Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 73/QĐ-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 5 năm 1986

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH BẢO VỆ HẾ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY NÔNG KÊNH ĐÔNG CỦ CHI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1983 ;
- Căn cứ Nghị định 141/CP ngày 26 tháng 9 năm 1963 của Hội đồng Chính phủ ban hành điều lệ quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thủy nông ;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thủy lợi thành phố.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này bản quy định bảo vệ hệ thống công trình thủy nông kênh đông Củ Chi.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3: Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Thủy lợi, Giám đốc Công an thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã trong phạm vi khu vực của hệ thống, thủ trưởng các cơ quan đơn vị quản lý xây dựng và khai thác công trình thủy nông kênh đông Củ Chi, các Sở Ban Ngành, Ủy ban nhân dân quận huyện chịu trách nhiệm thi hành bản quy định này.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Vĩnh Nghiệp

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC BẢO VỆ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY NÔNG KÊNH ĐÔNG CỦ CHI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/QĐ-UB ngày 22-5-1986 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Điều 1: Hệ thống công trình thủy nông kênh Đông Củ Chi đáp ứng yêu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp cho 14.017ha ở địa bàn các xã phí Bắc, Tây Bắc huyện Củ Chi. Đây là công trình thủy nông trọng điểm và lớn nhất thành phố, nằm trong hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng, là tài sản xã hội chủ nghĩa, mọi người đều có nghĩa vụ bảo vệ tài sản đó và nghiêm chỉnh chấp hành những quy định từ điều 2 đến điều 6 của bản quy định này.

Điều 2: Phạm vi khu vực bảo vệ :

1. Đối với kênh: khu vực phải bảo vệ gồm dãy đất dọc theo hai bên bờ kênh rộng 30m kể từ chân mái ngoài của bờ kênh chính, 20m mỗi phía đối với kênh cấp 1, 15m mỗi phía đối với kênh cấp 2, 10m mỗi phía đối với kênh cấp 3.

2. Đối với các công trình trên kênh (bao gồm cống, cầu, cầu máng, lực nước, dốc nược, tràn bên…), khu vực trong phạm vi bảo vệ rộng 50m mỗi phía kể từ 2 đầu và thượng hạ lưu công trình.

Điều 3: Quy định chung về bảo vệ :

1. Trong khu vực bảo vệ công trình, cấp không đầu thuyền bè, đánh cá, tắm giặt, bơi lội, đào đất trồng cây, cắm cọc, làm nhà, thả súc vật dẫm phá, chất xếp hàng hóa vật liệu…

2. Cấm dùng chất nổ trong phạm vi 500m xung quanh công trình.

3. Cấm đụng chạm vào các bộ phận cửa và bộ máy đóng mở công trình, đập, gờ, cấm tháo gỡ hoặc làm chuyển dịch các bộ phận bêtông sắt đá, tấm lát, các thiết bị quản lý lắp trong khu vực công trình.

4. Cấm tự tiện để đồ đạc, vật dụng trong khu vực công trình, cấm nếm bất cứ vật gì xuống nước phía thượng và hạ lưu công trình, vào trong làng, vào các khe rãnh và xung quanh công trình.

5. Cấm tự tiện đóng hoặc mở công trình, chỉ những nhân viên trực tiếp quản lý mới được phép đóng hoặc mở theo lệnh của cấp trên có thẩm quyền hoặc đã được phân cấp.

6. Cấm cắt cỏ, dãy cỏ, đốt cỏ trên mái kênh trừ việc cắt cỏ theo kế hoạch bảo dưỡng công trình.

7. Cấm làm tắt nghẽn các đường rãnh, các vòi lỗ tiêu nước trên công trình.

8. Cấm tự tiện leo lên mặt cầu công tác (tháp đóng mở của cống đập) của công trình.

Điều 4: Một số quy định riêng nhằm bảo vệ từng bộ phận công trình :

a) Cống :

Cấm tự tiện đặt thêm cống lấy nước, thay đổi cao trình kích thước, khẩu diện vị trí cống.

b) Kênh :

- Cấm đào, cuốc, xẻ bờ kênh, đắp cản lòng kênh, cấm tự tiện đặt máy bơm, xây bến tắm, bến vận chuyển dọc bờ kênh, bắt cầu qua kênh ngoài những vị trí đã được quy định trong thiết kế.

- Cấm thả, dắt, buộc trâu bò súc vật trên bờ kênh và cho trâu bò lội qua kênh, ngoài các bến lội đã quy định… cấm cho trâu tắm trong lòng kênh.

- Trên bờ kênh chỉ cho phép người đi bộ, xe đạp, xe máy qua lại. Riêng bờ kênh chính có rải cấp phối cho phép xe hơi làm nhiệm vụ quản lý tu sửa và phòng chống lục bão đi lại.

- Cấm các loại xe bánh xích, bánh sắt kể cả xe bánh sắt do trâu bò kéo đi trên kênh.

- Cấm đổ đất, đá, rác rưởi vào lòng kênh, cấm đóng cọc, chăng lưới, cấm giăng đò, cắm phà, ngâm tre nứa gỗ và làm những việc gì khác gây cản trở dòng chảy trong kênh.

c) Cầu máng :

- Cấm leo trèo ở các từng cầu máng, chui vào lòng cầu máng.

- Cấm ném hoặc thả trôi bất cứ vật gì trong lòng cầu máng.

- Trên mặt cầu máng chỉ cho phép người đi bộ, xe đạp, xe gắn máy và các loại xe khác làm nhiệm vụ quản lý tu sửa, phòng chống lụt bão đi lại.

d) Tràn bên, bậc nước, dốc nước :

- Cấm tự tiện đắp bịt, đào phá đường tràn bên, bậc nước, dốc nước hoặc để bất cứ vật gì trên ngưỡng tràn, bậc nước, dốc nước, hạ thấp hoặc nâng cao công trình, mở rộng hoặc thu hẹp khẩu diện của tràn bên, bậc nước, dốc nước.

e) Cầu qua kênh :

- Trên những công trình có kết hợp cầu giao thông, loại xe nào được phép đi qua phải tuân theo quy định về trọng tải và tốc độ cho phép qua, cấm dừng xe, tụ tập trên mặt cầu, xe phải đỗ cách xa 2 đầu công trình 30m.

- Cấm phóng uế, vất rác lên mặt cầu, người nào làm dơ bẩn mặt cầu thì phải quét dọn.

- Cấm mọi hành động làm hư hỏng cầu.

Điều 5: Bảo vệ nguồn nước.

1. Cấm dùng chất nổ, chất độc để đánh cá trong kênh.

2. Cấm đổ rác rưởi, vất xác sức vật chết, các vật hôi thối vào trong nước kênh.

3. Cấm cho chảy vào kênh các loại nước hôi bẩn và có chất độc, các loại nước thải của nhà máy, xí nghiệp, nước rửa chuồng trại chăn nuôi.

Điều 6: Khen thưởng kỷ luật :

1. Những người có thành tích xuất sắc trong việc bảo vệ công trình hoặc dũng cảm phát hiện, ngăn chặn những hành vi phạm pháp có tính chất hình sự có thể gây hư hại lớn cho công trình thì được xét khen thưởng thích đáng.

2. Người nào vi phạm quy định này thì tùy theo mức độ nhẹ, nặng sẽ bị xử lý bằng các hình thức sau :

- Phạt vi cảnh.

- Truy tố trước pháp luật.

Nếu việc vi phạm quy định gây thiệt hại đến công trình thủy lợi thì người vi phạm phải bồi thường thiệt hại đó.