Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 693/QĐ-UBND

Long xuyên, ngày 12 tháng 3 năm 2007.

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH QUẢN LÝ VỊT CHẠY ĐỒNG VÀ CÁC CƠ SỞ ẤP TRỨNG GIA CẦM NĂM 2007 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 17/2007/QĐ-BNN ngày 27/02/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy định về điều kiện ấp trứng và chăn nuôi thủy cầm;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại tờ trình số 233/TTr.SNN-KH ngày 02/3/2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch quản lý vịt chạy đồng và các cơ sở ấp trứng gia cầm năm 2007 trên địa bàn tỉnh An Giang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức và cá nhân ấp trứng và chăn nuôi gia cầm chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TT TU, HĐND tỉnh, TT.UBND tỉnh (để b/c);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Sở NN và PTNT, Sở Tài chính (t/h);
- Chi cục Thú y (t/h);
- UBND huyện, thị, thành phố (để t/h);
- Chánh, Phó VP.UB;
- Phòng KT, P.TH,
- Lưu VT.

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Huỳnh Thế Năng

 

KẾ HOẠCH

QUẢN LÝ VỊT CHẠY ĐỒNG VÀ CÁC CƠ SỞ ẤP TRỨNG GIA CẦM NĂM 2007 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG.
(Ban hành theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày 08/3/2007 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

Để thực hiện tốt việc ấp nở nuôi mới thủy cầm sau ngày 01/3/2007, trong đó cần quản lý tốt việc chăn nuôi vịt chạy đồng và các cơ sở ấp trứng gia cầm (trứng gà, vịt, ngan, ngỗng) năm 2007, An Giang xây dựng kế hoạch thực hiện việc quản lý chăn nuôi vịt chạy đồng và các cơ sở ấp trứng gia cầm theo lộ trình từng bước như sau:

Phần I.

CÔNG TÁC QUẢN LÝ

I. Quản lý các cơ sở ấp trứng gia cầm.

1. Điều kiện ấp trứng:

Tổ chức, cá nhân ấp trứng thủy cầm phải bảo đảm các điều kiện sau:

1.1. Điều kiện cho thực hiện từ nay đến cuối tháng 12/2007:

a) Không được nằm trong nội thành, nội thị.

b) Phải cách biệt với nơi ở, trường học, bệnh viện, chợ, công sở và các nơi công cộng khác bằng tường bao quanh để bảo đảm điều kiện cách ly về an toàn sinh học.

1.2 Điều kiện phải có ngay:

a) Cơ sở ấp trứng phải có điều kiện để nuôi giữ thủy cầm sau khi ấp nở đến đủ 14 ngày thì tiêm mũi đầu tiên về vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm do virus H5N1 trước khi xuất bán.

b) Cơ sở ấp trứng thủy cầm phải có tủ bảo quản các loại vắc xin để tiêm phòng; Có kế hoạch dự trù sử dụng vắc xin gởi cho Trạm Thú y định kỳ từng quí/ năm.

c) Cơ sở ấp trứng tự lập sổ theo dõi xuất bán thủy cầm sau khi ấp, ghi rõ ngày xuất, số lượng con, người mua, địa chỉ người mua.

1.3 Vệ sinh thú y: Thực hiện vệ sinh thú y theo Quyết định số 17/2007/QĐ-BNN ngày 27/02/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

2. Khai báo, đăng ký ấp trứng:

a/ Hộ gia đình ấp trứng khai báo tại Ủy ban nhân dân xã.

b/ Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh thực hiện việc đăng ký tại cấp có thẩm quyền quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/8/2006 về đăng ký kinh doanh.

3. Các giai đoạn thực hiện cho phép ấp nở thủy cầm trên địa bàn tỉnh An Giang.

Nhằm từng bước thực hiện vững chắc và quản lý chặt dịch bệnh từ con giống; phải thực hiện cho phép ấp nở mới thủy cầm theo 3 giai đoạn:

3.1 Giai đoạn 1

Được thực hiện từ đầu tháng 3/2007, trong giai đoạn này sẽ tiến hành hướng dẫn các chủ cơ sở lò ấp, lò nào đạt chuẩn quy định (tại mục I.1 khoản 1.1 và 1.2) sẽ cấp phép cho hoạt động; Trong tháng 3/2007 sẽ tập huấn cho chủ các cơ sở có đủ điều kiện ấp nở mới gia cầm về các nội dung: Pháp lệnh Thú y, các văn bản về chăn nuôi thú y, một số bệnh trên gia cầm, vệ sinh tiêu độc khử trùng, ghi chép sổ sách….

3.2 Giai đoạn 2

Thời gian thực hiện từ tháng 3/2007 đến ngày 31/12/2007.

Đối với những cơ sở ấp trứng gia cầm nằm trong nội thành, nội thị, khu dân cư, gần trường học, bệnh viên, chợ, công sở, nơi công cộng thì phải di dời đến nơi bảo đảm các điều kiện nêu ở mục 1 khoản 1.1.

Những cơ sở này sẽ được hỗ trợ 50% lãi suất vay vốn trong một năm để di dời cơ sở và mở rộng nơi lưu giữ gia cầm mới nở (mức vốn vay không quá 70% giá trị cơ sở ấp trứng).

3.3 Giai đoạn 3

Tháng 1/2008 nếu các cơ sở ấp trứng gia cầm (ấp lộn) chưa đảm bảo các điều kiện theo quy định (nêu ở giai đoạn 2) thì buộc phải ngưng hoạt động.

II Chăn nuôi thủy cầm

1. Điều kiện chăn nuôi thủy cầm.

Tổ chức, cá nhân chăn nuôi thủy cầm phải bảo đảm các điều kiện sau:

a/ Con giống phải có nguồn gốc từ các cơ sở sản xuất giống hoặc cơ sở ấp trứng đã khai báo, đăng ký và được kiểm dịch của cơ quan thú y.

b/ Thực hiện đầy đủ các quy định về tiêm phòng vaccin phòng bệnh cúm gia cầm do virus H5N1 cho đàn thủy cầm.

c/ Không nuôi chung thủy cầm với các loại gia súc, gia cầm khác.

2. Chăn nuôi vịt chạy đồng có kiểm soát.

Người chăn nuôi vịt chạy đồng phải bảo đảm các điều kiện sau:

a/ Người chăn nuôi phải đăng ký với Ủy ban nhân dân xã.

b/ Sau khi đăng ký, người chăn nuôi được Ủy ban nhân dân xã cấp miễn phí sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng theo mẫu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

- Người chăn nuôi kê khai đầy đủ thông tin trong sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng riêng biệt cho mỗi đàn vịt (lứa vịt nuôi).

- Mỗi lần di chuyển đàn vịt đến địa điểm mới, người chăn nuôi vịt phải xuất trình sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng với Ủy ban nhân dân xã đầu tiên nơi đến để được xác nhận, giám sát dịch bệnh và thực hiện tiêm phòng vaccin phòng bệnh cúm gia cầm virus H5N1, nếu đến thời hạn tiêm chủng theo quy định.

3. Khai báo, đăng ký chăn nuôi thủy cầm

Tổ chức, cá nhân hội đủ điều kiện chăn nuôi thủy cầm theo mục II.1 của kế hoạch sẽ được thực hiện việc khai báo, đăng ký như sau:

a/ Hộ chăn nuôi thủy cầm khai báo tại Ủy ban nhân dân xã (đối với người chăn nuôi vịt chạy đồng thì thực hiện việc đăng ký theo mục II.2 khoản b của kế hoạch)

b/ Tổ chức, cá nhân chăn nuôi thủy cầm thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh thực hiện việc đăng ký tại cấp có thẩm quyền theo Nghị định của Chính phủ số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 về đăng ký kinh doanh.

4. Các giai đoạn thực hiện chăn nuôi vịt chạy đồng có kiểm soát.

4.1 Giai đoạn 1 (xã điểm)

Thời gian từ 15/03/2007 đến ngày 15/5/2007 (sau khi thu hoạch vụ lúa đông xuân 2006-2007)

Mỗi huyện, thị, thành phố chọn 1 xã cấp sổ theo dõi (những hộ có đủ điều kiện được quy định tại mục II.2 ). Sau 1 tháng thử nghiệm huyện nào thấy thuận lợi và có điều kiện nhân rộng thì trình với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cấp tỉnh xin mở rộng phạm vi quản lý cấp sổ ra các xã khác nhưng không quá 3 xã/huyện.

Mục đích: Thăm dò xem

- Sự quản lý của chính quyền địa phương.

- Sự quản lý của ngành thú y

- Ý thức chấp hành của người chăn nuôi.

4.2 Giai đoạn 2 (liên xã)

Thực hiện từ 16/5/2007 đến 16/6/2007. Giai đoạn này sẽ cấp sổ theo dõi cho các xã xung quanh xã điểm.

4.3 Giai đoạn 3 (cả tỉnh)

Sau khi rút kinh nghiệm sẽ cấp sổ theo dõi vịt chạy đồng cho toàn bộ đàn vịt chạy đồng của tỉnh.

5. Quản lý dịch bệnh đối với gia cầm nuôi nhỏ lẻ.

Đây là đối tượng rất khó quản lý đầu con, sự tăng giảm đàn cũng như thực hiện việc tiêm phòng vaccin cúm gia cầm triệt để. Để quản lý dịch bệnh và thống kê được số đầu con chính xác thì việc quản lý các đồi tượng này cũng phải được thực hiện từng bước như vịt chạy đồng.

5.1 Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ tháng 3/2007 đến hết tháng 5/2007.

5.2 Cách thực hiện: Chọn 11 xã của 11 huyện, thị, thành phố làm thí điểm cấp sổ theo dõi. Tổ chức mỗi ấp có 1 cộng tác viên thú y;

5.3 Nội dung thực hiện: Thống kê sự tăng giảm đầu gia cầm 2 tuần/lần; Tổ chức tiêm phòng vaccin cúm gia cầm cho đàn gia cầm mới phát sinh định kỳ 1 tháng/lần.

Sau đó tổng kết rút kinh nghiệm, điều chỉnh bổ sung để áp dụng cho toàn tỉnh

Phần II.

THU PHÍ VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

I. Thu phí:

Số tiền thu phí này được trả trực tiếp cho cán bộ thú y khi tiêm phòng

1/ Đối với các cơ sở ấp nở mới gia cầm

Chủ cơ sở ấp trứng gia cầmphải trả các phí sau:

- Phí tiêm phòng vaccin cúm gia cầm cho gia cầm mới nở là 150 đồng/con gia cầm/lần tiêm (vaccin miễn phí trong năm 2007)

- Phí tập huấn về chuyên môn.

- Các loại phí phát sinh khác.

2/ Đối với chủ chăn nuôi vịt chạy đồng.

Chủ nuôi vịt chạy đồng phải chi trả các phí tổn sau:

- Phí tiêm phòng, phí bảo quản vận chuyển vaccin, trang bị bảo hộ lao động là 150 đồng/lần tiêm/con gia cầm (vaccin miễn phí trong năm 2007)

3/ Đối với hộ nuôi nhỏ lẻ.

Chủ nuôi phải trả phí tiêm phòng và theo dõi đàn cho kỹ thuật viên thú y ấp, xã là 150 đồng/lần tiêm phòng/con (vaccin miễn phí trong năm 2007)

4/ Hướng thu phí tiêm phòng vaccin cúm gia cầm

Nhằm từng bước xã hội hoá trong công tác thú y, tạo điều kiện cho người chăn nuôi chủ động trong việc phòng bệnh cho đàn vật nuôi; Hướng tới sau năm 2007 ngành Thú y chủ động nguồn vaccin cúm gia cầm sẽ nhượng lại vaccin cho người chăn nuôi tự tiêm phòng dưới sự giám sát của cán bộ thú y (sau khi có sự đồng ý của cấp Trung ương)

II- Dự trù kinh phí thực hiện.

Tổng kinh phí để thực hiện kế hoạch này là 113.115.000 đồng. Nguồn kinh phí này được chi từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh.Trong đó:

1. Đối việc quản lý vịt chạy đồng: Toàn tỉnh có khoảng 5000 hộ chăn nuôi vịt chạy đồng, dự kiến thực hiện quay vòng 2 lần/năm 2007.

Kinh phí thực hiện là 88.860.000 đồng

- In tờ đăng ký vịt chạy đồng

 10.000 tờ x 300 đồng/tờ = 3.000.000 đồng

- In ấn Sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng.

 10.000 cuốn x 3.000 đồng/cuốn = 30.000.000 đồng

- Sổ sách theo dõi của cán bộ thú y (phường, xã, Trạm Thú y)

 170 người x 18.000 đồng/ cuốn = 3.060.000 đồng.

- Đội xung kích kiểm tra (thực hiện ở xã điểm trong 3 tháng )

8 người/xã x 11 xã x 200.000 đồng/người/tháng x 3 tháng = 52.800.000 đồng.

2. Đối với hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ:

Kinh phí thực hiện là 24.255.000 = đồng

Áp dụng cho 11 xã điểm của 11 huyện, thị, thành phố (3 tháng )

- Sổ sách ghi chép:

11 xã x 7 ấp x 15.000 đồng/ấp = 1.155.000 đồng.

- Bồi dưỡng kỹ thuật viên thú y ấp:

11 xã x 7 ấp x 100.000 đồng/thángx 3 tháng = 23.100.000 đồng.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- In tờ đăng ký, sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng theo mẫu quy định để phân phối cho UBND xã cấp cho người chăn nuôi; chịu trách nhiệm triển khai kế hoạch, theo dõi việc thực hiện và có báo cáo về UBND tỉnh kết quả thực hiện.

- Tham mưu về công tác quy hoạch cơ sở ấp trứng và chăn nuôi thủy cầm.Thống kê số lượng cơ sở ấp trứng, chăn nuôi thuỷ cầm và số lượng thủy cầm trên địa bàn.

- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ấp trứng, chăn nuôi thủy cầm. Phối hợp với chính quyền các cấp tổ chức tiêm phòng vắccin cúm gia cầm cho đàn thuỷ cầm theo quy định, giám sát dịch bệnh, kiểm soát vệ sinh thú y cơ sở ấp trứng, chăn nuôi thủy cầm, kiểm soát vận chuyển, tổ chức kiểm dịch.

- Xây dựng chính sách khuyến khích chăn nuôi thủy cầm theo hướng tập trung, bảo đảm an toàn sinh học; kiểm tra đôn đốc việc thực hiện của các địa phương.

- Phối hợp với các Sở ngành có liên quan trong Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cấp tỉnh đôn đốc, kiểm tra, thông tin tuyên truyền việc thực hiện kế hoạch này.

2. Trách nhiệm quản lý của các cấp chính quyền:

- Vịt chạy đồng trong phạm vi xã nào thì chủ tịch UBND xã đó chịu trách nhiệm quản lý.

- Vịt chạy đồng có phạm vi liên xã thì Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, thị, thành phố đó chịu trách nhiệm quản lý.

- Vịt chạy đồng liên huyện thì vịt đang ở trên địa bàn nào thì chủ tịch UBND huyện đó chịu trách nhiệm quản lý.

- Vịt chạy đồng trong phạm vi tỉnh thì Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT chịu trách nhiệm quản lý.

- Tình hình dịch bệnh cúm gia cầm đã ổn định, vịt có nhu cầu chạy đồng liên tỉnh thì UBND tỉnh sẽ thống nhất với UBND tỉnh bạn liên kết bàn biện pháp quản lý cụ thể giữa các tỉnh (nếu Trung ương chưa quy định cụ thể việc này).

a) Đối với UBND cấp huyện:

- Chỉ đạo ngành nông nghiệp huyện và các ban ngành có liên quan, UBND xã đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch.

- Tạo điều kiện thuận lợi về đất đai để khuyến khích phát triển ấp trứng, chăn nuôi thuỷ cầm theo hướng tập trung, bảo đảm an toàn sinh học.

b) Đối với UBND cấp xã:

- Thực hiện kiểm kê đàn thủy cầm có tại xã, chứng nhận đăng ký ấp trứng, chăn nuôi thủy cầm cho hộ nông dân, cấp sổ theo dõi chăn nuôi vịt chạy đồng cho người chăn nuôi, xác nhận đàn vịt di chuyển đến địa bàn.

- Phối hợp với cơ quan thú y tổ chức tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm do vi rút H5N1 cho đàn thủy cầm và giám sát dịch bệnh trên đàn thủy cầm tại địa phương

3. Trách nhiệm của các cơ sở ấp trứng

- Có trách nhiệm tiêm phòng vaccin phòng bệnh cúm gia cầm cho gia cầm con sau khi ấp nở.

- Có hệ thống sổ sách nhập trứng gia cầm, xuất bán gia cầm con, địa chỉ nguồn gốc của trứng nhập và địa chỉ cụ thể của người mua gia cầm con.

- Thường xuyên xử lý các chất loại thải….và định kỳ vệ sinh khử trùng tiêu độc theo quy định.

4. Trách nhiệm của hộ chăn nuôi vịt chạy đồng:

- Trước khi nuôi phải đăng ký với UBND xã nơi cư trú và điền đầy đủ các thông tin vào tờ đăng ký.

- Khi di chuyển đàn vịt đến địa điểm mới, người chăn nuôi vịt phải xuất trình sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng với UBND xã đầu tiên nơi đến để được xác nhận, giám sát dịch bệnh và thực hiện tiêm phòng vaccin phòng bệnh cúm gia cầm nếu đến thời hạn tiêm chủng theo quy định.