ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 72/2008/QĐ-UBND | TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2008;
Căn cứ Quyết định số 145/2007/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Chương trình phát triển công nghệ thông tin - truyền thông thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2010;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 07/TTr-STTTT ngày 29 tháng 9 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 - 2010.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin thành phố, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Kho bạc Nhà nước thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường, xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 72 /2008/QĐ-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Căn cứ Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị khóa VIII về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin.
Căn cứ Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2008;
Căn cứ Quyết định số 145/2007/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Chương trình phát triển công nghệ thông tin - truyền thông thành phố Hồ Chí minh giai đoạn 2007 - 2010;
Căn cứ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh 5 năm giai đoạn 2006 - 2010.
II. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC:
1. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố (giai đoạn 2005 - 2007):
1.1. Xây dựng và ban hành các văn bản quản lý nhà nước về phát triển ứng dụng công nghệ thông tin:
- Thành phố đã đưa ra định hướng, mục tiêu và các dự án cụ thể để xây dựng Chính phủ điện tử giai đoạn 2005 - 2010.
Từ năm 2005, hàng năm Ủy ban nhân dân thành phố ra Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch kinh phí ứng dụng công nghệ thông tin cho Sở Thông tin và Truyền thông từ nguồn ngân sách tập trung và nguồn kinh phí sự nghiệp để thực hiện xây dựng Chính phủ điện tử, như sau:
Tổng kinh phí năm 2005: 31.965 triệu đồng, trong đó nguồn kinh phí sự nghiệp 18.400 triệu đồng, nguồn kinh phí ngân sách tập trung 13.565 triệu đồng.
Tổng kinh phí năm 2006: 61.331 triệu đồng, trong đó nguồn kinh phí sự nghiệp 31.536 triệu đồng, nguồn kinh phí ngân sách tập trung 29.795 triệu đồng.
Tổng kinh phí năm 2007: 83.447 triệu đồng, trong đó nguồn kinh phí sự nghiệp 44.328 triệu đồng, nguồn kinh phí ngân sách tập trung 39.119 triệu đồng.
Tổng kinh phí năm 2008 (Đợt 1): 69.406 triệu đồng, trong đó nguồn kinh phí sự nghiệp 31.532 triệu đồng, nguồn kinh phí ngân sách tập trung 37.874 triệu đồng.
- Thành lập và ban hành Quy chế quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển nhân lực công nghệ thông tin thành phố Hồ Chí Minh tại Quyết định số 4383/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Phê duyệt Chương trình phát triển công nghệ thông tin - truyền thông thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2010 tại Quyết định số 145/2007/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Ban hành Quy định công tác quản lý các dự án, hạng mục, hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin sử dụng vốn ngân sách nhà nước thành phố Hồ Chí Minh tại Quyết định số 61/2008/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố.
1.2. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin:
a) Hạ tầng viễn thông - Internet:
- Hạ tầng và dịch vụ viễn thông, Internet tăng trưởng mạnh với tổng số thuê bao điện thoại đạt 14,3 triệu thuê bao, trong đó điện thoại cố định đạt hơn 1,7 triệu thuê bao, điện thoại di động đạt 12,6 triệu thuê bao, mật độ điện thoại 168 máy/100 dân (tính chung cho cả cố định và di động);
Số thuê bao Internet băng thông rộng ước đạt 500.000 thuê bao, tổng số thuê bao Internet dial up đạt 656.200 thuê bao. Dịch vụ truy nhập Internet qua truyền hình cáp có tốc độ tăng trưởng khá mạnh sau hơn 01 năm chính thức cung cấp dịch vụ ra thị trường đạt gần 45.000 thuê bao.
Tổng số cơ sở kinh doanh dịch vụ Internet công cộng đạt trên 4.574 điểm, số lượng thuê bao kênh thuê riêng đạt gần 9.394 thuê bao;
Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet đã được cấp phép là 11, trong đó 05 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ kết nối Internet;
Có 22 doanh nghiệp đã được cấp phép cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet.
- Dịch vụ điện thoại Internet: hiện có 20 doanh nghiệp được Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận cung cấp chính thức dịch vụ.
- Dịch vụ trò chơi trực tuyến: hiện có 8 doanh nghiệp và 20 trò chơi đã được Bộ xác nhận đủ điều kiện cung cấp chính thức.
- Đang triển khai và vận hành hệ thống mạng Metronet (mạng thông tin riêng của thành phố) phục vụ Chính phủ điện tử kết nối giữa các sở, ban, ngành, quận, huyện trên địa bàn thành phố. Đến nay đã hoàn tất đợt 1 kết nối hệ thống thông tin các cấp vào hệ thống mạng và hiện có 1 Sở, 3 quận và 36 điểm Megawan cấp phường/xã tham gia kết nối.
b) Hạ tầng Công nghệ thông tin: Hiện tại đã có 34 sở, ngành và 23 quận, huyện được đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo vận hành hệ thống tại các đơn vị, bao gồm:
- Máy trạm 5.181 bộ: trước năm 2005 đầu tư 4.040 bộ, đầu tư mới theo chương trình Chính phủ điện tử từ năm 2005 đến nay là 1.141 bộ;
- Server 277 bộ: trước năm 2005 đầu tư 127 bộ, đầu tư mới theo chương trình Chính phủ điện tử từ năm 2005 đến nay 150 bộ;
- Switch 384 bộ: trước năm 2005 đầu tư 266 bộ, đầu tư mới theo chương trình Chính phủ điện tử từ năm 2005 đến nay là 118 bộ;
- Máy in 1.922 bộ: trước năm 2005 đầu tư 1.841 bộ, đầu tư mới theo chương trình Chính phủ điện tử từ năm 2005 đến nay là 81 bộ;
- Kiosk (trạm) tra cứu thông tin điện tử 12 trạm;
- Thiết bị điện tử đọc Mã vạch hồ sơ: 19 bộ.
c) Phần mềm, cơ sở dữ liệu:
- Tại các quận, huyện đã triển khai ứng dụng:
Phần mềm xây dựng môi trường làm việc điện tử (Chính phủ và cán bộ công chức - Government to employee (G2E)) gồm 4 phần mềm: Trang tin tích hợp quản lý hành chính phục vụ lãnh đạo; Tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ theo mô hình một cửa; Quản lý báo cáo tuần; Quản lý văn bản và hồ sơ công việc.
Phần mềm dịch vụ công (Chính phủ và người dân - Government to citizen (G2C) và Chính phủ và doanh nghiệp - Government to business (G2B)) gồm 5 phần mềm: Quản lý tiếp nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ về văn hóa; Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký sử dụng lao động; Quản lý chứng thực; Quản lý xử lý vi phạm hành chính.
Phần mềm về quản lý đất đai - xây dựng (ứng dụng hệ thống thông tin địa lý - Geographic Information System (GIS)) gồm 8 phần mềm: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giao thuê đất; Cấp phép xây dựng; Quản lý hồ sơ đất đai xây dựng; Quản lý biến động; Quản lý đất đai và lập hồ sơ địa chính; Quản lý xây dựng và cấp đổi số nhà; Web Quản lý đô thị.
Phần mềm quản lý hộ tịch đã triển khai đến cấp phường, xã.
- Tại các Sở ngành đã triển khai ứng dụng:
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương (Sở Công nghiệp và Sở Thương mại cũ), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Văn hóa và Thông tin, Sở Thể dục Thể thao và Sở Du lịch cũ), Sở Tư pháp, Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai 23 phần mềm quản lý và 10 dịch vụ công phục vụ cho công tác quản lý chuyên môn, đăng ký cấp phép kinh doanh, cấp phép và quản lý văn phòng đại điện, quản lý văn hóa, thông tin, quản lý khoa học, công nghệ… Thành phố cũng đang nghiên cứu 17 phần mềm ứng dụng mã nguồn mở và đã đưa vào sử dụng 6 phần mềm phục vụ cho công tác quản lý hành chính và tích hợp thông tin.
- Cơ sở dữ liệu: đã xây dựng được cơ sở dữ liệu về dân cư, kinh tế, văn hóa, lao động, đất đai, xây dựng… đang triển khai, vận hành các phần mềm cơ sở dữ liệu tại các quận, huyện, sở, ngành.
d) Ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước trong việc phục vụ người dân và doanh nghiệp:
- Số lượng website của sở, ban, ngành, quận, huyện đã được xây dựng và tích hợp trên HCM Cityweb là 75 website. Các trang Web đã cung cấp thông tin về kinh tế - xã hội, văn hóa trên địa bàn, tình hình hoạt động của các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, công nghiệp, nông nghiệp, Khu công nghệ cao, bưu chính - viễn thông, đầu tư, thương mại,… và giới thiệu các quy trình quản lý nhà nước như đóng thuế, hoàn thuế, đăng ký thành lập doanh nghiệp, xin cấp phép xây dựng, thành lập bệnh viện tư nhân, giới thiệu các lô đất được chào bán đấu giá, giá đất tại mỗi con đường của thành phố.
- “Một cửa điện tử” cấp thành phố: tính đến tháng 7 năm 2008, “một cửa điện tử” đã có 29.422 lượt truy cập qua hệ thống điện thoại và tin nhắn. Trên cơ sở hệ thống thông tin được xây dựng từ 17 phần mềm, thực hiện kết nối tự động và cung cấp thông tin cho “Một cửa điện tử”, giúp cho việc công khai và minh bạch quá trình xử lý, người dân và lãnh đạo có phương tiện giám sát các dịch vụ công. Đến nay đã có 20 sở, ban, ngành, quận, huyện tham gia cung cấp tình trạng hồ sơ hành chính cho người dân qua hệ thống “một cửa điện tử” với phương thức truyền dữ liệu qua VPN Internet.
- Xây dựng các Kiosk (trạm) cung cấp thông tin để người dân có thể tra cứu thông tin trực tiếp tại các sở, ban, ngành, quận, huyện.
- Đưa Cổng giao dịch doanh nghiệp vào hoạt động với các nội dung chính: giao dịch trực tuyến, đào tạo trực tuyến, tư vấn, liên kết các website trong nước và quốc tế, cập nhật, cung cấp thông tin, dịch vụ về thị trường, thương mại điện tử. Đến nay Cổng giao dịch doanh nghiệp “Thuận mua vừa bán” đã có hơn 340 ngàn lượt người truy cập, trung bình số lượng truy cập là gần 2.000 lượt/ngày và đã có 2.000 doanh nghiệp với hơn 3.300 sản phẩm tham gia cung cấp thông tin giới thiệu trên cổng.
- Dịch vụ công qua mạng: cấp phép qua mạng gồm cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép thành lập văn phòng đại diện và đã có trên 50% doanh nghiệp đăng ký thành lập công ty qua mạng.
- Ứng dụng công nghệ thông tin để xử lý hồ sơ qua mạng đối với cấp giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận sử dụng đất ở, thủ tục hải quan, thủ tục thuế, quản lý hộ tịch, giải quyết khiếu nại tố cáo và trong các hoạt động tư pháp.
đ) Các hệ thống thông tin:
- Đã có 19 quận, huyện xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống thông tin kết nối cung cấp thông tin cho “Một cửa điện tử”.
- Xây dựng các hệ thống thông tin quản lý nhà nước cấp sở, ngành.
- Xây dựng, triển khai phần mềm lõi và tiến hành xây dựng các ứng dụng chuyên ngành cho các sở, ngành trọng điểm.
- Bước đầu hình thành các hệ thống thông tin: dân cư, đất đai và xây dựng, doanh nghiệp làm cơ sở để phát triển thành các hệ thống thông tin văn hóa, xã hội, quản lý đô thị và kinh tế.
e) Nguồn nhân lực công nghệ thông tin:
- Đào tạo nhân lực: hiện thành phố có 22 trường đào tạo cử nhân, cao đẳng chính quy, 50 trung tâm đào tạo phi chính quy và 100 cơ sở phổ cập tin học. Hàng năm thành phố có thể cung cấp khoảng 11.000 chuyên viên trình độ cao đẳng trở lên và khoảng 25.000 lao động chuyên nghiệp.
- Đào tạo trong cơ quan nhà nước: hoạt động đào tạo được tổ chức linh hoạt, kết hợp giữa đào tạo tập trung và hỗ trợ sử dụng tại chỗ. Đã tổ chức đào tạo trên 300 lượt cán bộ tin học, tập huấn gần 1.000 cán bộ lãnh đạo, công chức vận hành các hệ thống thông tin và đào tạo ứng dụng tin học tập trung cho 3.100 cán bộ, công chức hành chính, đạt tổng số đào tạo là 3.384 cán bộ, công chức; tổ chức lớp xóa mù và phổ cập tin học cho 150 cán bộ Hội Phụ nữ.
- Liên kết đào tạo với các tổ chức nước ngoài: hợp tác với Tổ chức học bổng kỹ thuật nước ngoài của Nhật Bản (The Association for Overseas Technical Scholarship-AOTS) tổ chức lớp bồi dưỡng chuẩn kỹ sư công nghệ thông tin cho 30 học viên. Phối hợp với Trung tâm hợp tác Quốc tế về máy tính hóa của Nhật Bản (Center of the International Cooperation for Computerization - CICC) tổ chức các lớp đào tạo về quản trị dự án công nghệ thông tin cho 26 chuyên viên đang công tác tại các đơn vị và doanh nghiệp công nghệ thông tin.
- Triển khai hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển nhân lực công nghệ thông tin thành phố: xây dựng và ban hành mẫu hồ sơ hướng dẫn thủ tục vay vốn cho đối tượng là tổ chức, doanh nghiệp vay vốn thực hiện các dự án đào tạo nhân lực công nghệ thông tin. Đến nay đã có 01 doanh nghiệp chính thức nộp hồ sơ đăng ký vay vốn.
2. Đánh giá:
2.1. Kết quả đạt được:
- Thành phố đã đạt được thành công bước đầu trong việc xây dựng Chính phủ điện tử. Trong điều kiện chưa có cấu trúc công nghệ thông tin chung của quốc gia và cấp tỉnh, thành phố trong cả nước, thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động đầu tư xây dựng cấu trúc công nghệ thông tin cấp thành phố và cấp cơ sở, trong đó bao gồm hạ tầng kỹ thuật, các phần mềm ứng dụng, xây dựng cơ sở dữ liệu, bảo mật hệ thống và các yêu cầu đảm bảo khả năng xử lý, trao đổi và tích hợp thông tin đáp ứng nhu cầu công bố thông tin trong giai đoạn I của Chính phủ điện tử và tạo tiền đề phát triển cho các yêu cầu về tương tác và giao dịch giữa cơ quan nhà nước với người dân và doanh nghiệp trong giai đoạn 2 và 3 của Chính phủ điện tử;
- Thành phố đã triển khai thực hiện được việc tích hợp thông tin từ các sở, ngành, quận, huyện và chính thức đưa vào vận hành hệ thống trả lời tự động tra cứu tình trạng hồ sơ thông qua điện thoại cố định, điện thoại di động, dịch vụ tin nhắn ngắn (Short Message Services - SMS) hoặc website của Sở Thông tin và Truyền thông, xây dựng được hệ thống “một cửa điện tử” cấp thành phố cung cấp thông tin đầu tiên của cả nước;
- Thành phố đã triển khai đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin trên diện rộng tại cấp quận, huyện nơi giải quyết phần lớn công việc liên quan trực tiếp đến người dân và đang hoàn chỉnh các phần mềm để triển khai ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trên diện rộng.
2.2. Các khó khăn, tồn tại cần khắc phục:
- Chưa có chương trình Chính phủ điện tử thống nhất trong cả nước nên việc kết nối hệ thống thông tin theo chiều dọc từ Trung ương đến địa phương chưa được thực hiện;
- Chưa có các khung pháp lý quy định riêng về quản lý đầu tư trong công nghệ thông tin;
- Chưa có sự liên kết của các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo để khắc phục khó khăn về nhân lực cho công nghệ thông tin - truyền thông.
1. Quan điểm:
- Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, tăng năng suất, hiệu suất lao động và tăng cường năng lực công nghệ thành phố trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
- Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông là hạ tầng kinh tế, xã hội được ưu tiên phát triển, đảm bảo công nghệ hiện đại, được quản lý và khai thác hiệu quả;
- Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông;
- Ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông nhằm thúc đẩy cải cách hiệu quả nền hành chính và xây dựng hoàn thiện Chính phủ điện tử;
- Hợp tác phát triển ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông với các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và mở rộng hợp tác quốc tế.
2. Mục tiêu:
2.1. Mục tiêu chung:
a) Hoàn thiện hệ thống điện tử “Một cửa” của thành phố:
- Hoàn thiện các hệ thống thông tin kinh tế, văn hóa - xã hội, quản lý đô thị và khoa học - công nghệ.
- Tạo luồng thông tin tự động, đẩy mạnh kết nối liên thông giữa các hệ thống thông tin của các Sở, ban, ngành, quận, huyện thành phố và kết nối với hệ thống thông tin của Trung ương.
- Cung cấp dịch vụ điện tử “một cửa” giải quyết hồ sơ cho người dân và doanh nghiệp.
- Mua sắm, đấu thầu qua mạng.
b) Trở thành trung tâm thông tin của vùng:
- Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông trong các ngành, các lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và phát triển xã hội thành phố.
- Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông vào khai thác có hiệu quả thông tin tri thức trong tất cả các ngành, hình thành xã hội thông tin. Xây dựng và phát triển tiến tới thành phố điện tử với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử; giao dịch và thương mại điện tử đạt trình độ khá trong khu vực ASEAN.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông đồng bộ, hiện đại cho tất cả các sở, ngành, quận, huyện và các trường đại học, đảm bảo hệ thống thông tin có dung lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, giá thành phù hợp.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
a) Xây dựng Chính phủ điện tử:
- Bảo đảm hệ thống thông tin chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin thông suốt, kịp thời từ Ủy ban nhân dân thành phố đến các quận, huyện, sở, ngành.
- Cơ bản hoàn thành Hệ thống thông tin cấp cơ sở, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông cho 24 quận, huyện và 20 sở, ngành trọng điểm, xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông tại phường, xã, thị trấn làm nền tảng xây dựng Chính phủ điện tử, đảm bảo phục vụ hiệu quả nhanh chóng cho người dân và doanh nghiệp.
- Hoàn thành giai đoạn 1 hệ thống “một cửa” cấp thành phố.
b) Phục vụ người dân và doanh nghiệp:
- Xây dựng các dịch vụ công qua mạng như cấp phép qua mạng và ứng dụng công nghệ thông tin để xử lý hồ sơ qua mạng.
- Trên 80% doanh nghiệp loại vừa có website cung cấp, tìm kiếm thông tin và giao dịch.
- 50% doanh nghiệp loại nhỏ có website để cung cấp thông tin.
- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đảm bảo cho 100% doanh nghiệp nhỏ tham gia giao dịch điện tử.
- Tạo điều kiện để 100% doanh nghiệp thực hiện báo cáo thống kê, khai báo thuế, thực hiện thủ tục hải quan, đăng ký và được cấp phép kinh doanh... qua mạng.
1. Xây dựng cơ sở hạ tầng:
- Hoàn thiện mạng Metronet kết nối các sở, ngành, quận, huyện và các trường đại học. Sử dụng có hiệu quả Mạng truyền dẫn đa phương tiện với dung lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, giá thành phù hợp. Thành phố đảm bảo kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng và Nhà nước sau khi Cục Bưu điện Trung ương triển khai kết nối tại thành phố.
- Hoàn chỉnh hệ thống bảo vệ an toàn mạng thông tin và chống sét.
- Xây dựng mô hình an toàn bảo mật thông tin trên mạng.
- Xây dựng Trung tâm Điều khiển hệ thống mạng Metronet trong phạm vi toàn thành phố.
- Xây dựng Trung tâm Dữ liệu (Internet Data Center- IDC) cấp thành phố.
- Xây dựng Trung tâm Chứng thực chuyên dùng và hoàn thiện xây dựng Trung tâm Chứng thực công.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin:
2.1. Xây dựng các hệ thống thông tin cấp thành phố:
Từ các hệ thống thông tin cơ sở và cơ sở dữ liệu chuyên ngành của sở, ngành, quận, huyện tiến tới tích hợp, trao đổi và chia sẻ thông tin, xây dựng các hệ thống thông tin quan trọng, như sau:
- Hệ thống thông tin văn hóa - xã hội (chuyên cung cấp thông tin về dân cư, giáo dục, y tế, văn hóa…): tập trung xây dựng hệ thống thông tin dân cư; văn hóa và y tế.
- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai, tài nguyên, môi trường (chuyên cung cấp thông tin về đất đai, xây dựng, giao thông, quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật đô thị,…): tập trung xây dựng hệ thống thông tin đất đai - xây dựng và quy hoạch.
- Hệ thống thông tin kinh tế (chuyên cung cấp thông tin về doanh nghiệp, tài chính (kế toán, ngân sách và tài sản công), thuế, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp,…): tập trung xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp; thương mại và công nghiệp.
- Hệ thống thông tin khoa học, công nghệ (chuyên cung cấp thông tin về quản lý, tra cứu thông tin tri thức, phát triển thị trường khoa học công nghệ, tư vấn, học tập...):
- Kết nối thành hệ thống thông tin từ xã, phường, quận, huyện, đến các Sở chuyên ngành và thành phố nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và xây dựng nền hành chính điện tử hiện đại phục vụ nhân dân và lãnh đạo các cấp.
- Khai thác thông tin tích hợp và tổng hợp từ các sở, ngành, quận, huyện và kết nối khai thác với cơ quan Đảng.
- Kết nối các hệ thống thông tin bằng đường truyền dẫn tốc độ cao, đa dịch vụ; xây dựng hệ thống đảm bảo an ninh, an toàn và bảo mật thông tin.
2.2. Xây dựng các ứng dụng:
- Hoàn chỉnh phần mềm lõi, triển khai cho các sở, ngành, quận, huyện trên địa bàn thành phố, làm nền ứng dụng chung để khai thác hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo tính mở rộng, tích hợp và liên thông của cả hệ thống.
- Nghiên cứu xây dựng kế hoạch triển khai ứng dụng chữ ký số cho các sở, ngành trên địa bàn thành phố.
- Khảo sát, nghiên cứu xây dựng đề án ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý hệ thống các trạm BTS, các đại lý Internet, bưu cục, đại lý bưu điện trên địa bàn thành phố.
- Nghiên cứu xây dựng các định mức chi phí triển khai hoạt động bảo trì, bảo dưỡng thiết bị và nâng cấp hệ thống thông tin trong các cơ quan nhà nước.
2.3. Lưu trữ và khai thác thông tin: lưu trữ và khai thác thông tin phục vụ Ủy ban nhân dân thành phố, nhân dân và doanh nghiệp.
3. Kết nối, tích hợp, trao đổi và truy cập thông tin: Hoàn chỉnh phương án tích hợp thống nhất với các sở chuyên ngành về:
- Nội dung thông tin;
- Giải pháp công nghệ;
- Giải pháp kỹ thuật.
Ưu tiên triển khai các hệ thống thông tin tích hợp, chia sẻ giữa các sở chuyên ngành trọng điểm và quận, huyện.
4. “Một cửa điện tử” cấp thành phố: phục vụ chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố, phục vụ người dân và doanh nghiệp:
- Xây dựng hoàn thiện “Một cửa điện tử” tại cấp sở, ngành, quận, huyện tích hợp để tiến tới xây dựng hoàn thiện bước đầu “Một cửa điện tử” dịch vụ công trực tuyến cấp thành phố và nâng cấp, mở rộng hệ thống, chuẩn bị kết nối vào cổng thông tin của Chính phủ.
- Tiếp tục mở rộng phạm vị kết nối với 24 quận, huyện và 19 sở, ngành “Một cửa điện tử” cung cấp tình trạng giải quyết hồ sơ thành phố.
- Xây dựng bản đồ chia sẻ thông tin của 24 quận, huyện và 20 sở, ngành.
Tăng cường cung cấp các dịch vụ công qua mạng:
- Cấp phép qua mạng: nâng cấp hệ thống cấp giấy chứng nhận đ
- Bổ sung và nâng cấp xử lý hồ sơ qua mạng đối với 22 công việc: 7 loại công việc thuộc quận, huyện (Xử lý trực tuyến, cấp phép xây dựng, đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở, xác nhận hồ sơ văn hóa, xác nhận hồ sơ lao động, khiếu nại, tố cáo), 15 loại công việc thuộc sở, ngành (đăng ký kinh doanh, đối thoại doanh nghiệp chính quyền thành phố, chợ công nghệ - thiết bị, đăng ký thẻ xe buýt tháng, cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình, đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại, đăng ký mở văn phòng đại diện qua mạng, đăng ký hộ tịch, đăng ký thuế, đăng ký hải quan, đăng ký giao dịch bảo đảm, cấp chứng chỉ hành nghề y dược tư nhân, giấy phép xuất bản, giấy phép tổ chức biểu diễn, giấy phép quảng cáo).
- Mở rộng và nâng cấp ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS)
- Cổng giao dịch doanh nghiệp (G2B): đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp, phấn đấu đến năm 2010 có hơn 1.000 doanh nghiệp giao dịch hiệu quả qua cổng giao dịch doanh nghiệp; 10.000 doanh nghiệp tham gia cung cấp thông tin trên “Cổng giao dịch doanh nghiệp”; phát triển và quảng bá rộng rãi Cổng giao dịch doanh nghiệp để thu hút đầu tư.
- Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ thương mại điện tử.
5. Phát triển nguồn nhân lực:
- Xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức hành chính đạt trình độ khai thác hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước.
- Đào tạo chuyên viên trình độ cao: đào tạo ngắn hạn và chuyên sâu các kỹ năng, phân tích thiết kế, quản lý dự án, kiểm thử phần mềm...
- Mở các lớp nâng cao về quản trị mạng cho các cán bộ sở, ngành, quận, huyện.
- Mở các lớp đào tạo tin học cho cán bộ lãnh đạo các đơn vị.
- Đào tạo công nghệ thông tin phục vụ quản lý nhà nước.
- Tuyên truyền về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước cho cán bộ lãnh đạo của các đơn vị.
6. Hỗ trợ các tỉnh bạn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin:
Hỗ trợ 10 tỉnh bạn triển khai các hệ thống phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin chuyên ngành đã triển khai thành công tại thành phố.
7. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và ứng dụng phần mềm nguồn mở:
- Thực hiện các biện pháp để đẩy mạnh việc sử dụng các phần mềm có bản quyền trong các cơ quan quản lý nhà nước.
- Xây dựng mô hình ứng dụng phần mềm nguồn mở tại một sở và một quận trong năm 2008, triển khai nhân rộng trong năm 2009.
V. CÁC NỘI DUNG TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 43/2008/QĐ-TTG NGÀY 24 THÁNG 3 NĂM 2008 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC NĂM 2008:
1. Cổng thông tin điện tử (hoặc trang thông tin điện tử): hiện nay thành phố đang sử dụng hai hệ thống:
1.1. HCM Cityweb sử dụng công nghệ web đã hoạt động hiệu quả và được dùng chủ yếu để cung cấp thông tin. Trong thời gian tới sẽ sử dụng công nghệ cổng để nâng cấp trang thông tin của thành phố nhằm tăng tính bảo mật và tích hợp các ứng dụng phức tạp, đồng thời thống nhất về kỹ thuật công nghệ để dễ dàng liên thông kết nối khai thác chung.
1.2. “Một cửa điện tử” cấp thành phố sử dụng công nghệ portal, xây dựng trên cơ sở hệ thống thông tin được xây dựng từ các phần mềm đã triển khai tại các quận, huyện, sở, ngành, thực hiện kết nối tự động và cung cấp thông tin cho “Một cửa điện tử”, giúp công khai và minh bạch quá trình xử lý, người dân và lãnh đạo các cấp có phương tiện giám sát các dịch vụ công truy cập qua hệ thống điện thoại và tin nhắn. Sở Thông tin và Truyền thông đang tiến tới xây dựng bước đầu “Một cửa điện tử” cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp thành phố và mở rộng phạm vi kết nối “Một cửa điện tử” đến tất cả các sở, ngành, quận, huyện trong thành phố thông qua hệ thống Metronet.
2. Về hệ thống thư điện tử: hiện tại thành phố đã triển khai hệ thống thư điện tử cho các sở, ngành, quận, huyện sử dụng hệ thống mail của Microsoft Exchange với tên miền @tphcm.gov.vn. Trong thời gian tới sẽ khảo sát lại hệ thống để có kế hoạch hiệu chỉnh và nâng cấp phiên bản mới để tăng độ an toàn, bảo mật của hệ thống mail.
3. Hệ thống giao ban điện tử giữa Ủy ban nhân dân thành phố với các quận, huyện: Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tiến hành khảo sát đánh giá nhu cầu thực tế của thành phố để đầu tư hiệu quả và tránh lãng phí.
4. Về hệ thống quản lý văn bản và điều hành:
4.1. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành ở Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố: hiện nay Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố đang sử dụng phần mềm quản lý văn bản của Chính phủ và trong thời gian tới sẽ khảo sát lại hệ thống để có kế hoạch hiệu chỉnh và nâng cấp hệ thống hoàn thiện hơn.
4.2. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành ở quận, huyện, sở, ngành: trong kế hoạch 2008 Sở Thông tin và Truyền thông sẽ triển khai phần mềm lõi cho các quận, huyện, sở, ngành, trong đó bao gồm các phần mềm Cổng thông tin điện tử, Hệ thống quản lý văn bản và điều hành.
1. Ủy ban nhân dân thành phố:
- Chỉ đạo thống nhất tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước thành phố và cung cấp thông tin, báo cáo, số liệu thống kê... theo mẫu biểu quy định;
- Ban hành các cơ sở pháp lý thống nhất việc trao đổi tin giữa các đơn vị thuộc hệ thống bộ máy nhà nước thành phố.
2. Sở Thông tin và Truyền thông:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch này. Tổ chức cung cấp thông tin, dự báo, theo dõi cập nhật, đánh giá tình hình thực hiện nội dung Kế hoạch; tổng hợp báo cáo và đề xuất các cơ chế chính sách cần thiết để thúc đẩy thực hiện Kế hoạch cho Ủy ban nhân dân thành phố; tập trung hoàn thành đến năm 2010 các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng kiến trúc tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước thành phố.
- Xây dựng hoàn chỉnh các mô hình ứng dụng công nghệ thông tin và triển khai ứng dụng thống nhất trong cơ quan nhà nước thành phố.
- Xây dựng chuẩn dữ liệu, chuẩn kết nối trong hệ thống thông tin.
- Lập kế hoạch đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
- Hướng dẫn, xây dựng nội dung dự án, nội dung thiết kế và hướng dẫn thực hiện cho các đơn vị.
- Thẩm định, phê duyệt dự án, hạng mục, hoạt động công nghệ thông tin theo đúng quy định của Nhà nước và thành phố.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố quyết định mua các phần mềm cần thiết phục vụ phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước thành phố.
- Tổ chức đào tạo kiến thức về Chính phủ điện tử và sử dụng hệ thống.
- Phối hợp với Sở chuyên ngành hướng dẫn các phòng chuyên môn quận, huyện; phối hợp với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố hướng dẫn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại các Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện.
- Phối hợp với chủ đầu tư, đơn vị tư vấn xây dựng kế hoạch triển khai dự án theo đúng quy định của Nhà nước.
- Hướng dẫn hỗ trợ chủ đầu tư triển khai dự án và giải ngân theo đúng quy định của Nhà nước.
- Sở Thông tin và Truyền thông chịu sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Cải cách hành chính thành phố trong việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cải cách hành chính trên địa bàn thành phố.
- Chỉ đạo quản lý đảm bảo đường truyền dữ liệu, thông tin, bảo mật cho toàn hệ thống thông tin - truyền thông giữa các cơ quan nhà nước thành phố.
- Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện cho Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân thành phố theo định kỳ 6 tháng, hàng năm và tổng kết kết quả thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước thành phố giai đoạn 2008 - 2010 vào đầu quý I năm 2011.
3. Các Sở, ngành, quận, huyện:
Các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện khi tổ chức triển khai các chương trình, dự án cần căn cứ vào các nội dung, giải pháp trong Kế hoạch này để xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án phù hợp. Việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án phải đảm bảo có sự phối hợp, lồng ghép có hiệu quả với các chương trình, dự án khác về công nghệ thông tin, cụ thể:
3.1. Các quận, huyện:
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân thành phố và các Sở, ngành chuyên ngành.
- Xây dựng nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông và các Sở chuyên ngành.
- Lập và triển khai dự án, hoạt động, hạng mục theo Kế hoạch và mô hình của Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn.
3.2. Các Sở, ngành:
- Phân loại dữ liệu, phân loại thông tin chuyên ngành và cung cấp theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Xây dựng nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị.
- Lập dự án, xây dựng hạng mục, công việc đầu tư theo hướng dẫn xây dựng kế hoạch của Sở Thông tin và Truyền thông.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quận, huyện ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý chuyên ngành.
- Duy trì hiệu quả và phát triển các ứng dụng tại đơn vị.
1. Chương trình phát triển Chính phủ điện tử và các nội dung triển khai thí điểm theo Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2008 do Sở Thông tin và Truyền thông trực tiếp chủ trì và phân khai các nội dung cụ thể trong kế hoạch thực hiện hàng năm của Sở Thông tin và Truyền thông.
2. Các sở, ban, ngành, quận, huyện thực hiện theo quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố về giao chỉ tiêu kế hoạch dự án, hạng mục, hoạt động công nghệ thông tin hàng năm cho Sở Thông tin và Truyền thông.
3. Kết thúc Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố giai đoạn 2008 - 2010 vào cuối tháng 12 năm 2010.
1. Tổng kinh phí dự toán cho 3 năm thực hiện Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước thành phố giai đoạn 2008 - 2010 là 226.330 tỷ đồng, trong đó:
- Năm 2008: 78,95 tỷ đồng;
- Năm 2009: 77,734 tỷ đồng;
- Năm 2010: 69,650 tỷ đồng.
2. Nguồn vốn: từ ngân sách thành phố, bao gồm nguồn vốn tập trung và nguồn ngân sách sự nghiệp thành phố được Ủy ban nhân dân thành phố giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm cho Sở Thông tin và Truyền thông./.
- 1 Quyết định 61/2008/QĐ-UBND về công tác quản lý các dự án, hạng mục, hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin sử dụng vốn ngân sách nhà nước thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Quyết định 43/2008/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2008 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 145/2007/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình phát triển công nghệ thông tin - truyền thông thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2010 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4 Nghị định 71/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin
- 5 Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 6 Nghị định 26/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
- 7 Luật Công nghệ thông tin 2006
- 8 Chỉ thị 58-CT/TW năm 2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Ban Chấp hành Trung ương ban hành