ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 74/2002/QĐ-UB | Đà Lạt, ngày 9 tháng 05 năm 2002 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Quyết định số 30/2002/QĐ-UB ngày 12/3/2002 của UBND Tỉnh Lâm Đồng về việc thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại Tỉnh Lâm Đồng;
-Theo đề nghị của Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại Tỉnh;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế (tạm thời) về mối quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại Tỉnh.
Điều 2: Các ông Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, các thành viên Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại Tỉnh, bộ phận thường trực giúp việc Ban chỉ đạo 127 Tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký./-
| TM. UBND TỈNH LÂM ĐỒNG |
VỀ QUAN HỆ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRONG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo quyết định số 74/QĐ-UB ngày 09/5/2002 của UBND Tỉnh Lâm Đồng)
Điều 1: Quy chế này quy định mối quan hệ phối hợp hoạt động giữa các sở, ban , ngành, UBND các huyện thị xã, thành phố thuộc Tỉnh (sau đây gọi tắt là cơ quan nhà nước) trong việc thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn Tỉnh (bao gồm các hành vi : vận chuyển, tàng trữ, buôn bán hàng cấm, hàng nhập khẩu trái phép; sản xuất và buôn bán hàng giả; các hành vi gian lận về thuế, sử dụng hoá đơn giả, tem hàng nhập khẩu giả và các hoạt động kinh doanh trái phép khác).
Điều 2: Trong công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực trên địa bàn Tỉnh có nhiệm vụ như sau :
1. Hướng dẫn, thực hiện việc thanh tra, kiểm tra đối với tất cả các doanh nghiệp (hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Nghị định 02/2002/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính Phủ) trong việc chấp hành luật pháp và các chính sách về nhiệm vụ chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong phạm vi ngành, lĩnh vực được giao.
2. Phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan tổ chức quản lý thị trường theo lĩnh vực, ngành, địa bàn; xây dựng các chương trình hoạt động, kế hoạch công tác để đấu tranh ngăn chặn và xử lý kịp thời các diễn biến bất thường xảy ra trên thị trường.
3. Theo thẩm quyền đã được pháp luật quy định, tiến hành xử lý các hành vi vi phạm hành chính về buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại hoặc kiến nghị với các cơ quan chức năng xử lý những vụ việc có dấu hiệu phạm tội hình sự.
4. Rà soát cơ chế, chính sách và các văn bản pháp luật về công tác quản lý thị trường để kiến nghị, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.
5. Xây dựng kế hoạch, giải pháp để góp phần ổn định tình hình thị trường, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng việc giao lưu hàng hoá trong nước và xuất khẩu.
Điều 3: Trong khi thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, các cơ quan nhà nước trong tỉnh có trách nhiệm chủ động tổ chức phối hợp hoạt động với các cơ quan hữu quan để đảm bảo sự thống nhất đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ.
Việc phối hợp hoạt động được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan nhà nước theo pháp luật quy định và theo yêu cầu thực tế của công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong từng thời gian, địa bàn và lĩnh vực cụ thể.
QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Điều 4: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước về công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong từng thời kỳ, địa bàn, nhiệm vụ cụ thể, các cơ quan nhà nước chủ động xác lập mối quan hệ phối hợp hoạt động như sau :
A/ Những quy định chung:
1. Phối hợp trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, các biện pháp quản lý thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn. Những vấn đề có liên quan đến nhiều ngành hoặc địa phương thì khi xây dựng kế hoạch, chương trình công tác phải có sự trao đổi thống nhất giữa các cơ quan liên quan trước khi trình cấp trên phê duyệt tổ chức thực hiện.
2. Phối hợp trong việc cung cấp thông tin về tình hình thị trường, các diễn biến của hoạt động buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, về công tác quản lý thị trường theo ngành và địa bàn quản lý; kết quả của việc thực hiện nhiệm vụ, những kinh nghiệm qua thực tế hoạt động.
3. Phối hợp trong việc chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp về hành chính, kinh tế , xã hội, giáo dục tuyên truyền để đẩy mạnh hoạt động QLTT có hiệu quả.
4. Phối hợp trong chỉ đạo thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Hoạt động phối hợp này bao gồm việc cung cấp thông tin các đối tượng, tổ chức lực lượng triển khai việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra. Cơ quan nhà nước được giao chủ trì kiểm tra phối hợp liên ngành có trách nhiệm tiến hành hoạt động kiểm tra theo đúng các trình tự và quy định của pháp luật, việc xử lý các vi phạm hành chính được trình cho cấp có thẩm quyền quyết định trên cơ sở có ý kiến thống nhất của cơ quan liên quan
5. Phối hợp trong việc tham gia thực hiện và giải quyết các công việc chung.
B/ Những quy định cụ thể :
1. Việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại được thực hiện theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh mà trực tiếp là của BCĐ 127/ĐP.
2. Sở, ngành hoặc cơ quan có thẩm quyền có yêu cầu phối hợp trong công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại chịu trách nhiệm chủ trì việc triển khai thực hiện; cơ quan được mời tham gia có trách nhiệm phối hợp để thực hiện nhiệm vụ chung. Các vấn đề liên quan đến việc giải quyết chính sách, chế độ cho người trực tiếp tham gia phối hợp được thực hiện theo các quy định hiện hành.
3. Việc xây dựng các kế hoạch phối hợp kiểm tra trong hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại do cơ quan chủ trì thực hiện (có sự thống nhất chung với cơ quan được mời tham gia phối hợp); cơ quan chủ trì công tác kiểm tra, kiểm soát chịu trách nhiệm tổ chức việc đánh giá, sơ kết, tổng kết kết quả hoạt động và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Điều 5: Ban chỉ đạo 127/ ĐP là cơ quan giúp UBND Tỉnh thống nhất chỉ đạo công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn Tỉnh; Ban chỉ đạo 127/ĐP Tỉnh có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 2 Quyết định số 30/QĐUB ngày 12.03.2002 của UBND Tỉnh Lâm Đồng về thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại Tỉnh.
Điều 6: Các cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn Tỉnh có trách nhiệm phối hợp công tác với Sở Du lịch - Thương mại và Chi cục QLTT trong việc thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại như sau :
a) Phân công 1 cán bộ lãnh đạo của cơ quan đơn vị phụ trách công tác chỉ đạo nhiệm vụ phối hợp chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại thuộc quyền quản lý; đồng thời làm đầu mối quan hệ phối hợp công tác với Sở Du lịch - Thương mại và Chi cục Quản lý thị trường.
b) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của UBND Tỉnh, BCĐ 127/ĐP về tình hình thị trường, kết quả hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại thuộc phạm vi quản lý của cơ quan để tổng hợp báo cáo cấp trên.
Điều 7: Căn cứ Quy chế (tạm thời) này; Thủ trưởng các cơ quan Nhà nước trong tỉnh có trách nhiệm xây dựng chương trình công tác, kế hoạch cụ thể để chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn./-
- 1 Quyết định 1470/QĐ-UBND năm 2009 về quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2 Quyết định 483/QĐ-UBND năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành hết hiệu lực thi hành
- 3 Quyết định 483/QĐ-UBND năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành hết hiệu lực thi hành
- 1 Quyết định 2700/2011/QĐ-UBND về Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 2 Quyết định 1827/QĐ-UBND năm 2011 về Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 3 Chỉ thị 08/2002/CT-UB về tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại do Tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 4 Nghị định 02/2000/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh
- 5 Luật Doanh nghiệp 1999
- 6 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 1 Quyết định 2700/2011/QĐ-UBND về Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 2 Quyết định 1827/QĐ-UBND năm 2011 về Quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 3 Chỉ thị 08/2002/CT-UB về tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại do Tỉnh Lâm Đồng ban hành