Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 71/2007/QĐ-UBND

Vinh, ngày 07 tháng 06 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN:
PHÁT TRIỂN THỦY LỢI MIỀN TÂY TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Chỉ thị số: 33/2004/CT-TTg ngày 23/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch 5 năm 2006-2010;

Căn cứ Nghị quyết số: 01/NQ-TU ngày 26/12/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI;

Căn cứ quyết định số: 436/QĐ-UBND ngày 03/2/2006 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch triển khai các chương trình, đề án trọng điểm thực hiện nghị quyết 01/NQ-TU ngày 26/12/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVI;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số: 1994/TT-SNN-KHĐT ngày 30/10/2006,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án: Phát triển thủy lợi miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2010:

(Có đề án kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Công nghiệp, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Nghệ An; Chủ tịch UBND các huyện và Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Chi

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN THỦY LỢI MIỀN TÂY TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2010

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết xây dựng đề án:

Miền núi Nghệ An bao gồm 10 huyện có tổng diện tích tự nhiên 1.374.500ha chiếm 83,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó có 656.931ha rừng, chiếm 93,1% diện tích rừng toàn tỉnh, tài nguyên nước chiếm 83% nguồn tài nguyên nước toàn tỉnh, có khả năng cung cấp lượng điện 450÷500MW. Tài nguyên đất nông nghiệp có 108.912ha chiếm 55,2% so với toàn tỉnh, đất thích hợp với việc trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày, cây ăn quả như chè, cà phê, cao su, cam, dứa, mía, có thể khai thác từ 60÷70 ngàn ha.

Trong những năm qua được sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh bằng cách lồng ghép nhiều chương trình dự án, chương trình 135CP, xóa cây thuốc phiện, định canh định cư toàn vùng đã đầu tư xây dựng được 915 công trình thủy lợi, kiên cố hóa được 1.524km kênh mương, đảm bảo tưới 2.409ha trong đó tưới cho lúa màu 22.609ha, cây công nghiệp 1.485ha. Tuy vậy đời sống nhân dân các huyện miền núi vẫn gặp nhiều khó khăn, phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả vẫn bị hạn chế vì công tác thủy lợi chưa đáp ứng.

Để nâng cao dần đời sống nhân dân các huyện vùng miền núi, cần phải đầu tư xây dựng nhiều công trình thủy lợi phục vụ tưới để phát triển vùng cây công nghiệp ngắn và dài ngày, vùng cây ăn quả nhằm phát triển kinh tế xã hội vùng miền núi Nghệ An. Muốn đạt được điều đó cần xây dựng đề án phát triển thủy lợi vùng miền Tây Nghệ An theo Nghị quyết 01/NQ-TU ngày 26/12/2005.

2. Các căn cứ lập đề án:

+ Nghị quyết 01/NQ-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVI về việc triển khai thực hiện Nghị Quyết Đại hội Tỉnh Đảng Bộ khóa XVI.

+ Quyết định số 436/QĐ-UB ngày 3/2/2006 của UBND tỉnh về việc lập kế hoạch xây dựng các chương trình, đề án trọng điểm thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-TU.

+ Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An thời kỳ 2001÷2010 đã được điều chỉnh thời kì 2006 ÷ 2010 được duyệt.

Phần I

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI THỜI GIAN QUA

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI, NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI VÙNG MIỀN NÚI.

1. Điều kiện tự nhiên và xã hội.

a) Vị trí giới hạn, diện tích tự nhiên.

Miền núi Nghệ An có tổng diện tích 13.745 km2 chiếm 83,4% diện tích toàn tỉnh.

Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa.

Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh.

Phía Tây giáp Lào.

Phía Đông giáp các huyện vùng đồng bằng.

Địa hình: Vùng miền núi có hai vùng rõ rệt.

+ Vùng núi cao Đông Trường Sơn:

Thuộc thượng nguồn sông Cả, sông Hiếu chạy dài theo hướng Đông bắc xuống Tây nam, thấp dần từ Tây sang Đông, các đỉnh phía Tây có cao độ 1.000 ÷ 2.000m, cao nhất có đỉnh Phulaileng (Kỳ Sơn) cao 2.711m, đỉnh Phù Hoạt (Quế Phong) cao 2.452m.

+ Vùng núi thấp:

Thuộc hạ lưu sông Cả (Thanh Chương, Anh Sơn), sông Hiếu (Tân Kỳ, Nghĩa Đàn) là vùng chuyển tiếp từ vùng Đông Trường Sơn xuống vùng đồng bằng, xen kẹp với những dải núi cao 200 ÷ 400m là những đồi úp bát có cao độ 100 ÷ 150m.

b) Phân bố hành chính.

Miền núi Nghệ An có dân số 1.112.305 người chiếm 37,2% toàn tỉnh, gồm 10 huyện Anh Sơn, Thanh Chương, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ (khoảng 40% là dân tộc ít người).

2. Những thuận lợi, khó khăn đối với công tác thủy lợi miền núi.

a) Những thuận lợi.

- Vùng miền núi có 108.912 ha đất nông nghiệp, chiếm 55,2% toàn tỉnh, tập trung ở vùng núi thấp có khả năng phát triển cây công nghiệp lâu năm trong đó có 13.500ha đất đỏ bazan ở vùng Phủ Quỳ với 3.000 ÷ 4.000ha cà phê, 7.000÷10.000ha cao su, 4.000 ÷ 5.000ha cam, 25.000 ÷ 27.000ha mía v.v... Vùng đồi Anh Sơn, Thanh Chương có 10.000 ÷ 12.000ha chè công nghiệp.

- Đất chưa sử dụng còn 428.940ha, chiếm 31% (đất trống đồi núi trọc, sông suối) khả năng phát triển rừng 374.383 ha, khả năng phát triển cây công nghiệp 6.063 ha.

 - Hệ thống sông suối đều khắp, mật độ lưới sông 1km/km2, vùng Tây Bắc ÷ 1,5km/km2 vùng núi Tây Nam tạo điều kiện xây dựng nhiều hồ chứa, đập dâng để tưới, giữ ẩm, một số công trình lớn kết hợp với phát điện, giảm lũ và tăng dòng chảy kiệt vùng hạ du. Tổng lượng dòng chảy bình quân hàng năm 16tỷ m3 nước điều tiết để đáp ứng đủ yêu cầu sử dụng nước của các ngành.

- Vật liệu xây dựng: Vật liệu xây dựng công trình thủy lợi đá, cát, gỗ, xi măng rất phong phú tại địa phương.

- Cơ sở hạ tầng đảm bảo:

+ Giao thông: Mạng lưới giao thông chính tương đối hoàn chỉnh, gồm quốc lộ 7, quốc lộ 46, quốc lộ 48 nối từ quốc lộ 1 đi qua vùng miền núi lên các cửa khẩu Nậm Cắn, Thanh Thủy, Thông Thụ. Đặc biệt có đường Hồ Chí Minh dài 132km đi qua 4 huyện, tuyến đường quốc phòng đi qua 3 huyện vùng cao đang xây dựng và các tuyến đường liên huyện, liên xã.

+ Thủy lợi: đã xây dựng được 915 công trình, tưới 24.094ha đạt 24,3% diện tích đất nông nghiệp, trong đó lúa nước được tưới 22.609ha diện tích cây công nghiệp được tưới 1.485ha trong đó cà phê 680ha, cam 565ha, chè 240ha.

+ Điện: Hệ thống điện lưới quốc gia đã đến cả 10 huyện tạo điều kiện xây dựng các trạm bơm tưới, các nhà máy, Xí nghiệp chế biến nông sản.

b) Những khó khăn thách thức.

- Điều kiện địa hình, địa chất rất phức tạp:

+ Địa hình: Tỷ lệ đồi núi chiếm 92% diện tích, bị chia cắt bởi hệ thống sông suối dày đặc, độ cao mặt đất chênh lệch lớn, độ dốc địa hình lớn, đi lại, vận chuyển vật liệu khó khăn.

+ Địa chất: Một số vùng có đá vôi như Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông thường hay bị mất nước. Vùng Phủ Quỳ đất bazan tầng thấm sâu, thấm nước lớn, khi đủ nước chịu lực kém. Vùng núi cao Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn cấu tạo trầm tích các lớp đất đá phong hóa, vào mùa mưa càng bị phân lớp gây sụt lở, lũ quét, gây tắc đường, bồi lấp đồng ruộng. Bờ sông Cả, sông Hiếu, sông Giăng phần lớn là địa chất trầm tích, có thể biến đổi dòng chảy, các trạm bơm hay bị xói lở hoặc bồi lấp cửa vào.

- Khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp:

+ Mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, vùng có lượng mưa lớn là Thanh Chương, Anh Sơn, lượng mưa trung bình 1.910÷1.970mm, vùng có lượng mưa nhỏ là Kỳ Sơn, Tương Dương lượng mưa trung bình 1.126÷1.240mm. Vùng có lượng mưa trung bình Quế Phong, Quỳ Châu, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ lượng mưa trung bình 1.700÷1.840mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 lượng mưa chiếm 15÷20%, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 lượng mưa chiếm 80÷85%.

+ Nhiệt độ: Mùa lạnh từ tháng 1 đến tháng 3, nhiệt độ trung bình 190C. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 26,60C. Nhiệt độ tối thấp, trung bình năm tại Cửa Rào 14,4oC, Tây Hiếu 13,5oC, Vinh 14,9oC. Nhiệt độ tuyệt đối thấp: Cửa Rào 1,7oC, Quỳ Châu 0,5oC, Vinh 4oC. Nóng nhất là tháng 7: nhiệt độ tối cao trung bình nhiều năm tại Cửa Rào 34,7oC, Tây Hiếu 34,1oC, Vinh 34,1oC. Nhiệt độ cao tuyệt đối Tây Hiếu 42,1oC, Quỳ Châu 43,4oC, Vinh 42,7oC.

Khí hậu thời tiết diễn biến phức tạp, hàng năm miền núi thường bị thiên tai, lũ lụt, hạn hán, vùng núi cao còn bị lũ quét, sương muối, lốc xoáy làm cây cối, người và gia súc chết. Để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra cần phải đầu tư phát triển thủy lợi vùng miền núi.

- Đường biên giới Nghệ An với nước Lào dài 419km, đi qua vùng núi hiểm trở, dân cư thưa thớt, thủy lợi phục vụ định canh định cư, ổn định đời sống nhân dân vùng biên giới, góp phần bảo vệ an ninh Tổ quốc là nhiệm vụ hết sức nặng nề.

- Dân trí miền núi thấp, sản xuất nông nghiệp lạc hậu, mang tính quảng canh, thu nhập thấp. Do đó phải đầu tư xây dựng công trình thủy lợi để thay đổi dần phương thức sản xuất, từ quảng canh sang thâm canh ổn định để nâng cao đời sống nhân dân.

- Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng:

+ Đường giao thông: năm 2005 có 7 xã chưa có đường ôtô đến trung tâm, có 22 xã ô tô chỉ vào được mùa khô, vận chuyển vật liệu xây dựng khó khăn, các trục đường lớn mùa mưa cũng thường bị trượt gây ách tắc giao thông như đường 7 vùng Tương Dương, Kỳ Sơn, đường 48 đoạn sát sông Hiếu Châu Hội Quỳ Châu, đường Mường Xén đi Mường Lống.

+ Thủy lợi: Hiện tại diện tích đã tưới 24.094ha đạt 24,3% diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu tưới lúa, còn diện tích cây công nghiệp tưới được 1.485ha trên diện tích 40.000 ÷ 45.000ha cây công nghiệp đạt tỷ lệ 3 ÷ 4% diện tích.

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THỦY LỢI.

Trong nhiều năm qua được sự quan tâm của Trung ương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh cùng với sự nỗ lực của cán bộ và nhân dân các huyện. Thông qua nhiều chương trình phát triển, định canh định cư, kinh tế mới, 135 CP và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, công tác đầu tư và phát triển thủy lợi đã đạt được những kết quả sau:

1. Công trình cấp nước tưới.

Đến nay toàn vùng đã xây dựng được 915 công trình bao gồm 436 hồ chứa lớn nhỏ, 339 đập dâng, 140 trạm bơm ngoài ra còn có 259 phai đập tạm, kiên cố hóa kênh tưới được 1.524km, tưới được 24.094ha (trong đó tưới cho cây công nghiệp và cây ăn quả 1.485ha, tưới lúa màu 22.609 ha), diện tích lúa nước được tưới 95%, diện tích chưa được tưới chủ yếu diện tích màu, cây công nghiệp và cây ăn quả. Năng suất sản lượng, cây công nghiệp, cây ăn quả đạt chưa cao, những năm hạn lớn, kéo dài năng suất đạt rất thấp.

- Đã cấp nước tưới cho 24.094ha đạt 39,9% diện tích canh tác, tăng so với năm 2000 là 5.294ha (bình quân năm tăng 1.059ha), trong đó tưới lúa 21.072ha đạt 95% diện tích lúa nước. Tưới cây trồng cạn 3.022ha trong đó tưới cây lâu năm và cây ăn quả 1.485ha tăng so với năm 2000 là 1.485ha, bình quân hàng năm tăng 297ha.

Năng suất các loại cây được tăng lên:

Loại cây

Năng suất (tạ/ha)

Chưa được tưới

Được tưới

Cà phê

12

20

Chè

80

160

Cam

120

200

- Kiên cố hóa kênh mương được 1.524km, riêng từ 2001 ÷ 2005 đã kiên cố hóa được 985km, bình quân mỗi năm kiên cố được 197km.

- Công trình hồ chứa: có 436 hồ chứa, chắn lưu vực 1.824km2, dung tích trữ 154 triệu m3, tưới cho 9.301ha lúa.

+ Các hồ chứa thiết kế qua nhiều thời kỳ tiêu chuẩn không thống nhất, so với hiện nay tiêu chuẩn thiết kế nhìn chung là thấp, công trình chưa an toàn. Đặc biệt một số công trình nhỏ thiết kế thi công không đảm bảo.

+ Một số hồ chứa loại vừa, tưới hiệu quả thấp như hồ khe Đá, Đồng Canh, Ruộng Xối ..., nguyên nhân do hệ thống kênh mương xuống cấp, công trình trên kênh hư hỏng, thiếu, gây lãng phí nước, công tác quản lý nguồn nước và phân phối nước chưa tốt.

+ Các hồ nhỏ, có nhiều hồ tuyến tràn chưa được gia cố, kênh mương và công trình trên kênh thiếu, cống hư hỏng không kín nước, gây lãng phí nước. Những năm hạn lớn, kéo dài các hồ nhỏ không đủ nước tưới.

- Đập dâng: Vùng miền núi có 339 đập dâng, tổng diện tích lưu vực 5.635km2, tưới cho 5.990ha. Trong thời gian qua phần lớn các đập dâng đã được sửa chữa, nâng cấp và một số làm mới, nhìn chung công trình đầu mối còn tốt, kênh mương đất đã bị xuống cấp nhiều.

- Các trạm bơm: có 140 trạm tưới được 8.803ha, các trạm bơm còn các tồn tại:

+ Do dòng chảy đổi hướng hoặc thiếu lưu lượng bơm, một số trạm bơm không hoạt động được hoặc hoạt động không liên tục như trạm bơm Nghĩa Hoàn, Ngọc Sơn, Ngọc Lâm.

+ Một số trạm bơm hiệu quả thấp như trạm Làng Rào, Đồng Cốc, Cây Khế, Hưng Thành, Khai Sơn, Rú Đừng, Lâm Thành.

+ Hầu hết các trạm bơm trên sông Lam, sông Hiếu hàng năm sau mùa lũ đều phải nạo vét bùn lắng đọng trong bể hút, nếu không vận hành gặp khó khăn.

2. Trạm thủy điện.

- Trạm thủy điện nhỏ: Từ năm 1970 đến năm 1996 đã xây dựng được 10 trạm thủy điện nhỏ, tổng công suất 750KW, hầu hết các trạm này đều nằm gần các trung tâm huyện, máy móc thiết bị lại quá cũ đến nay đã ngừng hoạt động chỉ còn trạm thủy điện Bản Cánh - Kỳ Sơn 400KW xây dựng năm 1996 do ngành điện lực quản lý đang hoạt động.

- Thủy điện gia đình: Lợi dụng nguồn nước của khe suối, nhân dân vùng sâu, vùng xa đặt được 1.520 máy thủy điện gia đình, có tổng công suất 800 KW.

3. Công tác tổ chức quản lý khai thác.

- 5 xí nghiệp thủy lợi (doanh nghiệp công ích) là Thanh Chương, Anh Sơn, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp quản lý khai thác, những công trình tưới lớn, kĩ thuật phức tạp, quản lý khai thác 54 công trình chiếm 6% tổng số công trình, diện tích tưới do Xí nghiệp quản lý tưới 4.974ha, chiếm 20,6% tổng diện tích được tưới.

- 2 trạm thủy nông Quỳ Châu, Quế Phong quản lý 31 công trình, diện tích tưới 1.180ha.

- Các công trình do nông trường quản lý: có 11 nông trường quản lý 65 công trình (63 hồ chứa, 2 trạm bơm) giữ ẩm và tưới cho cây công nghiệp được 1.485ha.

- Các công trình do xã, hợp tác xã quản lý là 765 công trình chiếm tỷ lệ 85%, diện tích được tưới 16.455ha chiếm tỷ lệ 68,2%.

Nhìn chung các công trình do các Xí nghiệp thủy nông quản lý đã có quy trình quản lý tưới, hàng năm được duy tu bảo dưỡng. Các công trình do xã, hợp tác xã quản lý chưa có quy trình tưới, chưa được duy tu bão dưỡng hàng năm nên công trình xuống cấp nhanh, hiệu quả tưới thấp.

4. Đánh giá về đầu tư.

a) Tổng hợp vốn đầu tư từ 2001 ÷ 2005 vùng miền núi.

Năm

Nguồn vốn (triệu đồng)

Trung ương

Địa phương

Tổng vốn

2001

16.400

16.884

33.284

2002

12.760

20.640

33400

2003

42.300

20.621

62.921

2004

25.000

12.350

37.350

2005

46.920

13.940

60.860

Tổng

143.380

84.435

227.815

b) Hiệu quả đầu tư.

Diện tích được tưới bình quân năm 2000÷2001 là 18.800ha.

Diện tích được tưới bình quân năm 2002÷2003 là 22.055ha, tăng so với năm 2000 là 3.255ha.

Diện tích tưới năm 2004÷2005 là 24.094ha, tăng so với năm 2003 là 2.039ha.

Tổng sản lượng lương thực năm 2000 đạt 238.415 tấn.

Tổng sản lượng lương thực năm 2003 đạt 314.464 tấn, tăng trưởng 32% so với năm 2000.

Tổng sản lượng lương thực năm 2005 đạt 337.030 tấn, tăng trưởng 41,4% so với năm 2000.

c) Đánh giá về đầu tư và hiệu quả đầu tư:

Tổng mức đầu tư giai đoạn 2001÷2005 là 227.815 triệu đồng, bình quân mỗi năm đầu tư 45.563 triệu đồng, so với toàn tỉnh đạt 12% (toàn tỉnh 378, 4 tỷ đồng).

Tăng trưởng lương thực từ năm 2001÷2005 là 41,4% bình quân hàng năm tăng trưởng 8,28%.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2000 đạt 224kg/năm, năm 2003 đạt 286 kg/năm, năm 2005 đạt 336 kg /năm.

d) Những tồn tại trong đầu tư xây dựng:

- Đầu tư dàn trải, manh mún, không đồng bộ nên hiệu quả thấp.

- Quản lý đầu tư không chặt chẽ, chất lượng công trình chưa tốt.

- Đường sá đi lại khó khăn, vận chuyển vật liệu xa, suất đầu tư lớn.

Phần II

MỤC TIÊU PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN THỦY LỢI

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN THỦY LỢI.

1. Định hướng phát triển kinh tế vùng.

Vùng miền núi Nghệ An có thể chia làm 2 vùng kinh tế.

+Vùng Tây Bắc: gồm 5 huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, định hướng phát triển là:

- Phát huy lợi thế vùng đất đỏ bazan Phủ Quỳ cây công nghiệp dài ngày: cà phê 3.000ha, cao su 7.000ha, cây cam 5.000ha, mía 18.000 ÷ 20.000ha, trồng rừng nguyên liệu 30.000ha và một số cây lấy dầu.

- Phát triển công nghiệp khai khoáng (thiếc, đá trắng), công nghiệp chế biến nông lâm sản (cà phê, cao su, cam, mía) cơ sở để hình thành khu công nghiệp Phủ Quỳ.

+ Vùng Tây Nam: gồm 5 huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, định hướng phát triển là:

- Khoanh nuôi bảo vệ rừng, giữ gìn môi trường sinh thái, tạo nguồn nguyên liệu bột giấy, gỗ gia dụng.

- Phát triển vùng chuyên canh chè 13.000ha, mía 3.500÷4.000ha, tập trung ở Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông.

2. Mục tiêu.

a) Trực tiếp:

- Cấp nước tưới: đến năm 2010 tổng diện tích được tưới 32.800ha, tăng 8.710ha trong đó:

+ Tưới lúa màu: 27.846ha, tăng 5.237ha, riêng lúa 22.180ha tăng 1.108ha, tưới màu mạ 4.129ha tăng 2.592ha.

+ Tưới cây công nghiệp và cây ăn quả 5.024ha tăng 3.539ha trong đó tưới cà phê 2.312ha, cam 1.332ha, chè 290ha, mía 1.090ha.

- Cấp nước sinh hoạt: Đến năm 2010 70% dân số vùng miền núi được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh (cụ thể có đề án riêng).

b) Mục tiêu lâu dài (cấp nước, giảm lũ và phát điện):

Giảm lũ, phát điện, cấp nước hạ du. Từ nay đến năm 2010 xây dựng các công trình thủy điện, thượng nguồn sông Cả, sông Hiếu như Bản Vẽ, Khe Bố, Bản Mồng, Nhãn Hạc, Bản Coóc.

- Phát điện: được 500÷600 MW.

Tổng dung tích trữ các hồ 2.100 triệu m3 nước.

- Mùa lũ:

+ Giảm lũ cho hạ du sông Cả 0,3÷0,6 m nước.

+ Giảm lũ cho sông Hiếu 0,4÷0, 6 m nước.

- Mùa kiệt:

+ Tăng dòng chảy cho sông Cả 150÷170m3/s.

+ Nâng khả năng lấy nước của hệ thống Đô Lương, Nam Đàn và các trạm bơm lấy nước dọc sông.

+ Tăng dòng chảy trên sông Hiếu 25÷30m3/s, tạo nguồn nước bơm tưới cho vùng cây công nghiệp dọc sông Hiếu.

3. Phương hướng phát triển:

- Tu sửa nâng cấp công trình đã có, nâng cấp đầu mối gắn với kiên cố hóa kênh mương để đảm bảo an toàn công trình, tưới tăng diện tích, tăng diện tích tưới ổn định, nâng cao năng suất cây trồng.

- Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đang thi công như kênh mương hồ sông Sào, hồ Khe Đá, thủy điện Bản Vẽ để sớm đưa các công trình vào vận hành, phát huy hiệu quả vốn đầu tư.

- Xây dựng một số công trình mới vùng sâu, vùng xa, vùng tái định cư, vùng cây công nghiệp tập trung để góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân và phát triển sản xuất hàng hóa, thu hút lao động.

- Phải kết hợp công trình tưới lúa màu với tưới cây công nghiệp kể cả cây mía và đồng cỏ chăn nuôi ở những vùng đủ nguồn nước.

4. Nhiệm vụ cụ thể:

- Tu sửa nâng cấp các công trình đã được duyệt: cụm hồ chứa Thanh Chương (7 hồ), hệ thống công trình thủy lợi Anh Sơn (6 hồ chứa, 4 trạm bơm), hồ Đồng Đẻn Nghĩa Đàn, đập Nậm Khủn Tương Dương, trạm bơm Kẻ Thai Tân Kỳ. Diện tích sẽ tưới 4645 ha, đã tưới 2628 ha, tăng thêm 1937 ha lúa, màu, 80 ha cam.

- Đẩy nhanh tiến độ các dự án đang xây dựng mới: kênh mương hồ Sông Sào, trạm bơm Phú Tân, kênh mương hồ Khe Đá, trạm bơm Bãi Đá để tăng diện tích tưới 4.000ha, trong đó lúa màu tăng 1.560ha, cây công nghiệp tăng 2.440ha, sớm đưa các công trình vào vận hành có hiệu quả.

- Đầu tư xây dựng mới các công trình đã có dự án được duyệt thuộc vùng tái định cư thủy điện Bản Vẽ ở Thanh Chương (9 công trình), công trình ở vùng sâu vùng xa ở Quế Phong (2 công trình), công trình tưới cây công nghiệp Nghĩa Đàn (2 công trình), Tân Kỳ (2 công trình), Thanh Chương (1 công trình). Diện tích tưới là 1.235ha, trong đó lúa 1.000ha, cây công nghiệp 235ha.

- Lập dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phục vụ khu tái định cư thủy điện Bản Vẽ, Bản Mồng: Tương Dương 5 công trình, Quỳ Châu 10 công trình, tưới cây công nghiệp dọc sông Hiếu, Quỳ Hợp 1 công trình, Nghĩa Đàn 3 công trình, Tân Kỳ 1 công trình, các công trình vùng sâu, vùng xa Kỳ Sơn 6 công trình, Con Cuông 3 công trình. Tổng diện tích tưới là 1.344ha trong đó tưới lúa màu 580ha, cây công nghiệp và cây ăn quả 764ha.

- Nâng cấp tu sửa công trình nhỏ các xã vùng sâu, vùng xa: Tương Dương 3 công trình, Kỳ Sơn 2 công trình, Quế Phong 4 công trình, Con Cuông 2 công trình, Quỳ Hợp 2 công trình. Tổng diện tích tưới được 212ha, trong đó hiện tại 172ha, tưới tăng thêm 40ha lúa màu.

- Hoàn thành chương trình kiên cố hóa kênh mương 824km (54km kênh mương loại 2.635km kênh mương loại 3 và 135km kênh mương loại 2 mới của sông Sào).

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện công trình thủy điện Bản Vẽ, xúc tiến chuẩn bị đầu tư công trình thủy điện, Bản Mồng để phát điện, giảm lũ và tăng dòng chảy kiệt cho vùng hạ du sông Cả, sông Hiếu.

II. NỘI DUNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THỦY LỢI, THỨ TỰ ƯU TIÊN GIAI ĐOẠN TỪ 2006 ÷ 2010.

1. Nội dung đầu tư từ 2006 ÷ 2010:

a) Tổng hợp diện tích tưới tăng thêm từ 2006 ÷ 2010:

TT

HẠNG MỤC

Số công trình

Diện tích tưới (ha)

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Đã tưới

Lúa màu tăng thêm

Cây CN tăng thêm

1

Công trình tiếp tục xây dựng

5

880

1560

2440

227,6

2

Công trình nâng cấp tu sửa đã được duyệt

20

2628

2017

 

139,25

3

Công trình XD mới đã được duyệt

15

 

1000

235

136,93

4

Công trình nâng cấp sửa chữa vùng sâu, vùng xa

13

172

40

 

7,9

5

Công trình đầu tư xây dựng mới

29

 

580

864

93,2

6

Kiên cố hóa kênh mương cấp 2, 3 dài 824km

 

 

 

 

206,9

7

Công trình thủy lợi, thủy điện Bản Mồng

 

 

 

 

3.621,0

 

Tổng

82

3.680

5.197

3.539

4.432,78

(Công trình thủy lợi, thủy điện Bản Mồng có tổng đầu tư 3.621,0 tỷ đồng, giai đoạn 2006÷2010 bố trí 1.613,0 tỷ thực hiện đền bù, di dân tái định cư và xây dựng cụm công trình đầu mối, sau năm 2010 bố trí 2.008 tỷ đồng lắp đặt thiết bị, hệ thống điện và xây dựng công trình hạ lưu).

Sau khi đề án được thực hiện, diện tích được tưới là 32.830 ha, diện tích tưới tăng thêm 8.736ha (lúa màu 5.197ha, cây công nghiệp và cây ăn quả 3.539ha).

b) Tổng hợp kinh phí đầu tư:

TT

HẠNG MỤC

Tổng vốn (tỷ đồng)

Nguồn vốn (tỷ đồng)

Trung ương

Địa phương

Dân đóng góp

1

Công trình tiếp tục xây dựng

227,6

181,15

46,45

 

2

Công trình nâng cấp tu sửa đã được duyệt

139,25

132,05

7,20

 

3

Công trình XD mới đã được duyệt

136,93

86,23

50,70

 

4

Ctrình nâng cấp sửa chữa vùng sâu, vùng xa

7,9

 

7,90

 

5

Công trình đầu tư xây dựng mới

93,2

84,1

9,10

 

6

Kiên cố hóa kênh mương cấp 2, 3

206,9

 

108,13

98,77

7

Công trình thủy lợi, thủy điện Bản Mồng

3.621,0

3.585,2

35,80

 

 

Tổng

4.432,78

4.068,73

265,28

98,77

2. Đề nghị các dự án ưu tiên.

- Đầu tư hoàn chỉnh, dứt điểm các công trình đang đầu tư để sớm phát huy hiệu quả: kênh hồ Sông Sào, kênh hồ Khe Đá, trạm bơm Phú Tân và các công trình nhỏ.

- Đầu tư nâng cấp, sửa chữa các công trình, cụm công trình đã có dự án đầu tư: Cụm 7 hồ chứa Thanh Chương; 6 hồ chứa, 4 trạm bơm Anh Sơn.

- Đầu tư xây dựng mới các công trình, cụm công trình đã có dự án: cụm công trình phục vụ tái định cư Thanh Chương, Tương Dương, công trình hồ Khe Là, trạm bơm Tân Thái (Tân Kỳ), trạm bơm tưới cam Công ty rau quả 19/5, hồ Khe Sót Thanh Chương.

- Xây dựng các công trình vùng tái định cư thủy điện Bản Mồng Quỳ Châu, công trình vùng sâu, vùng xa Kỳ Sơn, Quế Phong.

- Xây dựng các công trình tưới cây công nghiệp dọc sông Hiếu Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ.

- Kiên cố hóa kênh mương được phân đều hàng năm, song ưu tiên theo thứ tự kênh cấp 2, cấp 3.

- Thực hiện đền bù GPMB tái định cư và xây dựng cụm công trình đầu mối hồ Bản Mồng.

3. Tiến độ thực hiện.

Trên cơ sở các dự án ưu tiên, tiến độ cụ thể cho hàng năm như sau:

+ Năm 2006:

- Tiếp tục xây dựng kênh hồ sông Sào và hồ Khe Đá, đường ống bậc I trạm bơm Phú Tân và hoàn thiện cụm công trình nhỏ đang xây dựng.

- Nâng cấp cụm hồ chứa Thanh Chương, Anh Sơn và 3 trạm bơm Anh Sơn đã có dự án.

- Xây dựng mới các cụm hồ đập vùng tái định cư ở Thanh Chương của thủy điện Bản Vẽ đã có dự án.

- Kiên cố hệ thống kênh mương trên các huyện.

® Tổng kinh phí thực hiện: 170,0 tỷ đồng.

+ Năm 2007:

- Tiếp tục xây dựng kênh hồ Khe Đá và hồ sông Sào, xây dựng bậc II trạm bơm Phú Tân.

- Nâng cấp cụm hồ Anh Sơn, Thanh Chương và 3 trạm bơm Anh Sơn đã có dự án.

- Xây dựng cụm công trình vùng tái định cư thủy điện Bản Vẽ ở Thanh Chương đã có dự án.

- Xây dựng mới các đập dâng dự kiến vùng tái định cư thủy điện Bản Vẽ ở Tương Dương.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kênh loại 2, loại 3 các huyện.

- Di chuyển đường điện 35KV, đường cáp điện thoại xây dựng công trình thủy lợi, công nghiệp công trình Bản Mồng.

® Tổng kinh phí thực hiện: 199,0 tỷ đồng.

+ Năm 2008:

- Tiếp tục hoàn thiện kênh hồ Sông Sào và trạm bơm Phú Tân bậc II.

- Tiếp tục nâng cấp cụm hồ Thanh Chương, Anh Sơn đã có dự án.

- Tiếp tục xây dựng mới hồ đập vùng tái định cư Thanh Chương của Bản Vẽ, trạm bơm Kẻ Khai đã có dự án.

- Thi công hồ Khe Là (Tân Kỳ), trạm bơm Gò Vịn (Nghĩa Đàn) và trạm bơm Bãi Kè (Quỳ Hợp).

- Cụm công trình đập dâng mới vùng biên giới Kỳ Sơn và cụm công trình Tương Dương.

- Tiếp tục kiên cố kênh loại 3 các huyện.

- Di chuyển quốc lội 48, chuẩn bị mặt bằng khu tái định cư và chuẩn bị mặt bằng đầu mối hồ Bản Mồng.

® Tổng kinh phí thực hiện: 636,35 tỷ đồng

+ Năm 2009:

- Tiếp tục hoàn thiện kênh mương hồ Sông Sào loại có diện tích tưới dưới 70 ha.

- Tiếp tục nâng cấp cụm hồ chứa Thanh Chương, Anh Sơn đã có dự án.

- Tiếp tục xây dựng các công trình mới đã có dự án vùng Thanh Chương, hồ Khe Là, tưới cam 19/5, hồ Khe Sót, đập Phai Hin.

- Nâng cấp sửa chữa cụm công trình nhỏ ở các huyện vùng cao.

- Tiếp tục xây dựng mới các công trình vùng tái định cư ở Quỳ Châu của thủy điện Bản Mồng, trạm bơm Nghĩa Quang, trạm bơm Gò Vịn, trạm bơm Vực Rồng, hồ Khe Kem, đập Nậm Tột, trạm bơm Bãi Kè, đập Kẻ Tắt và các công trình vùng biên giới.

- Nâng cấp cụm đập dâng các huyện vùng cao huyện Kỳ Sơn, Quế Phong, Tương Dương.

- Tiếp tục kiên cố kênh loại 3 trên các huyện.

- Di chuyển dân ra khỏi vùng lòng hồ Bản Mồng, xây dựng cống và đập chính hồ Bản Mồng.

® Tổng kinh phí thực hiện: 713,5 tỷ đồng.

+ Năm 2010:

- Tiếp tục nâng cấp cụm hồ chứa Thanh Chương, Anh Sơn đã có dự án.

- Tiếp tục xây dựng cụm hồ đập mới đã có dự án vùng Thanh Chương, hồ Khe Là, tưới cam 19/5, hồ Khe Sót, đập Phai Hin.

- Tiếp tục xây dựng mới các công trình tái định cư vùng Quỳ Châu, trạm bơm Nghĩa Quang, trạm bơm Vực Rồng, hồ Khe Kem, trạm bơm Bãi Kè, đập Nậm Tột, hồ Khe Cuông và một số công trình còn lại các huyện Quỳ Châu, Nghĩa Đàn v.v…

- Nâng cấp sửa chữa các đập dâng các huyện vùng cao còn lại.

- Tiếp tục kiên cố kênh loại 3 để hoàn thành.

- Tiếp tục di dân đến khu tái định cư mới, hoàn thành xây dựng khu đầu mối công trình Bản Mồng.

® Tổng kinh phí thực hiện: 699,03 tỷ đồng.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm

Loại công trình

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng

Công trình đang thi công

58,0

57,0

57,0

55,6

0

227,6

Nâng cấp công trình đã có dự án

25,0

25,0

30,0

29,0

30,25

139,25

Công trình Xây dựng mới có dự án

24,0

29,0

27,0

27,0

24,97

136,93

Công trình Xây dựng mới

8,0

10,0

20,2

23,2

28,8

93,2

Công trình dự kiến nâng cấp sửa chữa

0

1,0

1,9

1,0

4,0

7,9

Kiên cố hóa kênh mương

50

40,0

28,0

30,7

58,2

206,9

Đền bù GPMB, xây dựng cụm đầu mối công trình Bản Mồng

 

37,0

472,15

547,0

556,85

1.613,0

Tổng cộng

170,0

199,0

636,35

713,5

699,03

2.424,78

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Kỹ thuật.

- Đầu tư cho công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư cho những công trình tưới lớn, kỹ thuật phức tạp.

- Phát triển thủy lợi gắn với phát triển nông lâm nghiệp

- ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ trong khảo sát thiết kế vật liệu xây dựng, nâng cao chất lượng và giảm chi phí đầu tư xây dựng.

2. Tổ chức quản lý khai thác:

- Tăng cường lực lượng cán bộ kỹ thuật cho các xí nghiệp quản lý thủy nông.

- Thành lập các Xí nghiệp quản lý thủy nông có đủ điều kiện (Quỳ Châu, Quế Phong, Con Cuông).

- Các huyện cần phải bố trí cán bộ chuyên trách về thủy lợi để tham mưu cho UBND huyện về công tác phát triển thủy lợi trên địa bàn.

- Đổi mới công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

- Tăng cường công tác truyền thông về Pháp lệnh Quản lý khai thác công trình và các cơ chế chính sách về phát triển thủy lợi đến các cộng đồng dân cư.

3. Cơ chế chính sách.

- Cụ thể hóa cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh đối với phát triển thủy lợi miền núi.

- Bổ sung cơ chế chính sách phát triển thủy lợi đối với cây trồng cạn và những vùng đặc biệt khó khăn để tăng khả năng đầu tư.

- Nghiên cứu cơ chế chính sách để thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển thủy lợi và quản lý khai thác công trình.

4. Giải pháp về vốn:

- Vốn Trung ương: ngân sách, ODA, trái phiếu Chính phủ, các chương trình mục tiêu (135 CP, nước sạch, kinh tế mới, định canh định cư, xoá đói giảm nghèo, xoá cây thuốc phiện) thực hiện các dự án lớn, kỹ thuật phức tạp: kênh mương hồ sông Sào, nâng cấp cụm công trình thủy lợi Anh Sơn, Thanh Chương, khu tái định cư lòng hồ thủy điện Bản Vẽ, Bản Mồng ở Thanh Chương, Tương Dương, Quỳ Châu, công trình đầu mối hồ Bản Mồng và hệ thống tưới cây công nghiệp dọc sông Hiếu, hồ Khe Là, Khe Đá.

- Vốn địa phương: ngân sách tỉnh, huyện, vốn vay ưu đãi của các Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp, v.v… để thực hiện các dự án. Đầu tư tiếp tục trạm bơm Phú Tân, các công trình nâng cấp nhỏ lẻ, các công trình xây dựng mới vùng sâu vùng xa, kiên cố hóa kênh mương loại 2, loại 3 theo Quyết định số 07/2006/QĐ-UBND .

- Huy động sức dân: Kiên cố hóa kênh mương.

Phần III:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trên cơ sở Nghị Quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển thủy lợi vùng miền núi với thành phần:

- Phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách khối làm trưởng ban.

- Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT làm phó ban trực.

- Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, chủ tịch UBND các huyện miền núi làm ban viên.

Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch, quản lý XDCB theo phân cấp, kêu gọi vốn đầu tư, xây dựng cơ chế chính sách, lồng ghép các chương trình và chỉ đạo tổ chức thực hiện đề án.

Sở Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở kế hoạch được duyệt trình UBND tỉnh cân đối nguồn vốn XDCB hàng năm cho các dự án.

Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối đúng nguồn vốn theo quyết định của UBND tỉnh ghi cho các dự án.

Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Tài chính, chỉ đạo cấp huyện xem xét, xây dựng lại giá đất phục vụ sự nghiệp phát triển thủy lợi vùng miền núi sát thực tế, để các dự án tính toán đền bù được phù hợp.

UBND các huyện có trách nhiệm cùng với Sở Nông nghiệp và PTNT căn cứ nội dung đề án, các huyện triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện.

Ban chỉ đạo đề án thực hiện chế độ báo cáo 6 tháng một lần cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh hàng năm có tổ chức sơ, tổng kết để có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời những tồn tại xảy ra trong quá trình thực hiện.

 

BẢNG TỔNG HỢP CÁC CÔNG TRÌNH DỰ KIẾN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

(Đề án phát triển thủy lợi miền núi thời kì 2006-2010)

LOẠI CÔNG TRÌNH

Tên huyện

DT đã tưới (ha)

DT tưới lúa, màu tăng thêm (ha)

DT tưới CCN tăng thêm (ha)

Vốn dự kiến (tỷ đồng)

I. Công trình tiếp tục XD

 

880

1.560

2.440

227,60

1. Kênh hồ Sông Sào

N/Đàn

00

900

2.100

181,00

2. TB Phú Tân

NT Tây Hiếu

160

 

340

15,00

3. Kênh chính hồ Khe Đá

Tân Kỳ

500

500

 

25,10

4. Trạm bơm Bãi Đá

Tân Kỳ

120

120

 

3,30

5. Các công trình nhỏ

 

 

40

 

3,20

II. C/T mới đã có dự án

 

 

1.000

235

136,93

1. Hồ Rào Khai

T/Chương

 

80

 

7,00

2. Hồ Rào Lang

T/Chương

 

100

 

12,00

3. Đập Hạnh Lâm

T/Chương

 

90

 

7,00

4. Hồ Trám Hồng

T/Chương

 

30

 

3,62

5. Hồ Cây Cam I

T/Chương

 

37

 

4,72

6. Hồ Cây Cam II

T/Chương

 

16

 

2,57

7. Tràn Khe Nghánh

T/Chương

 

39

 

3,42

8. Tràn Đại Cán

T/Chương

 

10

 

1,48

9. Tràn Rại Rại

T/Chương

 

18

 

1,99

10. Hồ Khe Là

Tân Kỳ

 

180

50

20,00

11. Tưới cam 19/5

Nghĩa Đàn

 

 

135

4,20

12. Hồ Khe Thung

Nghĩa Đàn

 

70

 

6,50

13. Hồ Khe Sót

T/Chương

 

 

50

1,16

14. Đập Nậm Tột

Quế Phong

 

150

 

20,00

15. Đập Truông Bành

Quế Phong

 

180

 

20,00

III. C/T n.cấp đã có D/án

 

2.628

2.017

0.00

139,25

1. Hồ Khe Chung

Anh Sơn

185

138

 

8,75

2. Hồ Ruộng Xối

Anh Sơn

85

180

 

9,25

3. Hồ Khe Nậy

Anh Sơn

170

125

 

8,00

4. Hồ C Cang

Anh Sơn

145

126

 

9,25

5. Hồ Đồng Quan

Anh Sơn

85

125

 

8,75

6. Hồ Ba Cơi

Anh Sơn

150

70

 

2,50

7. TB Tường Sơn

Anh Sơn

185

155

 

5,61

8. TB Đồng Trương

Anh Sơn

38

36

 

1,70

9. TB Cao Lĩnh

Anh Sơn

111

140

 

6,80

10. TB Thạch Sơn

Anh Sơn

58

100

 

3,40

11. Hồ Lại Lò

T/ Chương

121

79

 

9,18

12. Hồ Sông Rộ

T/ Chương

481

59

 

10,83

13. Hồ Cầu Cau

T/ Chương

171

129

 

11,22

14. Hồ Cửa Ông

T/ Chương

358

200

 

12,82

15. Hồ Mụ Sỹ

T/ Chương

107

103

 

6,12

16. Hồ Vực Sụ

T/ Chương

38

62

 

4,70

17. Hồ Vạt Chạc

T/ Chương

70

40

 

6,77

18. Hồ Đồng Đẻn

Tân Kỳ

20

60

 

6,40

19. Đập Nậm Khủn

T/Dương

50

10

 

3,40

20. TBơm Kẻ Thai

TĐTNXP 4

0

80

 

3,80

IV. C/Tdự kiến XD mới

 

 

580

764

93,20

1. Đập Mòng Mò

T/Dương

 

20

 

2,70

2. Đập Piềng ồ

T/Dương

 

30

 

3,20

3. Đập Tâm Liên

T/Dương

 

20

 

2,00

4. Đập Phà Lỏm

T/Dương

 

15

 

0,90

5. Đập Bản Mác

T/Dương

 

15

 

1,20

6. TB Bãi Kè

Quỳ Hợp

 

50

350

17,50

7. TB Gò Vịn

Nghĩa Đàn

 

130

52

20,00

8. TB Nghĩa Quang

Nghĩa Đàn

 

 

100

3,20

9. Hồ Khe Kem

Nghĩa Đàn

 

80

80

5,30

10. TB Vực Rồng

Tân Kỳ

 

 

182

3,20

11. Hồ Bản Chiềng

Quỳ Châu

 

14

 

0,90

12. Hồ Khe Khúc

Quỳ Châu

 

11

 

3,00

13. Hồ Bản Lìm

Quỳ Châu

 

6

 

1,80

14. HồKhe Hán

Quỳ Châu

 

8

 

0,50

15. Hồ Khe Xén

Quỳ Châu

 

50

 

6,60

16. Hồ Minh Châu

Quỳ Châu

 

8

 

0,50

17. Hồ Thung Khang

Quỳ Châu

 

6

 

0,50

18. Hồ Kẻ Can

Quỳ Châu

 

7

 

0,60

19. Hồ Đội 3

Quỳ Châu

 

6

 

0,40

20. Hồ Noóng Lao

Quỳ Châu

 

11

 

2,10

21. Đập Xộp Tụ

Kỳ Sơn

 

14

 

0,50

22. Đập Piềng Pai

Kỳ Sơn

 

20

 

1,20

23. Đập Bản Nẩm Khiên

Kỳ Sơn

 

6

 

0,70

24. Đập Bản Pủng 2

Kỳ Sơn

 

6

 

0,80

25. Đập Bản Sơn Thành

Kỳ Sơn

 

2

 

0,40

26. Đập Bản Lăn

Kỳ Sơn

 

5

 

0,80

27. Hồ Quyết Thắng

Con Cuông

 

 

100

1,50

28. Đập Kẻ Tắt

Con Cuông

 

10

 

2,20

29. Đập Phai Hin

Con Cuông

 

30

 

1,00

V. C/t dự kiến n/cấp S/c

 

172

40

 

7,90

1. Đập Huối Hỷ

T/Dương

8

2

 

0,80

2.Đập Na Kha

T/Dương

18

9

 

1,50

3. Đập Tân Sơn

T/Dương

2

6

 

0,50

4. Đập Xiềng Thù

Kỳ Sơn

13

9

 

0,60

5. Đập Bản Lăn

Kỳ Sơn

10

5

 

0,80

6. Đập Tây Mỏ

Quế Phong

5

5

 

0,60

7. Đập Na Kích

Quế Phong

11

0

 

0,40

8. Đập Cò Nhau

Quế Phong

19

1

 

0,60

9. Đập Bản Đô

Quế Phong

30

0

 

0,80

10. Đập Bản Đình

Con Cuông

19

0

 

0,30

11. Đập Phai Co

Con Cuông

10

2

 

0,30

12. Đập Đồng Cống

Quỳ Hợp

5

1

 

0,30

13. Đập Bản Cò

Quỳ Hợp

22

0

 

0,40

VI. K/cố kênh 10 huyện

 

 

689,54km

206,9

1. Kênh loại II

10 huyện

ô.đ tưới

54,059

36,00

2. Kênh loại III

10 huyện

ô.đ tưới

635,48

170,90

VII. Đền bù GPMB, XD cụm đầu mối hồ Bản Mồng

 

 

 

 

1.613,0

Tổng cộng toàn đề án

 

3.680

5.628

3.439

2.424,78