Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 75/2009/QĐ-UBND

Vũng Tàu, ngày 04 tháng 12 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VỀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG CÔNG NHÂN KỸ THUẬT GIAI ĐOẠN 2009 - 2015 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Quyết định số 15/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà rịa – Vũng tàu thời kỳ 2006 - 2015, định hướng đến năm 2020.
Căn cứ Thông báo số 785-TB/TU ngày 15 tháng 8 năm 2009 của Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu về “Phát triển lực lượng công nhân kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2009 - 2015, định hướng đến 2020”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 2274/TTr-SLĐTBDXH ngày 01 tháng 10 năm 2009 về việc ban hành chương trình đào tạo về phát triển lực lượng công nhân kỹ thuật giai đoạn 2009 - 2015 định hướng đến 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là chương trình đào tạo về phát triển lực lượng công nhân kỹ thuật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2009 - 2015 định hướng đến 2020.

(Kèm theo Quyết định này là chương trình đào tạo nguồn công nhân kỹ thuật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2009 - 2015 định hướng đến 2020)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục - Đào tạo, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Y tế, Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Nội vụ, Tư pháp, Công nghiệp, Giao thông vận tải, Khoa học - Công nghệ, Tài nguyên - Môi trường, Xây dựng, Thủy sản; Ban Quản lý các khu công nghiệp; Bảo hiểm Xã hội tỉnh; Thủ trưởng các ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Thành Kỳ

 

CHƯƠNG TRÌNH

ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG CÔNG NHÂN KỸ THUẬT TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2009-2015 ĐỊNH HƯỚNG 2020”.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 75/2009/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh khoá IV “Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống và hướng nghiệp; tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất nhà trường theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả khoa học và công nghệ; phát triển đồng bộ nguồn nhân lực trên cả ba mặt: chất lượng đào tạo, sử dụng sau đào tạo, tạo việc làm” Trong đó đặc biệt chú trọng đến giải pháp “Phát huy nguồn lực nhân tố con người” để phát triển bền vững với tốc độ cao là giải pháp quan trọng.

Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xây dựng chương trình đào tạo phát triển lực lượng công nhân kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, với các nội dung, cụ thể như sau:

Phần I

TÌNH HÌNH DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG

I. Quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số.

1) Quy mô dân số:

Dự báo dân số đến 2010 – 2015 và 2020

Đơn vị tính: người

Năm

2008

2010

2015

2020

Người

%

Người

%

Người

%

Người

%

Dân số

959.289

100,0

1.026.000

100,0

1.142.000

100,0

1.213.000

100,0

Nữ

470.243

49,02

508.18

49,53

571.228

50,02

611.352

50,4

Nam

489.046

50,98

517822

50,47

570.772

49,98

601.648

49,6

Thành thị

402.401

41,95

669.157

65,22

805.338

70,52

897.863

74,02

Nông thôn

556.888

58,05

356.843

34,78

336.662

29,48

315.137

25,98

2) Đặc điểm dân số:

- Theo kết quả điều tra lao động việc làm 01-7-2007 của Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội (TBXH), tháp tuổi Bà Rịa - Vũng Tàu: nhóm 15 tuổi đến 39 tuổi chiếm 46% dân số, điều này thể hiện lực lượng lao động của tỉnh thuộc nhóm trẻ rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp hóa-hiện đại hóa (CNH-HĐH).

II. Thực trạng lực lượng lao động.

1. Nguồn lao động trong các ngành kinh tế.

- Lao động trong ngành công nghiệp có xu hướng tăng nhanh giai đoạn 2005 - 2007 bình quân mỗi năm các ngành công nghiệp (CN) lực lượng lao động tăng gần 7%.

- Lao động ngành nông nghiệp đang chuyển dịch dần theo tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tuy nhiên mức giảm bình quân khoảng 2%/năm.

- Lao động ngành dịch vụ tăng nhanh trong tất cả các lĩnh vực dịch vụ (DV), du lịch (DL), thương mại. Đặc biệt ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng, viễn thông có tốc độ tăng nhanh nhất.

- Ngoài khu vực sản xuất vật chất (SXVC) thì lao động trong khu vực phi sản xuất vật chất cũng có hướng tăng bình quân 2.6%/năm chủ yếu là ngành giáo dục và y tế.

2. Về trình độ học vấn.

- Lao động chưa tốt nghiệp cấp II chiếm 17,57%.

- Lao động chưa tốt nghiệp cấp III chiếm 10,75%.

- Số chưa tốt nghiệp cấp I chiếm 3,2%.

Nhìn chung xu hướng số lao động tốt nghiệp cấp III ngày một tăng. Tuy nhiên số lao động làm việc khu vực nông thôn đặc biệt là lao động nữ có trình độ rất thấp.

3. Chuyên môn kỹ thuật.

Năm 2008 số lao động qua đào tạo đạt 45% (đại học, cao đẳng = 7%; trung học chuyên nghiệp = 6,8%; công nhân kỹ thuật = 31,2%). Theo kết quả khảo st chỉ số cạnh tranh năm 2007 của USAID, VNCI, VCÁCI chất lượng lao động tỉnh B Rịa - Vũng Tu đạt 6,31 điểm xếp thứ 13/64 tỉnh, thnh phố trong cả nước.

Tuy nhiên số đại học tại chức chiếm tỷ lệ quá cao, số công nhân kỹ thuật (CÁNKT) tốt nghiệp ra trường không phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội còn khá lớn tạo sự lãng phí cao trong việc đào tạo và sử dụng sau đào tạo.

III. Thực trạng công tác dạy nghề:

1. Quy mô dạy nghề:

Tính đến tháng 3-2009 toàn tỉnh có 35 cơ sở dạy nghề và tham gia dạy nghề (tăng 10 cơ sở so với năm 2005), công suất đào tạo mỗi năm 4.000 học sinh trung cấp nghề và 19.000 học sinh sơ cấp nghề. (Trong đó ngoài công lập đào tạo 2.400 học sinh trung cấp nghề chiếm 97,9% và 17.000 Hs (học sinh) sơ cấp nghề chiếm 80,95%). Ngoài ra còn có trên 10.000 lao động được bồi dưỡng nâng bậc thợ trong các doanh nghiệp, tập huấn của các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm.

2. Đầu tư cơ sở vật chất:

Nhìn chung các cơ sở dạy nghề đều đảm bảo diện tích phòng học, nhà xưởng, thiết bị thực hành theo chuẩn quy định, có 73% thiết bị sản xuất ngoài nước, 52% sản xuất sau năm 2000, tổng gi trị ti sản cố định trn 1.000 tỷ (Gi cố định năm 2004) Trong đó các cơ sở ngồi công lập chiếm 90%, các cơ sở đều thực hiện theo chương trình chung do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

3. Đội ngũ giáo viên:

- Toàn tỉnh có 523 giáo viên dạy nghề cơ hữu và gần 100 giáo viên thỉnh giảng, trong đó 73,55% có trình độ đại học và trên đại học; 26,45% trình độ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật cao. Trình độ ngoại ngữ 0,7% bằng C, 21%B, 32%A. Tin học đại học và trình độ C chiếm 0,5%, B=0,7%, còn lại A và phổ cập.

- Tuổi đời bình quân: dưới 30 tuổi chiếm 25%, từ 31 đến 45 tuổi chiếm 62%, trên 46 tuổi chiếm 13%.

- Số có thâm niên giảng dạy dưới 5 năm chiếm 45,53%, từ 5 đến 10 năm chiếm 29,96%, từ 11 đến 20 năm chiếm 17,9%, trên 20 năm chiếm 6,61%.

- Đảng viên chiếm 25%; trình độ chính trị: 0,6% cao cấp, 13% trung cấp, 62% sơ cấp.

IV. Những kết quả chủ yếu và khó khăn tồn tại trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

1. Ưu điểm:

Nghị quyết trung ương II và Nghị quyết trung ương IV (khoá VIII) về giáo dục Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm đến 3 chương trình mục tiêu lớn đó là chương trình phát triển nguồn nhân lực gắn với giải quyết việc làm, chương trình phát triển giáo dục và đào tạo, chương trình chăm sóc sức khoẻ và phòng chống dịch bệnh. Cùng với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác nguồn nhân lực của tỉnh đã được nâng cao cả về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững cả về kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.

2. Tồn tại khó khăn:

- Quan điểm nhận thức về pht triển, sử dụng, bồi dưỡng ti tạo nguồn nhân lực có lúc, nguồn nhân lực giữ vị trí quyết định nhất cho sự tăng trưởng mọi mặt.

- Chất lượng lao động qua đào tạo đã đạt mức 42% năm 2007 nhưng số đại học, cao đẳng là chuyên tu, tại chức còn chiếm tỷ lệ cao; hệ công nhân kỹ thuật trình độ sơ cấp nghề chiếm tỷ trọng chủ yếu.

- Cơ cấu lao động có chuyên môn kỹ thuật chưa phù hợp với yêu cầu chuyển dịch, cơ cấu kinh tế. Việc phân bổ cũng rất bất cập số lao động có chuyên môn kỹ thuật cao tập trung nhiều ở các cơ quan đảng, quản lý nhà nước, đoàn thể, và một số ngành do trung ương quản lý.

3. Nguyên nhân:

- Số lượng lao động cần việc làm lớn, chất lượng chưa đáp ứng tạo nên hiện tượng người cần việc thì dễ dàng chấp nhận bất cứ việc gì dù không phù hợp miễn có thu nhập; ngược lại người sử dụng lao động địi hỏi yêu cầu chất lượng cao dù công việc đó không cần thiết phải là đại học hay công nhân tay nghề cao vì so với lao động không bằng cấp họ chỉ phải trả thêm tối đa 7% lương tối thiểu nữa; chính vì vậy tạo nên lãng phí quá lớn cho xã hội, doanh nghiệp và người lao động.

- Các cơ sở dạy nghề chủ yếu là tư thục việc quan tâm trước hết là lợi nhuận thu được cho nên họ chọn nghề gì đầu tư thấp thu hồi vốn nhanh và theo nhu cầu người học, Vì vậy cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu trình độ đào tạo của học sinh được dạy nghề không phù hợp với nhu cầu xã hội.

- Định mức chi từ ngn sch cho dạy nghề được quy định từ năm 1998 đến nay đã qu bất cập trứơc tốc độ trượt giá, qua nhiều lần điều chỉnh tiền lương tối thiểu, và thay đổi định mức khoán chi cho các đơn vị hnh chính sự nghiệp; Vì vậy mức chi này không đủ chi phí cho học sinh thực tập nghề để có chất lượng đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp sử dụng khi học sinh tốt nghiệp.

- Chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề tuy có sự quan tâm nhưng vẫn chưa được thỏa đáng.

- Điều kiện đầu tư nước ngồi cho lĩnh vực dạy nghề chậm được ban hnh nên việc thu hút vốn nước ngoài cho lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, khó khăn.

- Chưa có quy định khung về thiết bị dạy nghề tương ứng cho quy mô dạy từng nghề mà từng trường phải trang bị tối thiểu nên không có cơ sở đánh giá chất lượng, xếp hạng các cơ sở dạy nghề như quy định.

Phần II

CÁC MỤC TIÊU CẦN ĐẠT TỚI ĐẾN 2010 , 2015 VÀ 2020

I. Mục tiêu tổng quát.

1. Dự báo dân số và lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân (KTQD) đến 2010 - 2020

Danh mục

2008

2010

2015

2020

Người

%

Người

%

Người

%

Người

%

Dân số

979.338

 

1.026.000

 

1.142.000

 

1.213.000

 

LĐ trong NTQD

498.000

100,0

553.520

100,0

650.939

100,0

727.000

100,0

C.nghiệp

101.675

19,76

105.778

19,00

117.234

18,00

120.173

17,00

Dịch vụ

187.106

40,25

237.681

43,00

367.976

57,00

481.710

66,00

N.nghiệp

209310

39,99

210.061

38,00

165.729

25,00

125.117

17,00

2. Dự báo nhu cầu, phát triển lực lượng lao động giai đoạn 2010 - 2020

 Đơn vị tính: người

Trình độ

2008

2010

2015

2020

LĐ trong nền KT quốc dân

498.000

536.168

631.584

727.000

Tổng số LĐ qua đào tạo

230.723

294.892

442.100

581.600

ĐH,CĐ, trên ĐHọc

35.856

53.617

75.790

109.050

TH chuyên nghiệp

33.864

42.893

63.150

109.050

Công nhân kỹ thuật

161.000

198.382

303.160

363.500

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 55% năm 2010; 70% năm 2015; 80% năm 2020.

- Đảm bảo cơ cấu lao động công nghiệp: 16,53%; dịch vụ: 66,26%; nông nghiệp: 17,21%. Phù hợp sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế.

- Nhu cầu lấp đầy 22 khu công nghiệp, 45 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, đảm bảo công suất xếp dỡ hệ thống cảng biển số 5 của tỉnh và các dự án khu du lịch bình quân mỗi năm cần 50.000 lao động, trong khi số lao động đến tuổi hàng năm chỉ có 17.000 người, số lao động cần chuyển khỏi nghề nông nghiệp theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế (kể cả số lao động có đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng là 7.000 người/năm, số quân nhân hồn thành nghĩa vụ qun sự trở về (Nếu tất cả đều được đào tạo nghề), số học sinh đại học, cao đẳng, trung học ra trường khoảng 6.000 người/năm, bình quân mỗi năm phải nhận thêm 20.000 lao động ngồi tỉnh.

Dự báo nhu cầu đào tạo lực lượng công nhân kỹ thuật thuật trong tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 và 2020

 Đơn vị tính: người

Trình độ

2008

2009

2010

2011-2015

2016-2020

2008-2020

Cao đẳng nghề

539

476

530

4.788

8.457

14.790

Trung cấp nghề

1.526

1.225

1.589

12.202

20.679

37.221

Sơ cấp nghề

6.911

5.105

4.943

24.419

17.808

59.186

Tổng cộng

8.976

6.806

7.062

41.409

46.944

111.197

Phần III

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Không ngừng nâng cao nhận thức của xã hội:

- Các cấp, các ngành và vị trí vai trò của công tác đào tạo nghề, xác định đào tạo nhân lực là đầu tư cho phát triển là đầu tư có tính chiến lược, yếu tố quyết định cho bước phát triển đột phá và bền vững của tỉnh nhà để có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư đúng mức, đúng hướng.

- Tuyên truyền rộng rãi thường xuyên liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng tạo một sự chuyển biến trong tư duy mỗi con người, vì cho đến nay còn nhiều người muốn con em mình sau khi tốt nghiệp phổ thông cơ sở tiếp tục học lên phổ thông trung học, hoặc tốt nghiệp phổ thông trung học chỉ đi thi vào trường đại học – cao đẳng, không muốn vào các trường dạy nghề hay trung học chuyên nghiệp.

2. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác đào tạo nghề:

- Huy động các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư cho đào tạo nghề theo hướng một mặt tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho đào tạo nghề trong tổng Ngân sách chi cho giáo dục, đào tạo, mặt khác huy động nguồn lực từ các ban ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, người học, nhà đầu tư trong nước…

- Cho phép đa dạng hoá các hình thức đào tạo, đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp trong xã hội, kêu gọi thu hút đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào công tác dạy nghề.

- Tranh thủ mở rộng quan hệ với các nguồn vốn nước ngoài ODA, FDI và các tổ chức quốc tế … đầu tư vào dạy nghề.

- Mở rộng hợp tác, liên kết học tập kinh nghiệm các trường, trung tâm, cơ sở dạy nghề các tỉnh trong khu vực.

- Khuyến khích, cấp phép, đầu tư trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở có khả năng dạy nghề trực thuộc các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các đoàn thể trong tỉnh tham gia vào hệ thống đào tạo nghề.

- Khuyến khích các hình thức liên doanh liên kết trong đào tạo nghề, phát triển các ngành nghề truyền thống phù hợp với từng địa phương.

- Thực hiện chính sách ưu đãi về giao đất, vay vốn đầu tư trang thiết bị, miễn gỉam thuế, đẩy mạnh xã hội hoá trong sự nghiệp dạy nghề.

- Duy trì phong trào hội thi thiết bị dạy nghề tự tạo, hội thi “bàn tay vàng” cấp cơ sở, cấp ngành, cấp tỉnh và tham gia hội thi cấp quốc gia, khu vực và quốc tế.

3. Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề:

- Mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng: các phòng học, xưởng thực hành, thư viện, khu thể dục, thể thao, nhà ở …

- Trang bị các phương tiện giảng dạy: máy móc, thiết bị hiện đại phù hợp với thực tiễn sản xuất.

4. Xây dựng và hoàn thiện chương trình, giáo trình đào tạo nghề:

- Các cơ sở dạy nghề thường xuyên rà soát lại các chương trình, giáo trình đào tạo nghề hiện có, căn cứ vào kỹ thuật và công nghệ trong thực tiễn trong và ngoài nước để cập nhật, bổ sung và hoàn thiện chương trình, giáo trình cho sát với thực tiễn và xu hướng hội nhập.

- Chương trình đáp ứng cho người học vốn tri thức cơ bản, kỹ năng cơ bản tại trường, kỹ năng hành nghề tại cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Các chương trình đào tạo liên thông phải đảm bảo sự kế thừa có chọn lọc và sự phù hợp với khoa học công nghệ mới để người lao động có thể đổi nghề trước sự thay đổi nhanh chóng của sản xuất, của tiến bộ khoa học kỹ thuật mà không cần phải học lại từ đầu.

5. Thiết lập và tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp và người sử dụng lao động, giữa đào tạo nghề với các cấp học, bậc học khác:

- Phối hợp trong việc xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo nghề xác định nhu cầu đào tạo nghề, yêu cầu về kiến thức, đánh giá chất lượng đào tạo, kỹ năng chuyên môn của công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ của từng nghề.

- Các doanh nghiệp tạo điều kiện cho việc tham quan, thực tập tay nghề của học sinh và tiếp nhận học sinh tốt nghiệp vào làm việc.

- Các doanh nghiệp đề xuất các yêu cầu mới về chất lượng đào tạo nghề với cơ sở dạy nghề.

- Các doanh nghiệp quan tm hỗ trợ trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề.

6. Kiểm định chất lượng dạy nghề:

- Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu, kiểm tra, giám sát đánh giá hiệu quả hoạt động các cơ sở dạy nghề.

- Các cơ sở đào tạo nghề tự đánh giá về chất lượng của cơ sở mình nhằm xác định những việc làm tốt, những việc làm còn yếu, chưa đạt yêu cầu phải khắc phục và xây dựng kế hoạch để khắc phục.

- Hoàn thiện hệ thống chứng chỉ, kiểm soát đánh giá hiệu quả các hoạt động đào tạo nghề.

- Cơ quan quản lý đào tạo nghề tổ chức kiểm định và đánh giá chất lượng cơ sở dạy nghề.

7. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề.

a) Đào tạo mới:

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Nội vụ:

Nắm số học sinh, sinh viên của tỉnh đang học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp dạy nghề trên phạm vi cả nước. Lập kế hoạch chọn lựa, đào tạo bổ sung về chuyên môn ngành nghề. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bố trí đội ngũ này về các trường, trung tâm trong tỉnh.

Hàng năm thông báo nhu cầu tuyển dụng giáo viên dạy nghề (DN) (ngành nghề, trình độ) trên các phương tiện thông tin đại chúng và các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, tạo điều kiện thu hút giáo viên dạy nghề, học sinh mới tốt nghiệp các trường, các nghệ nhân, công nhân có tay nghề, kỹ thuật cao từ các nơi khác về giảng dạy tại tỉnh.

b) Đào tạo lại:

- Củng cố phát triển đội ngũ giáo viên, người quyết định chất lượng đào tạo. Do đó phải tập trung mọi nỗ lực vào việc đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng để chuẩn hóa đội ngũ đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề.

- Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy nghề hiện có bằng cách đưa đi đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức và tay nghề chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, tổ chức tham quan khảo sát các cơ sở sản xuất.

- Tập huấn về quy trình xây dựng giáo trình dạy: phương pháp giảng dạy tiên tiến, trình độ ngoại ngữ để có thể nghiên cứu được các tài liệu chuyên môn và nghiệp vụ bằng tiếng nước ngoài.

- Tích cực tham gia các hoạt động nâng cao chất lượng, tham gia hội thảo, hội giảng, đi tham quan nghiên cứu, đưa đi đào tạo nâng cao trình độ cả trong và ngoài nước, nhất là tiếp cận kiến thức và thực tế công nghệ cao.

- Duy trì phong trào hội giảng giáo viên dạy nghề cấp cơ sở, cấp ngành, cấp tỉnh và tham gia cấp quốc gia, khu vực và quốc tế.

8. Nâng cao năng lực và hoạt động của hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về đào tạo nghề.

- Tiếp tục củng cố và kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước ở cấp tỉnh, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở dạy nghề về chất lượng đào tạo nghề ( chương trình, quy chế học tập, thi cử, văn bằng, chuẩn nghề, tiêu chuẩn giáo viên, giáo trình …).

9. Gắn đào tạo văn hóa với đào tạo nghề

- Tăng cường giáo dục hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh phổ thông về các môn kỹ thuật, đạo đức nghề nghiệp coi trọng ngay từ cấp phổ thông cơ sở, các em học sinh cần được định hướng nghề nghiệp từ sớm theo khả năng sở trường, năng khiếu và nhu cầu của thị trường lao động.

- Xây dựng kế hoạch phân luồng sau trung học cơ sở, trung học phổ thông đảm bảo thu hút số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông đi vào học nghề phù hợp với việc phát triển hệ thống dạy nghề, các loại hình đào tạo nghề của tỉnh.

- Sở Lao động - Thương binh vã Xã hội (LĐ-TBXH) phối hợp với Sở Giáo dục - Đo tạo, cơ quan truyền thơng về nhu cầu tuyển dụng lao động (ngành nghề, số lượng và trình độ), tuyên truyền, vận động hướng nghiệp học sinh tốt nghiệp các cấp vào học nghề.

10. Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lĩnh vực riêng biệt

a) Đào tạo nghề cho lao động nông thôn:

Các trường, trung tâm cùng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trên cơ sở kế hoạch hàng năm tổ chức đào tạo, vừa có chương trình giải quyết việc làm cho 2.000 đến 2.500 học viên học nghề một cách chủ động có hiệu quả để sau khi học xong nếu có nhu cầu vay vốn tự tạo việc làm thì tạo điều kiện cho người lao động vay vốn từ nguồn Chương trình 120/CP của Chính phủ giải quyết việc làm theo đúng nghề vừa học.

b) Đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ:

Hàng năm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức dạy nghề cho 700 đến 1.000 quân nhân là con em của tỉnh hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về có nhu cầu học nghề ngắn hạn để tạo việc làm ổn định.

c) Đào tạo nghề cho các đối tượng xã hội:

- Đối với các đối tượng tập trung tại các trung tâm giáo dục dạy nghề giải quyết việc làm, các cơ sở xã hội. Thực hiện mô hình đào tạo nghề gắn với sản xuất, tận dụng cơ sở vật chất máy móc hiện có để mở các nghề phù hợp cho 500 đến 1.000 học viên mỗi năm.

- Lập các dự án đào tạo nghề cho lao động nghèo, con em đồng bào dân tộc, người khuyết tật, trẻ mồ côi…. để tranh thủ nguồn kinh phí của các tổ chức nhân đạo quốc tế, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước.

11. Mở rộng và đa dạng các loai hình thông tin về thị trường lao động bao gồm:

- Thông tin về việc làm, ngành nghề và địa bàn có khả năng thu hút lao động mới, phản ánh việc cập nhật về thực trạng, các biến động nguồn lao động theo từng địa bàn từ phường, xã, huyện thị đến toàn tỉnh.

- Doanh nghiệp phải khai báo tình hình sử dụng lao động 06 tháng-năm: báo cáo việc tuyển lao động của các doanh nghiệp, báo cáo tăng giảm lao động 06 tháng-năm, dự kiến thu hút lao động năm kế hoạch.

- Các đơn vị hành chính phải báo cáo nguồn lao động – lao động có việc làm và chưa có việc làm theo phường, xã, huyện, thị.

12. Tài chính cho chương trình:

Ngoài các đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi cho học sinh, sinh viên theo quy định của Nhà nước; Hàng năm ngân sách tỉnh dành một khoản tương ứng cho số lao động có đất chuyển mục đích sử dụng; quân nhân, công an, dân quân thường trực hoàn thành nghĩa vụ; người thất nghiệp trong hai năm đầu; con gia đình đang hưởng chính sách ưu đãi; con đồng bào dân tộc thiểu số; người tàn tật còn khả năng lao động … được vay học nghề để tạo việc làm phù hợp và ổn định.

- Kinh phí đầu tư xây dựng:

+ Thiết bị cho 2 cơ sở dạy nghề tại Xuyên mộc và Châu Đức        : 20 tỷ.

+ Đầu tư Trường Trung cấp nghề (giai đoạn III)                             : 52 tỷ.

+ Thiết bị Trường Trung cấp nghề (Bộ LĐTBXH cấp)                     : 4 tỷ.

- Dạy nghề đối tượng ưu đãi mỗi năm:

+ Cao đẳng nghề 500 học sinh x 10 triệu/hs                                 : 5 tỷ.

+ Trung cấp nghề 1.000 học sinh x 7 triệu/hs                               : 7 tỷ.

+ Sơ cấp nghề 4.000 học sinh x 2 triệu/hs                                   : 8 tỷ.

- Thực hiện chương trình:

+ Bồi dưỡng, đào tạo giáo viên dạy nghề mỗi năm                        : 0,5 tỷ.

+ Hội giảng giáo viên 3 cấp

 (toàn quốc, tỉnh, cơ sở; hai năm 1 lần)                                       : 0,5 tỷ.

+ Hội thi tay nghề 3 cấp

 (toàn quốc, tỉnh, cơ sở; hai năm 1 lần)                                       : 0,5 tỷ.

+ Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm 3 cấp

 (toàn quốc, tỉnh, cơ sở; 05 năm 1 lần)                                        : 0,5 tỷ.

+ Quản lý, kiểm tra giám sát, sơ tổng, kết hàng năm                    : 0,5 tỷ.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch chi tiết của từng địa phương, từng Sở, ban, ngành với số lượng, chất lượng cho từng nghề, từng kỳ kế hoạch phù hợp với các mục tiêu của chương trình này từ nay đến 2020.

2. Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở Tài chính hàng năm đảm bảo nguồn kinh phí đầy đủ để chương trình được thực hiện đúng tiến độ.

3. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp, báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh và tiến độ thực hiện chương trình với Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh.

4. Các cơ quan thông tin đại chúng, Đài Phát thanh - Truyền hình, Bà Rịa – Vũng Tàu chủ động phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tuyên truyền, vận động trong nhân dân tham gia để chương trình đạt kết quả.

Chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy về “Phát triển lực lượng công nhân kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2009 - 2015 định hướng đến 2020” là một chương trình trọng tâm có tính quyết định đến sự tăng trưởng bền vững về chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng và Nghị quyết Đại hội IV tỉnh Đảng bộ./.