THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 761-TTg | Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 1997 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG BẮC TRUNG BỘ THỜI KỲ 1996-2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại Tờ trình số 10/BXD-KTQH ngày 5 tháng 6 năm 1997 và đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư tại Văn bản số 4524/HĐTĐ ngày 25 tháng 7 năm 1997,
QUYẾT ĐỊNH:
Phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ theo hướng:
- Khai thác hiệu quả các thế mạnh về tài nguyên khoáng sản (sắt, thiếc, cao lanh, dầu mỏ...), tài nguyên nước làm thuỷ lợi, thuỷ điện, biển, rừng và tiềm năng du lịch, dịch vụ nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách từng địa phương, nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng.
- Phát triển kinh tế nhiều thành phần dưới sự quản lý của Nhà nước, đảm bảo cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Gắn với thị trường vùng, thị trường trong nước và nước ngoài nhằm phát huy hiệu quả mọi nguồn lực, thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững.
- Thực hiện công bằng xã hội, tạo việc làm cho người lao động, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá của các dân tộc.
- Xây dựng các thành phố, thị xã: Thanh Hoá, Vinh, Huế, Hà Tĩnh, Đồng Hới, Đông Hà thành các trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật làm hạt nhân thúc đẩy vùng nông thôn phát triển.
- Bảo vệ môi trường sinh thái; bảo vệ rừng, phủ xanh đất trồng đồi trọc, bãi bồi ven biển nhằm hạn chế tác hại của thiên tai bão lụt. - Phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm an ninh chính trị và củng cố quốc phòng giữ gìn trật tự an toàn xã hội vùng ven biển, hải đảo và vùng cao, biên giới.
1. Về kinh tế:
Phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt khoảng 275 USD vào năm 2000, và đạt khoảng 880 USD vào năm 2010. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 13,1% giai đoạn 1996-2000 và phấn đấu đạt 14,5% giai đoạn sau năm 2000. Cơ cấu kinh tế đến năm 2000 là: công nghiệp chiếm 15,2%, dịch vụ 45%; nông lâm ngư nghiệp 27,5%, xây dựng 12,3% và đến năm 2010: công nghiệp chiếm 25,4%, dịch vụ 48%, nông lâm ngư nghiệp 9,9%, xây dựng 16,7%. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm tăng từ 20-25% giai đoạn 1996-2010. Tỷ lệ tích luỹ đầu tư từ GDP trên 12% vào năm 2000 trên 22% vào năm 2010; giảm tối thiểu các hộ nghèo.
2. Về xã hội:
Phấn đấu giảm tỷ lệ tăng dân số hàng năm để đến năm 2000 còn 2,06% và năm 2010 còn 1,67%. Nâng cao nguồn nhân lực về các mặt thể lực, trình độ học vấn, đào tạo nghề, trình độ nghề nghiệp và quản lý... Xây dựng gia đình văn hoá gắn với làng bản, văn minh đô thị, xoá bỏ các tệ nạn xã hội. Hình thành một số trung tâm văn hoá vùng, kết hợp du lịch với khai thác hiệu quả các di tích. Xây dựng và củng cố mạng y tế từ tỉnh đến huyện, xã; cải tạo nâng cấp các cơ sở y tế hiện có.
3. Về môi trường:
Nhanh chóng khôi phục hệ sinh thái rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, bãi bồi ven biển, trồng rừng phòng hộ. Bảo vệ và phát triển các loài đồng thực vật quý hiếm. Thực hiện vệ sinh môi trường trong sạch, đảm bảo đủ nước sạch cho sinh hoạt, nước biển không bị ô nhiễm. Khắc phục tiếng ồn, giải quyết chất thải, bụi ở khu công nghiệp và đô thị. Hạn chế cát bay, cát chảy, xói mòn, sụt lở; bồi lấp cửa sông ven biển.
4. Về an ninh quốc phòng:
Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, nhất là ở vùng biển hải đảo, vùng cao biên giới. Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước. Kết hợp quốc phòng và an ninh với phát triển kinh tế. Bảo đảm vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
III. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NGÀNH:
1. Về phát triển cơ sở hạ tầng:
Xây dựng hệ thống đường bộ có đường dọc xuyên vùng và các đường ngang tạo mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc phát triển vùng miền núi, vùng cao biên giới. Củng cố và nâng cấp hệ thống cảng biển hiện có, nghiên cứu chuẩn bị điều kiện mở các cảng nước sâu khi có nhu cầu giao lưu hàng hoá. Cải tạo và nâng cấp các sân bay hiện có.
Cải tạo và xây dựng hệ thống thuỷ lợi: từng bước hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Đầu tư, xây dựng các nhà máy đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho các khu công nghiệp, đô thị. Xây dựng các công trình phòng chống lụt bão có hiệu quả, nhằm hạn chế những yếu tố bất lợi về điều kiện tự nhiên trong vùng.
Về phát triển lưới điện: kết hợp giữa phát triển lưới điện quốc gia với hệ thống thuỷ điện và lưới điện trong vùng. Đầu tư xây dựng một số công trình thuỷ điện như Rào Quán, Bản Mai. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng năng lượng thương phẩm trong vùng là 11,8% năm.
Về bưu điện: Xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới thông tin mang tính hiện đại đồng bộ với mạng lưới thông tin quốc gia đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc trong, ngoài vùng và liên lạc quốc tế được nhanh chóng.
2. Về công nghiệp:
Phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng (chủ yếu là xi măng và đá xây dựng), công nghiệp khai khoáng, luyện kim, hoá chất (lọc hoá dầu, xút), chế biến nông lâm hải sản. Kết hợp công nghệ hiện đại với công nghệ truyền thống. Đầu tư thiết bị hiện đại vào một số ngành có sản phẩm mũi nhọn. Cải tạo và đồng bộ hoá các khu công nghiệp đã có như: Bỉm Sơn, Thanh Hoá, Phủ Quỳ, Vinh, Cửa Lò, Đồng Hới, Đông Hà và Huế. Đồng thời xây dựng mới các xí nghiệp, hình thành các khu công nghiệp như Nghi Sơn, Hoàng Mai, Thạch Khê, Vũng áng...
3. Về nông, lâm, ngư nghiệp:
Trong nông nghiệp, chuyển đổi nhanh cơ cấu nông nghiệp cho phù hợp với điều kiện sản xuất ở từng vùng theo cơ chế thị trường. Thực hiện thâm canh tăng vụ. Đầu tư mở rộng diện tích cây công nghiệp, cây thực phẩm, phát triển chăn nuôi, hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hoá gắn với công nghiệp chế biến.
Trong lâm nghiệp: Bảo vệ khoanh nuôi và giữ gìn rừng đầu nguồn, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ và rựng đặc dụng. Đẩy mạnh trồng rừng, thực hiện giao đất, giao và khoán rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.
Trong ngư nghiệp: Đẩy nhanh việc nuôi trồng và khai thác, chế biến thuỷ sản. Khuyến khích khai thác biển khơi đánh bắt thuỷ hải sản xa bờ, phát triển việc nuôi trồng thuỷ sản khu vực đầm phá ven biển để tăng sản phẩm xuất khẩu.
4. Về thương mại và du lịch:
Xây dựng một số siêu thị lớn phù hợp gắn với các đô thị và khu công nghiệp ở Thanh Hoá, Vinh, Huế. Phát triển xuất nhập khẩu và trung chuyển quá cảnh, phát triển du lịch, hình thành các trung tâm thương mại, du lịch: Sầm Sơn, Cửa Lò - Vinh, Nam Đàn, Đồng Hới - Phong Nha, Đông Hà - Lao Bảo, Huế, Lăng Cô, Bạch Mã - Cảnh Dương và các vùng phụ cận. Phát triển ngành dịch vụ du lịch như cảng biển, hàng không, ngân hàng, tài chính, bưu chính viễn thông...
5. Về văn hoá, giáo dục đào tạo và y tế:
Tiếp tục đổi mới giáo dục, cân đối quy mô ngành học, phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ đạt tiêu chuẩn quốc gia trong toàn vùng vào năm 2000, đa dạng các loại hình trường lớp và hình thức học.
Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, hình thành một số trung tâm văn hoá thể thao vùng, kết hợp với du lịch khai thác hiệu quả các di tích.
Phát triển mạng lưới phát thanh và truyền hình.
Cải tạo nâng cấp các cơ sở y tế hiện có, củng cố và phát triển mạng lưới y tế từ cấp tỉnh đến cơ sở. Tăng cường cán bộ y tế, thiết bị và dụng cụ y tế để đủ điều kiện khám và chữa bệnh cho đồng bào.
Để thực hiện quy hoạch, Uỷ ban nhân dân các địa phương trong vùng Bắc Trung bộ cần thực hiện và vận dụng sáng tạo các biện pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực tại địa phương và nguồn lực trong nước và ngoài nước. Các tỉnh phải thể hiện và cụ thể hoá phương hướng phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của quy hoạch trong các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để điều hành và quản lý.
Các địa phương trong vùng cùng các Bộ, ngành ở Trung ương nghiên cứu đề xuất với Chính phủ các cơ chế, chính sách cụ thể nhằm phát triển theo định hướng đề ra. Ưu tiên phát triển công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, nông, lâm, ngư nghiệp, đầu tư giáo dục, nâng cao dân trí...
Cần cụ thể hoá các giải pháp về vốn, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và môi trường bằng cơ chế chính sách phù hợp với từng địa phương.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh vùng Bắc Trung bộ có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án.
Bộ Xây dựng chỉ đạo cơ quan lập quy hoạch phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan thường xuyên nắm tình hình, theo dõi nghiên cứu, điều chỉnh nội dung, quy hoạch này cho phù hợp với tình hình thực tế hàng năm.
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
- 1 Quyết định 102/2006/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa do Thủ Tướng chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 1018/1997/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền trung giai đoạn từ nay đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 903/1997/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 1 Quyết định 102/2006/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa do Thủ Tướng chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 903/1997/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 1018/1997/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền trung giai đoạn từ nay đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 02/1998/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng - Bắc giai đoạn từ nay đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành