ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 73/2011/QĐ-UBND | Bình Phước, ngày 21 tháng 12 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15/11/2010;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Thông tư số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của liên Bộ: Nội vụ, Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2011/NQ-HĐND ngày 16/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; thu hút và phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Bình Phước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1512/TTr-SNV ngày 21/12/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức; thu hút và phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 159/2005/QĐ-UBND ngày 21/12/2005 của UBND tỉnh về chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN TỈNH |
VỀ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC; THU HÚT VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2011/QĐ-UBND ngày 21/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Quy định này quy định về thẩm quyền, đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng, chế độ, chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Bình Phước; thu hút người có trình độ chuyên môn cao, sinh viên tốt nghiệp đại học về công tác tại tỉnh.
a) Cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện, xã trong diện quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đi đào tạo, bồi dưỡng. Cán bộ không chuyên trách thuộc diện quy hoạch để thay thế cho các chức danh cán bộ chuyên trách cấp xã;
b) Viên chức lãnh đạo và diện quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập, viên chức được quy hoạch làm công tác chuyên môn kỹ thuật thuộc các lĩnh vực: Kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội… được cấp có thẩm quyền phê duyệt đi đào tạo sau đại học, lý luận chính trị, bồi dưỡng chuyên môn nhằm phát triển lực lượng cán bộ khoa học chuyên sâu phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
c) Cán bộ đương chức và dự nguồn quy hoạch các chức danh lãnh đạo các đơn vị ngành dọc, doanh nghiệp nhà nước thuộc diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý đi đào tạo lý luận chính trị - hành chính;
d) Sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá trở lên đi đào tạo sau đại học, thạc sỹ đi đào tạo tiến sỹ ở trong nước và ngoài nước để dự nguồn cán bộ cho tỉnh sau khi tốt nghiệp (gọi chung là diện dự nguồn cán bộ).
- Những người là giáo sư, phó giáo sư - tiến sỹ, thạc sỹ, bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa cấp I, cấp II về công tác trong các lĩnh vực sự nghiệp y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ, nông, lâm nghiệp, môi trường và các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật khác mà tỉnh có nhu cầu để phát triển kinh tế - xã hội;
- Sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá trở lên các chuyên ngành tỉnh có nhu cầu tự nguyện về công tác tại tỉnh và các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó ưu tiên thu hút đối tượng học sinh sau khi tốt nghiệp đại học là người địa phương, đặc biệt người dân tộc thiểu số bản địa, học sinh các Trường Trung học phổ thông chuyên, Trung học phổ thông Dân tộc nội trú và các Trường Trung học phổ thông khác của tỉnh Bình Phước để bố trí dự nguồn công tác tại các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
a) Đào tạo
- Đào tạo trong nước
+ Cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, huyện và cán bộ, công chức cấp xã được cử đi đào tạo phải là những người trong diện quy hoạch, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cụ thể:
* Đào tạo sau đại học: Đối với cán bộ, công chức, viên chức phải có ít nhất 05 năm công tác liên tục, có ít nhất 03 năm liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ, tuổi đời không quá 40 đối với cả nam và nữ tính tại thời điểm được cử đi đào tạo, chuyên ngành đào tạo phải phù hợp với vị trí việc làm. Phải cam kết phục vụ cho tỉnh ít nhất gấp 3 lần thời gian đào tạo sau khi hoàn thành khoá học (Có mẫu bản cam kết kèm theo);
* Các hình thức đào tạo còn lại: Công chức đã được bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ lãnh đạo mà chưa đáp ứng trình độ theo quy định, công chức cấp xã và cán bộ không chuyên trách diện quy hoạch thay thế cán bộ, công chức cấp xã có ít nhất 03 năm công tác liên tục, tuổi đời không quá 50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ. Phải cam kết phục vụ cho tỉnh gấp 2 lần thời gian đào tạo hoặc đến khi nghỉ hưu sau khi hoàn thành khoá học.
+ Cán bộ đương chức và dự nguồn quy hoạch các chức danh lãnh đạo các đơn vị ngành dọc, doanh nghiệp nhà nước thuộc diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý đi đào tạo lý luận chính trị - hành chính sau khi có sự thống nhất của cơ quan cấp trên với Tỉnh ủy hoặc Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
- Diện dự nguồn cán bộ cho tỉnh được cử đi đào tạo phải đảm bảo đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau (chọn sinh viên tốt nghiệp Đại học để dự nguồn cán bộ cho tỉnh):
* Sinh viên tốt nghiệp đại học đạt loại giỏi trở lên, thạc sỹ chuyên ngành mà tỉnh có nhu cầu, quan tâm đến nguồn sinh viên người dân tộc thiểu số sinh viên nguyên là học sinh của Trường Trung học phổ thông chuyên, Trung học phổ thông Dân tộc nội trú và các Trường Trung học phổ thông khác của tỉnh (riêng sinh viên người dân tộc thiểu số tốt nghiệp Đại học đạt loại khá trở lên) và đạt yêu cầu trong kỳ thi tuyển sinh. Không quá 27 tuổi đối với sinh viên tốt nghiệp đại học, 30 tuổi đối với thạc sỹ (riêng sinh viên người dân tộc thiểu số được cộng thêm 2 tuổi so với quy định chung); phải do Tỉnh ủy hoặc UBND tỉnh quyết định theo đề nghị của Ban Tổ chức Tỉnh ủy hoặc Sở Nội vụ;
* Bản thân và gia đình cùng cam kết sau khi tốt nghiệp ra trường về phục vụ tại tỉnh và chấp hành theo sự phân công của tổ chức, thời gian yêu cầu phục vụ sau đào tạo ít nhất 10 năm. Phải bồi hoàn gấp 3 lần kinh phí đào tạo nếu tự ý bỏ học hoặc sau khi tốt nghiệp không về phục vụ tại tỉnh theo sự phân công của tổ chức (ngoài những quy định trên, các trường hợp đặc biệt thực hiện theo quy định của Tỉnh ủy).
- Đào tạo ở nước ngoài
+ Điều kiện và tiêu chuẩn xét tuyển chọn cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện theo Quy chế tuyển chọn của tỉnh;
+ Việc cử cán bộ, công chức, viên chức (kể cả cán bộ, công chức dự nguồn) đi đào tạo nước ngoài do Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu Tỉnh ủy quyết định hoặc Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định (ngoài những quy định trên, các trường hợp đặc biệt thực hiện theo quy định của Tỉnh ủy).
b) Bồi dưỡng
- Bồi dưỡng trong nước
Cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng quy định tại Điểm a, b, Khoản 1, Điều 2 Quy định này được cử đi bồi dưỡng phải là những người hoàn thành nhiệm vụ được giao và phải hoàn thành các chương trình bồi dưỡng theo quy định.
- Bồi dưỡng ở nước ngoài
Việc cử cán bộ, công chức, viên chức đi bồi dưỡng ở nước ngoài thực hiện theo Điều 18 Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức.
Đối tượng được khuyến khích đi đào tạo là cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế đang công tác trong các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể cấp tỉnh, huyện, xã trong quy hoạch có nhu cầu tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sau đại học và tương đương; có thời gian công tác đủ từ 5 năm trở lên, nam không quá 50 tuổi, nữ không quá 45 tuổi được cấp có thẩm quyền cử đào tạo; có bản cam kết phục vụ gấp 2 lần thời gian đào tạo sau khi hoàn thành khóa học.
Đối tượng thu hút được quy định tại Khoản 2, Điều 2, Quy định này phải đáp ứng trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phù hợp với nhu cầu của cơ quan, đơn vị và phải cam kết công tác tại tỉnh ít nhất 10 năm, nam không quá 50 tuổi, nữ không quá 45 tuổi, sinh viên tốt nghiệp đại học không quá 25 tuổi.
QUY TRÌNH, THẨM QUYỀN TRONG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ THU HÚT
Điều 4. Thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng, tự đi đào tạo
1. Cán bộ, công chức lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện, viên chức lãnh đạo và cán bộ quy hoạch các chức danh lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý do Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh quyết định cử đi đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị - hành chính, bồi dưỡng trong và ngoài nước.
2. Cán bộ, công chức, cấp tỉnh, huyện, xã, viên chức lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp thuộc các sở, ban, ngành, huyện thị do Ban Tổ chức Tỉnh ủy (khi được Tỉnh ủy ủy quyền), Sở Nội vụ (khi được UBND tỉnh ủy quyền) quyết định cử đi đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị - hành chính, bồi dưỡng trong và ngoài nước.
3. Cán bộ, công chức, cấp tỉnh, huyện, xã, viên chức cấp tỉnh và các đơn vị sự nghiệp cấp huyện đi học tự túc nhằm đáp ứng nhu cầu công việc chuyên môn đang đảm trách gồm: đại học, sau đại học và đi bồi dưỡng, tập huấn do các lớp do Bộ, ngành Trung ương tổ chức; bồi dưỡng ngắn hạn do các sở, ban, ngành, huyện, thị tổ chức thì Thủ trưởng các sở, ban, ngành và tương đương, Chủ tịch UBND các huyện, thị quyết định nhưng phải trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng (kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm đối với khối Đảng, Đoàn thể do Ban Tổ chức Tỉnh ủy phê duyệt; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm đối với khối Nhà nước do Sở Nội vụ phê duyệt).
4. Cán bộ lãnh đạo các đơn vị ngành dọc của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp nhà nước diện quy hoạch lãnh đạo và diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý do Tỉnh ủy hoặc Ban Tổ chức Tỉnh ủy khi được Tỉnh ủy ủy quyền quyết định cử đào tạo lý luận chính trị - hành chính.
Điều 5. Thẩm quyền, trình tự thu hút nguồn nhân lực
a) Đối với cán bộ, công chức
- Bố trí vào công tác tại các cơ quan Đảng, Đoàn thể do Ban Tổ chức Tỉnh ủy tiếp nhận và đề xuất, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định;
- Bố trí vào công tác tại các cơ quan hành chính khối Nhà nước do Sở Nội vụ đề xuất tiếp nhận và Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
b) Đối với viên chức sự nghiệp công lập do Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp tiếp nhận và đề xuất, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND huyện, thị xã quyết định, sau khi có ý kiến thỏa thuận của Sở Nội vụ.
c) Đối với sinh viên tốt nghiệp đại học được quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 2 Quy định này tiếp nhận đề xuất, Sở Nội vụ thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh để bố trí công chức dự bị về công tác tại các xã, phường, thị trấn nhằm tạo nguồn cán bộ cho tỉnh, huyện (ngoài các quy định trên, các trường hợp đặc biệt thực hiện theo quy định của Tỉnh ủy).
d) Trình tự thu hút nguồn nhân lực
Hàng năm, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND huyện, thị xã căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được giao, đăng ký nhu cầu thu hút của cơ quan, đơn vị mình gửi về Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ vào tháng 02 hàng năm. Trên cơ sở đăng ký nhu cầu thu hút nhân lực của các cơ quan, đơn vị, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng các chức danh cần thu hút.
Điều 6. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
1. Đào tạo, bồi dưỡng trong nước
Giáo dục phổ thông (chỉ áp dụng cho cán bộ là người dân tộc thiểu số trong diện quy hoạch); chuyên môn, nghiệp vụ; lý luận chính trị; kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành; tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc.
2. Đào tạo, bồi dưỡng ở ngoài nước
Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước và quản lý chuyên ngành; kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế.
3. Trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Bổ túc trung học phổ thông: Áp dụng cho cán bộ là người dân tộc thiểu số trong diện quy hoạch;
- Bồi dưỡng: Áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại Điểm a, b, Khoản 1, Điều 2, Quy định này;
- Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học: Áp dụng cho cán bộ, công chức cấp xã và cán bộ không chuyên trách diện quy hoạch thay thế cán bộ, công chức cấp xã;
- Trung cấp chính trị, cao cấp lý luận chính trị, cử nhân chính trị: Áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện và cán bộ, công chức cấp xã theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh quy định;
- Đại học và sau đại học: Áp dụng cho cán bộ diện quy hoạch và tạo nguồn cán bộ lãnh đạo của tỉnh được quy định tại Điểm a, b, d, Khoản 1, Điều 2 Quy định này.
CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH TRONG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, KHUYẾN KHÍCH TỰ ĐI ĐÀO TẠO VÀ THU HÚT
Điều 7. Chế độ, chính sách trong đào tạo
Cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 2 Quy định này khi được cử đi đào tạo thì ngoài việc được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có) còn được hưởng thêm các chế độ đi học từ nguồn ngân sách của tỉnh được áp dụng theo mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, cụ thể như sau:
a) Trợ cấp tiền ăn
- Học tập trung
+ Học tại các tỉnh và thành phố phía Bắc (từ Đà Nẵng trở ra): được trợ cấp 1,5 lần mức lương tối thiểu/người/tháng;
+ Học tại các tỉnh và thành phố phía Nam (các tỉnh, thành phố còn lại): được trợ cấp bằng 1 lần mức lương tối thiểu/người /tháng;
+ Học tập trung trên địa bàn tỉnh được trợ cấp 0,7 lần mức lương tối thiểu/người/tháng (áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ diện dự nguồn):
* Học tại chức
+ Trợ cấp tiền ăn theo ngày thực học (áp dụng trong và ngoài tỉnh);
+ Được trợ cấp 6% mức lương tối thiểu/người/ngày (áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và diện cán bộ dự nguồn là người dân tộc thiểu số).
b) Trợ cấp đi thực tế, viết và bảo vệ luận văn, luận án tốt nghiệp (được thanh toán 1 lần sau khi được cấp bằng) áp dụng chung cho cả đi học tập trung và tại chức đối với đi đào tạo sau đại học mức trợ cấp cụ thể như sau:
- Tiến sỹ: 50 lần mức lương tối thiểu;
- Bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa II: 40 lần mức lương tối thiểu;
- Thạc sỹ: 30 lần mức lương tối thiểu;
- Bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa I: 20 lần mức lương tối thiểu;
- Cao cấp lý luận chính trị - hành chính: 6 lần mức lương tối thiểu.
c) Trợ cấp khác
- Người dân tộc thiểu số được trợ cấp 0,3 lần mức lương tối thiểu/người/tháng;
- Nữ được trợ cấp 0,2 lần mức lương tối thiểu/người/tháng (nếu nữ là người dân tộc thiểu số thì được trợ cấp thêm 0,3 lần mức lương tối thiểu/người/tháng);
- Nữ đang trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 3 tuổi thì được trợ cấp 0,5 lần mức lương tối thiểu/người/tháng (Trong trường hợp, người được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thuộc diện được hưởng nhiều khoản trợ cấp khác nhau theo quy định tại Điểm này thì mức trợ cấp cao nhất được hưởng cũng không vượt quá 0,5 lần mức lương tối thiểu/người/tháng).
d) Thanh toán tiền học phí, tài liệu, nội trú, y tế phí (nếu có) theo phiếu thu của cơ sở đào tạo.
e) Thanh toán chi phí đi lại
- Học tại các tỉnh và thành phố phía Bắc (từ Đà Nẵng trở ra): Cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý được thanh toán tiền vé máy bay (hạng vé phổ thông) 02 lần/năm (4 lượt). Các đối tượng còn lại được thanh toán chi phí đi lại bằng phương tiện công cộng khác 02 lần/năm (4 lượt);
- Học tại các tỉnh và thành phố phía Nam (các tỉnh, thành phố còn lại): Áp dụng chung cho tất cả các đối tượng được thanh toán chi phí đi lại bằng phương tiện công cộng (trừ máy bay) 02 lần/tháng (4 lượt);
- Học trên địa bàn tỉnh: Áp dụng chung cho tất cả các đối tượng được thanh toán chi phí đi lại bằng phương tiện công cộng 02 lần/tháng (04 lượt). Không áp dụng cho học viên đang công tác trên địa bàn các xã, thị trấn và các phường thuộc huyện, thị xã nơi tổ chức lớp học.
f) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đi học các lớp tin học, ngoại ngữ và các kiến thức bổ trợ khác do tỉnh mở thì học viên được đài thọ kinh phí đào tạo nhưng không được hưởng các chế độ trợ cấp đi học còn lại theo Quy định này.
Tùy theo lớp học cụ thể, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ đề xuất Tỉnh ủy, UBND tỉnh xem xét, quyết định và thực hiện theo quy định tài chính về đào tạo ở nước ngoài theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định về việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Điều 8. chế độ chính sách trong bồi dưỡng
- Cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Điểm 2, Quy định này, khi được cử đi bồi dưỡng thì ngoài việc được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) còn được hưởng thêm các chế độ từ nguồn ngân sách của tỉnh được áp dụng theo mức tối thiểu do nhà nước quy định. Cụ thể như sau:
1. Bồi dưỡng ở nước ngoài: Chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài thực hiện theo quy định tài chính hiện hành.
2. Bồi dưỡng ở trong nước: Cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, huyện, xã khi tham gia các lớp bồi dưỡng dưới 3 tháng thực hiện theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính. Đối với các lớp bồi dưỡng từ 3 tháng trở lên được áp dụng thanh toán các chế độ sau:
a) Trợ cấp tiền ăn theo ngày thực học (áp dụng cho học trong và ngoài tỉnh): 6% mức lương tối thiểu/người/ngày;
b) Thanh toán tiền học phí, tài liệu, nội trú, y tế phí (nếu có) theo phiếu thu của cơ sở đào tạo;
c) Thanh toán chi phí đi lại:
- Bồi dưỡng tại các tỉnh và thành phố phía Bắc (từ Đà Nẵng trở ra): Cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý được thanh toán tiền vé máy bay (hạng vé phổ thông); cán bộ, công chức, viên chức còn lại được thanh toán chi phí đi lại bằng phương tiện công cộng khác 01 lần (02 lượt) cho các lớp bồi dưỡng dưới 6 tháng, 02 lần (04 lượt) cho các lớp từ 6 tháng trở lên.
- Bồi dưỡng tại các tỉnh và thành phố phía Nam (các tỉnh, thành phố còn lại) (áp dụng chung cho tất cả các đối tượng): Được thanh toán chi phí đi lại bằng phương tiện công cộng 01 lần (02 lượt)/tuần;
- Bồi dưỡng trên địa bàn tỉnh: Không áp dụng cho học viên đang công tác trên địa bàn xã, phường, thị trấn nơi tổ chức lớp học. Được thanh toán chi phí đi lại bằng phương tiện công cộng 1 lần (2 lượt)/tuần/người.
Điều 9. Chính sách khuyến khích tự đi đào tạo
Cán bộ, công chức, viên chức sau khi có bằng thạc sỹ và tương đương trở lên, đúng chuyên ngành đào tạo thì được hỗ trợ các mức sau:
1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức học ngoài giờ hành chính có xác nhận của cơ sở đào tạo và các hồ sơ liên quan được trợ cấp bằng 50% học phí và trợ cấp bằng 100% mức trợ cấp đi thực tế, viết và bảo vệ luận văn tốt nghiệp được quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 7 Quy định này tương ứng từng bằng cấp đào tạo (được thanh toán 1 lần sau khi tốt nghiệp);
2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức học trong giờ hành chính có quyết định cử đi học của Giám đốc sở (hoặc tương đương) thì được tạo điều kiện về thời gian và trợ cấp bằng 50% mức trợ cấp đi thực tế, viết và bảo vệ luận văn tốt nghiệp được quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 7 Quy định này tương ứng từng bằng cấp đào tạo (được thanh toán 1 lần sau khi tốt nghiệp).
Điều 10. Chính sách thu hút nguồn nhân lực
1. Những đối tượng sau đây tự nguyện làm việc từ 10 năm trở lên tại các cơ quan, đơn vị theo sự phân công của cấp có thẩm quyền, thì ngoài việc được hưởng lương theo ngạch, bậc và phụ cấp (nếu có) còn được hưởng trợ cấp ban đầu cho từng đối tượng với các mức sau:
- Giáo sư - tiến sỹ: 70 lần mức lương tối thiểu;
- Phó giáo sư - tiến sỹ: 60 lần mức lương tối thiểu;
- Tiến sỹ: 50 lần mức lương tối thiểu;
- Bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa II: 40 lần mức lương tối thiểu;
- Thạc sỹ: 40 lần mức lương tối thiểu;
- Bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa I: 30 lần mức lương tối thiểu;
- Đại học chính quy loại giỏi, xuất sắc: 20 lần mức lương tối thiểu;
- Đại học chính quy loại khá (bố trí cho viên chức ngành Y tế và công chức cấp xã): 15 lần mức lương tối thiểu.
2. Thời điểm để nhận trợ cấp ban đầu là sau 3 tháng tính từ ngày nhận công tác.
Những người thuộc đối tượng thu hút được quy định tại Khoản 2, Điều 2 Quy định này thì ngoài việc được trợ cấp ban đầu, còn được trợ cấp thêm 0,5 lần mức lương tối thiểu/người/tháng (trong thời gian 24 tháng kể từ ngày nhận công tác);
Người có nhiều bằng cấp khác nhau thì chỉ được hưởng một mức trợ cấp tính theo văn bằng cao nhất.
3. Sau thời gian công tác ít nhất là 5 năm, nếu những cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện thu hút có nguyện vọng được đào tạo trình độ từ cao hơn liền kề thì được xem xét để giải quyết cho đi đào tạo và được trợ cấp chế độ đi học theo quy định hiện hành của tỉnh.
BỒI HOÀN KINH PHÍ TRONG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, KHUYẾN KHÍCH TỰ ĐÀO TẠO VÀ THU HÚT
Điều 11. Nguyên tắc bồi thường đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích tự đào tạo và thu hút
1. Cán bộ, công chức, viên chức và diện dự nguồn cán bộ cho tỉnh được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và ngoài nước có thời gian từ 3 tháng trở lên do kinh phí Nhà nước cấp toàn phần hay một phần; sau khi tốt nghiệp và hoàn thành khóa học nếu không chấp hành sự phân công của tổ chức hoặc thực hiện không đủ thời gian như đã cam kết tại Điểm a, c, Khoản 1, Điều 3 Quy định này, bỏ học, hoặc không được cấp bằng tốt nghiệp thì phải bồi hoàn chi phí đào tạo, bồi dưỡng. Việc bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện theo Điều 25, Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2011 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng.
2. Cán bộ, công chức, viên chức nhận hỗ trợ khuyến khích tự đi đào tạo và trợ cấp thu hút theo quy định tại Điều 8 và Khoản 1, 2 Điều 9, Quy định này thì tùy theo từng trường hợp cụ thể phải bồi thường theo quy định tại Khoản 2,3, Điều 12 Quy định này.
Điều 12. Cách tính chi phí bồi thường đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích tự đào tạo và thu hút
1. Việc tính chi phí bồi thường đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo Điều 26 Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẩn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng.
2. Đối với trường hợp nhận hỗ trợ khuyến khích tự đi đào tạo mà không công tác đủ thời gian quy định thì phải hoàn trả số tiền đã nhận tương ứng với tỷ lệ thời gian cam kết phục vụ trừ đi thời gian đã công tác.
3. Trường hợp nếu cán bộ, công chức, viên chức được các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, tuyển dụng và chi trả trợ cấp ưu đãi thu hút theo Khoản 1, 2, Điều 10 Quy định này nếu không phục vụ đủ thời gian như đã cam kết hoặc vi phạm pháp luật, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải bồi hoàn toàn bộ kinh phí ưu đãi đã được hưởng theo quy định.
Điều 13. Phương thức cấp phát và thanh quyết toán
Hàng năm, đơn vị sử dụng ngân sách lập dự toán chi cho việc đào tạo, bồi dưỡng gửi cơ quan Tài chính cùng cấp xét duyệt để làm cơ sở và thanh quyết toán. Phương thức thanh toán như sau:
1. Đối với các lớp đào tạo, bồi dưỡng về hành chính nhà nước (bao gồm: bồi dưỡng quản lý nhà nước, trung cấp hành chính và đại học), lý luận chính trị (bao gồm: trung cấp, cao cấp và đại học), các lớp đại học chuyên ngành:
a) Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thị xã cấp kinh phí về cho các đơn vị mở lớp goàm: Kinh phí phục vụ trực tiếp cho việc mở lớp, kinh phí đào tạo, hỗ trợ một phần tiền ăn cho học viên.
b) Các đơn vị cử cán bộ, công chức đi học thực hiện:
- Chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập (một lượt đi và về; nghỉ lễ; nghỉ tết nguyên đán); chi thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ cho cán bộ, công chức trong những ngày đi tập trung học tại cơ sở đào tạo (trong trường hợp cơ sở đào tạo và đơn vị tổ chức đào tạo xác nhận không bố trí được chỗ nghỉ). Căn cứ địa điểm tổ chức lớp học và khả năng ngân sách, các cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức đi học sử dụng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồn kinh phí khác của mình để hỗ trợ cho cán bộ, công chức được cử đi học hai khoản chi phí nêu trên đảm bảo nguyên tắc: Các khoản chi hỗ trợ này không vượt quá mức chi hiện hành của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập;
- Cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức đi học không chi hỗ trợ tiền chi phí đi lại và tiền thuê chỗ nghỉ đối với các trường hợp là những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc, tổ dân phố ở phường, thị trấn đã được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ mở lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chi hỗ trợ theo quy định;
- Đối với các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ có thời gian từ 3 tháng trở lên: Học viên được thanh toán các khoản nêu tại Quy định này do cơ quan Tài chính cấp trực tiếp về cho các đơn vị có cán bộ đi học; mức chi không vượt quá các khoản được quy định tại Quy định này.
c) Cán bộ, công chức, viên chức không thuộc đối tượng được quy định tại Điểm a, b, Khoản 1, Điều 2 Quy định này được Giám đốc sở hoặc tương đương, Chủ tịch UBND huyện, thị quyết định cử tự đi đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn hoặc để đạt tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức theo quy định của Nhà nước thì không áp dụng chính sách trợ cấp nêu tại Quy định này mà tuỳ theo khả năng nguồn kinh phí của đơn vị tự cân đối chi hỗ trợ không quá 50% tiền học phí, nhưng phải được xây dựng trong quy chế chi tiêu nội bộ.
2. Đối với các lớp đào tạo Sau đại học trong và ngoài nước và diện tạo nguồn
a) Nếu cán bộ, công chức thuộc Khối Đảng, Đoàn thể và diện tạo nguồn thì nguồn kinh phí được cấp qua Ban Tổ chức Tỉnh ủy và quyết toán với Sở Tài chính.
b) Nếu cán bộ, công chức, viên chức thuộc khối Nhà nước thì nguồn kinh phí cấp qua Sở Nội vụ và quyết toán với Sở Tài chính.
Các trường hợp trên sẽ được giải quyết thanh toán vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm.
3. Đối với diện thu hút nguồn nhân lực và diện hỗ trợ khuyến khích tự đào tạo
a) Đối với cấp tỉnh: Các trường hợp tự đi đào tạo và được thu hút về các cơ quan Đảng, Đoàn thể do Sở Tài chính cấp phát qua Ban Tổ chức Tỉnh ủy; còn đối với các trường hợp tự đi đào tạo và được thu hút về các cơ quan hành chính, sự nghiệp do Sở Tài chính cấp phát qua Sở Nội vụ để thanh toán từ nguồn ngân sách của tỉnh.
b) Đối với cấp huyện, cấp xã: Các trường hợp tự đi đào tạo và được thu hút về xã do Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện cấp phát qua Phòng Nội vụ để thanh toán nguồn kinh phí đã phân cấp về cho các huyện, thị xã.
4. Đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh
Doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh (kể cả DNNN đã cổ phần hóa): Được phép vận dụng chính sách quy định tại văn bản này trong việc thu hút nguồn nhân lực và công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức và người lao động ở đơn vị. Kinh phí trợ cấp thu hút và đào tạo, bồi dưỡng do doanh nghiệp chi trả.
Điều 14. Trách nhiệm của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Sở Nội vụ
1. Xây dựng Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức hàng năm trình Hội đồng Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ tỉnh phê duyệt.
2. Tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại tỉnh và cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch và phù hợp với vị trí công tác theo đúng quy định.
3. Phối hợp các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí, thẩm quyền và điều kiện tiêu chuẩn trong việc cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng.
4. Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của Hội đồng Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ tỉnh, Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ.
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Thực hiện lập dự toán, cấp phát và quyết toán kịp thời đúng chế độ quy định; đồng thời báo cáo quyết toán ngân sách địa phương cho Bộ Tài chính.
2. Nguồn kinh phí từ nguồn kinh phí đào tạo khác thực hiện theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
Điều 16. Trường Chính trị tỉnh và các cơ sở đào tạo khác của tỉnh
Có trách nhiệm phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ để tiến hành lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và tổ chức thực hiện sau khi đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Điều 17. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã
1. Căn cứ vào Đề án đã được phê duyệt, thường xuyên rà soát, xây dựng quy hoạch cán bộ và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm và giai đoạn gửi về Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ vào tháng 10 hàng năm.
2. Cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng phải thực hiện theo đúng thẩm quyền, đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn đã quy định của Quy định này.
3. Thực hiện việc thanh quyết toán nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng do địa phương,đơn vị mình quản lý.
4. Báo Bình Phước, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh có trách nhiệm thông báo các chỉ tiêu nhu cầu và chức danh cần thu hút của tỉnh do Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ cung cấp sau khi được các cơ quan đơn vị đăng ký.
Điều 18. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các sở, ban, ngành và UBND huyện, thị xã kiến nghị bằng văn bản gửi về Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, Sở Tài chính để tổng hợp đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét quyết định./.
- 1 Quyết định 159/2005/QĐ-UBND về Quy định chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 2 Quyết định 1320/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành hết hiệu lực
- 3 Quyết định 18/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 73/2011/QĐ-UBND quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; thu hút và phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 4 Quyết định 2791/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và hết hiệu lực thi hành một phần đến hết ngày 16/12/2019
- 5 Quyết định 2791/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và hết hiệu lực thi hành một phần đến hết ngày 16/12/2019
- 1 Quyết định 777/QĐ-UBND về Kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực năm 2018 thực hiện Chương trình hành động 09-CTr/TU do tỉnh An Giang ban hành
- 2 Quyết định 4263/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 3 Quyết định 26/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút nguồn nhân lực của tỉnh Tiền Giang kèm theo Quyết định 01/2012/QĐ-UBND
- 4 Quyết định 24/2012/QĐ-UBND về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011-2015
- 5 Quyết định 74/2011/QĐ-UBND về Quy định chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 6 Nghị quyết 25/2011/NQ-HĐND thông qua quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức; thu hút và phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 7 Thông tư 03/2011/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức do Bộ Nội vụ ban hành
- 8 Luật viên chức 2010
- 9 Thông tư 139/2010/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do Bộ Tài chính ban hành
- 10 Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 92/2009/NĐ-CP chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã do Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 11 Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức
- 12 Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
- 13 Luật cán bộ, công chức 2008
- 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 15 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 16 Quyết định 86/2001/QĐ-UBND hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành
- 1 Quyết định 74/2011/QĐ-UBND về Quy định chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 2 Quyết định 86/2001/QĐ-UBND hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành
- 3 Quyết định 24/2012/QĐ-UBND về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011-2015
- 4 Quyết định 159/2005/QĐ-UBND về Quy định chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 5 Quyết định 26/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút nguồn nhân lực của tỉnh Tiền Giang kèm theo Quyết định 01/2012/QĐ-UBND
- 6 Quyết định 1320/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành hết hiệu lực
- 7 Quyết định 4263/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành thủy sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 8 Quyết định 777/QĐ-UBND về Kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực năm 2018 thực hiện Chương trình hành động 09-CTr/TU do tỉnh An Giang ban hành
- 9 Quyết định 18/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 73/2011/QĐ-UBND quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; thu hút và phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 10 Quyết định 2791/QĐ-UBND năm 2019 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ và hết hiệu lực thi hành một phần đến hết ngày 16/12/2019