Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 76/QĐ-NH14

Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 1995

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG MUA BÁN LẠI TÍN PHIẾU 

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước ngày 24/5/1990;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 72/CP ngày 26/7/1994 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường mua bán lại tín phiếu".

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Điều 3: Chánh văn phòng Thống đốc, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, Vụ trưởng Vụ Phát hành - Kho quỹ, Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan ở Ngân hàng Nhà nước Trung ương; Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố; Tổng giám đốc (Giám đốc) các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Quỹ bảo hiểm, công ty bảo hiểm, Quỹ đầu tư... tham gia thị trường chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Cao Sĩ Kiêm

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG MUA BÁN LẠI TÍN PHIẾU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 76/QĐ -NH14 ngày 18 tháng 03 năm 1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).

I. QUY ĐỊNH CHUNG:

Điều 1: Thị trường mua bán lại tín phiếu bao gồm thị trường mua lại tín phiếu giữa các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính với nhau (gọi tắt là thị trường mua bán tín phiếu giữa các ngân hàng) và thị trường mua bán tín phiếu giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức, cá nhân và giữa các tổ chức, cá nhân với nhau (gọi tắt là thị trường mua bán tín phiếu giữa ngân hàng với khách hàng).

Điều 2: Ngân hàng Nhà nước tổ chức Thị trường mua bán tín phiếu giữa các ngân hàng. Các tổ chức tín dụng tổ chức việc mua bán tín phiếu giữa ngân hàng với khách hàng.

Điều 3: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao cho Vụ trưởng Vụ Tín dụng tổ chức thị trường mua bán tín phiếu giữa các ngân hàng.

Điều 4: Các loại tín phiếu được mua bán trên thị trường là các tín phiếu đã phát hành, được chuyển nhượng, còn thời hạn, bao gồm:

- Tín phiếu kho bạc:

- Kỳ phiếu ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước cho phép phát hành;

- Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.

Điều 5: Phương thức mua bán:

- Mua bán hẳn tín phiếu,

- Mua bán có thời hạn (theo ngày, tuần, tháng).

Điều 6: Giá mua bán tín phiếu trên thị trường được hình thành theo cung cầu trên thị trường. Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ và nhu cầu bán tín phiếu của các thành viên trên thị trường để xác định giá mua, giá bán tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước với các thành viên.

II. THỊ TRƯỜNG MUA BÁN TÍN PHIẾU GIỮA CÁC NGÂN HÀNG:

Điều 7: Thị trường mua bán tín phiếu giữa các ngân hàng là thị trường mua bán các loại tín phiếu còn thời hạn giữa các thành viên tham gia thị trường. Ngân hàng Nhà nước đứng ra làm trung gian để các thành viên mua bán với nhau trên thị trường.

Căn cứ vào mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua bán một số loại tín phiếu với các thành viên. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước có thể mở một "cửa chiết khẩu đặc biệt" với lãi suất cao trong trường hợp thành viên có nhu cầu bán không thể trì hoãn được.

Điều 8: Việc làm trung gian hoặc mua bán một số loại tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng do Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước thực hiện tại Trung tâm giao dịch thị trường (49 Lý Thái Tổ - Hà Nội).

Điều 9: Thành viên tham gia thị trường gồm có:

- Các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm và quỹ đầu tư ... là thành viên của thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc, và các chi nhánh của các thành viên đó ở các tỉnh, thành phố (nếu được thành viên cho phép);

- Ngân hàng Nhà nước Trung ương tham gia với tư cách là thành viên đồng thời là người tổ chức hoạt động của thị trường.

Điều 10: Phương thức và khối lượng giao dịch:

10.1- Các thành viên giao dịch qua Trung tâm giao dịch của thị trường hoặc giao dịch trực tiếp với nhau theo phương thức giao dịch gián tiếp bằng điện thoại, Telex, Fax, hoặc qua mạng vi tính.

Trung tâm giao dịch của thị trường sẽ thông báo cho các thành viên biết danh sách và mã số các thành viên tham gia thị trường để thực hiện việc giao dịch trên thị trường.

Các thành viên của thị trường đăng ký với Trung tâm giao dịch chủ thị trường và với thành viên khác số điện thoại, Telex, Fax và danh sách cán bộ có thẩm quyền trong giao dịch và nhân viên thực hiện việc liên lạc qua điện thoại trên thị trường theo mẫu số 01 đính kèm.

10.2- Khi có nhu cầu mua hoặc bán tín phiếu, các thành viên giao dịch trực tiếp với nhau hoặc đăng ký qua Trung tâm giao dịch của thị trường. Nội dung giao dịch hoặc đăng ký gồm: tên tín phiếu, người phát hành tín phiếu cần mua hoặc cần bán, giá mua, bán tín phiếu, thời hạn còn lại của tín phiếu, phương thức mua - bán. Trung tâm giao dịch của thị trường sẽ thông báo và có thể gợi ý cho các thành viên có nhu cầu mua bán về tín phiếu trên thị trường để các thành viên giao dịch trực tiếp với nhau.

Sau khi kết thức giao dịch bằng điện thoại, các bên mua bán phải xác nhận lại bằng Telex, Fax hoặc qua mạng vi tính trong cùng ngày theo mẫu số 01 đính kèm.

10.3- Khối lượng giao dịch tối thiểu trên thị trường là 10 triệu đồng.

Điều 11: Thời gian giao dịch:

Trung tâm giao dịch thị trường hoạt động tất cả các ngày làm việc trong tuần.

Điều 12: Phương thức giao tín phiếu:

12.1- Đối với tín phiếu phát hành dưới hình thức ghi sổ:

Thực hiện qua sổ giao dịch Ngân hành Nhà nước hoặc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước.

12.2- Đối với tín phiếu phát hành dưới hình thức chứng chỉ vô danh hay hữu danh:

- Bên bán trực tiếp giao tín phiếu cho bên mua.

- Bên bán gửi Ngân hàng Nhà nước giữ hộ tín phiếu theo yêu cầu của bên mua. Bên mua trả phí bảo quản cho Ngân hàng Nhà nước theo mức quy định của Bộ Tài chính đối với phí bảo quản trái phiếu Chính phủ.

Riêng chứng chỉ ghi danh, trước khi giao trực tiếp hoặc gửi Ngân hàng Nhà nước giữ hộ như trên, bên bán phải làm thủ tục đăng ký lại quyền sở hữu chứng chỉ theo quy định về đăng ký tín phiếu.

Trường hợp bên giao tín phiếu không đúng thời hạn đã cam kết thì phải chịu phạt tiền. Mức phạt bằng mức lãi của tín phiếu khi bán tính trên số ngày chậm giao. Bên mua được hưởng tiền phạt này.

Điều 13. Thời hạn và phương thức thanh toán:

Việc thanh toán tiền giữa các bên được thực hiện sau khi bên mua nhận được tín phiếu hoặc bên bán đã gửi Ngân hàng Nhà nước giữ hộ tín phiếu theo yêu cầu của bên mua. Ngày trả tiền do 2 bên mua bán thoả thuận quy định và thanh toán bằng chuyển khoản.

Bên mua phải thanh toán đúng thời hạn đã cam kết, nếu thanh toán chậm phải chịu phạt tiền bằng 150% mức lãi của tín phiếu khi mua tính trên số ngày chậm trả. Bên bán được hưởng số tiền phạt này.

Việc hạch toán kế toán nghiệp vụ mua bán tín phiếu thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Trung ương.

III. THỊ TRƯỜNG MUA BÁN TÍN PHIẾU GIỮA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VỚI KHÁCH HÀNG

Điều 14. Thị trường mua bán tín phiếu giữa Ngân hàng Nhà nước với khách hàng là thị trường mua bán các loại tín phiếu giữa ngân hàng với khách hàng và giữa các khách hàng với nhau, trong đó ngân hàng làm môi giới hưởng phí hoa hồng và mua bán cho bản thân mình.

Điều 15. Các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ môi giới và mua bán tín phiếu cho bản thân mình theo những quy định tại phần I của Quy chế này (quy định chung) và theo các quy định sau đây:

- Giao dịch gián tiếp bằng điện thoại, Telex, Fax; giao dịch trực tiếp (tại nơi giao dịch do các ngân hàng tổ chức) hoặc vừa gián tiếp vừa trực tiếp.

Đối với các khối lượng giao dịch có giá trị trên 100 triệu đồng nên được giới thiệu ra thị trường mua bán tín phiếu giữa các ngân hàng.

- Tín phiếu được bên bán giao trực tiếp cho bên mua hoặc gửi ngân hàng bảo quản hộ; phí bảo quản bên mua trả cho ngân hàng theo quy định của ngân hàng bảo quản tín phiếu, nhưng tối đa bằng phí bảo quản trái phiếu Chính phủ do Bộ Tài chính quy định. Bên bán giao tín phiếu không đúng thời hạn đã cam kết thì phải chịu phạt, mức tiền phạt do hai bên thoả thuận nhưng tối đa không vượt quá mức lãi của tín phiếu khi bán tính trên số ngày chậm giao. Bên mua được hưởng số tiền phạt này.

- Việc thanh toán tiền giữa các bên thực hiện sau khi bên mua nhận được tín phiếu hoặc bên bán đã gửi ngân hàng giữ hộ tín phiếu theo yêu cầu của bên mua. Thời hạn thanh toán, hình thức thanh toán (tiền mặt hay chuyển khoản) do hai bên mua - bán thoả thuận. Bên mua phải thanh toán đúng thời hạn đã thoả thuận, nếu thanh toán chậm phải chịu phạt, mức tiền phạt do hai bên thoả thuận nhưng tối đa không vượt quá 150% mức lãi của tín phiếu khi mua tính trên số ngày chậm trả.

- Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ môi giới được hưởng phí dịch vụ. Phí dịch vụ do ngân hàng thực hiện nghiệp vụ môi giới quy định.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH: