Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 780/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 15 tháng 08 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH CỤC BỘ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG THƯƠNG TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2011-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn xác định định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương về quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, quản lý và giám sát thực hiện quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và thương mại;

Căn cứ Nghị quyết số 20/2017/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công Thương tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 54/QĐ-UBND ngày 13/01/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công Thương tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2025;

Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 86/TTr-SCT ngày 02 tháng 8 năm 2017 về việc đề nghị phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công Thương tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công Thương tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025 (có D án Quy hoạch kèm theo) với các nội dung chính sau:

1. Quan điểm

- Phù hợp với chủ trương, chính sách về phát triển các ngành của cả nước và vùng Tây Nguyên đến năm 2020 và định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh; kết hợp chặt chẽ giữa hiệu quả phát triển ngành Công Thương với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh Kon Tum.

- Điều chỉnh quy hoạch các cụm công nghiệp, cơ sở chế biến, thương mại dịch vụ, kinh doanh xăng dầu bảo đảm khoa học và phù hợp với thực tế, điều kiện sinh sống của người dân trên địa bàn và phát triển bền vững; đảm bảo đồng bộ giữa các cơ sở hiện có với hiệu suất sử dụng các cơ sở đang và sẽ xây dựng, gắn kết việc phát triển các Khu công nghiệp, vùng nguyên liệu, nguồn lao động, làng nghề truyền thông, khai thác có hiệu quả quỹ đất hiện có trên địa bàn.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu chung

Điều chỉnh hợp lý cơ cấu kinh tế ngành và nội bộ ngành công nghiệp, thương mại cũng như sự phân bổ cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian tới. Tạo điều kiện phát triển khu vực nông thôn, từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đẩy nhanh quá trình đô thị hóa trên địa bàn tỉnh; duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lý, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kon Tum đạt từ 14 - 15%/năm giai đoạn 2016 - 2020 và từ 13 - 14%/năm giai đoạn 2021 - 2025.

- Tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và lưu chuyển hàng hóa tăng 15 - 16%/năm giai đoạn 2016 - 2020 và tăng 14 - 15%/năm vào giai đoạn 2021 - 2025.

- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng 12 - 14%/năm giai đoạn 2016 - 2020 và 14 - 16%/năm giai đoạn 2021 - 2025.

- Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tăng 10 - 12%/năm giai đoạn 2016 - 2020 và 12 - 14%/năm giai đoạn 2021 - 2025.

3. Nội dung điều chỉnh quy hoạch

- Tổ chức lại mạng lưới chế biến về quy mô, mật độ, chủng loại ưu tiên tính liên kết với vùng nguyên liệu, tiếp cận các kênh tiêu thụ.

- Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp theo hệ thống Khu, Cụm công nghiệp, làng nghề Tiểu thủ công nghiệp phân bố theo các vùng đặc thù của tỉnh, có tính liên kết phát triển giữa các vùng kinh tế, khai thác tiềm năng lợi thế cửa khẩu của tỉnh.

- Bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại; bố trí không gian phát triển một số loại hình kinh doanh hiện đại như: Khu thương mại - dịch vụ, trung tâm logistics và điều chỉnh quy hoạch, phát triển hệ thống chợ truyền thống gắn với chợ dân sinh, chuỗi cửa hàng chuyên doanh, tổng kho bán buôn...

- Bổ sung, điều chỉnh mạng lưới xăng dầu trong quy hoạch cho phù hợp với Quyết định số 271/QĐ-UBND ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về phát triển mạng lưới xăng dầu trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020.

4. Nhiệm vụ trọng tâm của Quy hoạch

- Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ: Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến, sản xuất và ngành nghề đổi mới thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất; nhất là đầu tư phát triển các công nghệ sạch, thân thiện môi trường.

- Phát triển nguồn nguyên liệu cho hoạt động sản xuất, kinh doanh: Quy hoạch và phát triển các vùng nguyên liệu sẵn có phục vụ cho sản xuất, chế biến như: Mía, cà phê, sắn, dược liệu, gỗ, cây công nghiệp... có chính sách ổn định lâu dài đối với các vùng nguyên liệu đã có sẵn, đồng thời tiếp tục quy hoạch các vùng nguyên liệu mới trên địa bàn tỉnh để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp chế biến.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới mẫu mã, bao bì sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu cho mọi đối tượng tiêu dùng, đồng thời xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh để định hướng chiến lược sản xuất, phát triển thị trường.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, đăng ký xuất xứ hàng hóa, chất lượng sản phẩm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm làm cơ sở cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tăng cường hợp tác liên kết phát triển liên vùng, liên khu vực: Chủ động liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở các tỉnh thành khác trong cả nước để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đảm bảo kết nối giao thương giữa các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải Miền Trung, đặc biệt là trục hành lang kinh tế Đông - Tây.

- Phối hợp phát triển thương mại truyền thống và hiện đại: Hình thành các chợ đầu mối liên kết với các hệ thống chợ bán buôn và bán lẻ trên địa bàn tỉnh và tại các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên, khu vực Miền Trung... Đồng thời phát triển cho một số loại hình kinh doanh hiện đại, như sàn giao dịch nông sản, chuỗi cửa hàng chuyên doanh, siêu thị, trung tâm thương mại, tổng kho bán buôn, kết hợp với các hệ thống phân phối hàng hóa truyền thống và xây dựng, phát triển hệ thống thương mại điện tử.

- Khuyến khích phát triển thương nhân và các loại hình doanh nghiệp hoạt động thương mại tại miền núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

5. Các danh mục dự án ưu tiên đầu tư: Có phụ lục kèm theo.

6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

- Về thu hút đầu tư: Ưu tiên thu hút đầu tư phát triển cho những ngành mũi nhọn có lợi cho thu ngân sách. Tăng cường các nguồn vốn, các nguồn tài trợ khác của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ cho phát triển ngành nghề công thương. Có chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, đặc biệt đầu tư vào các ngành sử dụng công nghệ cao, hiện đại và thân thiện với môi trường.

- Về hỗ trợ cho sản xuất: Có cơ chế hỗ trợ nhằm khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời thu hút các doanh nghiệp lớn đến đầu tư, góp vốn nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tập trung phát triển các ngành, cơ sở sản xuất gắn liền với nguồn nguyên liệu tại cho, như: Khai thác và chế biến khoáng sản; chế biến nông, lâm sản; thực phẩm, vật liệu xây dựng, tiểu thủ công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp...

- Về phát triển thị trường:

+ Thường xuyên tổ chức gặp mặt, trao đổi giữa lãnh đạo tỉnh với các đối tác, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tăng cường tổ chức Hội chợ, triển lãm và quảng bá, tiếp thị... để giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của tỉnh ra thị trường trong và ngoài nước.

+ Triển khai thực hiện đầu tư hệ thống thương mại điện tử, lập trang thông tin điện tử của địa phương và hình thành các sàn giao dịch thương mại để quảng bá, trao đổi thông tin, bán hàng trực tuyến...

- Về đào tạo nguồn nhân lực: Phối hợp với các doanh nghiệp, nhà đầu tư để thường xuyên tổ các lớp dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân, người lao động cho các doanh nghiệp và có kế hoạch, định hướng đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh cho phù hợp với nhu cầu thực tế. Đẩy mạnh công tác đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực từ cộng đồng doanh nghiệp, nâng cao năng lực sử dụng các kỹ năng mềm cho lao động.

7. Tổng nhu cầu vốn đầu tư

Tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện điều chỉnh cục bộ Quy hoạch là 4.847 tỷ đồng và chia làm 02 giai đoạn, cụ thể:

- Giai đoạn 2017-2020: Tổng vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch là 3.052 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước là 90 tỷ đồng, vốn huy động là 2.962 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2021-2025: Tổng vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch là 1.845 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước là 75 tỷ đồng, vốn huy động là 1.770 tỷ đồng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các nội dung khác thực hiện theo Quyết định số 54/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công Thương tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2025.

Điều 3. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Công Thương

- Công bố điều chỉnh cục bộ Quy hoạch ngành công thương tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2025 và kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Quy hoạch theo đúng quy định.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng, tham mưu, trình UBND tỉnh xem xét, ban hành các chương trình, đề án, cơ chế nhàm phát triển ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh.

- Định kỳ báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện Quy hoạch, trong quá trình thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế (nếu có).

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Công Thương xem xét, cân đối ngân sách và các nguồn vốn huy động khác theo kế hoạch hàng năm và 5 năm, trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện các nhiệm vụ có liên quan theo Quy hoạch đã được phê duyệt.

- Có biện pháp nhằm quảng bá, kêu gọi thu hút đầu tư, phát triển ngành công thương, theo định hướng của Quy hoạch và các quy định hiện hành.

3. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư phân bổ nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn huy động khác để đảm bảo thực hiện các mục tiêu quy hoạch và hỗ trợ đầu tư xây dựng phát triển các khu, cụm công nghiệp.

- Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan có liên quan trong việc quản lý, ổn định giá cả thị trường.

4. Các sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, địa phương mình nghiên cứu, triển khai thực hiện Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch trên đảm bảo hiệu quả và đúng quy định.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Giám đốc Sở Công Thương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Công Thương;
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, HTKT2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Tuy

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 780/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2017 của UBND tỉnh)

TT

n dự án

Phân kỳ đầu tư

Quy mô

Địa điểm

Nhu cầu vốn đầu tư (tỷ VNĐ)

2017- 2020

2021- 2025

I

Công nghiệp chế biến nông, lâm sản

 

 

 

 

 

1

Nhà máy chế biến tinh bột sắn biến tính

 

X

40.000 tấn/năm

Huyện Đăk Hà

300

2

Nhà máy chế biến sâu sản phẩm mủ cao su

 

X

500 tấn/năm

Thành phố Kon Tum

351

3

Chăn nuôi tập trung và chế biến súc sản

X

 

 

Huyện Ia H’Drai

750

4

Chăn nuôi tập trung và chế biến súc sản

X

 

 

Huyện Kon Plong

750

5

Nhà máy chế biến dược liệu (hồng đng sâm, sâm đương quy)

X

 

100 tấn củ tươi /năm

Huyện Kon Plong

5

6

Nhà máy chế biến các sản phẩm từ sâm (sâm Ngọc Linh, sâm đương quy, hồng đẳng sâm)

X

 

50 tấn nguyên liệu tươi /năm

Huyện Đăk Tô

30

7

Cơ sở chế biến, bảo quản rau quả ứng dụng công nghệ cao

 

X

12 tấn/ngày

Huyện Kon Plong

10

II

Công nghiệp chế biến khác

 

 

 

 

 

1

Nhà máy gạch - ngói - gồm xây dựng từ đất sét nung

X

 

200.000m2

Xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum

Theo công nghệ mới

III

Kết cấu hạ tầng thương mại

 

 

 

 

 

1

Chợ đầu mối

X

 

3.000m2

Thành phố Kon Tum

50

2

Trung tâm thương mại

 

X

5.000m2

Thành phố Kon Tum

30

3

Trung tâm hội chợ, triển lãm

 

X

9.000m2

Thành phố Kon Tum

40

4

Trung tâm logistics

 

X

100.000m2

Thành phố Kon Tum

40

5

Chợ đầu mối

 

X

5.000m2

Huyện Đăk Hà

50

6

Chợ đầu mối

 

X

11.000m2

Huyện Sa Thầy

60

7

Chợ đầu mối

 

X

5.000m2

Huyện Ngọc Hồi

50

8

Trung tâm hội chợ, triển lãm

 

X

2.000m2

Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y

20

9

Trung tâm logistics

 

X

100.000m2

Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y

40