Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 73/2006/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2006 

 

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH

CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THEO CÁC VÙNG LÃNH THỔ ĐẾN NĂM 2010,

 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ Công nghiệp tại tờ trình số 2723/TTr-KH ngày 27 tháng 5 năm 2005 và Công văn số 4373/CV-KH ngày 16 tháng 8 năm 2005; ý kiến các Bộ, cơ quan liên quan,

 

QUYẾT ĐỊNH :

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. Quan điểm, mục tiêu và định hướng ưu tiên phát triển

1. Quan điểm

a) Quan điểm phát triển toàn ngành công nghiệp

- Phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy tổng hợp nguồn lực của mọi khu vực kinh tế, trong đó khu vực công nghiệp nhà nước giữ vai trò định hướng.

- Phát triển công nghiệp theo hướng hình thành cân đối động, đảm bảo sự ưu tiên phát triển các ngành, vùng phù hợp với nguồn lực và lợi thế trong từng thời kỳ và phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phát triển công nghiệp phải bảo đảm tham gia một cách chủ động và hiệu quả vào liên kết công nghiệp và hiệp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp, giữa các ngành và với các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới.

- Phát triển công nghiệp gắn chặt với phát triển dịch vụ; phát triển công nghiệp nông thôn, tạo động lực trực tiếp cho quá trình công nghiệp hóa,  hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá.

- Phát triển công nghiệp gắn kết với các yêu cầu của phát triển bền vững, tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

- Phát triển công nghiệp kết hợp với yêu cầu củng cố quốc phòng và an ninh quốc gia.

b) Quan điểm phát triển công nghiệp theo vùng lãnh thổ

Phát huy lợi thế của từng vùng để phát triển theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

Các vùng kinh tế trọng điểm phát huy vai trò đầu tàu, phát triển nhanh theo hướng chuyển dần sang các ngành công nghiệp có công nghệ và kỹ thuật cao, có giá trị gia tăng cao, thúc đẩy phát triển các vùng khác.

Gắn các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản với các vùng nguyên liệu và vùng nông thôn, miền núi.

2. Định hướng phát triển công nghiệp

a) Định hướng phát triển công nghiệp đến năm 2010

Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu như: thuỷ điện, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, da - giầy, điện tử - tin học, một số sản phẩm cơ khí, dược phẩm và tiêu dùng...

Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng: dầu khí, luyện kim, cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng... với bước đi hợp lý, phù hợp điều kiện vốn, công nghệ, thị trường, phát huy được hiệu quả.

Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, tự động hoá. Chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất phần mềm tin học.

Phát triển có hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế xuất, xây dựng một số khu công nghệ cao và khu kinh tế mở.

Khuyến khích phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn để tạo điều kiện phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp với ngành, nghề đa dạng, thu hút nhiều lao động góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

b) Tầm nhìn công nghiệp Việt Nam đến 2020

Phấn đấu đến năm 2020, GDP công nghiệp và xây dựng có thể tăng tối thiểu gấp 5 lần so với năm 2000. Tỷ trọng GDP công nghiệp và xây dựng trong tổng GDP của cả nước đạt trên 45% vào năm 2020. Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, đạt 87 - 88% vào năm 2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%. Tỷ lệ hàng chế tạo trong xuất khẩu đạt 70 - 75%. Tỷ lệ nhóm ngành sử dụng công nghệ cao đạt khoảng 40 - 50%. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp đạt 85 - 90% giá trị xuất khẩu của cả nước.

3. Mục tiêu

Giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân 15 - 16%/năm giai đoạn 2006 - 2010.

Tỷ trọng của công nghiệp và xây dựng trong GDP đạt 43 - 44% (riêng công nghiệp 37 - 38%) năm 2010.

Duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp ở mức trên 10,2 %/năm giai đoạn 2006 - 2010 và trên 10,3%/năm giai đoạn sau 2010.

Tốc độ đổi mới công nghệ ngành công nghiệp đạt trung bình 12 - 15%/năm.

Xây dựng đội ngũ lao động khoa học công nghệ trong ngành công nghiệp đảm bảo về số lượng, trình độ để nghiên cứu ứng dụng, tiếp nhận, vận hành, khai thác có hiệu quả các công nghệ, trang thiết bị của ngành.

Kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp tăng trung bình 16 - 18%/năm.

Mục tiêu tăng trưởng chi tiết xem Phụ lục I.

II. Định hướng và mục tiêu phát triển công nghiệp theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010 (phân vùng cụ thể xem Phụ lục IX).

1. Vùng 1

a) Định hướng

Tập trung phát triển thuỷ điện, chế biến nông, lâm sản (giấy, chè, gỗ, thực phẩm, đồ uống...)  khai thác và chế biến khoáng sản (quặng sắt, apatit, than, đồng, chì, kẽm, thiếc, vonfram), hoá chất, phân bón, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng. Chú trọng phát triển công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

b) Mục tiêu

Đưa tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP của vùng đạt 23 - 24% năm 2010; tỷ trọng các ngành công nghiệp cơ bản đạt 37 - 38% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng. Duy trì tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản đạt 25 - 26%.

Mục tiêu tăng trưởng chi tiết xem Phụ lục II.

2. Vùng 2

a) Định hướng

Tập trung phát triển ngành cơ khí (cơ khí chế tạo, đóng tàu, thiết bị điện, các phương tiện vận tải....), nhiệt điện, phát triển ngành điện tử và công nghệ thông tin, hoá chất, luyện kim, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Tiếp tục phát triển nhanh công nghiệp dệt may, da giầy phục vụ xuất khẩu. Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản.

b) Mục tiêu

Tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP của vùng đạt 40 - 41% năm 2010; tỷ trọng các ngành công nghiệp cơ bản đến năm 2010 chiếm 45,8 - 46,8% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng, trong đó riêng ngành cơ khí (cơ khí chế tạo, đóng tàu, thiết bị điện, các phương tiện vận tải....) chiếm 27,5 - 28,5%.

Mục tiêu tăng trưởng chi tiết xem Phụ lục III.

3. Vùng 3

a) Định hướng

Tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản, lọc, hoá dầu, đóng tàu, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng và dệt may, da giầy. Từng bước tạo dựng, phát triển ngành điện tử và công nghệ thông tin để hỗ trợ cho các ngành khác phát triển.

b) Mục tiêu

Đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP của vùng đạt 46 - 47%, tỷ trọng các ngành công nghiệp cơ bản đạt 24 - 25%, trong đó riêng ngành hoá chất chiếm 19 - 20%. Duy trì tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản ở mức 39 - 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng. Hoàn thành đầu tư và đưa vào hoạt động nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Mục tiêu tăng trưởng chi tiết xem Phụ lục IV.

4. Vùng 4

a) Định hướngTập trung phát triển thuỷ điện, công nghiệp chế biến nông lâm sản (như cà phê, cao su, bột giấy, mía đường...) và khai thác, chế biến khoáng sản, đặc biệt là boxit.

b) Mục tiêu

Tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP của vùng đạt 13 - 14% năm 2010; tỷ trọng công nghiệp chế biến nông lâm sản, như cà phê, cao su, bột giấy, mía đường... chiếm 38 - 39% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng; các ngành công nghiệp cơ bản chiếm 27,6 - 28,5%, trong đó phấn đấu đưa tổ hợp bôxit - alumin quy mô lớn vào sản xuất phục vụ xuất khẩu.

Mục tiêu tăng trưởng chi tiết xem Phụ lục V.

5. Vùng 5

a) Định hướng

Tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí, điện, chế biến nông, lâm, hải sản và đặc biệt là công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghiệp phần mềm, hoá chất, hóa dược. Phát triển công nghiệp dệt may, da giầy chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Phát triển công nghiệp trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, phát triển các sản phẩm có hàm lượng trí thức cao. Giảm dần tỷ trọng các ngành sử dụng nhiều lao động.

b) Mục tiêu

Năm 2010, tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP của vùng đạt 51 - 52%; tỷ trọng các ngành công nghiệp cơ bản chiếm 41,6 - 42,6% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng.

Mục tiêu tăng trưởng chi tiết xem Phụ lục VI.

6. Vùng 6

a) Định hướng

Tập trung phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản hướng vào xuất khẩu; phát triển các ngành công nghiệp sử dụng khí, phát triển ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sau thu hoạch và bảo quản và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, cơ khí đóng tàu.

b) Mục tiêu

Năm 2010, tỷ trọng công nghiệp trong tổng GDP của vùng đạt 26 - 27%; phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản với vai trò ngành chủ lực (chiếm 56,6 - 57,6% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng).

Mục tiêu tăng trưởng chi tiết xem Phụ lục VII.

III. Định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp

Tăng cường thu hút các nhà đầu tư để lấp đầy các khu công nghiệp hiện có. Xem xét, cân nhắc kỹ việc xây dựng thêm các khu công nghiệp mới theo các tuyến hành lang thuận lợi về giao thông.

Xây dựng các khu công nghiệp phải tính đến việc xây dựng các khu đô thị để đảm bảo nhà ở và sinh hoạt văn hóa xã hội cho người lao động.

Xây dựng các khu, cụm công nghiệp phải gắn liền với xây dựng hệ thống xử lý chất thải để bảo vệ môi trường, môi sinh.

Phát triển các cụm, điểm công nghiệp để thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn.

IV. Nhu cầu tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp đến năm 2010 là 640 - 670 nghỡn tỷ đồng (chi tiết xem Phụ lục VIII)

V. Những giải pháp và chính sách thực hiện

1. Các giải pháp cơ bản

a) Đổi mới công tác quản lý nhà nước về công nghiệp

- Quản lý nhà nước ngành công nghiệp chuyển mạnh sang chức năng thúc đẩy, phục vụ phát triển là chính, hạn chế tối đa sử dụng các biện pháp hành chính vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, giảm dần các đầu mối quản lý ngành.

- Tiếp tục nghiên cứu đổi mới tư duy, phương pháp luận trong việc xây dựng, quản lý quy hoạch phù hợp với cơ chế nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa để nâng cao chất lượng quy hoạch, đưa quy hoạch thực sự trở thành một trong những công cụ quản lý ngành công nghiệp.

- Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các đề án phát triển các ngành công nghiệp, như nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp; phát triển công nghiệp chế biến; phát triển công nghiệp phụ trợ... triển khai có hiệu quả các đề án phát triển ngành phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn; đẩy mạnh các hoạt động khuyến công...

- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, giải quyết nhanh chóng các kiến nghị của doanh nghiệp.

b) Những giải pháp liên quan đến cơ chế sản xuất, kinh doanh

- Tạo dựng môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thống nhất, cạnh tranh bình đẳng không phân biệt thành phần kinh tế.

- Xây dựng cơ chế phân phối thu nhập theo kết quả, hiệu quả công việc nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp.

c) Đổi mới doanh nghiệp nhà nước

- Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 và Trung ương 9 khoá IX của Đảng, Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2004 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 11/2004/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ.

- Phát triển một số Tổng công ty quan trọng mà nhà nước cần nắm giữ thành những tập đoàn kinh tế mạnh, đủ sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.

d) Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp

- Xây dựng các giải pháp nhằm giảm chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí trung gian.

- Nâng cao năng lực công nghệ sản xuất, tạo sản phẩm có chất lượng đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa, khu vực và thế giới.

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp đồng bộ, tạo cơ sở cho phát triển nhanh thương mại điện tử.

2. Các chính sách chủ yếu

a) Chính sách huy động vốn đầu tư

- Vốn đầu tư được huy động từ nhiều nguồn, đặc biệt từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, vốn đầu tư nước ngoài và vốn tự thu xếp của doanh nghiệp.

- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, chú trọng hình thức huy động vốn quốc tế.

b) Chính sách đào tạo nguồn nhân lực

- Có chính sách bồi dưỡng nhân tài thông qua công tác đào tạo, chính sách đãi ngộ, tiền lương cũng như trong quản lý, sử dụng cán bộ để từng bước hình thành đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học đầu ngành phát triển công nghiệp.

- Đa dạng hóa hình thức đào tạo. Gắn liền đào tạo với thực tế sản xuất.

- Để khuyến khích đào tạo nguồn nhân lực, các doanh nghiệp được tính chi phí đào tạo vào giá thành sản phẩm.

c) Chính sách khoa học, công nghệ và môi trường

- Ưu tiên bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách cho nghiên cứu khoa học công nghệ ngành công nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt khu vực ngoài quốc doanh đầu tư cho khoa học và công nghệ.

- Tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ, phát minh, sáng chế để tạo động lực cho đầu tư nghiên cứu khoa học.

- Thiết lập trung tâm cung cấp thông tin, tư vấn và chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại cho các doanh nghiệp.

- Xây dựng và phát triển thị trường khoa học công nghệ.

- Có chế độ ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút các trí thức, chuyên gia giỏi, thợ lành nghề đến làm việc tại vùng khó khăn về kinh tế - xã hội. Khuyến khích kiều bào Việt Nam định cư ở nước ngoài chuyển giao và phát triển công nghệ.

- Ban hành các quy định cụ thể về quản lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp.

d) Chính sách về tài chính, thuế

- Về tài chính:

+ Tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư huy động vốn từ mọi nguồn.

+ Mở rộng và phát triển các tổ chức tài chính phục vụ phát triển công nghiệp.

- Về thuế: bổ sung một số chính sách thuế nhằm thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

 

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Đối với các Bộ, ngành

- Bộ Công nghiệp có trách nhiệm công bố, chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch này, đồng thời có trách nhiệm theo dõi, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp khi có những biến động ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện vai trò quản lý nhà nước ngành công nghiệp và các chính sách phát triển các chuyên ngành.

- Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi về thuế để khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chính sách đầu tư và cân đối vốn đầu tư phát triển công nghiệp trong các kế hoạch hàng năm và 5 năm.

- Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Công nghiệp xây dựng chính sách khoa học - công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp.

- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Thương mại, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam... theo chức năng được giao, phối hợp để xử lý các vấn đề liên quan theo đề xuất của cơ quan chủ trì.

2. Đối với các địa phương

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Cụ thể hóa và điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố theo định hướng quy hoạch này.

- Đưa các nội dung triển khai quy hoạch này vào kế hoạch hàng năm, 5 năm để nhà nước tổng hợp, cân đối.

 

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

 

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

KT. Thủ tướng

Phó Thủ tướng

Đã ký

 

Nguyễn Tấn Dũng

 

 

 


Phụ lục I

Mục tiêu tăng trưởng các ngành, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của cả nước

(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg
ngày 04 tháng  4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

 

Chỉ tiêu tăng trưởng của các ngành và cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp  cả nước

 

TT

Các ngành công nghiệp

Tốc độ tăng trưởng %

Tỷ trọng %

2006 - 2010

2005

2010

 

Toàn ngành công nghiệp

15 - 16

100,00

100,00

I

Công nghiệp khai thác

5,5 - 6,5

10,52

6 - 7

II

Công nghiệp cơ bản

18,5 - 19,5

29,16

38 - 39

1

Ngành cơ khí

19,2 - 20,2

13,91

16 - 17

2

Ngành luyện kim

18,0 - 19,0

3,41

4 - 5

3

Ngành điện tử và CNTT

22,0 - 23,0

3,07

6,5 - 7,5

4

Ngành hoá chất

16,5 - 17,5

9,08

11 - 12

III

CN CB nông, lâm, thuỷ sản

12,5 - 13,5

30,02

25,5 - 26,5

IV

CN Dệt may da giầy

14,5 - 15,5

12,74

13 - 14

V

CN SX vật liệu xây dựng

13,5 - 14,5

9,80

8 - 9

VI

CN điện ga và nước

14,0 - 15,0

6,24

5,5 - 6

VII

Công nghiệp khác

12,0 - 13,0

1,41

1 - 1,5

 

Chỉ tiêu phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của cả nước đến năm 2010

 

TT

Các sản phẩm công nghiệp

Đơn vị

Cả nư­ớc

2005

2010

1

Dầu thô

1.000 tấn

18498

21.600

2

Khí

tr.m3

6342

13.200

3

Than sạch

1.000 tấn

32626

42.000

4

Điện sản xuất

tr.KWh

53320

96.100

5

Động cơ điện

1.000 cái

104

250

6

Động cơ diezen

1.000 cái

66

200

7

Xe máy

1.000 cái

1795

3.000

8

Ôtô

1.000 cái

64

239

9

Máy công cụ

Cái

2678

2.500

10

Thép

1.000 tấn

3655

6.500

11

Lắp ráp ti vi

1.000 cái

2352

2.600

12

Lắp ráp máy tính

1.000 cái

300

450

13

Phân lân chế biến

1.000 tấn

1500

1.700

14

Phân đạm urê

1.000 tấn

900

2.200

15

Phân NPK

1.000 tấn

1800

3.000

16

Phân DAP

1.000 tấn

0

330

17

Lốp ôtô máy kéo

1.000 bộ

1500

4.000

18

LPG

1.000 tấn

338

700

19

Chế biến thuỷ sản

1.000 tấn

594

720

20

Vải lụa

triệu m

498

1.100

21

Quần áo may sẵn

triệu SP

1026

1.500

22

Giầy dép các loại

triệu đôi

410

640

23

Quần áo dệt kim

triệu SP

128

500

24

Xi măng

1.000 tấn

27868

50.000


Phụ lục II

Mục tiêu tăng trưởng các ngành, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của vùng 1

(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

 

Chỉ tiêu tăng trưởng của các ngành và cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của vùng 1

 

TT

Các ngành công nghiệp

Tốc độ tăng trưởng %

Tỷ trọng %

2006 - 2010

TH 2005

2010

 

Tổng toàn ngành

14,5 - 15,5

100,00

100,00

I

Công nghiệp khai thác

7,3 - 8,3

4,5

3,2 - 4,2

II

Công nghiệp cơ bản

16,3 - 16,8

34,92

37 - 38

1

Ngành cơ khí

18,0 - 19

6,32

7 - 8

2

Ngành luyện kim

14 - 15

15,5

14,5 - 15,5

3

Ngành điện tử và CNTT

11,5 - 12,5

-

-

4

Ngành hoá chất

17,8 - 18,8

13,1

14,6 - 15,6

III

CN CB nông, lâm, thuỷ sản

12,6 - 13,6

28,4

25 - 26

IV

CN dệt may da giầy

11 - 12

7,3

5,6 - 6,6

V

CN SX vật liệu xây dựng

18 - 19

15,1

17 - 18

VI

CN điện ga và nư­ớc

13,5 - 14,5

9,5

8,5 - 9,5

VII

Công nghiệp khác

12,5 - 13,5

0,3

0,2 - 0,5

 

Chỉ tiêu phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của vùng 1

 

TT

Các sản phẩm công nghiệp

Đơn vị

Sản lư­­ợng vùng 1

So với cả n­ước, %

TH 2005

2010

TH 2005

2010

1

Than sạch

1.000 tấn

600

3.000

1,85

7,14

2

Điện sản xuất

tr.KWh

9520

11.811

17,82

12,25

3

Động cơ diezen

1.000 cái

15

20

13,64

10

4

Máy tuốt lúa có động cơ

1.000 cái

2

2,8

13,33

15,56

5

Máy kéo và xe vận chuyển

1.000 cái

2

3

40

46,15

6

Thép

1.000 tấn

450

1150

13,64

17,69

7

Phân lân chế biến

1.000 tấn

830

950

55,33

55,88

8

Phân đạm urê

1.000 tấn

150

150

16,67

6,82

9

Phân NPK

1.000 tấn

245

300

13,61

10

10

Acquy

1.000 KWh

50

100

1,47

2,5

11

Pin các loại

tr.viên

40

40

10

8,89

12

Giấy các loại

1.000 tấn

255

350

31,09

29,16

13

Nư­ớc giải khát

Tr.lít

41,1

98,4

4,58

8,79

14

Xi măng

1.000 tấn

3400

7.000

12,14

14

15

Gạch ốp lát

1.000 m2

5000

5.000

5,09

4,74

16

Sứ vệ sinh

1.000 cái

300

300

10,53

8,11


Phụ lục III

Mục tiêu tăng trưởng các ngành, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của vùng 2

(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

 

Chỉ tiêu tăng trưởng của các ngành và cơ cấu
nội bộ ngành công nghiệp của vùng 2

 

TT

Các ngành công nghiệp

Tốc độ tăng trưởng %

Tỷ trọng %

2006 - 2010

TH 2005

2010

 

Tổng số

14,5 - 15,5

100,00

100,00

I

Công nghiệp khai thác

4,75 - 5,75

3,5

2,2 - 2,6

II

Công nghiệp cơ bản

17,5 - 18,5

40,5

45,8 - 46,8

1

Ngành cơ khí

18,1 - 19,1

23,9

27,5 - 28,5

2

Ngành luyện kim

16,8 - 17,8

4,3

4,4 - 5,4

3

Ngành điện tử và CNTT

18,8 - 19,8

6,1

6,8 - 7,8

4

Ngành hoá chất

14 - 15

6,2

5,6 - 6,6

III

CN CB nông, lâm, thuỷ sản

13 - 14

19,1

17,3 - 18,3

IV

CN dệt may da giầy

13 - 14

12,5

11 - 12

V

CN SX vật liệu xây dựng

12,7 - 13,7

16,5

14,5 - 15,5

VI

CN điện ga và nước

12 - 13

6,9

5,8 - 6,8

VII

Công nghiệp khác

10,6 - 11,6

1,0

0,5 - 1

 

Chỉ  tiêu phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của vùng 2

 

TT

Các sản phẩm công nghiệp

Đơn vị

Sản l­­ượng vùng 2

So cả n­­ước %

TH 2005

2010

TH 2005

2010

1

Than sạch

1.000 tấn

30500

38.000

98,15

90,48

2

Điện sản xuất

tr.KWh

7717

23.640

14,45

24,52

3

Động cơ điện

1.000 cái

75

200

66,37

80

4

Động cơ diezen

1.000 cái

45

70

40,91

35

5

Máy biến thế

1.000 cái

10

15

28,57

30

6

Xe máy

1.000 cái

1400

1.400

73,68

70

7

Ôtô

1.000 cái

47

150

70,15

65,37

8

Máy công cụ

Cái

600

1.250

40

50

9

Máy kéo và xe vận chuyển

1.000 cái

2

2,5

40

38,46

10

Tàu thuỷ

% cả nư­ớc

40

40

40

40

11

Thép

1.000 tấn

850

1.500

25,76

23,08

12

Lắp ráp máy tính

1.000 cái

150

230

50

51,11

13

Phân DAP

1.000 tấn

 

330

-

100

14

Lốp ôtô máy kéo

1.000 bộ

300

1.000

20

25

15

Giấy các loại

1.000 tấn

200

300

24,39

25

16

Vải lụa

triệu m

190

330

31,67

30,00

17

Quần áo may sẵn

triệu SP

250

420

30,86

28

18

Giầy dép các loại

triệu đôi

114,9

190,79

28,03

29,81

19

Xi măng

1.000 tấn

14000

21.300

50

42,6

20

Kính xây dựng

1.000 m2

32800

32.800

62,12

45,05


Phụ lục IV

Mục tiêu tăng trưởng các ngành, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của vùng 3

(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg
ngày 04 tháng  4  năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

 

Chỉ tiêu tăng trưởng của các ngành và cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của vùng 3

 

TT

Các ngành công nghiệp

Tốc độ tăng trưởng %

Tỷ trọng %

2006 - 2010

TH 2005

2010

 

Tổng số

15,5 - 16,5

100,00

100,00

I

Công nghiệp khai thác

4,5 - 5,5

1,7

0,7 - 1,2

II

Công nghiệp cơ bản

34,5 - 35,5

11,2

24,3 - 25,3

1

Ngành cơ khí

12,2 - 13,4

3,9

3 - 4

2

Ngành luyện kim

19,2 - 20,2

0,6

0,5 - 1

3

Ngành điện tử và CNTT

32,5 - 33,5

0,2

0,5 - 1

4

Ngành hoá chất

43 - 44

6,5

19,3 - 20,3

III

CN CB nông, lâm, thuỷ sản

10,6 - 11,6

48,6

39,2 - 40,2

IV

CN dệt may da giầy

12,3 - 14,3

12,5

10,5 - 11,5

V

CN SX vật liệu xây dựng

14 - 15

18,3

16,5 - 17,5

VI

CN điện ga và nước

11,5 - 12,5

7,1

5,5 - 6,5

VII

Công nghiệp khác

14,5 - 15,5

0,6

0,50 - 1

 

Chỉ tiêu phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của vùng 3

 

TT

Các sản phẩm

công nghiệp

Đơn vị

Sản lượng vùng 3

So cả nư­­ớc %

TH 2005

2010

TH 2005

2010

1

Xe máy

1.000 cái

100

150

5,26

7,5

2

Ôtô

1.000 cái

10

26

14,93

11,5

3

Máy tuốt lúa có động cơ

1.000 cái

2,5

2,7

16,67

15

4

Tàu thuỷ

% cả nước

30

30

30

30

5

Thép

1.000 tấn

300

1.550

9,09

23,85

6

Sản phẩm LAB

1.000 tấn

 

60

 

100

7

Poly propylen

1.000 tấn

 

150

 

100

8

Xăng dầu các loại

1.000 tấn

 

4.550

 

100

9

LPG

1.000 tấn

 

250

 

35,7

10

Lốp ôtô máy kéo

1.000 bộ

400

500

26,67

12,5

11

Chế biến thuỷ sản

1.000 tấn

45

90

12,86

17,31

12

Vải lụa

triệu m

140

300

23,33

27,27

13

Quần áo may sẵn

triệu SP

150

350

18,52

23,33

14

Quần áo dệt kim

triệu SP

25

140

20,83

28

15

Xi măng

1.000 tấn

4.000

11.000

14,29

22

16

Điện sản xuất

tr.KWh

667

5250

1,24

5,44


Phụ lục V

Mục tiêu tăng trưởng các ngành, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của vùng 4

(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

 

Chỉ tiêu tăng trưởng của các ngành và cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của vùng 4

 

TT

Các ngành công nghiệp

Tốc độ tăng trưởng %

Tỷ trọng %

2006 - 2010

TH 2005

2010

 

Tổng số

17,8 - 18,7

100,00

100,00

I

Công nghiệp khai thác

35,7 - 36,7

2,5

4 - 5

II

Công nghiệp cơ bản

35,2 - 36,2

14,3

27,6 - 28,5

1

Ngành cơ khí

18,8 - 19,8

12,3

12,3 - 13,3

2

Ngành luyện kim

-

-

13,5 - 14,5

3

Ngành điện tử và CNTT

-

-

-

4

Ngành hoá chất

9,5 - 10,5

2,0

1 - 1,5

III

CN CB nông, lâm, thuỷ sản

11,5 - 12,5

50,4

38 - 39

IV

CN dệt may da giầy

15,5 - 16,5

4,5

3,8 - 4,8

V

CN SX vật liệu xây dựng

18 - 19

14,4

14,1 - 15,1

VI

CN điện ga và nước

10 - 11

13,4

9 - 10

VII

Công nghiệp khác

14,8 - 15,8

0,5

0,4 - 0,8

 

Chỉ tiêu phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của vùng 4

 

TT

Các sản phẩm công nghiệp

Đơn vị

Sản lư­ợng vùng  4

So cả nư­ớc %

TH 2005

2010

TH 2005

2010

1

Phân lân chế biến

1.000 tấn

50

50

3,33

2,94

2

Phân NPK

1.000 tấn

110

140

6,11

4,67

4

Giấy các loại

1.000 tấn

20

80

2,44

6,67

5

Chế biến gỗ qui tròn

1.000 m3

70

100

 

 

6

Gỗ ván dăm ép, ván ép

1.000 m3

20

30

 

 

7

Vải lụa

triệu m

5

10

0,83

0,91

8

Quần áo may sẵn

triệu SP

30

60

3,7

4

9

Quần áo dệt kim

triệu SP

2

5

1,67

1

10

Xi măng

1.000 tấn

100

700

0,36

1,4

11

Điện sản xuất

tr.KWh

3.736

9.625

7

9,98

12

Alumin

tr.tấn

-

1,0

-

75


Phụ lục VI

Mục tiêu tăng trưởng các ngành, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của vùng 5

(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

 

Chỉ tiêu tăng trưởng của các ngành và cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của vùng 5

 

TT

Các ngành công nghiệp

Tốc độ tăng trưởng %

Tỷ trọng %

2006 - 2010

TH 2005

2010

 

Tổng số

13,2 - 14,2

100,00

100,00

I

Công nghiệp khai thác

4,5 - 5,5

16,3

10,5 - 11,5

II

Công nghiệp cơ bản

18,5 - 19,5

33,7

41,6 - 42,6

1

Ngành cơ khí

21 - 22

11,3

15 - 16

2

Ngành luyện kim

18,7 - 19,7

3,1

3,5 - 4

3

Ngành điện tử và CNTT

23 - 24

6,3

9,3 - 10,3

4

Ngành hoá chất

13,2 - 14,2

13,0

12,5 - 13,5

III

CN CB nông, lâm, thuỷ sản

10 - 11

24,4

20,5 - 21,5

IV

CN dệt may da giầy

13,7 - 14,7

16,2

16 - 17

V

CN SX vật liệu xây dựng

11,9 - 12,9

3,3

2,8 - 3,6

VI

CN điện ga và nước

14,2 - 15,2

4,5

4,2 - 5,2

VII

Công nghiệp khác

11,7 - 12,7

1,6

1,3 - 1,8

 

Chỉ tiêu phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của vùng 5

 

TT

Các sản phẩm công nghiệp

Đơn vị

Sản lư­ợng vùng  4

So cả nư­ớc %

TH 2005

2010

TH 2005

2010

1

Dầu thô

1.000 tấn

18498

20.000

100

92,59

2

Khí

tr.m3

6342

8.800

100

66,67

3

Điện sản xuất

tr.KWh

30364

37.521

56,86

38,91

4

Động cơ điện

1.000 cái

38

50

33,62

20

5

Động cơ diezen

1.000 cái

50

110

45,45

55

6

Xe máy

1.000 cái

300

350

15,79

17,5

7

Ôtô

1.000 cái

10

50

14,93

22,12

8

Máy công cụ

cái

900

1.250

60

50

9

Thép

1.000 tấn

1600

2.100

48,48

32,31

10

Lắp ráp ti vi

1.000 cái

1500

2.500

68,18

96,15

11

Lắp ráp máy tính

1.000 cái

150

220

50

48,89

12

Phân đạm urê

1.000 tấn

700

800

83,33

36,36

13

Phân NPK

1.000 tấn

1080

1.800

60

60

14

Lốp ôtô máy kéo

1.000 bộ

800

2.500

53,33

62,5

15

LPG

1.000 tấn

338

150

100

37,5

16

Giấy các loại

1.000 tấn

300

400

36,59

33,33

17

Chế biến thuỷ sản

1.000 tấn

90

110

25,71

21,15

18

Vải lụa

triệu m

260

450

43,33

40,91

19

Quần áo may sẵn

triệu SP

230

330

28,39

22

20

Giầy dép các loại

triệu đôi

266,4

405,5

64,98

63,37


Phụ lục VII

Mục tiêu tăng trưởng các ngành, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của vùng 6

(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

 

Chỉ tiêu tăng trưởng các ngành và cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của vùng 6

 

TT

Các ngành công nghiệp

Tốc độ tăng trưởng %

Tỷ trọng %

2006 - 2010

TH 2005

2010

 

Tổng số

14,4 - 15,4

100,0

100,00

I

Công nghiệp khai thác

56,2 - 57,2

0,5

2,8 - 3,3

II

Công nghiệp cơ bản

18,3 - 19,3

14,7

16 - 17

1

Ngành cơ khí

15,8 - 16,8

5,8

5,5 - 6

2

Ngành luyện kim

18,5 - 19,5

2,0

1,8 - 2,3

3

Ngành điện tử và CNTT

14,9 - 15,9

0,6

0,5 - 1

4

Ngành hoá chất

21 - 22

6,3

7,6 - 8,6

III

CN CB nông, lâm, thuỷ sản

13,5 - 14,5

61,7

56,6 - 57,6

IV

CN dệt may da giầy

14,4 - 15,4

5,8

5 - 6

V

CN SX vật liệu xây dựng

13,6 - 14,6

9,5

8,2 - 9,2

VI

CN điện ga và nước

18,4 - 19,4

7,2

7,8 - 8,8

VII

Công nghiệp khác

13,9 - 14,9

0,6

0,4 - 0,6

 

Chỉ tiêu phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của vùng 6

TT

Các sản phẩm

công nghiệp

Đơn vị

Sản lư­­ợng vùng 6

So cả n­­ước %

TH 2005

2010

TH 2005

2010

1

Dầu thô

1.000 tấn

 

1.600

-

7,41

2

Khí

tr.m3

 

4.400

-

33,33

3

Điện sản xuất

tr.KWh

657

8.589

1,23

8,91

4

Máy xay xát

1.000 cái

10

14

33,33

35

5

Máy tuốt lúa có động cơ

1.000 cái

3,5

3,5

23,33

19,44

6

Thép

1.000 tấn

100

200

3,03

3,08

7

Phân đạm urê

1.000 tấn

 

800

-

36,36

8

Phân NPK

1.000 tấn

120

260

6,67

8,67

9

Chế biến thuỷ sản

1.000 tấn

180

260

51,43

50

10

Quần áo may sẵn

triệu SP

120

280

14,82

18,67

11

Quần áo dệt kim

triệu SP

13

50

10,83

10

12

Xi măng

1.000 tấn

4.000

5.500

14,29

11


Phụ lục VIII

Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư phát triển công nghiệp

(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

 

Tổng toàn ngành công nghiệp

(giá năm 2000, tỷ đồng)

2006 - 2010

640.000 - 670.000

Vùng 1 (%)

3,5 - 4

Vùng 2 (%)

23 - 24

Vùng 3 (%)

6 - 7

Vùng 4 (%)

1 - 1,5

Vùng 5 (%)

54 - 55

Vùng 6 (%)

10 - 11

 

Định hướng huy động vốn đầu toàn xã hội cho ngành công nghiệp
giai đoạn 2006 - 2010 theo cơ cấu sau:

 

Nguồn vốn

Tỷ trọng, % giai đoạn 2006 - 2010

Tổng số

100,0

Vốn ODA

5 - 6

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

26 - 27

Vốn Nhà nước

21 - 22

Trong đó: Tín dụng nhà nước

13 - 14

Vốn khác

46 - 47

 


Phụ lục IX

Phân bố cả nước theo 6 vùng lãnh thổ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

 

Vùng 1: 14 tỉnh trung du miền núi phía Bắc (Bắc Kạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Hòa Bình, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái).

Vùng 2: 15 tỉnh đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ (Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tây, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc).

Vùng 3: 10 tỉnh ven biển Trung Bộ (Bình Định, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế).

Vùng 4: 4 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum).

Vùng 5: 8 tỉnh Đông Nam Bộ (Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh).

Vùng 6: 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long).