ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 749/QĐ-UBND | Phú Yên, ngày 11 tháng 5 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn;
Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 04/3/2020 của UBND tỉnh về triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Phú Yên;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT (tại Tờ trình số 113/TTr-SNN ngày 21/4/2020) và Phương án kèm theo.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án phòng, chống hạn và nhiễm mặn gây ra thiếu nước sinh hoạt năm 2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên. (Chi tiết tại Phương án kèm theo).
1. Các Sở, ban ngành Hội, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã và thành phố khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao.
2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ban ngành, Hội, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÒNG, CHỐNG HẠN VÀ NHIỄM MẶN GÂY RA THIẾU NƯỚC SINH HOẠT NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 749/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2020 của UBND tỉnh)
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
1. Nhận định thời tiết và mực nước ở các sông trong năm 2020
Hiện tượng ENSO: Dự báo hiện tượng ENSO tiếp tục duy trì ở trạng thái trung tính nhưng nghiêng về pha nóng trong khoảng 2-3 tháng tới, từ khoảng nửa cuối năm 2020 nhiệt độ mặt nước biển khu vực NINO 3.4 có xu hướng giảm dần nhưng vẫn có khả năng còn duy trì ở trạng thái trung tính.
Nhiệt độ và nắng nóng: Nhiệt độ trung bình từ tháng 4-9/2020 trên phạm vi toàn quốc phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) cùng thời kỳ khoảng 0,5-1,0°C; số đợt nắng nóng có thể xảy ra 7-9 đợt và có khả năng xuất hiện 3-5 đợt nắng nóng kéo dài; các đợt nắng nóng có khả năng tập trung từ tháng 4-8. Nhiệt độ không khí cao nhất có thể lên tới 40°C.
Lượng mưa: Khu vực Nam Trung Bộ trong tháng 4-5/2020 tiếp tục ít mưa và thiếu hụt so với TBNN cùng thời kỳ. Trong tháng 7 và tháng 8/2020, tổng lượng mưa ở mức cao hơn TBNN từ 15-25%, riêng tháng 6 và tháng 9 ở mức xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ. Tổng lượng mưa vùng núi phổ biến từ 300-500mm, vùng ven biển phổ biến từ 200-400mm, lưu lượng dòng chảy và mực nước trên các sông, suối trong tỉnh ở mức thấp hơn so với mức trung bình nhiều năm cùng kỳ và thấp như năm 2019. Tình hình thiếu nước, khô hạn là rất lớn, có nguy cơ gây ra thiếu nước sinh hoạt cục bộ tại một số địa phương trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Thực trạng và mức độ ảnh hưởng do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra
Liên tục trong những năm từ 2015 đến 2019 nắng hạn kéo dài từ tháng 4 đến cuối tháng 9, các đợt nắng nóng kéo dài đã gây ra hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trên diện rộng. Trong khi đó, các công trình cấp nước nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh hầu hết có quy mô nhỏ, chỉ đáp ứng một phần nhu cầu cấp nước của người dân nông thôn trong vùng dự án, còn lại đa số người dân nông thôn vẫn còn sử dụng các hình thức lấy nước bằng giếng khoan, giếng đào; mỗi giếng thường phục vụ từ một hộ đến vài hộ gia đình xung quanh (gọi là giếng làng), nhưng lại thường bị khô cạn nguồn nước trong mùa nắng, nên đã gây ra nhiều khó khăn đời sống của bà con nhân dân, đặc biệt ở các vùng núi, ven biển cụ thể việc thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh qua các năm như sau:
- Trong năm 2015, hơn 9.952 hộ thiếu nước sinh hoạt; tổng kinh phí đã hỗ trợ khắc phục thiếu nước sinh hoạt là 6.724.750.000 đồng (Sáu tỷ, bảy trăm hai mươi bốn triệu, bảy trăm năm mươi ngàn đồng chẵn).
- Trong năm 2016, hơn 10.078 hộ thiếu nước sinh hoạt (các huyện: Đồng Xuân-1.484 hộ, Tuy An-1.460 hộ, Sơn Hòa-2.050 hộ, Phú Hòa-643 hộ, Tây Hòa-459 hộ, Đông Hòa-96 hộ, Sông Hinh-334 hộ; thị xã Sông Cầu-3.250 hộ và thành phố Tuy Hòa-302 hộ). Tổng kinh phí đã hỗ trợ khắc phục là 5,6 tỷ đồng (Năm tỷ, sáu trăm triệu đồng; gồm các huyện: Đồng Xuân-860 triệu đồng, Tuy An-990 triệu đồng, Sơn Hòa-900 triệu đồng, Phú Hòa-230 triệu đồng, Tây Hòa-640 triệu đồng, Đông Hòa-170 triệu đồng; Sông Hinh-140 triệu đồng; thị xã Sông Cầu-1.450 triệu đồng và thành phố Tuy Hòa-220 triệu đồng).
- Trong năm 2017, các địa phương đã xây dựng phương án và đề xuất kinh phí trong công tác khắc phục việc thiếu nước sinh hoạt với tổng kinh phí là 14.869.800.000 đồng (Mười bốn tỷ, tám trăm sáu mươi chín triệu, tám trăm ngàn đồng; gồm huyện: Sơn Hòa-2.500.000.000 đồng, Sông Hinh-1.926.000.000 đồng, Tây Hòa-1.200.000.000 đồng, Đông Hòa-40.000.000 đồng. Phú Hòa- 1.780.000.000 đồng, Tuy An-5.028.800.000 đồng; thị xã Sông Cầu-2.145.000.000 đồng và thành phố Tuy Hòa-250.000.000 đồng).
- Trong năm 2018, hơn 7.089 hộ thiếu nước sinh hoạt (các huyện: Sơn Hòa-1.228 hộ, Đồng Xuân-622 hộ, Sông Hinh-724 hộ, Tây Hòa-492 hộ, Tuy An-1.923 hộ, Phú Hòa-1.067 hộ và thị xã Sông Cầu-1.033 hộ). Tổng kinh phí các địa phương đề xuất hỗ trợ: 30.688 triệu đồng (Ba mươi tỷ sáu trăm tám mươi tám triệu đồng; gồm các huyện, thị xã: Sơn Hòa-2.500 triệu đồng; Đồng Xuân-1.443 triệu đồng; Sông Hinh-980 triệu đồng; Tây Hòa-626 triệu đồng, Tuy An-2.200 triệu đồng; Phú Hòa-4.239 triệu đồng; thị xã Sồng Cầu-18.700 triệu đồng).
- Trong năm 2019, hơn 10.024 hộ thiếu nước sinh hoạt (các huyện: Đồng Xuân-1.855 hộ/5.240 người, Tuy An-4.040 hộ/17.372 người, Sơn Hòa-850 hộ/3.972 người, Sông Hinh-344 hộ, Tây Hòa-1.416 hộ; thị xã Sông Cầu-847 hộ/3.844 người và thành phố Tuy Hòa-852 hộ/3.508 người); hỗ trợ chở nước (mua nước) cấp cho nhân dân thiếu nước: 7.160 hộ (gồm các huyện: Tuy An, Tây Hòa, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh và thị xã Sông Cầu). UBND tỉnh đã báo cáo Trung ương xin hỗ trợ 11.896.000.000 đồng (Mười một tỷ tám trăm chín mươi sáu triệu đồng) và đề xuất hỗ trợ để thực hiện đầu tư một số công trình cấp nước tập trung: là 13.000.000.000 đồng (Mười ba tỷ đồng).
3. Sự cần thiết phải lập Phương án khắc phục trong năm 2020
Trên cơ sở dự báo về tình hình khí tượng thủy văn năm 2020 của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia và thực trạng hạn hán đã gây ra thiệt hại nặng nề ở địa phương liên tục trong những năm gần đây; đồng thời theo khuyến cáo của các tổ chức y tế, việc sử dụng thường xuyên và lâu dài nguồn nước không đảm bảo an toàn có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người dân; do đó, cần thiết phải xây dựng phương án phòng, chống hạn và nhiễm mặn gây ra thiếu nước sinh hoạt năm 2020 trên địa bàn tỉnh, nhằm để các cơ quan, đơn vị, địa phương và người dân tích cực, chủ động huy động nhiều nguồn lực, tiềm lực, phương tiện,... kịp thời ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra trong năm 2020 để hạn chế tối đa các tác động xấu ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người dân do thiếu nước sinh hoạt gây ra và giảm thiểu thiệt hại trong sản xuất; giữ ổn định cuộc sống cho người dân góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
1. Nội dung và định mức khắc phục thiếu nước sinh hoạt
- Nội dung công việc hỗ trợ để khắc phục việc thiếu nước sinh hoạt: Sửa chữa các công trình chống hạn đã được xây dựng từ năm 2015 đến năm 2019; khơi sâu thêm giếng đào, có thể kết hợp giếng khoan bên trong lòng giếng đào để khai thác nguồn nước ngầm tồn tại sâu trong lòng đất; đào mới các giếng và hố thu nước ở khu vực ven sông suối; bơm dẫn nước bằng đường ống tạm thời từ nơi còn nguồn nước đến điểm công cộng để nhân dân đến lấy nước; chuyên chở nước đến nơi hạn hán (thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 186/NS ngày 04/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Phòng chống, khắc phục hạn hán); hỗ trợ tiền điện cho bà con nhân dân dùng chung giếng khoan.
- Điều kiện hỗ trợ việc thiếu nước sinh hoạt do hạn hán, xâm nhập mặn: Khi xảy ra nắng hạn, nguồn nước tại các khu dân cư đang sử dụng bị khô cạn không đủ với nhu cầu tối thiểu 15 lít/người/ngày; đối với giếng đào số lượng người sử dụng khoảng 400 người/giếng đối với các giếng còn lưu lượng khai thác trung bình 12,5 lít/phút (khoảng 0,75m3/giờ); đối với khoảng cách mà người dân phải đi lấy nước phục vụ cho ăn, uống trên 500 mét (áp dụng Sổ tay dự án Sphere 2011-Hiến chương Nhân đạo và các Tiêu chuẩn tối thiểu trong cứu trợ nhân đạo).
- Định mức để hỗ trợ: Khi hạn hán gây ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt trong thời gian từ 10 đến 15 ngày thì mức hỗ trợ nhu cầu tối thiểu về nước ăn, uống của mỗi cá nhân trong cộng đồng là 15 lít/người/ngày; thời gian kéo dài cho 15 ngày tiếp theo thì mức hỗ trợ nhu cầu tối thiểu về nước ăn, uống và vệ sinh của mỗi cá nhân trong cộng đồng là 20 lít/người/ngày; thời gian kéo dài cho đến 30 ngày tiếp theo (tháng thứ 2) thì mức hỗ trợ nhu cầu tối thiểu về nước ăn, uống và vệ sinh của mỗi cá nhân trong cộng đồng là 25 lít/người/ngày; tiếp tục sau thời gian tiếp theo (từ tháng thứ 3 trở lên) thì mức hỗ trợ nhu cầu tối thiểu về nước ăn, uống và vệ sinh của mỗi cá nhân trong cộng đồng là 40 lít/người/ngày (áp dụng Sổ tay dự án Sphere 2011-Hiến chương Nhân đạo và các Tiêu chuẩn tối thiểu trong cứu trợ nhân đạo).
2.1. Trên địa bàn huyện Sơn Hòa: Có 850 hộ/3.972 người thiêu nước sinh hoạt (gồm: Buôn Gia Trụ, Ma Y, Tân Hải xã Phước Tân; Buôn Ma Lăng, Ma Đỉa, Ma Thin xã Cà Lúi; buôn Độc Lập A, Thanh Minh, Độc Lập C xã Ea Chà Rang; thôn Tân Hiệp, Tân Hợp xã Sơn Hội và các thôn Hòa Bình, Hòa Thuận, Hòa Nghĩa, Hòa Trinh, Hòa Ngãi xã Sơn Định; thôn Ma Gú, Hoàn Ông, Tân Hòa, Tân Hiền xã Sơn Phước).
Phương án: Khoan mới 17 giếng, đào giếng mới 20 cái và đào sâu thêm giếng 87 cái (số liệu theo Báo cáo số 838/UBND ngày 31/10/2019 của UBND huyện Sơn Hòa).
2.2. Trên địa bàn huyện Đồng Xuân: Có 1.855 hộ/5.240 người thiếu nước sinh hoạt (gồm 5 xã: Đa Lộc-46 hộ/143 người; Xuân Quang 1-345 hộ/1031 người; Xuân Quang 2-686 hộ/1.721 người; Xuân Quang 3-115 hộ/312 người; Xuân Lãnh-341 hộ/955 người).
Phương án: Khoan mới 04 giếng (số liệu theo Báo cáo số 1378/UBND-NN ngày 02/10/2019 của UBND huyện Đồng Xuân).
2.3. Trên địa bàn huyện Tuy An: Khoảng 4.040 hộ thiếu nước sinh hoạt (gồm các xã: An Nghiệp 102 hộ; An Xuân 262 hộ; An Lĩnh 195 hộ; An Thọ 23 hộ; An Chấn 70 hộ; An Mỹ 53 hộ; An Hòa 1.258 hộ; An Hải 136 hộ; An Thạch 13 hộ; An Cư 1.172 hộ; An Hiệp 706 hộ và thị trấn Chí Thạnh 50 hộ). Trong đó, có: 04 công trình cấp nước tập trung nông thôn bị thiếu nước; giếng đào bị khô cạn 1.560 cái; giếng khoan bị khô cạn thiếu nước 230 cái. Ngân sách huyện đã chi hỗ trợ 375 triệu đồng vận chuyển nước cho 3.580 hộ.
Phương án: Khoan mới 08 giếng (số liệu theo Báo cáo số 289 ngày 24/9/2019 của UBND huyện Tuy An).
2.4. Trên địa bàn huyện Sông Hinh: Có 344 hộ thiếu nước sinh hoạt (gồm các xã: Ea Trol có 50 hộ; Sơn Giang có 54 hộ; Ea Bar có 240 hộ).
Phương án: Khoan mới 04 giếng, đào giếng mới 01 cái và đào sâu thêm giếng 03 cái (số liệu theo Báo cáo số 224/BC-UBND ngày 10/6/2019 của UBND huyện Sông Hinh).
2.5. Trên địa bàn huyện Tây Hòa: Có 1.416 hộ thiếu nước sinh hoạt (gồm các xã: Hòa Mỹ Tây, Hòa Phú, Hòa Tân Tây có 196 hộ; Hòa Thịnh có 1.220 hộ).
Phương án: Khoan mới 08 giếng, đào giếng mới 98 cái (số liệu theo Báo cáo số 415 ngày 17/9/2019 của UBND huyện Tây Hòa).
2.6. Trên địa bàn thị xã Sông Cầu: Hơn 1.373 hộ thiếu nước sinh hoạt (gồm các xã: Xuân Lộc 18 hộ; Xuân bình 48 hộ; Xuân Phương 256 hộ; Xuân Lâm 94 hộ; Xuân Cảnh 254 hộ; Xuân Thọ 1-66 hộ; Xuân Thọ 2-41 hộ; Xuân Thịnh 420 hộ; phường Xuân Đài 176 hộ). Ngân sách thị xã đã chi hỗ trợ 850 triệu đồng.
Phương án: Khoan mới 17 giếng; đào mới 05 giếng (số liệu theo Báo cáo số 289 ngày 24/9/2019 của UBND thị xã Sông Cầu).
2.7. Trên địa bàn thành Phố Tuy Hòa: Có 52 hộ thiếu nước sinh hoạt (10 xóm nhà thôn Cẩm Tú, xã Hòa Kiến) (số liệu theo Báo cáo số 54/BC-KT ngày 23/9/2019 của UBND thành phố Tuy Hòa).
Phương án: Khoan mới 10 giếng.
2.8. Trên địa bàn huyện Phú Hòa: Có 215 hộ thiếu nước sinh hoạt.
Phương án: Đào sâu thêm 15 giếng.
2.9. Trên địa bàn huyện Đông Hòa: Có khoảng 135 hộ thiếu nước sinh hoạt (xã Hòa Thành: 65 hộ; xã Hòa Tân Đông: 25 hộ; xã Hòa Xuân Tây: 25 hộ; xã Hòa Xuân Nam: 20 hộ) (theo Văn bản số 774/UBND-NN ngày 10/3/2020 của UBND huyện Đông Hòa tham gia góp ý phương án phòng, chống hạn và nhiễm mặn gây ra thiếu nước sinh hoạt năm 2020).
Đầ xuất phương án: Khoan mới 02 giếng, đào sâu thêm 03 giếng. Riêng đề xuất mở rộng mạng lưới cấp nước sạch xã Hòa Xuân Tây và lắp đặt, đấu nối hệ thống nước sạch cho 02 xã (Hòa Thành, Hòa Tân Đông) là không thuộc đối tượng hỗ trợ, địa phương xem xét tự bố trí kinh phí để đầu tư.
3.1. Nguồn kinh phí thực hiện:
- Nguồn kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ (nếu có).
- Nguồn kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ các địa phương theo quy định.
- Nguồn kinh phí của các địa phương hỗ trợ.
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
3.2. Phương án phòng, chống hạn năm 2020
Trên cơ sở đề xuất của các địa phương để khắc phục việc nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn tỉnh trong năm 2020, cần thiết phải thực hiện: 61 giếng khoan mới; 68 giếng đào mới; 52 túi chứa nước dự trữ và bồn chứa nước; sửa chữa các công trình chống hạn các năm trước đã xây dựng; vận chuyển nước ở một số khu vực không thể khoan và đào giếng mới.
Để giải quyết việc thiếu nước sinh hoạt trong năm 2020 trước mắt và lâu dài theo thứ tự ưu tiên giải quyết trong năm 2020, Phương án chia ra làm các giai đoạn thực hiện:
- Giai đoạn ưu tiên 1: Thực hiện giải pháp khoan mới 16 giếng nước, 08 túi dự trữ nước và 11 bồn chứa nước ở các khu vực thường xuyên xảy ra thiếu nước sinh hoạt và hiện nay đã xảy ra thiếu nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân, gồm 06 xã thuộc 04 huyện và thị xã Sông Cầu (chi tiết như Mục A Phụ lục 2). Dự kiến thực hiện trong tháng 5 năm 2020.
- Giai đoạn ưu tiên 2: Thực hiện giải pháp khoan mới 13 giếng và đào thêm 11 giếng nước, 06 túi dự trữ nước và 04 bồn chứa nước ở các khu vực khi xảy ra thiếu nước sinh hoạt do nắng hạn kéo dài thuộc 05 huyện, thị xã Sông Cầu, thành phố Tuy Hòa và hỗ trợ kinh khí vận chuyển nước các khu vực thiếu nước không thể khoan hoặc đào thêm giếng (chi tiết như Mục B Phụ lục 2). Dự kiến thực hiện trong tháng 6 năm 2020.
- Giai đoạn ưu tiên 3: Thực hiện giải pháp khoan mới 32 giếng và đào thêm 57 giếng nước, 30 túi dự trữ nước và 06 bồn chứa nước ở các khu vực khi xảy ra thiếu nước sinh hoạt do nắng hạn kéo dài thuộc 07 huyện, thị xã Sông Cầu, thành phố Tuy Hòa và hỗ trợ kinh khí vận chuyển nước các khu vực thiếu nước không thể khoan hoặc đào thêm giếng (chi tiết như Mục C Phụ lục 2) Dự kiến thực hiện trong tháng 5 năm 2020.
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các giải pháp phi công trình
a) Công tác truyền thông: Các tổ chức chính trị-xã hội và chính quyền địa phương các cấp phải tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ nguồn nước, bảo vệ công trình cấp nước, sử dụng nước tiết kiệm hợp lý nguồn nước trong điều kiện khó khăn; chia sẻ nguồn nước sinh hoạt trong điều kiện hạn hán xảy ra.
b) Công tác chỉ đạo, điều hành: UBND các cấp phân công nhiệm vụ các bộ phận chuyên môn phải thường xuyên bám sát cơ sở, tổ chức kiểm tra, theo dõi tình hình nguồn nước hạ thấp, đánh giá khả năng cấp nước với nhu cầu sử dụng nước của người dân; đánh giá thực tại, dự báo thời gian xảy ra thiếu nước sinh hoạt; đề xuất các giải pháp cấp bách và báo cáo để UBND chỉ đạo tổ chức thực hiện kịp thời, giảm thiểu tối đa thiệt hại; đồng thời chỉ đạo các đơn vị thường xuyên thống kê nguồn nước bị khô cạn, số hộ thiếu nước sinh hoạt để báo hàng tuần về Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND tỉnh chỉ đạo các nhà máy thủy điện điều tiết nguồn nước hợp lý để hạ du không bị thiếu nước.
c) Về giải pháp khắc phục trước mắt:
- Vận động người dân tăng cường sử dụng trang thiết bị trữ nước hộ gia đình; hỗ trợ các gia đình chính sách, người già neo đơn, hộ nghèo dụng cụ chứa nước hộ gia đình ở những khu vực xảy ra hạn hán, thiếu nước sinh hoạt.
- Các đơn vị quản lý công trình cấp nước nông thôn tập trung khẩn trương tổ chức thực hiện cải tạo công trình thu ở những công trình cấp nước bị thay đổi dòng chảy mà nước không vào nguồn thu được; kéo ống tạm thời cấp nước đến điểm công cộng để người dân đến lấy nước khi khoảng cách đi lại quá 500m đối với những công trình còn khả năng cung cấp nước; nạo vét sâu thêm giếng đào đã có (có thể kết hợp giếng khoan trong giếng đào) hoặc đào thêm giếng mới ở những vị trí có khả năng chứa nước, khoan thêm giếng mới để người dân đến lấy nước sinh hoạt.
d) Giải pháp vận chuyển nước:
Nhu cầu về nước sạch là điều kiện trở nên sống còn đối với cuộc sống của người dân ở những vùng khan hiếm nước; hiện nay, các địa phương đều tập trung đề xuất giải pháp khoan và đào thêm giếng mới để khắc phục việc thiếu nước sinh hoạt cho người dân trong khi xảy ra hạn hán; tuy nhiên, qua theo dõi các năm liên tục sử dụng loại hình khai thác này thì giá thành đầu tư cũng không rẻ và tài nguyên nước ngầm trên địa bàn tỉnh không phong phú nên số lượng các giếng khoan, giếng đào về mùa mưa nước còn tạm đủ dùng cho mỗi hộ còn về mùa khô do mực nước ngầm hạ thấp các giếng chỉ khai thác được rất ít, nhiều giếng không thể bơm hút nước.
Do đó, giếng khoan cũng chỉ là giải pháp tình thế trong khi chờ các công trình cấp nước tập trung, nhưng trong giai đoạn hiện nay ngân sách chưa có khả năng thực hiện đầu tư ngay các công trình cấp nước tập trung để giải quyết căn cơ nguồn nước sinh hoạt cho người dân ở những vùng thường xuyên bị thiếu nước sinh hoạt khi nắng hạn xảy ra; trong giai đoạn này nên giao nhiệm vụ cho các địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức lựa chọn nhà thầu (hoặc đặt hàng theo dịch vụ công) để thực hiện giải pháp: Sử dụng phương tiện chở nước sạch đến cấp nước thường xuyên cho người dân và có thu tiền sử dụng nước cho đến khi đầu tư được công trình cấp nước; trong đó, Sở Tài chính chủ trì phối hợp các Sở để tham mưu UBND tỉnh ban hành giá thu tiền nước của người dân và mức hỗ trợ cấp bù từ ngân sách cho đơn vị vận chuyển nước phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương.
- Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Ngân hàng thế giới để thực hiện đầu tư bằng được các công trình cấp nước nông thôn tập trung có tính bền vững, ít chịu tác động của yếu tố khí hậu, nhất là các công trình đã được ghi vào danh mục đầu tư giai đoạn 2021-2025, như là Dự án Srem và các dự án đã đăng ký sử dụng vốn nước ngoài giai đoạn 2021-2025.
- UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương ưu tiên lồng ghép nguồn vốn từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và các nguồn vốn hợp pháp khác để xây dựng công trình cấp nước có quy mô liên xã, liên huyện đảm bảo cấp nước bền vững; báo cáo HĐND tỉnh bố trí kinh phí để đầu tư các công trình cấp nước ở những khu vực khó khăn về nguồn nước, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đưa danh mục đầu tư công giai đoạn 2021-2025 một số công trình trình cấp nước nông thôn ở những khu vực không thể kêu gọi đầu tư.
- Vận dụng cơ chế chính sách của Trung ương để thúc đẩy công tác xã hội hóa trong lĩnh vực nước sạch nông thôn theo Đề án kêu gọi đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2017-2025 kèm theo Quyết định số 1948/QĐ-UBND ngày 04/10/2017; có chính sách kêu gọi người dân đóng góp kinh phí để đầu tư công trình cấp nước.
- Kiến nghị Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển có chính sách cho nhà đầu tư vay nguồn vốn ưu đãi để đầu tư công trình nước sạch cho người dân nông thôn.
- Tăng cường phát triển nguồn nước bằng phương án hỗ trợ xây dựng các hồ chứa nước quy mô nhỏ.
3. Phương thức tổ chức thực hiện
- UBND các huyện, thị xã và thành phố chỉ đạo các địa phương chủ động theo dõi chặt diễn biến nguồn nước, dự báo nguy cơ thiếu nước sinh hoạt và thành lập Hội đồng tại địa phương khi xảy ra hạn để xác định: Thời gian bị hạn, số hộ bị thiếu nước sinh hoạt, nhu cầu kinh phí, phương án khắc phục,... UBND các huyện, thị xã và thành phố chủ động triển khai thực hiện từ nguồn ngân sách dự phòng của địa phương, tránh để người dân bị thiếu nước sinh hoạt, gây mất an ninh ở địa phương. Đồng thời báo cáo hàng Tuần về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT hàng tuần theo quy định, trên cơ sở tổng hợp, báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT gửi Sở Tài chính thẩm định, tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí hỗ trợ chống hạn cho các địa phương. UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo và lập thủ tục quyết toán kinh phí chống hạn theo quy định hiện hành.
- Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính căn cứ khả năng cân đối ngân sách, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để đảm bảo thực hiện Phương án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công.
- Sở Y tế có trách nhiệm giám sát chất lượng nước dùng cho sinh hoạt tại các địa phương và kiểm soát dịch bệnh khi xảy ra thiếu nước sinh hoạt; bên cạnh đó, chức năng quan trọng khác là tuyên truyền, hướng dẫn cho nhân dân có thói quen, hành vi sử dụng nước hợp vệ sinh trong đời sống hàng ngày để đảm bảo và nâng cao sức khỏe cộng đồng, xây dựng năng lực, chuẩn bị sẵn các phương tiện, dụng cụ và có phương án can thiệp kịp thời khi xảy ra dịch bệnh do thiên tai.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Theo dõi diễn biến nguồn nước, phối hợp các Sở, Ban ngành và địa phương kiểm tra, đánh giá nguồn nước và hướng dẫn các địa phương khai thác nguồn nước hợp lý khi xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn.
- Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến nguồn nước, dự báo chuyên ngành, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện kế hoạch, giải pháp chống hạn, xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt; hướng dẫn các địa phương thực hiện các giải pháp cấp nước hộ gia đình; chủ động làm việc với các đơn vị quản lý hồ chứa nước cần ưu tiên nguồn nước để cấp nước cho sinh hoạt khi xảy ra hạn, xâm nhập mặn. Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh nhu cầu hỗ trợ phòng, chống hạn, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chính phủ về thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ để địa phương khắc phục.
Trên đây là Phương án phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành có liên quan và địa phương nghiêm túc thực hiện./.
TT | Tên địa phương (xã/ phường/thị trấn) | Dự kiến các giải pháp chống hạn | |||||
Giếng khoan mới | Giếng đào mới | Giếng đào sâu thêm | Túi nhựa trữ nước | Bồn chứa nước | Hỗ trợ kinh phí | ||
I | Huyện Đồng Xuân | 08 | 0 | 0 | 04 | 08 |
|
1 | Xã Đa lộc | 02 |
|
|
| 02 |
|
2 | Xã Xuân Lãnh | 03 |
|
|
| 03 |
|
3 | Xã Xuân Quang 1 | 01 |
|
|
| 01 |
|
4 | Xã Xuân Phước | 01 |
|
|
| 01 |
|
5 | Phú Mỡ | 01 |
|
|
| 01 |
|
II | Huyện Sông Hinh | 04 | 20 | 0 | 02 |
|
|
1 | Xã Ea Bar |
|
|
| 02 |
| Tiền điện bơm nước giếng khoan dùng chung bể chứa công cộng |
2 | Xã Ea Bar, xã Ea Trol, Sơn Giang, xã Đức Bình Đông |
|
|
|
|
| |
3 | Xã Sơn Giang |
| 20 |
|
|
|
|
4 | Xã Sơn Giang, xã Ea Bar | 04 |
|
|
|
|
|
5 | Xã Đức Bình Đông, xã Sông Hinh, xã Ea Bá, xã Ea Lâm, xã Ea Ly |
|
|
|
|
| Khơi thông dòng các công trình cấp nước tập trung |
III | Huyện Tuy An | 06 | 10 | 0 | 08 | 04 |
|
1 | Xã An Cư | 01 |
|
|
|
|
|
2 | Xã An Hòa | 01 |
|
|
|
|
|
3 | Các xã An Lĩnh, An Thọ, | 04 | 10 |
|
| 04 |
|
4 | Các xã: An Hiệp, An Hòa, An Mỹ. |
|
|
|
|
| Hỗ trợ kinh phí mua nước |
5 | Hệ thống cấp nước tập trung (Tam Giang) |
|
|
|
|
| Kéo dài tuyến ống 3.000m |
IV | Thị xã Sông Cầu | 10 | 05 | 0 | 07 | 03 |
|
1 | Xã Xuân Lộc (Hóc Bầu thôn Thạch Khê) | 01 |
|
|
|
|
|
2 | Xã Xuân Bình (Bến Đò thôn Tuyết Diêm; Thôn Bình Thạnh Nam) | 02 |
|
|
| 02 |
|
3 | Xã Xuân Phương (thôn: Lệ Uyên, Dân Phú 2, Phú Mỹ, Trung Trinh) | 03 | 03 |
|
|
|
|
4 | Xã Xuân Lâm (thôn: Binh Nông, Cao Phong) | 01 |
|
|
| 01 |
|
5 | Xã Xuân Cảnh (công trình cấp nước tập trung) | 02 |
|
|
|
|
|
6 | Xã Xuân Thọ 1 (thôn: Phương Lưu-công trình cấp nước tập trung (GK); Chánh Nam) | 01 | 01 |
|
|
|
|
7 | Xã Xuân Thọ 2 (thôn Hào Danh) |
| 01 |
|
|
|
|
V | Thành phố Tuy Hòa | 04 | 0 | 0 | 03 | 0 |
|
1 | Xã Hòa Kiến | 04 |
|
|
|
|
|
2 | Xã Bình Ngọc |
|
|
|
|
| Hỗ trợ kinh phí mua nước |
3 | Xã Bình kiến |
|
|
|
|
| |
VI | Huyện Sơn Hòa | 17 | 20 | 0 | 10 | 03 |
|
1 | Xã Sơn Phước | 01 | 03 |
|
|
|
|
2 | Xã Sơn Định | 02 |
|
|
|
|
|
3 | Xã Phước Tân | 03 | 04 |
|
| 03 |
|
4 | Xã Ea Chà Rang | 02 | 02 |
|
|
|
|
5 | Xã Cà Lúi | 03 | 03 |
|
|
|
|
6 | Xã Sơn Hội | 02 | 02 |
|
|
|
|
7 | Xã Sơn Nguyên | 01 | 03 |
|
|
|
|
8 | Xã Sơn Xuân | 01 |
|
|
|
|
|
9 | Xã Sơn Long | 01 |
|
|
|
|
|
10 | Xã Krông Pa | 01 | 03 |
|
|
|
|
VII | Huyện Phú Hòa | 02 | 0 |
| 02 |
|
|
VIII | Huyện Tây Hòa | 08 | 10 |
| 06 |
|
|
IX | Huyện Đông Hòa | 02 | 03 |
| 02 | 03 |
|
1 | Các xã Hòa Thành, Hòa Tân Đông, Hòa Xuân Tây, Hòa Xuân Nam | 02 | 03 |
|
| 03 |
|
| Tổng cộng | 61 | 68 | 0 | 44 | 21 |
|
SỐ LƯỢNG CÔNG TRÌNH KHAI THÁC NGUỒN NƯỚC CHỐNG HẠN, XÂM NHẬP MẶN NĂM 2020-THEO THỨ TỰ ƯU TIÊN
TT | Tên địa phương (xã/phường/thị trấn) | Dự kiến các giải pháp chống hạn | |||||
Giếng khoan mới | Giếng đào mới | Giếng đào sâu thêm | Túi nhựa trữ nước | Bồn chứa nước | Hỗ trợ kinh phí | ||
A | Giai đoạn ưu tiên 1 | 16 | 0 | 0 | 08 | 11 |
|
I | Huyện Đồng Xuân |
|
|
|
|
|
|
1 | Xã Đa lộc | 02 |
|
|
| 02 |
|
2 | Xã Xuân Lãnh | 03 |
|
|
| 03 |
|
II | Huyện Tuy An |
|
|
|
|
|
|
3 | Xã An Lĩnh | 03 |
|
| 03 | 03 |
|
III | Thị xã Sông Cầu |
|
|
|
|
|
|
4 | Xã Xuân Cảnh (công trình CN tập trung) | 02 |
|
|
|
|
|
IV | Huyện Sơn Hòa |
|
|
|
|
|
|
5 | Xã Phước Tân | 03 |
|
| 02 | 03 |
|
V | Huyện Tây Hòa |
|
|
|
|
|
|
6 | Hòa Mỹ Tây | 03 |
|
| 03 |
|
|
B | Giai đoạn ưu tiên 2 | 13 | 11 | 0 | 06 | 04 |
|
I | Huyện Đồng Xuân |
|
|
|
|
|
|
1 | Xã Xuân Quang 1 | 01 |
|
|
| 01 |
|
2 | Xã Phú Mỡ | 01 |
|
|
| 01 |
|
II | Huyện Sông Hinh |
|
|
|
|
|
|
3 | Xã Ea Bar |
|
|
|
|
| Tiền điện bơm nước giếng khoan dùng chung bể chứa công cộng |
4 | Xã Ea Bar, xã Ea Trol, Sơn Giang, xã Đức Bình Đông |
|
|
|
|
| |
5 | Xã Đức Bình Đông, xã Sông Hinh, xã Ea Bá, xã Ea Lâm, xã Ea Ly |
|
|
|
|
| Khơi thông dòng các công trình cấp nước tập trung |
III | Huyện Tuy An |
|
|
|
|
| Hỗ trợ kinh phí mua nước |
6 | Xã An Cư |
|
|
|
|
| |
7 | Xã An Hòa | 01 | 01 |
|
|
| |
8 | Các xã: An Hiệp, An Chấn |
| 02 |
|
|
| |
IV | Thị xã Sông Cầu |
|
|
|
|
|
|
9 | Xã Xuân Bình (bến đò thôn Tuyết Diêm; thôn Bình Thạnh Nam) | 02 |
|
|
| 02 |
|
10 | Xã Xuân Thọ 1 (thôn Phương Lưu: Công trình cấp nước tập trung) | 01 | 01 |
| 02 |
| Hỗ trợ kinh phí mua nước |
11 | Xã Xuân Thọ 2 (thôn Hảo Danh) |
| 01 |
| 01 |
|
|
V | Thành phố Tuy Hòa |
|
|
|
|
|
|
12 | Xã Hòa Kiến | 02 |
|
|
|
|
|
VI | Huyện Sơn Hòa |
|
|
|
|
|
|
13 | Xã Sơn Phước | 01 | 03 |
| 03 |
|
|
14 | Xã Sơn Hội (các công trình cấp nước tập trung) | 03 | 02 |
|
|
|
|
VIII | Huyện Tây Hòa |
|
|
|
|
|
|
15 | Hòa Tân Tây | 01 | 01 |
|
|
|
|
C | Giai đoạn ưu tiên 3 | 32 | 57 | 0 | 30 | 06 |
|
I | Huyện Đồng Xuân |
|
|
|
|
|
|
4 | Xã Xuân Phước | 01 |
|
|
| 01 |
|
II | Huyện Sông Hinh | 0 |
|
|
|
|
|
1 | Xã Ea Bar |
|
|
|
| 02 | Tiền điện bơm nước giếng khoan dùng chung bể chứa công cộng |
2 | Xã Ea Bar, xã Ea Trol, Sơn Giang, xã Đức Bình Đông |
|
|
|
|
| |
3 | Xã Sơn Giang |
| 20 |
|
|
|
|
III | Huyện Tuy An |
|
|
|
|
|
|
3 | Xã An Thọ | 01 |
|
|
| 01 |
|
IV | Sông Cầu |
|
|
|
|
|
|
1 | Xã Xuân Lộc (Hóc Bầu thôn Thạch Khê) | 01 |
|
| 01 |
|
|
3 | Xã Xuân Phương (thôn: Lệ Uyên, Dân Phú 2, Phú Mỹ, Trung Trinh) | 03 | 03 |
| 05 |
|
|
4 | Xã Xuân Lâm (thôn: Bình Nông, Cao Phong) | 01 |
|
| 01 | 01 |
|
6 | Xã Xuân Thọ 1 | 01 | 01 |
| 01 |
|
|
V | Thành phố Tuy Hòa |
|
|
|
|
|
|
1 | Xã Hòa Kiến | 02 |
|
| 03 |
|
|
VI | Huyện Sơn Hòa |
|
|
|
|
|
|
1 | Xã Sơn Phước | 01 | 03 |
| 01 |
|
|
2 | Xã Sơn Định | 02 |
|
| 01 |
|
|
3 | Xã Phước Tân | 01 | 04 |
| 01 |
|
|
4 | Xã Ea Chà Rang | 02 | 02 |
| 01 |
|
|
5 | Xã Cà Lúi | 03 | 03 |
| 01 |
|
|
6 | Xã Sơn Hội | 01 | 02 |
| 01 |
|
|
7 | Xã Sơn Nguyên | 01 | 03 |
| 01 |
|
|
8 | Xã Sơn Xuân | 01 |
|
| 01 |
|
|
9 | Xã Sơn Long | 01 |
|
| 01 |
|
|
10 | Xã Krông Pa | 01 | 03 |
| 01 |
|
|
VII | Huyện Phú Hòa | 02 | 0 |
| 02 |
|
|
VIII | Huyện Tây Hòa |
|
|
|
|
|
|
1 | Các xã Hòa Thịnh, Hòa Phong | 04 | 10 |
| 03 |
|
|
IX | Huyện Đông Hòa |
|
|
|
|
|
|
1 | Các xã Hòa Thành, Hòa Tân Đông, Hòa Xuân Tây, Hòa Xuân Nam | 02 | 03 |
| 02 | 03 |
|
| Tổng cộng | 61 | 68 | 0 | 44 | 21 |
|
- 1 Chỉ thị 07/CT-UBND về tăng cường triển khai giải pháp cấp bách phòng chống hạn, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh năm 2020 do tỉnh Bình Định ban hành
- 2 Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2020 về triển khai giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 3 Chỉ thị 03/CT-UBND về triển khai giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2020 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 4 Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2020 về triển khai giải pháp cấp bách phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 5 Chỉ thị 04/CT-TTg năm 2020 về triển khai giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Luật Đầu tư công 2019
- 7 Quyết định 1948/QĐ-UBND năm 2017 về Đề án kêu gọi đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2017-2025
- 8 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 9 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 1 Chỉ thị 07/CT-UBND về tăng cường triển khai giải pháp cấp bách phòng chống hạn, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh năm 2020 do tỉnh Bình Định ban hành
- 2 Chỉ thị 03/CT-UBND về triển khai giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2020 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 3 Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2020 về triển khai giải pháp cấp bách phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa