ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 753/QĐ-UBND | Điện Biên, ngày 06 tháng 06 năm 2016 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2016-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Kinh doanh bất động sản ngày 25 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;
Căn cứ Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;
Căn cứ Nghị định số 84/2013/NĐ-CP ngày 25/7/2013 của Chính phủ Quy định về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư;
Căn cứ Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Chỉ thị số 2196/CT-TTg ngày 06/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản;
Căn cứ Nghị quyết số 387/NQ-HĐND ngày 10/11/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên Khóa XIII - kỳ họp thứ 15 về việc thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Điện Biên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Tiếp theo Quyết định số 1546/QĐ-UBND ngày 30/12/2015 của UBND tỉnh Điên Biên về phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Điện Biên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 472/TTr-SXD ngày 20/5/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 753/QĐ-UBND ngày 06/6/2016 của UBND tỉnh)
Thực hiện Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Chỉ thị số 2196/CT-TTg ngày 06/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản; Nghị quyết số 387/NQ-HĐND ngày 10/11/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên Khóa XIII - kỳ họp thứ 15 và để cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nhà ở giai đoạn đến năm 2020 đã phê duyệt tại Quyết định số 1546/QĐ-UBND ngày 27/12/2015; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020 với các nội dụng cụ thể sau:
- Cụ thể hóa thực hiện các mục tiêu phát triển nhà ở tỉnh Điện Biên đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt tại Quyết định số 1546/QĐ-UBND ngày 30/12/2015.
- Từng bước giải quyết nhu cầu về nhà ở cho người thu nhập thấp, các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, học sinh, sinh viên, người nghèo, người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa phát triển kinh tế, tăng trưởng dân số và xây dựng nhà ở phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nhà ở, nhà ở xã hội của tỉnh và đặc điểm của từng địa bàn dân cư.
- Huy động nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở.
2. Yêu cầu
- Bám sát nội dung Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Điện Biên đã được phê duyệt, nhu cầu thực tế về nhà ở, nguồn ngân sách, nhu cầu của thị trường để tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh. Các dự án phát triển nhà ở trước khi triển khai phải được xem xét, đảm bảo phù hợp với Kế hoạch phát triển nhà ở của tỉnh.
- Các Sở, ban, ngành Tỉnh, UBND các huyện, thị xã và thành phố được giao nhiệm vụ phải nghiêm túc tổ chức triển khai có hiệu quả Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Điện Biên.
- Các chủ đầu tư dự án thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo Kế hoạch và quy định của pháp luật hiện hành, tập trung nguồn lực triển khai dự án theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng xây dựng công trình thuộc dự án.
1. Tình hình thực hiện Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Điện Biên
Theo số liệu khảo sát, thống kê, tính đến thời điểm hiện nay diện tích nhà ở trên địa bàn tỉnh khoảng 8.396.025 m2 sàn, diện tích bình quân đầu người đạt 15,6 m2 sàn/người, trong đó khu vực đô thị đạt 20,6 m2 sàn/người, khu vực nông thôn đạt 14,7 m2 sàn/người; diện tích nhà ở tối thiểu đạt 8 m2 sàn/người.
Để đảm bảo mục tiêu diện tích bình quân đầu người đến năm 2020 là 17,4 m2/người theo Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Điện Biên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1546/QĐ-UBND ngày 30/12/2015, đồng thời đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm tránh đầu đầu tư lãng phí; trên cơ sở rà soát thực trạng công tác phát triển nhà ở và nhu cầu thực tế về nhà ở công vụ, nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, nhà ở theo các chương trình mục tiêu, UBND tỉnh Điện Biên xác định:
Nhu cầu thực tế nhà ở công vụ, nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, nhà ở theo các chương trình mục tiêu và các chỉ tiêu cần phát triển trong các năm 2016- 2020.
Chỉ tiêu | Nhà ở thương mại | Nhà ở công vụ | Nhà ở xã hội | Nhà ở tái định cư | Nhà ở theo CTMT |
Cộng dồn đến năm 2015 | 0 | 40.289 | 14.311 | 258.540 | 1.364.950 |
Chỉ tiêu cần phát triển trong giai đoạn 2016-2020 | 70.753 | 80.021 | 139.439 | 22.426 | 400.995 |
2. Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2016-2020
2.1. Các chỉ tiêu phát triển nhà ở (m2 sàn)
Năm | Nhà ở thương mại | Nhà ở công vụ | Nhà ở xã hội | Nhà ở tái định cư | Nhà ở theo CTMT |
Tổng | 88.728 | 80.021 | 139.439 | 168.929 | 400.995 |
Trong đó chia ra kế hoạch từng năm: | |||||
2016 | 17.745 | 16.000 | 27.887 | 33.785 | 39.105 |
2017 | 17.745 | 16.000 | 27.887 | 33.785 | 81.000 |
2018 | 17.745 | 16.000 | 27.887 | 33.785 | 99.765 |
2019 | 17.745 | 16.000 | 27.887 | 33.785 | 99.495 |
2020 | 17.748 | 16.021 | 27.891 | 33.789 | 81.638 |
Ghi chú:
- Trong giai đoạn 2016-2020 triển khai xây dựng 88.728 m2 sàn nhà ở thương mại lớn hơn chỉ tiêu so với Quyết định số 1546/QĐ-UBND ngày 30/12/2015. Trong giai đoạn 2021-2030 sẽ giảm chỉ tiêu phát triển loại hình nhà ở thương mại đảm bảo theo đúng kế hoạch trong trong Chương trình phát triển nhà đã duyệt.
- Hiện tại trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ đang triển khai nhiều dự án tái thiết đô thị và các dự án TĐC đi theo. Cho nên diện tích nhà ở tái định cư trong giai đoạn 2016-2020 triển khai đầu tư xây dựng 168.929 m2 sàn lớn hơn chỉ tiêu so với Quyết định số 1546/QĐ-UBND ngày 30/12/2015. Trong giai đoạn 2021-2030 sẽ giảm chỉ tiêu phát triển loại hình nhà này nhằm đảm bảo kế hoạch phát triển nhà ở TĐC theo Chương trình phát triển nhà ở đã được duyệt (hoặc sẽ rà soát điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở toàn tỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế).
- Có danh mục các dự án nhà ở thương mại, nhà ở TĐC kèm theo. Ngoài các dự án trên cho phép phát triển nhà ở theo các dự án khác đảm bảo đủ chỉ tiêu tại bảng trên. Trong đó: Nhà ở thương mại: xây dựng 88.728 m2 sàn nhà ở thương mại trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020. Chủ yếu là phát triển nhà ở thấp tầng, kết hợp với biệt thự nhà vườn.
- Đặt chỉ tiêu đầu tư xây dựng mỗi năm tăng tổng diện tích nhà ở trên 390.000 m2 sàn và đạt 10.662.929 m2 sàn nhà ở vào cuối năm 2020.
- Nhà ở công vụ: đáp ứng cho 33% số cán bộ công chức có nhu cầu về nhà ở theo nhu cầu đã thống kê vào năm 2015.
- Chỉ tiêu phát triển nhà ở tái định cư: xây dựng hạ tầng các khu tái định cư đảm bảo về nhà ở cho 100% các đối tượng thuộc diện tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng tuân theo Nghị định số 84/2013/NĐ-CP ngày 25/07/2013 của Thủ tướng Chính Phủ trong các dự án trên địa bàn tỉnh.
- Hoàn thành việc hỗ trợ cho 556/1.538 đối tượng người có công với cách mạng theo đề án hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng của tỉnh Điện Biên theo Quyết định số 610/QĐ-UBND với diện tích khoảng 45m2 sàn/hộ.
- Nhà ở cho hộ nghèo: thực hiện số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 tiến hành hỗ trợ xây mới cho 8.355 hộ nghèo theo tiêu chuẩn nghèo mới có nhu cầu về nhà ở trong Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1244/QĐ-UBND ngày 25/11/2015.
- Trong giai đoạn 2015-2020, dựa trên tình hình thực tế của tỉnh Điện Biên thì dự kiến trong giai đoạn này sẽ không đặt chỉ tiêu về xây dựng nhà ở chung cư mà chỉ thí điểm xây dựng nhà ở chung cư phục vụ các nhóm đối tượng xã hội.
- Hằng năm xây dựng khoảng 6.765 m2 sàn diện tích sàn xây dựng nhà ở để cho thuê trong từng năm của giai đoạn 2016-2020 và đạt khoảng 33.825 m2 sàn vào cuối năm 2020.
2.2. Vị trí, khu vực phát triển nhà ở
- Nhà ở thương mại: Vị trí khu vực phát triển nhà ở thương mại được triển khai theo dự án tập trung chủ yếu trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ chi tiết dự án theo Phụ lục 1.
- Nhà ở xã hội: Xây dựng thí điểm khu nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ nhằm đáp ứng cho 5% số người có nhu cầu về nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh. Đề xuất khu vực xây dựng thí điểm khu nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ theo như nội dung văn bản số 1076/BC-SXD ngày 23/9/2015 của Sở Xây dựng về việc rà soát tổng hợp nhu cầu nhà ở xã hội và đề xuất vị trí khu đất xây dựng thí điểm khu nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
- Nhà ở tái định cư: Vị trí xây dựng khu nhà ở tái định cư phần lớn được triển khai trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ: Phường Him Lam, phường Noong Bua, Nam Thanh; chi tiết danh mục các dự án theo Phụ lục 2.
- Đối với các loại hình nhà ở khác: Đối với các loại hình phát triển nhà ở khác được triển khai phân bố trên địa bàn các huyện, thị xã và thành phố theo các dự án, chương trình mục tiêu.
2.3. Tỷ lệ các loại nhà ở cần đầu tư xây dựng
- Nhà ở thương mại: xây dựng khoảng 88.728 m2 sàn nhà ở thương mại trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020. Chủ yếu là phát triển nhà ở thấp tầng, kết hợp với biệt thự nhà vườn tập trung tại địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.
- Nhà ở công vụ: Dự kiến xây dựng 16.000 m2 sàn nhà ở công vụ mỗi năm; đạt khoảng 2.239 căn với diện tích 80.021 m2 sàn vào cuối năm 2020 nhà ở công vụ đáp ứng cho 33% số cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có nhu cầu về nhà ở.
- Nhà ở xã hội:
+ Dự kiến đầu tư xây dựng mỗi năm khoảng 1.845 m2 sàn nhà ở cho công nhân và đạt khoảng 9.227 m2 sàn vào cuối năm 2020; đảm bảo chỉ tiêu diện tích 8 m2 sàn/người.
+ Trong giai đoạn 2016- 2020 xây dựng khoảng 81.087 m2 sàn nhà ở học sinh, sinh viên; với diện tích sàn cho mỗi người là 8m2/người, đáp ứng được cho khoảng 50% số học sinh, sinh viên có nhu cầu trên tổng số khoảng 17.476 học sinh, sinh viên.
+ Đầu tư xây dựng thí điểm khoảng 15.300 m2 sàn nhà ở cho các đối tượng xã hội khác trong giai đoạn 2016-2020 để đáp ứng nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và khu vực lân cận.
+ Diện tích sàn xây dựng nhà ở để cho thuê: Trên cơ sở thống kê nhu cầu thuê nhà trên địa bàn tỉnh và căn cứ vào chỉ số tăng dân số trên địa bàn tỉnh, kết hợp với các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn qua tính toán dự kiến hằng năm xây dựng khoảng 6.765 m2 sàn diện tích sàn xây dựng nhà ở để cho thuê trong từng năm của giai đoạn 2016-2020 và đạt khoảng 33.825 m2 sàn vào cuối năm 2020.
- Chỉ tiêu phát triển nhà ở tái định cư: Trong giai đoạn 2016-2020 dự kiến sẽ đầu tư xây dựng khoảng 168.929 m2 sàn cho các đối tượng thuộc diện tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng tại các dự án thuộc địa phần thành phố Điện Biên Phủ.
- Chỉ tiêu nhà ở cho người có công với cách mạng: hỗ trợ việc xây dựng 25.020 m2 sàn cho đối tượng người có công với cách mạng theo đề án hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng của tỉnh Điện Biên theo Quyết định số 610/QĐ-UBND với diện tích khoảng 45m2 sàn/hộ.
- Nhà ở cho hộ nghèo: thực hiện số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 tiến hành hỗ trợ xây mới 375.975 m2 sàn nhà ở nhằm hỗ trợ cho các hộ có nhu cầu, diện tích nhà trung bình mỗi căn là 45 m2 sàn. Mức vay tối đa đối với mỗi hộ nghèo có khó khăn về nhà ở là 25 triệu đồng/hộ.
2.4. Diện tích đất để xây dựng nhà ở
a) Diện tích đất tăng thêm để xây dựng nhà ở trong giai đoạn 2016-2020 phân theo đơn vị hành chính:
TT | Đơn vị hành chính | Đến năm 2020 (ha) |
| Tổng cộng toàn tỉnh | 372 |
| Vùng đô thị | 193,3 |
| Vùng nông thôn | 178,7 |
1 | Thành phố Điện Biên Phủ | 65,2 |
2 | Thị xã Mường Lay | 15,6 |
3 | Huyện Mường Nhé | 35,9 |
4 | Huyện Mường Chà | 23,8 |
5 | Huyện Tủa Chùa | 32,3 |
6 | Huyện Tuần Giáo | 48,5 |
7 | Huyện Điện Biên | 57,1 |
8 | Huyện Điện Biên Đông | 40,1 |
9 | Huyện Mường Ảng | 29 |
10 | Huyện Nậm Pồ | 24,5 |
b) Diện tích đất để xây dựng từng loại nhà ở trong giai đoạn 2016-2020
TT | Loại nhà ở | Đến năm 2020 (ha) |
1 | Nhà ở thương mại | 11,7 |
2 | Nhà ở công vụ | 3,9 |
3 | Nhà ở xã hội phục vụ các đối tượng | 23 |
a | - Công nhân | 1,5 |
b | - Sinh viên, học sinh nội trú | 13,4 |
c | - Các ĐTXH khác | 8,1 |
4 | Nhà ở Tái định cư | 3,7 |
5 | Nhà ở theo CT mục tiêu | 121,3 |
a | Nhà ở cho người có công với CM | 4,1 |
b | Nhà ở hộ nghèo | 117,2 |
3. Các hình thức đầu tư xây dựng nhà ở
- Đối với nhà ở thương mại: Áp dụng hình thức đầu tư trực tiếp thông qua huy động các nguồn đầu tư từ doanh nghiệp các tổ chức kinh tế xã hội, nguồn vốn ODA và nguồn ngân sách địa phương. Kết hợp sử dụng các hình thức kêu gọi đầu tư theo hình thức đầu tư BT, PPP để đảm bảo nhu cầu về nhà ở và dãn dân giảm tải lên hệ thống hạ tầng cho khu vực đô thị hiện hữu.
- Đối với phát triển nhà ở tái định cư: Áp dụng hình thức hỗ trợ về quỹ đất tái định cư đã được đầu tư cơ sở hạ tầng và kinh phí hỗ trợ theo quy định về đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án để các đối tượng phải tái định cư tự xây dựng nhà ở. Trong tương lai kết hợp hình thức nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư theo dự án và cấp hoặc cho đối tượng trong diện đền bù giải phóng mặt bằng mua với giá ưu đãi.
- Hình thức phát triển nhà ở công vụ: UBND tỉnh trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở công vụ từ nguồn vốn Ngân sách địa phương dành cho xây dựng cơ bản và phát triển hạ tầng nhằm đảm bảo nhu cầu về nhà ở cho cán bộ công viên chức, các lực lượng vũ trang khi điều động chuyển công tác, luân chuyển tăng cường cho vị trí công tác mới.
- Hình thức phát triển nhà ở công nhân: áp dụng hình thức đầu tư gián tiếp thông qua việc ưu đãi về đất đai, quy hoạch, thuế, tài chính - tín dụng để khuyến khích các thành phần kinh tế, gồm: Doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, doanh nghiệp sử dụng lao động trong các khu công nghiệp, các cơ sở công nghiệp, dịch vụ ngoài khu công nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, các hộ gia đình, cá nhân là công nhân lao động tại các khu công nghiệp. Hoặc có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức về một phần kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng trong hàng rào và cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào.
- Hình thức phát triển nhà ở cho người có công với cách mạng: áp dụng hình thức đầu tư gián tiếp thông qua việc hỗ trợ về kinh phí, vật liệu, nhân công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế-xã hội kết hợp với nguồn lực tự có của cá nhân, gia đình hộ người có công với cách mạng để xây dựng, cải tạo nâng cao chất lượng nhà ở cho người có công với cách mạng.
- Hình thức phát triển nhà ở cho hộ nghèo: áp dụng hình thức đầu tư gián tiếp thông qua huy động từ nhiều nguồn vốn để thực hiện, kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân cùng làm. Thực hiện hỗ trợ theo nguyên tắc: Nhà nước hỗ trợ theo phương thức cho vay vốn để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở với lãi suất ưu đãi, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tự tổ chức xây dựng nhà ở. Với mức vay tối đa 25 triệu đồng/hộ từ Ngân hàng Chính sách xã hội để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở. Lãi suất vay 3%/năm; thời hạn vay là 15 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm. Thời gian trả nợ tối đa là 10 năm bắt đầu từ năm thứ 6, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 10% tổng số vốn đã vay.
4. Vốn thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở
- Nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và các đối tượng có nhu cầu cùng đóng góp theo quy định của pháp luật.
- Nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức của địa phương sử dụng bằng nguồn vốn ngân sách của địa phương.
- Đối với nhà ở công vụ cho giáo viên sử dụng từ nguồn vốn ngân sách trung ương và ngân sách của địa phương.
- Nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho các đối tượng mua, thuê mua nhà ở xã hội chủ yếu sử dụng nguồn vốn của các doanh nghiệp và một phần ngân sách của địa phương hỗ trợ giải phóng mặt bằng và dự kiến huy động từ nguồn vốn vay phát triển nhà ở và thị trường bất động sản theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013. Nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho các đối tượng có nhu cầu thuê nhà trên địa bàn tỉnh là nguồn vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp, người dân đầu tư vào lĩnh vực trên.
- Nguồn vốn hỗ trợ nhà ở cho người nghèo được hỗ trợ từ vốn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật.
- Nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân thực hiện theo phương thức xã hội hóa và một phần ngân sách của địa phương hỗ trợ giải phóng mặt bằng.
- Nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư được sử dụng từ nguồn vốn bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy định của Nghị định số 84/2013/NĐ-CP ngày 25/7/2013 của Chính phủ Quy định về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Ngoài các nguồn vốn dùng trong phát triển nhà ở nêu trên, còn có nguồn vốn do các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố sử dụng để chỉnh trang cải tạo nhà.
1. Về quy hoạch
Đẩy nhanh việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, đảm bảo quy hoạch đi trước một bước, phát triển nhà ở đô thị, điểm dân cư nông thôn một cách hài hòa, kết hợp hiện đại và truyền thống trên cơ sở quy hoạch chung đã được phê duyệt.
Đối với khu vực đô thị, khu vực được quy hoạch để phát triển đô thị trong tương lai cần chú trọng phát triển nhà ở theo dự án để đảm bảo việc phát triển nhà ở được xây dựng đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đồng thời nâng cao chất lượng quy hoạch góp phần tạo cảnh quan, kiến trúc để xây dựng và phát triển đô thị và nông thôn bền vững.
Trên cơ sở các quy hoạch được duyệt, ban hành quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc xây dựng nhà ở đảm bảo việc xây dựng được thực hiện đúng theo quy hoạch; công bố công khai quy hoạch xây dựng và thiết kế xây dựng đô thị để nhân dân biết và tuân thủ, làm căn cứ để quản lý cấp phép xây dựng mới, cải tạo chỉnh trang đô thị nhằm nâng cao chất lượng và thẩm mỹ kiến trúc.
Tại khu vực nông thôn, từng bước thực hiện phát triển nhà ở tuân thủ quy hoạch, kế hoạch và các chương trình dự án hình thành các điểm dân cư nông thôn có đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, đảm bảo phù hợp mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới.
2. Về đất đai
Thực hiện xây dựng, rà soát quy hoạch sử dụng đất trong đó chú trọng đến diện tích đất phát triển nhà ở đặc biệt là nhà ở cho các đối tượng xã hội, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị.
Đối với khu vực nội đô mật độ dân cư lớn cần thiết phải từng bước thực hiện việc đầu tư xây dựng nhà chung cư để bố trí tái định cư, tạm cư cho các hộ dân nằm trong diện phải giải tỏa.
Đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chỉ tiêu phân bổ đất xây dựng thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở, kiên quyết thu hồi hoặc dừng các dự án chậm triển khai, đã giao đất nhưng không sử dụng quá thời gian quy định của pháp luật.
Thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tại những vị trí thuận lợi sau khi đầu tư đường giao thông nhằm khai thác tiềm năng từ đất đai, chủ động điều tiết chênh lệch địa tô do nhà nước đầu tư hạ tầng mà có, thực hiện chủ trương khai thác tiềm năng từ đất đai để phát triển kinh tế; khắc phục được tình trạng xây dựng nhà ở tự phát bám theo quy hoạch giao thông, hạ tầng đô thị.
3. Về nguồn lực
Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng - tài chính cho việc đầu tư xây dựng các dự án nhà ở, hỗ trợ các đối tượng xã hội với lãi suất ưu đãi để người dân vay tiền mua nhà để ổn định chỗ ở và thế chấp bằng chính ngôi nhà đó, hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư phát triển hạ tầng và xây dựng nhà ở.
Huy động vốn từ các doanh nghiệp tự bỏ vốn kinh doanh bất động sản. Tỉnh phải công bố danh mục dự án phát triển bất động sản, kêu gọi đầu tư trực tiếp từ các doanh nghiệp, thành lập công ty phát triển quỹ đất đảm trách việc chuẩn bị nguồn đất và làm dịch vụ công về bất động sản. Ngoài ra tích cực huy động vốn tư nguồn vay nợ, viện trợ (phần lớn từ ODA) cho công tác phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh.
4. Về tổ chức thực hiện
- Công khai danh mục dự án nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại trên phương tiện thông tin đại chúng để huy động nguồn lực xã hội, lựa chọn nhà đầu tư tham gia đăng ký đầu tư và để người dân biết, thực hiện các quyền và giám sát động đồng.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở sinh viên, nhà ở tái định cư đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
- Rà soát, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, quy hoạch kiến trúc, quản lý đất đai, cấp phép xây dựng, cấp giấy phép chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất và xây dựng ban hành quy định về phát triển và quản lý đầu tư xây dựng các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các quy định khác liên quan.
- Liên tục cập nhập, nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở và thị trường bất động sản mới được Quốc hội khóa XIII thông qua và ban hành như Luật Đất đai, Luật nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đầu tư công...; trên cơ sở đó tiến hành hướng dẫn và thực thi các chính sách của nhà nước về nhà ở và bất động sản để tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân trong việc triển khai các hoạt động liên quan đến giao dịch nhà ở, phát triển nhà ở và các dự án kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp trong công tác quản lý và phát triển nhà ở riêng lẻ tại địa phương tuân thủ theo quy hoạch chung của từng đô thị trong tỉnh và đảm bảo theo các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn về xây dựng nhà ở và Thông tư 10/2014/TT- BXD ngày 11/7/2014 của Bộ Xây dựng về quy định một số nội dung về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ.
- Tham mưu nghiên cứu bổ sung quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội trong quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh với diện tích đất phù hợp với quy mô dân số và định hướng quy hoạch, cũng như tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đô thị.
- Tiếp tục tham mưu cho trong việc tháo gỡ khó khăn, hoàn tất thủ tục đầu tư xây dựng triển khai đầu tư khu nhà ở thương mại, khu đô thị trên địa bàn tỉnh.
- Định kỳ hàng năm đánh giá kết quả thực hiện công tác phát triển nhà ở báo cáo UBND tỉnh để kịp thời điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn và thị trường.
5. Về công tác tuyên truyền
Tổ chức tuyên truyền, vận động các tầng lớp dân cư thay đổi phương thức, tập quán từ sở hữu chuyển sang hình thức thuê nhà, từ hình thức nhà ở riêng lẻ chuyển sang căn hộ chung cư để phù hợp với điều kiện thu nhập của hộ gia đình, cá nhân. Tổ chức tuyên truyền các danh nghiệp sử dụng lao động tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp việc hỗ trợ nhà ở bằng tiền cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng có khó khăn về nhà ở để thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội, trong đó tập trung thực hiện cơ chế chính sách ưu đãi của Chính phủ quy định tại Nghị định 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 và các quy định khác liên quan.
6. Lộ trình thực hiện giai đoạn 2016-2020
- Trong năm 2016, tiến hành rà soát lại các quy hoạch, thường xuyên cập nhật nhu cầu của từng loại hình nhà; công bố kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2016-2020 và kế hàng năm và xác định rõ các định hướng, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển nhà ở trong giai đoạn này làm cơ sở cho các địa phương;
- Trong năm 2016 -2017 tập trung hoàn thiện thủ tục đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho các dự án xây dựng nhà ở thương mại đã được UBND tỉnh phê duyệt nhằm tạo quỹ nhà ở phục vụ công tác chỉnh trang, phát triển đô thị, dãn dân ổn định mật độ dân cư góp phần phát triển bền vững.
- Từ năm 2017 đến năm 2020, tiến hành nghiên cứu, xây dựng thí điểm nhà ở xã hội để cho thuê và nhà chung cư đồng thời xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích đầu tư xây dựng nhà công vụ theo hình thức BT trả bằng đất. Bước đầu phát triển nhà ở xã hội theo nhu cầu của các đối tượng;
- Cuối năm 2020, tổ chức đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển nhà trong giai đoạn 2016 - 2020 nhằm đánh giá những thành tựu đạt được và những vấn đề còn tồn tại, qua đó tiến hành điều chỉnh lại một số chỉ tiêu của chương trình phát triển nhà ở cho phù hợp với tình hình thực tế.
1. Sở Xây dựng
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan đẩy nhanh công tác tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch xây dựng. Công khai các đồ án về quy hoạch đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch điểm dân cư nông thôn đã được duyệt và quy định về quản lý quy hoạch, kiến trúc.
- Tiếp tục xây dựng nội dung kế hoạch phát triển nhà hằng năm trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016-2020 và tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh các chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển nhà ở dài hạn giai đoạn 2016-2020 và Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Điện Biên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nếu cần thiết.
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các Sở, Ngành có liên quan triển khai thực hiện kế hoạch; hướng dẫn, đôn đốc và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện theo thẩm quyền và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định đối với trường hợp vượt thẩm quyền; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện đến UBND tỉnh theo định kỳ vào cuối quý IV hàng năm.
- Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan xây dựng Đề án xây dựng nhà ở xã hội, Quy chế quản lý sử dụng quỹ nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư trình Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên xem xét phê duyệt; phối hợp trong công tác xây dựng nhà công vụ cho giáo viên; nhà ở cho sinh viên, công nhân cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh trên cơ sở phù hợp với quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển nhà ở đô thị và nông thôn.
- Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan đến kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện các dự án nhà ở trên địa bàn toàn tỉnh.
- Phối hợp chặt chẽ với chi nhánh NHNN tỉnh và các Sở, Ngành liên quan đưa ra các giải pháp để tham mưu UBND tỉnh nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về các thủ tục cho vay vốn, phương án cho thuê, mua bán nhà ở trên địa bàn tỉnh.
- Thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết dự án thí điểm xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư và nhà ở thương mại trên địa bàn tỉnh. Công bố công khai vị trí, danh mục các dự án nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư và nhà ở thương mại trên địa bàn trên các phương tiện thông tin địa chúng để các nhà đầu tư đăng ký tham gia đầu tư xây dựng đảm bảo các chỉ tiêu kế hoạch. Tổ chức thẩm định các dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.
- Là cơ quan thường trực có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các dự án được triển khai, tổng hợp kết quả phát triển nhà ở vào hàng năm; thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với các trường hợp chấp thuận đầu tư dự án hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư. Định kỳ hàng năm đánh giá kết quả thực hiện, đề xuất việc điều chỉnh kế hoạch phù hợp với nhu cầu thực tiễn và thị trường. Tổ chức sơ kết chương trình kế hoạch phát triển nhà theo định kỳ.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng bổ sung các chỉ tiêu phát triển nhà ở vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương làm cơ sở chỉ đạo điều hành và kiểm điểm kết quả thực hiện theo định kỳ trình UBND tỉnh quyết định;
- Phối hợp với Quỹ đầu tư phát triển để lập kế hoạch đầu tư từ Quỹ phát triển nhà ở hàng năm theo quy định hiện hành;
- Nghiên cứu, bổ sung chính sách để đơn giản hóa thủ tục đầu tư nhà ở ban hành hướng dẫn cụ thể việc xây dựng nhà ở theo các hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và hình thức hợp tác công tư (PPP); bổ sung danh mục các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân theo quy định của pháp luật về nhà ở thuộc danh mục dự án khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2015- 2020 để phù hợp với tình hình triển khai kế hoạch.
- Lập kế hoạch bố trí nguồn vốn ngân sách, vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở.
- Nghiên cứu các giải pháp khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nhà ở theo dự án.
- Thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với các dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Lập kế hoạch đầu tư công trình hạ tầng xã hội, công trình đầu tư công trong khu nhà ở, khu đô thị mới khi công trình chưa giao cho chủ đầu tư thực hiện.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng cân đối quỹ đất phát triển nhà ở đến 2020; chuẩn bị quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công vụ, nhà ở cho sinh viên, công nhân... theo kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020 đã được phê duyệt.
- Phối hợp với các địa phương và các Ngành liên quan rà soát lại quy hoạch sử dụng đất và nhu cầu phát triển nhà trên địa bàn để có điều chỉnh bố trí quỹ đất cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.
- Rà soát, cải cách lại thủ tục hành chính, đẩy nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Chỉ đạo các trung tâm phát triển quỹ đất của các địa phương tiếp cận nguồn vốn phát triển quỹ đất nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư của các dự án tái định cư.
- Phối hợp với các địa phương và các Ngành liên quan rà soát việc bàn giao 20% quỹ đất sạch từ các dự án nhà ở thương mại đối với các dự án nhà ở thương mại trên 10 ha theo nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ để tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện nghiêm trên địa bàn.
- Tăng cường công tác hậu kiểm về việc sử dụng đất của các nhà đầu tư dự án nhà ở thương mại nhằm đảm bảo đúng mục đích sử dụng. Đồng thời tham mưu UBND tỉnh xử lý, thu hồi các dự án chưa đầu tư về nhà ở để chuyển giao đầu tư cho đơn vị khác.
- Thực hiện đổi mới thủ tục giao đất ở, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai; chủ trì nghiên cứu và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hướng dẫn thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức thống kê diện tích các loại nhà ở được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tại các dự án phát triển nhà ở, báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Xây dựng) vào 31/12 hàng năm.
4. Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí vốn ngân sách hàng năm để xây dựng nhà ở theo kế hoạch phát triển nhà ở của Tỉnh.
- Phối hợp với Sở Xây dựng xây dựng giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ.
- Tham mưu UBND tỉnh trong việc hướng dẫn các cơ chế chính sách về tài chính, thuế liên quan đến phát triển nhà ở.
5. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành của tỉnh tiến hành triển khai các chương trình, đề án hỗ trợ về xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh, trong đó đặc biệt quan tâm đến các đối tượng là người nghèo, người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
6. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan lập, thẩm định đề án quy hoạch bố trí tái định cư cho dân vùng thiên tai và xây dựng các chương trình, dự án nông thôn mới; xây dựng khu dân cư nông thôn.
Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát UBND các huyện, thị xã thực hiện hỗ trợ nhà ở tại các dự án bố trí, ổn định dân cư đã được phê duyệt, đảm bảo sự phát triển nhà ở thuộc vùng dự án phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở và quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
7. Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Điện Biên
Định kỳ hàng năm tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách về tín dụng nhà ở xã hội, báo cáo UBND tỉnh.
8. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và thành phố
- Trên cơ sở kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2016-2020 của tỉnh, phối hợp với Sở Xây dựng và các Sở, Ban ngành thực hiện lập, điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn để đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở trên địa bàn đặc biệt là nhà ở xã hội, nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp, người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội...
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện việc hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách của các xã trên địa bàn (gồm số hộ gia đình đã được hỗ trợ, số nhà ở đã được xây dựng mới hoặc sửa chữa, số tiền hỗ trợ đã cấp cho các hộ gia đình số tiền huy động được từ các nguồn khác, các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị trong quá trình thực hiện).
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển và quản lý nhà ở trên địa bàn. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án phát triển nhà ở đảm bảo đúng nội dung, tiến độ dự án đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận hoặc phê duyệt. Xử lý hoặc kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm, báo cáo UBND tỉnh khi vượt thẩm quyền. Tổ chức triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật đảm bảo đúng tiến độ và kế hoạch phát triển nhà đã duyệt.
- Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường để cân đối, bố trí và điều chỉnh quỹ đất phát triển nhà ở thương mại, xã hội, nhà ở tái định cư nhà ở nội trú học sinh, sinh viên, công nhân...theo kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh giai đoạn 2016-2020 và theo tình hình thực tế triển khai kế hoạch;
- Phối hợp với các Sở Xây dựng tiến hành lập các quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị để phục vụ cho công tác quản lý xây dựng, chỉnh trang, phát triển đô thị.
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm theo các điều khoản được quy định trong luật nhà ở, luật kinh doanh bất động sản, luật xây dựng và trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng xã hội và quản lí chất lượng nhà ở đô thị.
- Phối hợp với Sở Xây dựng lập và thực hiện lập quy hoạch chi tiết xây dựng các khu nhà ở trên địa bàn.
- Vào cuối quý IV hàng năm, UBND các huyện, thị xã và thành phố có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện công tác phát triển nhà ở trong năm trên địa bàn gửi Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo, trình UBND tỉnh.
9. Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở
Tập trung nguồn lực để triển khai các dự án đầu tư đã được chấp thuận đầu tư hoặc quyết định đầu tư đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng. Thực hiện báo cáo đánh giá đầu tư dự án định kỳ theo đúng quy định của pháp luật, gửi báo cáo Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư định kỳ 6 tháng và định kỳ hàng năm để các Sở theo dõi, quản lý và báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật khi kết thúc dự án đưa vào khai thác sử dụng và tổ chức bàn giao cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội dự án và quản lý hành chính theo quy định về phân cấp.
Có trách nhiệm tổ chức lập, trình duyệt dự án nhà ở và triển khai thực hiện dự án sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo đúng nội dung dự án và tiến độ đã được phê duyệt.
Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong việc định giá, xác định giá bán, cho thuê nhà ở thương mại; thẩm định giá mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội khi hoàn tất công tác đầu tư xây dựng.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã và thành phố chủ động đề xuất với tỉnh những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung để thực hiện tốt kế hoạch phát triển nhà ở của Tỉnh./.
CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NHÀ Ở THƯƠNG MẠI DỰ KIẾN GIAI ĐOẠN 2016- 2020
TT | Tên dự án | Chủ đầu tư | Địa điểm đầu tư xây dựng | Diện tích sàn xây dựng dự kiến (m2) |
1 | Khu nhà ở phía Tây sông Nậm Rốm | Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và công nghệ môi trường tỉnh Điện Biên | Phường Thanh Bình, thành phố Điện Biên Phủ | 13.839 |
2 | Khu nhà ở Tân Thanh | Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và công nghệ môi trường tỉnh Điện Biên | Phường Tân Thanh và phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ | 74.889 |
CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TÁI ĐỊNH CƯ DỰ KIẾN GIAI ĐOẠN 2016- 2020
STT | Tên dự án | Chủ đầu tư | Địa điểm xây dựng | Diện tích sàn xây dựng dự kiến (m2) | Năm dự kiến thực hiện |
1 | Khu TĐC chương trình đô thị miền núi phía Bắc | UBND thành phố Điện Biên Phủ | Phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ | 41.550 | 2017 |
2 | Khu TĐC Him Lam, phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ | Sở Tài nguyên và Môi trường | Phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ | 38.913 | 2020 |
3 | Dự án điểm tái định cư tại chỗ đường Hoàng Văn Thái | UBND thành phố Điện Biên Phủ | Phường Mường Thanh và Phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ | 7.360 | 2016 |
4 | Dự án điểm tái định cư dọc trục đường 60m, phường Him Lam | UBND thành phố Điện Biên Phủ | Phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ | 6.208 | 2016 |
5 | Xây dựng mở rộng điểm tái định cư bổ sung điểm tái định cư khe chít 1 | UBND thành phố Điện Biên Phủ | Phường Noong Bua, thành phố Điện Biên Phủ | 36.018 | 2016 |
6 | Xây dựng mở rộng điểm tái định cư bổ sung điểm tái định cư khe chít 2 | UBND thành phố Điện Biên Phủ | Phường Noong Bua, thành phố Điện Biên Phủ | 38.880 | 2016 |
- 1 Quyết định 463/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017 và giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020
- 2 Quyết định 1546/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Điện Biên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 3 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
- 4 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở
- 5 Quyết định 33/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7 Quyết định 02/2015/QĐ-UBND về Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2015
- 8 Quyết định 290/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án phát triển nhà ở xã hội tỉnh Sóc Trăng đến năm 2030 và Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội tỉnh Sóc Trăng năm 2015
- 9 Nghị quyết 31/2014/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2015
- 10 Luật Nhà ở 2014
- 11 Luật Kinh doanh bất động sản 2014
- 12 Thông tư 10/2014/TT-BXD về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ do Bộ Xây dựng ban hành
- 13 Luật Đầu tư công 2014
- 14 Luật Xây dựng 2014
- 15 Luật đất đai 2013
- 16 Nghị định 188/2013/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
- 17 Nghị định 84/2013/NĐ-CP quy định về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư
- 18 Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2013 về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu do Chính phủ ban hành
- 19 Chỉ thị 2196/CT-TTg năm 2011 về giải pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20 Quyết định 2127/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 21 Nghị định 71/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở
- 1 Quyết định 463/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017 và giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020
- 2 Quyết định 02/2015/QĐ-UBND về Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2015
- 3 Quyết định 290/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án phát triển nhà ở xã hội tỉnh Sóc Trăng đến năm 2030 và Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội tỉnh Sóc Trăng năm 2015
- 4 Nghị quyết 31/2014/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2015