Số, ngày cấp, cơ quan cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (với đối tượng phải cấp);
+ Ngày làm Bản ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm của hộ gia đình và cơ sở;
+ Ngày kiểm tra, cơ quan kiểm tra, kết quả thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm điều kiện bảo đảm ATTP của cơ quan chức năng.
Mục 18. TIÊU CHÍ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
I. Xã đạt chuẩn tiêu chí về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật khi đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Có 100% cán bộ, công chức xã đạt chuẩn theo quy định.
2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định.
3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”.
4. Có 100% tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt loại khá trở lên.
5. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định.
6. Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội.
II. Đánh giá thực hiện:
1. Cán bộ xã đạt chuẩn khi đáp ứng tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể được quy định tại Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
Công chức xã đạt chuẩn khi đáp ứng tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể được quy định tại Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn; Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.
(Chi tiết nội dung các Nghị định, Thông tư, Quyết định này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
2. Hệ thống tổ chức chính trị ở xã (bao gồm: Tổ chức Đảng; chính quyền; tổ chức chính trị - xã hội: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh xã) được thành lập theo quy định của cấp có thẩm quyền.
3. Đảng bộ xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh” khi đáp ứng yêu cầu theo quy định của Ban Tổ chức Trung ương tại Hướng dẫn số 27-HD/BTCTW ngày 25/9/2014 về kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên hằng năm.
(Chi tiết nội dung Hướng dẫn này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
Chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh” khi đáp ứng yêu cầu theo quy định cụ thể của UBND cấp tỉnh.
4. Các tổ chức chính trị - xã hội đạt loại khá trở lên khi đáp ứng các yêu cầu và được tổ chức chính trị - xã hội cấp trên đánh giá, công nhận đạt danh hiệu.
5. Xã được đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật khi đáp ứng các yêu cầu về các tiêu chí tiếp cận pháp luật và điều kiện công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định.
(Việc đánh giá thực hiện nội dung này áp dụng theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Tư pháp)
6. Xã được đánh giá đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có ít nhất một (01) nữ lãnh đạo ở xã (bao gồm các chức danh: Bí thư Đảng ủy xã; Phó Bí thư Đảng ủy xã; Chủ tịch UBND xã; Phó Chủ tịch UBND xã; Chủ tịch HĐND xã; Phó Chủ tịch HĐND xã;….).
- 100% phụ nữ thuộc hộ nghèo, phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức.
- Không có trường hợp tảo hôn, cưỡng ép kết hôn.
- Mỗi tháng có ít nhất 02 chuyên mục tuyên truyền về bình đẳng giới trên hệ thống truyền thanh của xã.
- Có ít nhất 01 mô hình địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh cho các nạn nhân bị bạo lực giới và bạo lực gia đình tại cộng đồng đạt chuẩn.
(Chi tiết đánh giá thực hiện chỉ tiêu này áp dụng theo Công văn số 4999/LĐTBXH-KHTC ngày 12/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
Mục 19. TIÊU CHÍ QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
I. Xã đạt chuẩn tiêu chí về quốc phòng và an ninh khi đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng.
2. Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm trước.
II. Đánh giá thực hiện:
1. Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng khi đáp ứng các yêu cầu theo Hướng dẫn của Bộ Quốc phòng. Cụ thể như sau:
a) Xây dựng Ban chỉ huy quân sự và dân quân xã:
- Số lượng cán bộ: Theo quy định của pháp luật:
+ Chỉ huy trưởng là thành viên Ủy ban nhân dân xã; Chỉ huy phó, Chính trị viên, Chính trị viên phó là cán bộ kiêm nhiệm, số lượng Chỉ huy phó ở các xã trọng điểm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.
+ Trình độ chuyên môn: Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó được đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở; đến năm 2020 có 100% cán bộ quân sự xã được đào tạo trình độ trung cấp ngành quân sự cơ sở đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, trình độ cao đẳng hoặc đại học chuyên ngành quân sự cơ sở đối các xã còn lại. Hằng năm phải được tham gia tập huấn, bồi dưỡng về chính trị, quân sự, pháp luật và nghiệp vụ chuyên môn;
- Nơi làm việc của Ban Chỉ huy quân sự xã: Ban Chỉ huy quân sự có nơi làm việc và trang thiết bị theo quy định của pháp luật; cán bộ Ban Chỉ huy quân sự được hưởng phụ cấp thâm niên, phụ cấp quản lý đơn vị; Trưởng, Phó Ban Chỉ huy quân sự được hưởng chế độ, chính sách và các chế độ đãi ngộ khác theo quy định của pháp luật.
- Chất lượng chính trị: Tỷ lệ đảng viên trong dân quân nòng cốt đạt từ 18% trở lên; hoàn thành chỉ tiêu phát triển đảng viên mới trong dân quân theo quy định;
- Thôn đội trưởng, tiểu đội trưởng dân quân thường trực, trung đội trưởng dân quân cơ động là đảng viên.
b) Xây dựng lực lượng dân quân “Vững mạnh, rộng khắp”:
- Tổ chức xây dựng lực lượng, biên chế, trang bị:
+ Tổ chức biên chế đơn vị dân quân tự vệ theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 33/2016/TT-BQP ngày 29/3/2016 hướng dẫn một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ.
+ Hằng năm, Ban chỉ huy Quân sự tham mưu cho UBND xã tổ chức lễ kết nạp dân quân mới và trao quyết định công nhận dân quân nòng cốt đã hoàn thành nhiệm vụ.
+ Trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ theo Thông tư số 65/TT-BQP ngày 16/5/2016 của Bộ Quốc phòng quy định và hướng dẫn về trang bị, quản lý sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ của dân quân tự vệ.
- Huấn luyện: Hàng năm các đối tượng dân quân được giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự theo nội dung, thời gian, chương trình quy định tại Thông tư số 02/2016/TT-BQP ngày 08/01/2016 của Bộ Quốc phòng.
- Hoạt động: Thực hiện theo Nghị định số 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 của Chính phủ ban hành quy định việc phối hợp của Dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng.
c) Hoàn thành các chỉ tiêu về quốc phòng:
- Có đầy đủ các kế hoạch theo quy định tại Thông tư số 108/2016/TT-BQP ngày 16/7/2016 của Bộ Quốc phòng.
- Tuyên truyền vận động và triển khai thực hiện tốt công tác tuyển sinh quân sự, hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ hằng năm theo chỉ tiêu Chủ tịch UBND cấp huyện giao, đảm bảo chất lượng.
- 100% quân nhân hoàn thành nhiệm vụ ở đơn vị thường trực về địa phương được đăng ký quân dự bị và được quản lý chặt chẽ.
- 100% quân nhân dự bị động viên và phương tiện kỹ thuật được đăng ký, quản lý chặt chẽ theo chỉ tiêu cấp trên giao, sẵn sàng động viên khi có lệnh.
- Hằng năm tổ chức tốt trình tự, thủ tục công tác đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, công dân nam trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ, đăng ký nghĩa vụ quân sự và lập danh sách báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của pháp luật.
- Lập danh sách lực lượng dân quân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác được giao.
- Chủ trì phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác quốc phòng, quân sự theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cùng cấp và chỉ thị, mệnh lệnh, hướng dẫn của cơ quan quân sự cấp trên.
- Phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục quốc phòng, an ninh cho lực lượng vũ trang và nhân dân, công tác vận động quân chúng, công tác chính sách hậu phương quân đội; tổ chức cho dân quân tự vệ, dự bị động viên tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện.
(Chi tiết nội dung Hướng dẫn này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)
2. Xã được đánh giá đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với các năm trước, khi đáp ứng đủ các nội dung được quy định tại theo Hướng dẫn số 07/HD-BCA-V28 ngày 18/11/2016 của Bộ Công an. Cụ thể như sau:
a) Hằng năm, Đảng ủy có nghị quyết, UBND xã có kế hoạch về công tác bảo đảm an ninh, trật tự; tổ chức xây dựng có hiệu quả các mô hình bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
b) Không có khiếu kiện đông người kéo dài; khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật, như: Lôi kéo, tụ tập nhiều người cùng đến các cơ quan, trụ sở, doanh nghiệp hoặc cá nhân để đưa đơn, thư khiếu nại, tố cáo, yêu cầu giải quyết một hoặc nhiều vấn đề về quyền lợi bị vi phạm hay có liên quan đến việc thực thi chính sách, pháp luật, môi trường, quản lý sử dụng đất đai... gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội; các vụ việc này đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng vẫn tụ tập khiếu kiện đông người, khiếu kiện không đúng thẩm quyền, vượt cấp trái pháp luật hoặc chưa được giải quyết theo đúng quy định về thời hạn khiếu nại, tố cáo (trước thời điểm đề nghị xét, công nhận từ 12 tháng trở lên).
c) Không để xảy ra trọng án trên địa bàn: Không để xảy ra vụ án hình sự về tội phạm quy định tại các điều 93, 95, 96; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các điều 104, 111, 112, 113, 114, 133, 134, 135 của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
d) Các loại tội phạm, tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút...) và các vi phạm pháp luật khác được kiềm chế, giảm so với năm trước (thời điểm đề nghị công nhận xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên).
đ) Xã được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự quy định tại Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự; không thuộc xã trọng điểm phức tạp về an ninh, trật tự (trừ các xã đảo, xã có đường biên giới quốc gia).
e) Lực lượng Công an xã được xây dựng, củng cố trong sạch, vững mạnh theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Công an.
(Chi tiết nội dung Hướng dẫn và Thông tư này được thể hiện trong Phụ lục kèm theo)./.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
1 Quy hoạch chung xây dựng xã phải đảm bảo thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với ứng phó với biến đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa của các xã ven đô và đảm bảo tiêu chí môi trường nông thôn.
2 Điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em của xã phải đảm bảo điều kiện và có nội dung hoạt động chống đuối nước cho trẻ em.
3 Đảm bảo 3 sạch, gồm: Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ (theo nội dung cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động).
- 1 Quyết định 4781/QĐ-BNN-VPĐP năm 2017 về Sổ tay hướng dẫn phát triển sản xuất trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 2634/QĐ-BNN-HTQT năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh nội dung Sổ tay hướng dẫn thực hiện Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng Thế giới do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Quyết định 441/QĐ-BTTTT năm 2017 hướng dẫn thực hiện tiêu chí thông tin và truyền thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4 Công văn 24/TCDN-VP phối hợp tổ chức chương trình “Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp năm 2017” do Tổng cục Dạy nghề ban hành
- 5 Quyết định 2525/QĐ-TTg năm 2016 công nhận thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Công văn 4999/LĐTBXH-KHTC năm 2016 hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ Lao động - Thương binh xã hội ban hành
- 7 Quyết định 4800/QĐ-BCT năm 2016 Hướng dẫn thực hiện và xét công nhận Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Bộ Công thương ban hành
- 8 Quyết định 2950/QĐ-UBND năm 2016 ban hành Bộ tiêu chí tỉnh Hà Giang đến năm 2020 thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, phát triển bền vững
- 9 Hướng dẫn 4688/HD-BVHTTDL năm 2016 thực hiện tiêu chí 06 về Cơ sở vật chất văn hóa và tiêu chí 16 về Văn hóa trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 10 Quyết định 4293/QĐ-BCT năm 2016 phương pháp đánh giá thực hiện Tiêu chí số 4 về điện nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 11 Chỉ thị 06/CT-BCA-C41 năm 2016 về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn, góp phần phục vụ xây dựng nông thôn mới trong tình hình hiện nay do Bộ Công an ban hành
- 12 Quyết định 1980/QĐ-TTg năm 2016 Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13 Thông báo 301/TB-VPCP năm 2016 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại cuộc họp về Dự thảo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 14 Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 15 Nghị định 23/2016/NĐ-CP về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
- 16 Thông tư 02/2016/TT-BQP quy định chương trình tập huấn, huấn luyện và tổ chức diễn tập, hội thi, hội thao dân quân tự vệ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 17 Nghị định 03/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ
- 18 Nghị định 133/2015/NĐ-CP Quy định việc phối hợp của Dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng
- 19 Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 20 Công văn 117/BXD-QHKT năm 2015 hướng dẫn thực hiện tiêu chí về nhà ở nông thôn do Bộ Xây dựng ban hành
- 21 Quyết định 4927/QĐ-BGTVT năm 2014 hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 22 Quyết định 4667/QĐ-BYT năm 2014 về Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 23 Hướng dẫn 27-HD/BTCTW năm 2014 về kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên hằng năm do Ban Tổ chức Trung ương ban hành
- 24 Công văn 563/TCTK-XHMT năm 2014 về hướng dẫn tạm thời tính thu nhập bình quân đầu người/năm của xã do Tổng cục Thống kê ban hành
- 25 Nghị định 199/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 26 Quyết định 2164/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 27 Luật hợp tác xã 2012
- 28 Thông tư 06/2012/TT-BNV hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 29 Thông tư 23/2012/TT-BCA quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn "An toàn về an ninh, trật tự" do Bộ Công an ban hành
- 30 Nghị định 112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn
- 31 Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 32 Bộ luật hình sự sửa đổi 2009
- 33 Thông tư 02/2009/TT-BYT hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hoả táng do Bộ Y tế ban hành
- 34 Quyết định 04/2004/QĐ-BNV Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 35 Nghị định 114/2003/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
- 36 Bộ Luật Hình sự 1999
- 1 Quyết định 4781/QĐ-BNN-VPĐP năm 2017 về Sổ tay hướng dẫn phát triển sản xuất trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 2634/QĐ-BNN-HTQT năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh nội dung Sổ tay hướng dẫn thực hiện Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng Thế giới do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Quyết định 441/QĐ-BTTTT năm 2017 hướng dẫn thực hiện tiêu chí thông tin và truyền thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4 Công văn 24/TCDN-VP phối hợp tổ chức chương trình “Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp năm 2017” do Tổng cục Dạy nghề ban hành
- 5 Quyết định 2525/QĐ-TTg năm 2016 công nhận thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Quyết định 2950/QĐ-UBND năm 2016 ban hành Bộ tiêu chí tỉnh Hà Giang đến năm 2020 thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, phát triển bền vững
- 7 Chỉ thị 06/CT-BCA-C41 năm 2016 về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự xã hội ở địa bàn nông thôn, góp phần phục vụ xây dựng nông thôn mới trong tình hình hiện nay do Bộ Công an ban hành
- 8 Thông báo 301/TB-VPCP năm 2016 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại cuộc họp về Dự thảo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành