Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 77/2023/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 08 tháng 12 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH DANH MỤC CÂY TRỒNG, CÂY CẤM TRỒNG, CÂY TRỒNG HẠN CHẾ TẠI CÁC ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 357/TTr-SXD ngày 05 tháng 12 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Danh mục cây trồng, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Định, cụ thể như sau:

1. Phạm vi áp dụng:

a) Danh mục cây trồng, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế áp dụng trong việc lập, thẩm định quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, hồ sơ thiết kế hạng mục trồng cây xanh tại các dự án và để định hướng trong công tác quản lý, trồng mới, thay thế cây xanh công cộng; xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh.

b) Danh mục này áp dụng đối với các nhóm cây bóng mát được trồng trên đường phố (hè phố, dải phân cách, đảo giao thông), trong công viên, vườn hoa, quảng trường và các khu vực công cộng khác của đô thị; không áp dụng đối với cây bụi nhỏ.

2. Danh mục cây trồng, cây cấm trồng, cây trồng hạn chế trong đô thị:

a) Danh mục cây trồng, gồm các loại cây ít sâu bệnh, phù hợp điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng của địa phương; ít rụng lá trơ cành; không có quả gây hấp dẫn côn trùng; không có gai sắc nhọn, hoa quả gây mùi khó chịu; cây trồng trên vỉa hè không có rễ nổi gây ảnh hưởng đến vỉa hè và công trình xây dựng lân cận, thân cây thẳng, tán cân đối, tạo được bóng mát, cảnh quan đô thị. Danh mục theo Phụ lục I.

b) Danh mục cây cấm trồng, gồm những cây có độc tố, có gai sắc nhọn hoặc có hoa quả, hạt có lông phát tán có khả năng gây nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, an toàn cho con người, phương tiện, gây ảnh hưởng lớn đến các công trình hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị. Danh mục theo Phụ lục II.

c) Danh mục cây trồng hạn chế, gồm những cây ăn quả, cây tạo ra mùi gây ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường; được trồng trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nghĩa trang, các công trình tín ngưỡng, biệt thự, nhà ở và các công trình công cộng khác do các tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng. Danh mục theo Phụ lục III.

d) Đối với cây xanh nằm ngoài danh mục cây trồng (Phụ lục I), cây trồng hạn chế (Phụ lục III) hoặc du nhập từ nước ngoài (có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng), trước khi trồng, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm kiểm tra, rà soát, thông qua Sở Xây dựng báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp cần thiết phải tổ chức khảo nghiệm giống và trồng thí điểm trước khi thực hiện quy mô lớn.

3. Xử lý chuyển tiếp:

a) Đối với những loại cây xanh hiện trạng tại các địa phương không thuộc danh mục theo Phụ lục I, II và III, đảm bảo sinh trưởng tốt, phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng của địa phương, đáp ứng các tiêu chí tại điểm a khoản 2 Điều này, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tiếp tục chăm sóc, duy trì; lập danh mục báo cáo Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan tham mưu xem xét, tổng hợp và đề xuất đưa vào danh mục cây trồng trên địa bàn tỉnh.

b) Đối với những loại cây xanh thuộc danh mục theo Phụ lục II, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm xây dựng lộ trình loại bỏ, thay thế chủng loại cây trồng phù hợp thuộc danh mục theo Phụ lục I.

c) Đối với những loại cây xanh thuộc danh mục theo Phụ lục III, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm rà soát, đánh giá thực tế những loại cây trồng hiện trạng trên đường phố; xây dựng kế hoạch tiếp tục chăm sóc phát triển hoặc từng bước di chuyển đến vị trí thích hợp, thay thế chủng loại cây trồng phù hợp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng 12 năm 2023.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Xây dựng;
- Cục KTVBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- LĐ+CV VP UBND tỉnh;
- TTTH-CB;
- Lưu: VT, K14.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tự Công Hoàng

 


PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÂY TRỒNG TRONG ĐÔ THỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 77/2023/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của UBND tỉnh Bình Định)

STT

LOÀI CÂY

Tên thông thường

Tên khoa học

1

Bàng Đài loan (Bàng lá nhỏ)

Terminalia mantaly

2

Bằng lăng tím

Lagerstroemia speciosa

3

Giáng hương

Pterocarpus macrocarpus

4

Ngọc lan trắng (Mộc lan trắng, Sứ trắng)

Magnolia x alba

5

Ngọc lan vàng

Magnolia champaca

6

Móng bò tím (Hoàng hậu)

Bauhinia purpurea

7

Muồng hoàng yến (Osaka hoa vàng, Bò cạp vàng)

Cassia fistula L.

8

Lim xẹt (Phượng vàng)

Peltophorum pterocarpum

9

Sao đen

Hopea odorata

10

Lộc vừng

Barringtonia acutangula

11

Hoàng Lan (Ngọc lan tây, Y lan công chúa, Sứ công chúa)

Cananga odorata

12

Vàng anh

Saraca dives pierre

13

Chà là Trung Đông

Phoenix loureiri

14

Kèn Hồng

Tabebuia rosea

15

Long Não

Cinnamomum camphora

16

Phi lao (Cây Dương)

Casuarina equisetifolia J.R et G. Forst

17

Lát hoa

Chukrasia Tabularis

18

Sưa (Trắc thối, Huê mộc vàng)

Dalbergia Tonkinensis Prain

19

Mai vàng

Ochna integerrima

20

Sến Trung

Homalium hainanense

21

Hoa ban Tây Bắc

Bauhinia variegata

22

Muối

Rhus chinensis Mill

23

Nhạc ngựa

Swietenia macrophylla

24

Me ta

Tamarindus indica

25

Bàng vuông

Barringtonia asiatica (L)

26

Tra (Nho biển)

Coccoloba uvifera

27

Tường vy (Tử vy)

Lagerstroemia indica Linn

28

Neem (Xoan chịu hạn)

Azadirachta indica

29

Hoàng Nam

Monoon longifolium

30

Hồng Lộc

Syzygium oleana, Syzygium campanulatum.

31

Phượng vỹ

Delonix regia

Tổng cộng: 31 loại.

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÂY CẤM TRỒNG TRONG ĐÔ THỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 77/2023/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của UBND tỉnh Bình Định)

STT

LOÀI CÂY

LÝ DO CẤM TRỒNG

Tên thông thường

Tên khoa học

1

Bã đậu (Vông đồng)

Hura crepitas L.

Cây có nhựa và hạt chứa độc tố

2

Bồ hòn

Sapindus mukorossi

Quả có chứa chất độc

3

Bồ kết

Gleditsia triacanthos

Thân có nhiều gai rất to

4

Cao su

Hevea brasiliensis

Cành nhánh giòn, dễ gãy

5

Cô ca cảnh

Erythroxylum Iiovograiialeiise

Lá có chất cocaine gây nghiện

6

Bông Gòn (cây Gạo, cây hoa Gạo)

Gossampinus malabarica

Thân có gai; cành nhánh giòn, dễ gãy; rụng lá hoàn toàn vào mùa đông, hoa rụng gây mất vệ sinh, nguy hiểm cho người tham gia giao thông

7

Lòng mức (các loại)

Wrighlia

Quả chín phát tán, hạt có lông ảnh hưởng môi trường

8

Mã tiền

Slrychnos nux-vomica

Hạt có chứa chất độc

9

Me keo

Pithecellobium dulce

Thân và cành nhánh có nhiều gai

10

Ô đầu (củ gấu tàu)

Aconitum carmichaelii Debx.

Cây có độc tố

11

Xiro

Carissa carandas

Thân và cành nhánh có rất nhiều gai

12

Sưng Nam bộ, Sơn lu

Semecarpus cochinchinensis

Nhựa cây có chất làm ngứa, lở loét da

13

Tỏi độc

Colchicum autumnale L.

Toàn bộ thân cây tỏi có độc tố gây tử vong cho người và gia súc nếu ăn phải

14

Thông thiên

Thevetia peruviana

Hạt, lá, hoa, vỏ cây đều có chứa chất độc

15

Trúc đào

Nerium oleander

Thân và lá có chất độc

16

Sò đo cam (Đinh phượng hoàng, Hoa Tulip châu Phi)

Spathodea campanulata

Là cây ngoại lai có nguy cơ xâm hại trên lãnh thổ Việt Nam theo Thông tư 35/2018/TT-BTNMT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định tiêu chí xác định và ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại

Tổng cộng: 16 loại.

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC CÂY TRỒNG HẠN CHẾ TRONG ĐÔ THỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 77/2023/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của UBND tỉnh Bình Định)

STT

LOÀI CÂY

LÝ DO HẠN CHẾ TRỒNG

Tên thông thường

Tên khoa học

1

Bàng ta

Terminalia catappa

Dễ bị sâu (gây ngứa khi đụng phải)

2

Bạch đàn (các loại)

Eucalyptus spp.

Cây có độ cao lớn, tán thưa, không có giá trị bóng mát

3

Các loài cây ăn quả

 

Cây có quả khuyến khích leo trèo; quả rụng ảnh hưởng vệ sinh đường phố

4

Cau vua (Cau bụng)

Roystonea regia(O.F. Cook)

Rễ, lá, to cứng gây cản trở cho người đi đường, công trình và phương tiện

5

Dừa

Cocos nucifera L.

Cây có quả lớn, có nguy cơ rơi gây mất an toàn

6

Cọ ta

Livistona laribus Merr.ex Champ

Quả khuyến khích leo trèo, gây mất vệ sinh đường phố

7

Đa, Da, Đề, Sanh, Sung, Si, Sộp, Cừa

Ficus

Có rễ phụ làm hư hại công trình; dạng quả sung ảnh hưởng vệ sinh đường phố

8

Gáo

Sarcocephalus cordatus miq

Cành nhánh giòn, dễ gãy; quả rụng ảnh hưởng vệ sinh đường phố

9

Huỳnh liên (Sò đo bông vàng)

Tecoma stans

Cành nhánh mềm, dễ gãy đổ khi mưa bão

10

Keo (các loại)

Acacia

Cành nhánh giòn, dễ gãy, lá rụng nhiều

11

Sa kê (cây bánh mì)

Artocarpus altilis Fosb

Quả khuyến khích leo trèo, gây mất vệ sinh đường phố

12

Hoa sữa (Mò cua)

Alstonia scholaris

Hoa có mùi gây khó chịu; cành nhánh giòn, dễ gãy

13

Tre

Bambuseae

Cây có nhiều nhánh nhỏ thấp, phát triển bụi rậm, không phù hợp cảnh quan cho đường phố đô thị

14

Trứng cá

Muntingia calabura

Quả khuyến khích leo trèo; quả rụng ảnh hưởng vệ sinh môi trường; cành nhánh giòn, dễ gãy

15

Xà cừ (Sọ khỉ)

Khaya senegalensis a.Juss

Rễ mọc ngang, lồi trên mặt đất gây hư hại vỉa hè và các công trình hạ tầng kỹ thuật

16

Muồng hoa đào

Cassia javanica L.

Cành nhánh nhiều, hay bị rệp

17

Tếch (Giá Tỵ)

Tectona grandis

Cây thân gỗ lớn, lá rụng nhiều, gây mất vệ sinh đường phố

18

Trám đen

Canarium nigrum engler

Quả khuyến khích leo trèo, gây mất vệ sinh đường phố, cành nhánh giòn, dễ gãy

19

Viết (Sến xanh, Sến Cát)

Mimusops elengi Linn

Cây dễ bị sâu đục thân gây chết khô

20

Sấu

Dracontomelon duperreanum

Tốc độ sinh trưởng chậm, cây kén đất. Quả khuyến khích leo trèo

21

Osaka đỏ (Vông mào gà)

Erythrina crista- galli

Cây bị rễ nổi làm hư hỏng vỉa hè, hay bị mục rỗng gốc, nguy cơ mất an toàn

22

Dâu gia xoan (Dâu gia thơm, xoan nhừ)

Spondias lakonensis

Cành non có lông, khi bẻ cành có mùi hôi khó chịu. Vò lá cũng có mùi hôi. Quả nhỏ rụng nhiều mất vệ sinh đường phố

23

Đại (bông sứ, hoa sứ, chăm pa)

Plumeria

Lá sớm rụng, trơ cành, không phù hợp cảnh quan cho đường phố đô thị

24

Dầu rái (Dầu nước)

Dipterocarpus alatus

Cây rễ nổi làm hư hỏng vỉa hè

25

Chay

Artocarpus tonkinensis

Cây có quả, dễ khuyến khích leo trèo

26

Sala (Tha la, vô ưu, đầu lân, hàm rồng)

Couroupita guianensis

Quả chín có mùi gây khó chịu

27

Mỡ

Manglietia glauca BL.

Cây thân cao, không có giá trị bóng mát, rất dễ gãy đỗ vào mùa mưa bão

28

Trôm

Sterculia foetida L.

Quả to, hoa có mùi hôi

29

Cau tua

Dypsis pinnatifrons Mart.

Rễ, lá, to cứng gây cản trở cho người đi đường, công trình và phương tiện; một số tuyến đường đô thị đã được thay thế bằng chủng loại cây trồng khác

30

Me Tây

Samanea Saman (Jacq.) Mree

Cây trồng lâu năm có nhiều rễ nổi mặt đất gây hư hại vỉa hè và các công trình hạ tầng kỹ thuật

Tổng cộng: 30 loại.