ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 79/2003/QĐ-UB | Đà Lạt, ngày 02 tháng 07 năm 2003 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ “Qui định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi)”, Nghị định số 35/2002/NĐ-CP ngày 14/3/2002 của Chính phủ “về việc sửa đổi, bổ sung danh mục A, B và C ban hành tại phụ lục kèm theo Nghị định 51/1999/NĐ-CP”;
- Căn cứ Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Căn cứ Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ “về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng”;
- Theo đề nghị của Sở Kế hoạch & Đầu tư tại tờ trình số 196 /KHĐT-DN ngày 10 tháng 3 năm 2003;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này “Một số chính sách ưu đãi đầu tư đối với cơ sở sản xuất kinh doanh trong nội thành, nội thị, khu dân cư tập trung có gây ô nhiễm buộc phải di dời vào khu, cụm, điểm công nghiệp của tỉnh Lâm Đồng”.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 3: Các ông: Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Giám đốc các Ban quản lý khu công nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./-
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG |
(Ban hành kèm theo quyết định số 79 /2003/QĐ-UB ngày 17 tháng 7 năm 2003 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
A. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
Đối tượng áp dụng chính sách này bao gồm cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các loại hình sau :
1. Doanh nghiệp nhà nước.
2. Doanh nghiệp thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp.
3. Hợp tác xã và liên hiệp các HTX.
4. Hộ kinh doanh cá thể.
5. Doanh nghiệp thực hiện theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
II. Phạm vi điều chỉnh
Những cơ sở sản xuất thuộc các đối tượng quy định tại điểm 1 nêu trên trong nội thành, nội thị, khu dân cư tập trung có gây ô nhiễm nghiêm trọng buộc phải di dời vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp. Những cơ sở trên trong văn bản này được gọi là cơ sở sản xuất phải di dời.
B. CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ ĐƯỢC HƯỞNG
Cơ sở sản xuất phải di dời vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, được hưởng những chính sách ưu đãi đầu tư như các dự án đầu tư mới vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp theo Luật định quy định về bồi thường giải toả và các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư của tỉnh. Ngoài ra còn được hưởng thêm các chính sách khuyến khích ưu đãi sau :
Được miễn thêm 2 năm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp kể từ khi kết thúc thời hạn được hưởng chính sách miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành của Nhà nước và chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh ban hành.
2/ Chính sách liên quan đến mặt bằng sản xuất
2.1. Mặt bằng sản xuất kinh doanh cũ
a) Đối với mặt bằng thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở sản xuất kinh doanh, thì cơ sở sản xuất kinh doanh được tiếp tục sử dụng theo đúng quy hoạch chung.
b) Đối với mặt bằng sản xuất kinh doanh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, khi cơ sở sản xuất kinh doanh di dời vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp, Nhà nước sẽ thu hồi mặt bằng cũ để bố trí sử dụng theo quy hoạch. Tiền thuê đất do cơ sở sản xuất kinh doanh đã nộp trước cho thời gian sau thời điểm di dời sẽ được ngân sách tỉnh hoàn trả.
2.2. Mặt bằng sản xuất kinh doanh mới trong khu công nghiệp
a) Tiền thuê đất: được tính theo giá thuê đất do UBND tỉnh quyết định đối với từng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp trong từng thời điểm.
b) Miễn giảm tiền thuê đất: được miễn nộp tiền thuê đất thêm 5 năm kể từ khi kết thúc thời hạn được miễn nộp tiền thuê đất theo quy định hiện hành của Nhà nước và chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh.
3/ Chính sách đền bù thiệt hại về tài sản và hỗ trợ khi di dời
Tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cơ sở sản xuất kinh doanh đầu tư trong khu vực phải di dời được ngân sách nhà nước đền bù thiệt hại về tài sản như sau :
3.1. Đối với công trình, thiết bị không tháo dỡ và di chuyển được; ngân sách tỉnh đền bù theo tỷ lệ % giá trị còn lại của các công trình.
3.2. Đối với công trình, thiết bị có thể tháo rời và di chuyển đến khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp để lắp đặt, được ngân sách nhà nước hỗ trợ các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và chi phí hao hụt trong quá trình tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt.
4.1. Hỗ trợ để ổn định sản xuất
Người lao động có hợp đồng lao động theo quy định, trực tiếp làm việc tại cơ sở sản xuất kinh doanh phải di chuyển vào khu công nghiệp , cụm công nghiệp, điểm công nghiệp (có thời gian làm việc tại cơ sở sản xuất kinh doanh tối thiểu đến thời điểm phải di chuyển là một năm) được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đền bù thiệt hại theo chế độ trợ cấp ngưng việc trong thời gian ngưng hoạt động sản xuất kinh doanh. Thời gian trợ cấp tối đa không quá 6 tháng, số lao động này do sở Lao động- Thương binh và Xã hội, UBND cấp huyện xác nhận và đề nghị.
4.2. Khuyến khích khen thưởng
Cơ sở sản xuất kinh doanh phải di dời, nếu thực hiện di dời sớm hơn so với thời gian quy định được ngân sách nhà nước chi thưởng tối đa không quá 5 triệu đồng/1 cơ sở sản xuất kinh doanh theo đề nghị của Sở Công nghiệp.
C. TRÌNH TỰ THỦ TỤC ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI CƠ SỞ PHẢI DI DỜI
I. Trình tự thủ tục cấp ưu đãi đầu tư
1/ Cơ sở sản xuất kinh doanh phải di dời nộp 02 bộ hồ sơ đăng ký ưu đãi đầu tư về Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh (đối với cơ sở sản xuất phải di dời vào khu công nghiệp ) hoặc nộp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với cơ sở sản xuất phải di dời vào cụm công nghiệp, điểm công nghiệp ), toàn bộ hồ sơ bao gồm :
- Đơn đăng ký ưu đãi đầu tư
- Quyết định di dời của UBND tỉnh
- Phương án thực hiện di dời
- Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh của cơ sở
2/ Thời hạn cấp ưu đãi đầu tư
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và trình UBND tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định cấp, điều chỉnh giấy phép đầu tư (đối với các doanh nghiệp thực hiện theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) hoặc cấp ưu đãi đầu tư khi di dời (đối với các doanh nghiệp trong nước).
- Ban quản lý Khu công nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư có thể tham khảo ý kiến của các sở, ban, ngành nếu xét thấy cần thiết, trước khi trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. Các cơ quan được hỏi ý kiến trả lời bằng văn bản trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản hỏi ý kiến, nếu quá thời hạn này không trả lời thì coi như đồng ý.
II. Trình tự thủ tục nhận giá trị đền bù tài sản và hỗ trợ khi di dời
1/ Cơ sở sản xuất kinh doanh phải di dời nộp 02 bộ hồ sơ đăng ký nhận giá trị đền bù tài sản và hỗ trợ khi di dời cho Sở Tài chính vật giá, toàn bộ hồ sơ bao gồm :
- Quyết định di dời của UBND tỉnh (bản chính)
- Phương án di dời cơ sở sản xuất kinh doanh vào khu công nghiệp , cụm công nghiệp, điểm công nghiệp do cơ sở sản xuất kinh doanh tự xây dựng.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh phải di dời.
- Bản sao hợp lệ các loại giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng hợp pháp tài sản của cơ sở sản xuất kinh doanh phải di dời.
2/ Thời hạn quyết định giá trị đền bù di dời
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài chính vật giá thẩm định và trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định chấp thuận hoặc điều chỉnh giá trị đền bù tài sản và hỗ trợ di dời cho cơ sở sản xuất kinh doanh./-
- 1 Quyết định 380/QĐ-UBND năm 2009 ủy quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng cho tổ chức trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2 Quyết định 2800/QĐ-UBND năm 2008 quy định thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa tại Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng
- 3 Quyết định 1292/2004/QĐ-BTM về việc ủy quyền Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động thương mại của các doanh nghiệp khu công nghiệp do Bộ trưởng Bộ thương mại ban hành
- 4 Quyết định 126/2002/QĐ-UB Ban hành một số chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 5 Quyết định 127/2002/QĐ-UB ban hành danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 6 Quyết định 129/2002/QĐ-UB Ban hành một số chính sách ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 7 Nghị định 35/2002/NĐ-CP sửa đổi Danh mục A, B và C ban hành tại phụ lục kèm theo Nghị định 51/1999/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi
- 8 Nghị định 24/2000/NĐ-CP Hướng dẫn Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- 9 Nghị định 51/1999/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi
- 10 Luật Doanh nghiệp 1999
- 11 Nghị định 22/1998/NĐ-CP về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước nước thu hồi để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
- 12 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996
- 13 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 1 Quyết định 380/QĐ-UBND năm 2009 ủy quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng cho tổ chức trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2 Quyết định 2800/QĐ-UBND năm 2008 quy định thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa tại Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng
- 3 Quyết định 1292/2004/QĐ-BTM về việc ủy quyền Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động thương mại của các doanh nghiệp khu công nghiệp do Bộ trưởng Bộ thương mại ban hành
- 4 Quyết định 129/2002/QĐ-UB Ban hành một số chính sách ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 5 Quyết định 126/2002/QĐ-UB Ban hành một số chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 6 Quyết định 127/2002/QĐ-UB ban hành danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng