ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 742/2007/QĐ-UBND | Huế, ngày 16 tháng 3 năm 2007 |
QUYÉT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUI ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THTÊN HUÉ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Nghị định số 51/2002/NĐ - CP ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;
Căn cứ Nghị định số 67/CP ngày 31 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ ban hành Qui chế hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 03/2007/QĐ-BVHTT ngày 7 tháng 02 năm 2007 của Bộ Văn hóa Thông tin về việc ban hành Quy chế cải chính trên báo chí;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin tại Tờ trình số: 72/TTr - SVHTT ngày 01 tháng 02 năm 2007,
QUYÉT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Qui định về quản lý và hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin; Giám đốc Sở Ngoại vụ; Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; thủ trưởng các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Huế; các cơ quan báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh và các cá nhân tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUI ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 742/2007/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
Chương I
QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:
1. Qui định này điều chỉnh trong phạm vi quản lý và hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Qui định này áp dụng đối với các cơ quan báo chí, phóng viên tham gia vào hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2. Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
1. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế là cơ quan quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Báo chí và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí; các quy định của Chính phủ, Bộ Văn hóa Thông tin về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.
2. Sở Văn hóa Thông tin là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh, gồm:
a) Xây dựng dự án quy hoạch phát triển báo chí địa phương theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa Thông tin.
b) Tham gia xem xét đề nghị của các cơ quan chủ quản về việc đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí của địa phương.
c) Quản lý hoạt động của báo chí, nhà báo trên địa bàn; quản lý, giúp đỡ việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí.
d) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa Thông tin cấp giấy phép hoạt động báo chí phù hợp với qui hoạch báo chí của địa phương.
đ) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa Thông tin cấp thẻ Nhà báo đối với các cơ quan báo chí địa phương.
e) Kiến nghị các chính sách, chế độ về hoạt động báo chí, tham gia thẩm định các dự án phát triển sự nghiệp báo chí, hệ thống phát thanh - truyền thanh - truyền hình trên địa bàn tỉnh.
g) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về báo chí.
h) Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chế độ lưu chiểu báo chí theo quy định của Luật Báo chí và Nghị định 51/2002/NĐ - CP của Chính phủ.
i) Xem xét đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép các cơ quan báo chí trung ương, các cơ quan báo chí của địa phương khác đặt văn phòng đại diện, cơ quan thường trú trên địa bàn tỉnh.
k) Nhắc nhở và kiểm tra các tổ chức, những người có trách nhiệm và cơ quan báo chí trả lời hoặc cải chính trên báo theo quy định; tổ chức họp báo theo đúng quy định.
l) Thanh tra, kiểm tra hoặc chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện Luật Báo chí và xử lý vi phạm các quy định về báo chí.
3. Sở Ngoại vụ là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động báo chí của các tổ chức nước ngoài, phóng viên, hãng thông tấn báo chí nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh (gọi chung là phóng viên nước ngoài), gồm:
a) Tổ chức quản lý toàn diện các hoạt động của phóng viên nước ngoài.
b) Liên hệ với các cơ quan lập chương trình cụ thể chi tiết cho các đoàn phóng viên nước ngoài theo đúng giấy phép hoạt động báo chí đã được Bộ Ngoại giao cấp.
c) Trực tiếp hướng dẫn các chương trình làm việc của phóng viên nước ngoài hoạt động ngắn hạn và đi theo các đoàn cấp cao trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động báo chí của các tổ chức nước ngoài, phóng viên nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh.
5. Các cơ quan ban ngành có cơ quan báo chí trực thuộc chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về báo chí bao gồm các nội dung:
a) Thực hiện chức năng nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí đối với cơ quan báo chí trực thuộc.
b) Trực tiếp quản lý, chỉ đạo cơ quan báo chí trực thuộc.
c) Có trách nhiệm giải quyết các vướng mắc, khiếu nại liên quan đến cơ quan báo chí trực thuộc.
Chương II
QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ
Điều 3. Thủ tục mở văn phòng đại diện, cơ quan thường trú:
Các cơ quan báo chí Trung ương, cơ quan báo chí của địa phương khác có yêu cầu hoạt động báo chí tại tỉnh Thừa Thiên Huế làm thủ tục đề nghị mở văn phòng đại diện, cơ quan thường trú.
Hồ sơ gồm có:
+ Công văn của cơ quan báo chí: nêu rõ tên đơn vị, mục đích, thời gian hoạt động; có đủ điều kiện về nhân sự, trụ sở;
+ Bản sao giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Văn hóa Thông tin cấp;
+ Lý lịch của người phụ trách và danh sách trích ngang của phóng viên;
+ Hợp đồng thuê nhà hoặc giấy tờ chứng minh sở hữu nhà nơi đặt trụ sở.
Điều 4. Quản lý phóng viên
1. Phóng viên trong nước:
Phóng viên hoạt động nghiệp vụ báo chí phải có thẻ nhà báo do Bộ Văn hóa Thông tin cấp hoặc giấy giới thiệu của cơ quan báo chí.
2. Phóng viên nước ngoài:
a) Phóng viên nước ngoài vào hoạt động báo chí ngắn hạn tại Việt Nam đến tỉnh Thừa Thiên Huế hoạt động phải mang theo "Giấy phép hoạt động báo chí" do Bộ Ngoại giao cấp; phải hoạt động theo đúng mục đích và chương trình đã được duyệt trong giấy phép, đồng thời chịu sự hướng dẫn của một cơ quan chuyên trách của Bộ Ngoại giao hoặc Bộ Văn hóa thông tin hoặc của Sở Ngoại vụ. Mọi hình thức hướng dẫn khác đều không được chấp nhận trong hoạt động thông tin báo chí.
b) Phóng viên của các cơ quan thông tấn báo chí nước ngoài có văn phòng báo chí thường trú tại Việt Nam vào hoạt động báo chí ngắn hạn tại tỉnh Thừa Thiên Huế phải có công văn giới thiệu của Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao. Sở Ngoại vụ sẽ lập chương trình và phân công người hướng dẫn chuyên trách cho đoàn hoạt động.
c) Phóng viên nước ngoài đi theo các đoàn cấp cao của nước ngoài thăm và làm việc tại Thừa Thiên Huế hoạt động theo khuôn khổ do lễ tân Đoàn quy định. Chương trình làm việc của phóng viên nước ngoài do Sở Ngoại vụ tổ chức, liên hệ và trực tiếp hướng dẫn thực hiện. Sở Ngoại vụ sẽ cấp giấy giới thiệu cho cán bộ hướng dẫn đoàn.
Điều 5. Thông tin báo chí
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa Thông tin có chế độ thông tin trực tiếp cho các cơ quan báo chí theo định kỳ hàng tháng; thông tin hàng ngày qua Website của tỉnh Thừa Thiên Huế (theo địa chỉ: www.thuathienhue.gov.vn); những trường hợp cần thiết có thông tin bằng văn bản về các sự kiện của tỉnh.
2. Sở Ngoại vụ có trách nhiệm đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại theo chủ trương của Đảng và Nhà nước phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Nhằm tăng cường công tác thông tin đối ngoại, quảng bá hình ảnh, văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng trên các phương tiện thông tin trong nước và quốc tế, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng tạo điều kiện cho các phóng viên trong và ngoài nước có nhu cầu cập nhập thông tin.
Điều 6. Chế độ thông tin báo cáo
1. Các văn phòng đại diện, cơ quan thường trú trên địa bàn khi có sự thay đổi về nhân sự, trụ sở làm việc yêu cầu thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân tỉnh qua Sở Văn hóa Thông tin biết để liên hệ khi cần thiết.
2. Các đoàn phóng viên nước ngoài vào hoạt động tại tỉnh Thừa Thiên Huế phải có văn bản thông báo cho Sở Ngoại vụ ít nhất trước 3 ngày làm việc.
Điều 7. Cải chính trên báo chí
Cơ quan báo chí, tác giả, tác phẩm báo chí phải thực hiện việc cải chính thông tin đã đăng, phát trên báo chí theo đúng Quy chế cải chính báo chí, ban hành theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BVHTT ngày 7 tháng 02 năm 2007 của Bộ Văn hóa Thông tin.
Chương III
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 8. Khen thưởng
1. Sở Văn hóa Thông tin chủ trì phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh và các cơ quan hữu quan xem xét, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Văn hóa Thông tin khen thưởng đối với các cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức và công dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có thành tích đặc biệt xuất sắc trong hoạt động báo chí.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ ngân sách để trao tặng giải thưởng báo chí hằng năm và 5 năm cho các tác phẩm báo chí xuất sắc của Thừa Thiên Huế.
Điều 9. Xử lý vi phạm
Các cơ quan báo chí, phóng viên vi phạm các hoạt động về báo chí thì xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Sở Văn hóa Thông tin, Sở Ngoại vụ có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai hướng dẫn và quản lý các hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh theo Qui định này.
Điều 11. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan báo chí, phóng viên phản ánh về Sở Văn hóa Thông tin để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung.
- 1 Quyết định 34/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý và hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2 Quyết định 1882/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2011 hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
- 3 Quyết định 1282/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đến hết ngày 31/12/2013
- 4 Quyết định 1282/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đến hết ngày 31/12/2013
- 1 Quyết định 04/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quản lý và hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế kèm theo Quyết định 34/2012/QĐ-UBND
- 2 Quyết định 03/2007/QĐ-BVHTT về Quy chế cải chính trên báo chí do Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin ban hành
- 3 Quyết định 165/2003/QĐ-UB về Quy định quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 4 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5 Nghị định 51/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Báo chí, Luật Báo chí sửa đổi
- 6 Luật Báo chí sửa đổi 1999
- 7 Nghị định 67-CP năm 1996 ban hành "Quy chế hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam"
- 8 Luật Báo chí 1989
- 1 Quyết định 165/2003/QĐ-UB về Quy định quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 2 Quyết định 34/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý và hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3 Quyết định 04/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quản lý và hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế kèm theo Quyết định 34/2012/QĐ-UBND
- 4 Quyết định 1882/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2011 hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
- 5 Quyết định 1282/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đến hết ngày 31/12/2013