ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6993/QĐ-UB-QLĐT | TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 12 năm 1998 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Quyết định phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 123/1998/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 1998);
Căn cứ Quyết định số 788/QĐ-UB-QLĐT ngày 10 tháng 02 năm 1995 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc duyệt quy hoạch chung huyện Bình Chánh;
Căn cứ Quyết định số 322/BXD-ĐT ngày 28 tháng 12 năm 1993 của Bộ Xây dựng ban hành quy định về việc lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị;
Xét ý kiến của Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh về đồ án điều chỉnh quy hoạch chung huyện (Thông báo số 764/TB-UB-QLĐT ngày 06 tháng 12 năm 1997);
Theo đề nghị của Kiến trúc sư trưởng thành phố (tờ trình số 18278/KTS.T-QH ngày 19 tháng 12 năm 1998);
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1- Phê duyệt định hướng chủ yếu Điều chỉnh quy hoạch chung huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 với nội dung sau:
1. Tính chất, chức năng:
Huyện Bình Chánh ở địa bàn cửa ngõ phía Tây và Tây nam thành phố, với lợi thế thuận tiện về giao thông đường bộ và đường sắt (dự kiến trong những năm tới), có Quốc lộ 1A, xa lộ vành đai, đường Bình Thuận... gắn liền với nội thành hiện tại. Hai bên xa lộ vòng đai, bố trí nhiều khu công nghiệp tập trung, nhiều khu dân cư mới và các cụm dịch vụ - thương mại đầu mối... của thành phố.
Cơ cấu kinh tế của huyện trong tương lai là công nghiệp - thương mại, dịch vụ và nông nghiệp.
2. Quy mô dân số:
- Hiện trạng (năm 1997): 262.951 người;
- Dự kiến dân số phát triển:
a) Dài hạn (đến năm 2020): 1.100.000 người. Trong đó, dân số nông thôn 240.000 dân.
b) Đợt đầu (năm 2005): dân số 540.000 người. Trong đó, dân số nông thôn 180.000 dân.
3. Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu và phân bố sử dụng đất toàn huyện (năm 2020):
3.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu:
| Đơn vị tính | Hiện trạng (1997) | Quy hoạch phê duyệt 2/95 | Điều chỉnh mới (1998) |
- Dân số | người | 262.951 | 535.000 | 1.100.000 |
- Mật độ dân số chung | người/km2 | 858 | 1.765 | 3.630 |
- Mật độ xây dựng (khu vực đô thị) | % | 70 - 80 | 30 - 40 | 25 - 30 |
- Đất dân dụng (đô thị) | m2/người | 516 | 75 - 80 | 70 - 80 |
Trong đó: |
|
|
|
|
+ Đất khu ở | m2/người |
| 45 - 55 | 40 - 46 |
+ Đất CTCC | m2/người |
| 6 - 8 | 4 - 6 |
+ Đất cây xanh | m2/người |
| 6 - 8 | 8 - 10 |
+ Đất giao thông | m2/người |
| 10 - 12 | 16 - 20 |
- Chỉ tiêu cấp điện | kwh/ng/năm |
|
|
|
+ Đô thị |
| 150 | 500 - 600 | 2.000 |
+ Nông thôn |
| 35 - 80 | 200 | 800 - 1.000 |
- Chỉ tiêu cấp nước | l/ng/ngày đêm |
|
|
|
+ Đô thị |
| 40 | 120 | 200 |
+ Nông thôn |
| 25 | 80 | 80 |
3.2- Phân bố sử dụng đất toàn huyện (năm 2020):
- Đất xây dựng khu dân cư: 5.258 ha 17,34% (hiện hữu cải tạo và xây dựng mới)
- Đất công trình công cộng: 526 ha 1,74%
- Đất cây xanh công cộng, công viên: 942 ha 3,11%
- Đất giao thông (đường, bãi đậu xe, ga đường sắt, nút giao thông...): 1.884 ha 6,22%
- Đất công nghiệp, tiểu thủ CN, kho bãi...: 1.240 ha 4,09%
- Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và hành lang kỹ thuật (cấp điện, cấp thoát nước), cây xanh cách ly: 1.810 ha 5,97%
- Đất sông rạch (kết hợp thủy sản): 600 ha 1,98%
- Đất nông, lâm nghiệp và dự trữ phát triển: 18.048 ha 59,55%
Tổng cộng: 30.308 ha 100%
4. Định hướng bố cục quy hoạch, phân khu chức năng:
4.1- Khu công nghiệp, tiểu-thủ công nghiệp:
- Các khu công nghiệp hiện hữu và đang xây dựng trên địa bàn huyện Bình Chánh gồm có: Khu công nghiệp Tứ giác Tân Tạo, quy mô 182 ha; Vĩnh Lộc 200 ha; Giày da Pouchen 62 ha; Lê Minh Xuân 100 ha; Tân Tạo (ấp 4) 50 ha;
- Dự kiến bố trí các khu công nghiệp tập trung mới như: Khu công nghiệp An Hạ (giáp ranh Long An) quy mô 80 ha; Tân Tạo mở rộng 166 ha; công nghiệp kỹ thuật cao (Nam Sàigòn) quy mô 250 ha.
- Các cơ sở công nghiệp, tiểu-thủ công nghiệp hiện hữu và xây dựng mới là công nghiệp sạch hoặc được xử lý không gây ô nhiễm được bố trí xen cài trong khu dân cư.
- Diện tích đất dành xây dựng công nghiệp ở địa bàn Bình Chánh là hơn 1.200 ha.
4.2- Các khu dân cư:
a) Dân cư đô thị:
Các khu dân cư đô thị của huyện phần lớn được bố trí tại các xã giáp với nội thành cũ. Tổng diện tích khoảng 1.360 ha, dân số 210.000 người.
Các khu dân cư đang xây dựng và triển khai gồm có: Khu dân cư An Lạc-Bình Trị Đông, quy mô diện tích 110 ha, dân số 22.000 người; Bình Trị Đông 152 ha, dân số 28.000 người; Vĩnh Lộc 110 ha, dân số 21.000 người; Tân Tạo (phục vụ công nghiệp Tân Tạo) 50 ha, dân số 6.500 người; Tân Tạo - Bình Trị Đông 12 ha, dân số 3.000 người; Khu định cư 3 Bình Hưng 36,5 ha, dân số 7.000 người; Khu định cư 4 Phong Phú 80 ha, dân số 15.000 người; Khu định cư 5 An Phú Tây 47 ha, dân số 9.000 người.
Các khu dân cư dự kiến xây dựng mới gồm: Khu dân cư kế cận khu công nghiệp An Hạ, quy mô diện tích 130 ha, dân số 15.000 người; Tân Kiên 12 ha, dân số 2.500 người; Cầu Xáng 72 ha, dân số 5.000 người; Bình Hưng 25 ha, dân số 5.000 người; cạnh Trung tâm hàng hóa 1 - Khu E Nam Sàigòn 50 ha, dân số 8.000 người; Khu dân cư dọc Quốc lộ 50 - 100 ha, dân số 18.000 người; phía Nam đường Hùng Vương (từ ranh Quận 6 đến Hương lộ 5) 180 ha, dân số 32.000 người; Bình Hưng Hòa 40 ha, dân số 7.500 người; Huyện lỵ Bình Điền 150 ha, dân số 28.000 người.
b) Dân cư nông thôn:
Các khu dân cư nông thôn chủ yếu dựa trên các điểm hiện hữu, có cải tạo, mở rộng; phần lớn tập trung tại các xã: Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, Tân Quy Tây, Hưng Long, Quy Đức, Đa Phước... và rải rác ở các khu vực thuận tiện xây dựng làng xóm có qui mô từ 200 hộ trở lên; mật độ xây dựng thưa thoáng gắn với vườn, ruộng.
Diện tích đất dành cho khu dân cư nông thôn khoảng 2.760 ha; Dân số dự kiến 240.000 người.
4.3- Khu trung tâm huyện và công trình công cộng:
Thị trấn huyện lỵ Bình Chánh được bố trí lại khu vực Bình Điền, là trung tâm Hành chánh của huyện trong tương lai. Ở đây có các công trình công cộng cấp huyện: trường phổ thông trung học, khu văn hóa, cụm thương mại - chợ, thể dục thể thao, v.v....Diện tích đất khoảng: 300 ha, mật độ xây dựng chung: 30 %.
Địa bàn huyện Bình Chánh phân ra 3 khu vực. Mỗi khu vực đều có bố trí các công trình, cụm công trình công cộng lớn phục vụ cho liên xã (công trình Y tế, Giáo dục, Văn hóa giải trí - Thể dục thể thao...).
4.4- Công viên, cây xanh:
Bình Chánh nằm ở vị trí bố trí vành đai xanh thành phố. Vì vậy, dự kiến xây dựng các công viên gắn với hồ nước, sân Golf... sau đây:
- Khu công viên Hồ Vĩnh Lộc tại xã Vĩnh Lộc B, diện tích 420 ha;
- Khu công viên hội chợ triển lãm (thuộc đô thị Nam Sàigòn), diện tích 20 ha;
- Khu sân Golf thể dục thể thao tại xã Lê Minh Xuân, diện tích 300 ha;
- Khu công viên ngã 3 An Lạc, diện tích 10 ha;
- Khu Bát Bửu Phật Đài tại xã Lê Minh Xuân, diện tích 20 ha;
- Khu ao hồ cảnh quan câu cá giải trí (ngã 3 quốc lộ 1 Tân Kỳ - Tân Quý), diện tích 40 ha.
4.5- Đất các khu khác:
- Nhà máy xử lý rác Ấn Độ tại phía Bắc của huyện thuộc xã Bình Hưng Hòa;
- Khu nghĩa trang thành phố tại xã Đa Phước.
5. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật:
5.1- Giao thông:
a) Đường bộ:
- Xây dựng mới một số tuyến đường chính tại các khu công nghiệp và dân cư dự kiến, đường trục nối các cảng sông Tân Túc, Cần Giuộc.
- Nâng cấp và mở rộng các tuyến đường trục chính đi qua huyện bao gồm: Quốc lộ 1, vành đai Nam thành phố dự kiến từ quốc lộ 1 đi Cần Giờ - Nhơn Trạch; Quốc lộ 50 từ quận 8 đi Long An; đường Hùng Vương nối dài từ nội thành ra Quốc lộ 1.
- Nâng cấp một số tuyến đường hiện hữu Tỉnh lộ 10 - Hương lộ 80, Hương lộ 4,...
b) Đường thủy:
Dự kiến xây dựng mới 3 cảng sông. Bao gồm:
- Cảng Tân Túc nằm trong khu công nghiệp Tân Túc cặp theo sông Chợ Đệm, công suất 2 - 3 triệu tấn/năm.
- Cảng Phú Định công suất 2,5 triệu tấn/năm.
- Cảng Cần Giuộc trên sông Cần Giuộc, công suất 2 - 3 triệu tấn/năm.
c) Đường sắt, ga:
Tuyến đường sắt từ Hóc Môn đến Bình Chánh vượt qua sông Chợ Đệm đến khu vực phía Tây Hương lộ 9 tẻ thành 2 nhánh: - Nhánh phía Đông đi Nhà Bè; Nhánh phía Tây đi Đồng bằng sông Cửu Long. Lộ giới đường sắt dự kiến 30 m và bố trí ga chính tại xã Tân Kiên.
Tuyến đường métro từ nội thành ra cặp theo đường Hùng Vương nối dài và sẽ gặp tuyến đường sắt tại nhà ga ở xã Tân Kiên.
d) Bến bãi xe:
- Nâng cấp bến xe miền Tây.
- Xây dựng mới bến xe liên tỉnh, bến xe tải bổ sung tại khu vực đầu mối thành phố về hướng Tây, qui mô 5 - 8 ha.
5.2- Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác:
a) Cấp nước:
- Nguồn cấp: Từ hệ thống chung của thành phố (Nhà máy nước Tân Hiệp Hóc Môn, kênh Đông Củ Chi và nguồn nước ngầm...).
- Các tuyến ống cấp nước chính gồm: 800, Hùng Vương nối 600 - tuyến chạy dọc xa lộ vòng 800, đường Bình Thuận đai 600 - 700. 1.000, Tỉnh lộ 10: dài
b) San nền - thoát nước mưa:
- Hướng thoát nước mưa chủ yếu phân thành nhiều lưu vực thoát ra sông, rạch. Hệ thống cống thu nước phần lớn kênh hở hoặc cống bê tông có nắp đan.
- Các khu công nghiệp, khu dân cư đô thị tập trung một số rất ít xây dựng cống ngầm.
- Cốt xây dựng phần lớn trên 1,80 m (Hệ Hòn Dấu).
c) Thoát nước bẩn, vệ sinh môi trường:
- Hệ thống thoát nước bẩn cho khu công nghiệp, khu dân cư đô thị tập trung được xây dựng mới hoàn toàn và là hệ thống riêng với thoát nước mưa; kết hợp với bể tự hoại đưa về trạm xử lý nước bẩn trước khi đổ ra sông, rạch.
- Khu công nghiệp tập trung có trạm xử lý cục bộ riêng. Ngoài ra bố trí 5 trạm xử lý gắn với kênh, sông.
- Rác phân loại thu gom mỗi ngày, vận chuyển đến khu xử lý rác tập trung của thành phố tại Gò Cát - Ba Làng.
d) Cấp điện:
- Nguồn cấp từ hệ thống chung và trực tiếp từ trạm 500/220/110 KV Phú Lâm hiện có và trạm Nhà Bè đang xây dựng.
- Cải tạo nâng cấp trạm Phú Lâm, xây dựng mới các trạm 110/22 KV Bình Chánh, Nam Sàigòn 2, Trạm B, Trạm C, Nam Sàigòn 4, công nghiệp Tân Tạo, công nghiệp Lê Minh Xuân, công nghiệp Vĩnh Lộc, Cầu Xáng, An Lạc, Bình Trị Đông,... để đáp ứng yêu cầu phát triển phụ tải trên địa bàn huyện.
- Cải tạo nâng cấp đường dây 220 KV hiện có, xây dựng mới các tuyến truyền tải 500 KV, 220 KV, 110 KV đáp ứng yêu cầu phát triển lưới điện chung của thành phố và miền Nam.
- Cải tạo nâng cấp mạng phân phối hiện có 15 KV lên 22 KV, xây dựng mới mạng phân phối ở các khu phát triển.
6. Quy hoạch xây dựng đợt đầu (năm 2005):
6.1- Phương hướng chung:
Giai đoạn đầu cần tập trung xây dựng các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu và phúc lợi xã hội cho các khu dân cư mới đồng thời với cải thiện, chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu tạo điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển.
Nhu cầu đất sử dụng 5 - 7 năm đầu khoảng 6.000 ha để đáp ứng cho nhu cầu xây dựng.
6.2- Các chương trình và dự án đầu tư đợt đầu:
a) Công nghiệp:
Xây dựng 120 ha trong khu công nghiệp tứ giác Tân Tạo; Vĩnh Lộc: 100 ha; Tân Tạo mở rộng: 50 ha; ấp 4 Tân Tạo: 50 ha; Lê Minh Xuân 50 ha; An Hạ 50 ha; Khu kỹ thuật cao Nam Sàigòn 100 ha.
b) Các khu dân cư mới:
- Hoàn thành xây dựng các khu dân cư hiện đang triển khai xây dựng.
- Xây dựng một số khu dân cư gồm: khu dân cư An Lạc, Bình Trị Đông 60 ha; Bình Trị Đông 50 ha, Vĩnh Lộc: 80 ha, An Hạ 20 ha, Tân Kiên: 12 ha; Tân Tạo 55 ha; Cầu Xáng: 72 ha; Tân Tạo - Bình Trị Đông 12 ha; Bình Hưng 15 ha; cạnh Trung tâm hàng hóa 1 - Khu E Nam Sàigòn 20 ha; Khu dân cư dọc Quốc lộ 50: 50 ha; Khu dân cư phía Nam đường Hùng Vương-từ ranh Quận 6 đến Hương lộ 5: 80 ha; Bình Hưng Hòa: 40 ha; huyện lỵ Bình Điền 50 ha.
c) Công trình giáo dục - dạy nghề:
Nâng cấp và xây mới một số trường học các cấp và Trường Dạy nghề, đảm bảo cơ sở vật chất cho ngành giáo dục. Xây dựng 2 khu đại học phía Đông 20 ha và khu đại học phía Tây 20 ha (thuộc đô thị Nam Sàigòn).
d) Cơ sở hành chánh:
Xây dựng một số hạng mục trong khu trung tâm hành chánh mới của huyện tại Bình Điền, trụ sở cho xã Tân Túc.
e) Xây dựng cụm thương mại - chợ:
Xây dựng Chợ đầu mối Bến Lức tại khu đô thị Nam Sàigòn, quy mô 20 ha; Trung tâm lưu thông hàng hóa 1 tại khu đô thị Nam Sàigòn, quy mô 10 ha; Đại Siêu thị An Lạc tại khu tam giác Quốc lộ 1, Hương lộ 5 và rạch Nước Lên, quy mô 10 ha.
g) Văn hóa, thể dục thể thao:
Xây dựng đợt đầu 110 ha trong khu công viên Hồ Vĩnh Lộc (dài hạn 420 ha); Xây dựng đợt đầu 20 ha trong khu công viên hội chợ triển lãm thuộc đô thị Nam Sàigòn (dài hạn 90 ha); Khu công viên ngã 3 An Lạc 10 ha; Khu Bát Bửu Phật đài tại xã Lê Minh Xuân 20 ha; Xây dựng đợt đầu 50 ha trong khu sân Golf thể dục thể thao tại xã Lê Minh Xuân (dài hạn 300 ha).
h) Công trình hạ tầng kỹ thuật:
- Giao thông:
Nâng cấp mở rộng các trục đường chính hiện hữu với qui mô phù hợp giai đoạn đầu (Hùng Vương nối dài, Quốc lộ 1, Quốc lộ 50, Tỉnh lộ 10, Hương lộ 5; 7; 13; 80...). Tổng chiều dài khoảng 60 km.
Xây dựng mới một số tuyến đường chính bổ sung (vành đai trong, Trần Văn Kiểu nối dài, Bình Tiên nối dài, Nguyễn Thị Tần nối dài, Chánh Hưng nối dài...) và một số tuyến đường khu vực khác tại các khu dự kiến xây dựng đợt đầu. Tổng chiều dài khoảng 50 km.
Xây dựng mới cảng sông Phú Định với qui mô giai đoạn đầu là 0,8 - 1 triệu tấn/năm.
- Cấp thoát nước:
Đặt mới các tuyến ống 1.500 của chính dẫn nước sạch từ ống hệ thống cấp nước sông Sàigòn theo đường vòng đai trong và đường dự phóng nối về Mũi Tàu Phú Lâm, dọc đường Hùng Vương kéo dài về An Lạc - Bình Chánh, Tỉnh lộ 10.
Đưa vào sử dụng cụm giếng khoan Bình Trị Đông 12.000 m3/ngày;
Xây dựng nhà máy nước ngầm Bình Hưng 30.000 m3/ngày, nhà máy nước kênh Đông (xã Tân Phú Trung) 20.000 m3/ngày-đêm.
Triển khai dự án khoan, lắp đặt các trạm bơm giếng lẻ tại các khu công nghiệp và các điểm tập trung dân cư có công suất 21.600 m3/ngày.
- Hình thành các trạm xử lý cục bộ với công suất nhỏ và xây dựng hệ thống cống thoát nước bẩn nối ra sông rạch trong các khu đô thị, các khu công nghiệp xây dựng đợt đầu.
- Xúc tiến thủ tục xây dựng đợt đầu 5 - 10 ha trong khu nhà máy xử lý rác Ấn Độ tại xã Bình Hưng Hòa (đã được Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận địa điểm).
- Cấp điện:
Cải tạo nâng cấp trạm 500/220/110 KV Phú Lâm hiện có; Xây dựng mới các trạm 110/22 KV Bình Chánh, Nam Sàigòn 2, Nam Sàigòn 4, công nghiệp Lê Minh Xuân, công nghiệp Tân Tạo, công nghiệp Vĩnh Lộc, Cầu Xáng, trạm B, trạm C; Cải tạo nâng cấp mạng phân phối hiện có 15 KV lên 22 KV, xây dựng mới mạng phân phối ở các khu phát triển.
7.4- Các dự án kêu gọi đầu tư:
- Quốc lộ 1 (Xa lộ vành đai) dài 12.500 m, lộ giới 120m.
- Đường Vành đai trong thành phố dài 5.375 m, lộ giới 60m.
- Đường Hùng Vương nối dài từ nội thành ra Quốc lộ 1, lộ giới 60m.
- Khu sân golf tại xã Lê Minh Xuân, diện tích 300 ha.
- Khu công viên Hồ Vĩnh Lộc, diện tích 420 ha.
Điều 2. Việc quản lý theo quy hoạch trên địa bàn huyện Bình Chánh cần lưu ý một số điểm sau:
- Huyện Bình Chánh là huyện nông nghiệp, trong tương lai phần lớn diện tích đất sản xuất chuyển dần sang đô thị hóa, xây dựng công nghiệp. Vì vậy 5 - 10 năm trước mắt cần có kế hoạch đầu tư khoa học kỹ thuật, khai thác, tận dụng triệt để đất đai vào sản xuất nông nghiệp phục vụ ổn định đời sống dân cư.
- Các khu có các dự án đầu tư xây dựng (trong và ngoài nước) giai đoạn đầu (2005 - 2010) cần chú ý ranh giới, qui mô thích hợp hạn chế di dời giải tỏa, để đất trống không sản xuất, tránh gây xáo trộn lớn các khu dân cư đang có cuộc sống ổn định.
- Cần sớm cắm mốc xác định ranh giới đất đai dành cho mở đường, xây dựng giao lộ, công trình phúc lợi công cộng (hạ tầng xã hội), công trình kỹ thuật đầu mối của thành phố, hành lang kỹ thuật, công viên cây xanh, v.v... để đảm bảo cho phát triển lâu dài và có chính sách, giải pháp quản lý phát triển phù hợp thực hiện giai đoạn trước mắt (đến 2005).
- Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ sử dụng đất đai dọc bờ sông, rạch và mặt nước ở các khu vực dân cư đô thị và dự trữ phát triển đô thị. Công trình xây dựng phải cách bờ từ 20m đến 50 m trở lên.
- Cần quản lý chặt chẽ loại công nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp và các khu khác,... quản lý việc xử lý nước thải, thu gom rác... trên địa bàn huyện Bình Chánh để đảm bảo môi trường sống, tạo điều kiện tốt cho phát triển bền vững.
Điều 3.- Kiến trúc sư trưởng thành phố chịu trách nhiệm phê chuẩn hồ sơ thiết kế điều chỉnh quy hoạch chung huyện Bình Chánh; Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh chịu trách nhiệm phối hợp với Kiến trúc sư trưởng thành phố và các sở-ngành liên quan lập và trình Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch chung của huyện, lập các chương trình đầu tư, các dự án xây dựng cụ thể nhằm thực thi có hiệu quả quy hoạch chung huyện Bình Chánh được phê duyệt.
Các đồ án quy hoạch chi tiết, các dự án đã được nghiên cứu, pháp lý hóa trước đây, nay có vấn đề không phù hợp cần phải được điều chỉnh, bổ sung đầy đủ theo quy hoạch chung được duyệt này;
Giao Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và ban-ngành trong huyện, quản lý chặt chẽ việc xây dựng trên địa bàn.
Trong quá trình triển khai, nếu có phát sinh những vấn đề không phù hợp, cần tập hợp để kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, có quyết định điều chỉnh kịp thời quy hoạch chung huyện Bình Chánh được phê duyệt này.
Điều 4.- Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 5.- Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Kiến Trúc Sư Trưởng thành phố, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư thành phố, Địa chính-Nhà đất thành phố, Xây dựng thành phố, Công nghiệp thành phố, Giao thông công chánh thành phố, Khoa học-Công nghệ và Môi trường thành phố, Công ty Điện lực thành phố, Bưu điện thành phố, Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh và các ban-ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1 Quyết định 123/1998/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 3 Quyết định 322-BXD/ĐT năm 1993 về quy định lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.