ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 79/QĐ-UBND | Ninh Thuận, ngày 01 tháng 03 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đấu thầu;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 325/STC-TTr ngày 08 tháng 02 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh Ninh Thuận, bao gồm:
1. Máy vi tính để bàn và máy vi tính xách tay.
2. Máy photocopy.
3. Máy in Laser khổ A4 (trắng - đen).
4. Các chương trình phần mềm được sử dụng chung, đồng bộ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Danh mục tài sản nêu trên chỉ thực hiện mua sắm tập trung khi nhu cầu mua sắm trong năm của các đơn vị trong toàn tỉnh theo dự toán được duyệt đối với máy vi tính có số lượng từ 100 bộ trở lên, đối với máy in có số lượng từ 50 cái trở lên, đối với máy photocopy có số lượng từ 20 cái trở lên và tổng giá trị gói thầu có giá trị từ 01 tỷ đồng trở lên.
Trường hợp tài sản không đủ số lượng, giá trị để thực hiện mua sắm tập trung theo quy định tại
Điều 2. Đơn vị mua sắm tập trung
1. Đơn vị mua sắm tập trung
Giao Sở Tài chính là cơ quan thực hiện nhiệm vụ mua sắm tập trung của tỉnh Ninh Thuận theo mô hình kiêm nhiệm.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị mua sắm tập trung
- Tập hợp nhu cầu, lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản;
- Tiến hành lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
- Ký thỏa thuận khung với nhà thầu được lựa chọn cung cấp tài sản, phát hành tài liệu mô tả chi tiết các tài sản được lựa chọn; quy định mẫu hợp đồng mua sắm làm cơ sở cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản ký hợp đồng mua sắm với nhà cung cấp;
- Công khai việc mua sắm tài sản theo quy định;
- Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện mua sắm điện tử theo quy định;
- Giám sát việc thực hiện thỏa thuận khung, hợp đồng của các nhà thầu được lựa chọn; tiếp nhận, xử lý thông tin phản hồi từ các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản;
- Thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư, bên mời thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 3. Cách thức thực hiện mua sắm tập trung
Tài sản mua sắm tập trung tỉnh Ninh Thuận được thực hiện theo cách thức ký thỏa thuận khung.
1. Đơn vị mua sắm tập trung tổng hợp nhu cầu mua sắm, tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc thuê tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp lựa chọn nhà thầu, ký thỏa thuận khung với nhà thầu được lựa chọn.
2. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tài sản trực tiếp ký hợp đồng mua sắm và thanh toán cho nhà thầu được lựa chọn; tiếp nhận tài sản, hồ sơ về tài sản và thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, chế độ bảo hành, bảo trì với nhà thầu được lựa chọn.
Điều 4. Nguồn kinh phí mua sắm tập trung
1. Kinh phí được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Nguồn công trái quốc gia, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương.
3. Nguồn vốn thuộc các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA; nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thuộc nguồn ngân sách nhà nước mà nhà tài trợ không có yêu cầu mua sắm khác.
4. Nguồn kinh phí từ quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn về quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
5. Nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 5. Quy trình thực hiện mua sắm tập trung
1. Lập, phê duyệt dự toán mua sắm tài sản.
2. Tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung.
3. Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
4. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu.
5. Tổ chức lựa chọn nhà thầu.
6. Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo thỏa thuận khung.
7. Thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
8. Ký kết thỏa thuận khung về mua sắm tập trung.
9. Ký kết hợp đồng mua sắm tài sản.
10. Nghiệm thu, bàn giao, tiếp nhận tài sản, thanh toán, thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản.
11. Bảo hành, bảo trì tài sản.
Điều 6. Lập, phê duyệt dự toán, tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung
1. Lập, phê duyệt dự toán
Căn cứ tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền quy định, nhu cầu và hiện trạng sử dụng tài sản, cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản đề xuất nhu cầu mua sắm tài sản cùng với việc lập dự toán ngân sách hàng năm, trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; trong đó, xác định cụ thể chủng loại, số lượng, dự toán kinh phí mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung;
Căn cứ văn bản phân bổ dự toán của cơ quan, người có thẩm quyền; cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm lập văn bản đăng ký mua sắm tập trung (kể cả tài sản mua sắm tập trung cấp quốc gia), gửi cơ quan quản lý cấp trên (sau đây gọi là đầu mối đăng ký mua sắm tập trung) để tổng hợp gửi đơn vị mua sắm tập trung (Sở Tài chính) trước ngày 31 tháng 01 hàng năm theo Mẫu số 03/TSC-MSTT ban hành kèm theo Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ.
Nội dung chủ yếu của văn bản đăng ký mua sắm tập trung, gồm:
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản sau khi hoàn thành việc mua sắm;
- Chủng loại, số lượng tài sản mua sắm tập trung; thực hiện rà soát, đối chiếu với tiêu chuẩn định mức trang bị tài sản theo quy định;
- Dự toán, nguồn vốn thực hiện mua sắm tập trung, vốn sự nghiệp, vốn giao dự toán đầu năm hay được ngân sách tỉnh cấp bổ sung;
- Dự kiến thời gian, địa điểm giao, nhận tài sản sau khi hoàn thành mua sắm và các đề xuất khác (nếu có).
2. Tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung
- Đơn vị mua sắm tập trung tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung của cơ quan, tổ chức, đơn vị để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu và hồ sơ mời thầu;
- Tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, gửi Bộ Tài chính đối với tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia trước ngày 28 tháng 02 của năm thực hiện mua sắm tập trung cấp quốc gia;
- Trường hợp quá thời hạn quy định tại khoản 1, điều này mà cơ quan, tổ chức, đơn vị không gửi nhu cầu mua sắm tập trung đối với tài sản đã được giao dự toán mua sắm thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung thì không được phép mua sắm tài sản đó;
- Trường hợp phát sinh nhu cầu mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung ngoài dự toán được giao đầu năm và đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt bổ sung dự toán mua sắm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao đơn vị mua sắm tập trung căn cứ thỏa thuận khung đã được ký kết, quy định của pháp luật về đấu thầu để áp dụng hình thức mua sắm phù hợp hoặc giao cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu về tài sản tổ chức thực hiện mua sắm.
Điều 7. Lập, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu
1. Lập, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
- Đơn vị mua sắm tập trung lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Việc thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tập trung thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tập trung của địa phương theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính;
- Việc phân chia tài sản mua sắm thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm đồng bộ trong việc mua sắm, quy mô gói thầu hợp lý, bảo đảm khả năng bảo hành và các dịch vụ sau bán hàng của nhà cung cấp. Nghiêm cấm việc chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của pháp luật nhằm mục đích hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.
2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu
- Việc chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng; thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
- Đơn vị mua sắm tập trung thực hiện lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Đơn vị mua sắm tập trung không đủ năng lực tổ chức lựa chọn nhà thầu được phép thuê tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp để tiến hành lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản theo Hợp đồng thuê tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp được ký kết giữa đơn vị mua sắm tập trung và tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp. Việc lựa chọn tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
- Đơn vị mua sắm tập trung hoặc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp được thuê cung cấp dịch vụ đấu thầu phải thực hiện đăng tải thông tin về đấu thầu mua sắm tập trung trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu, Trang thông tin điện tử về tài sản công hoặc Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công và Cổng thông tin điện tử của tỉnh Ninh Thuận.
Điều 8. Ký kết thỏa thuận khung về mua sắm tập trung
1. Thỏa thuận khung về mua sắm tập trung được ký kết giữa đơn vị mua sắm tập trung và nhà thầu cung cấp tài sản được lựa chọn theo Mẫu số 04/TSC-MSTT ban hành kèm theo Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ.
2. Đơn vị mua sắm tập trung có trách nhiệm:
- Đăng tải danh sách các nhà thầu được lựa chọn, thỏa thuận khung ký kết giữa nhà thầu và đơn vị mua sắm tập trung, tài liệu mô tả tài sản, mẫu hợp đồng mua sắm trên Trang thông tin điện tử về tài sản công hoặc Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công và Cổng thông tin điện tử của tỉnh;
- Thông báo bằng hình thức văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị đầu mối đăng ký mua sắm tập trung;
- Trên cơ sở thông báo bằng văn bản của đơn vị mua sắm tập trung theo các nội dung nêu trên, các đơn vị đầu mối đăng ký mua sắm tập trung thông báo cho cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản biết để ký hợp đồng mua sắm tài sản.
Điều 9. Ký kết hợp đồng mua sắm tài sản
1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản ký Hợp đồng mua sắm tài sản với nhà thầu đã được đơn vị mua sắm tập trung ký thỏa thuận khung trong thời hạn do đơn vị mua sắm tập trung thông báo. Quá thời hạn do đơn vị mua sắm tập trung thông báo, cơ quan, tổ chức, đơn vị không ký Hợp đồng mua sắm tài sản thì không được phép mua sắm tài sản đó và bị thu hồi dự toán.
2. Trường hợp tại thời điểm ký hợp đồng mua sắm tài sản, giá thị trường của tài sản thấp hơn giá trúng thầu mua sắm tập trung, cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản đàm phán với nhà thầu để giảm giá cho phù hợp với giá thị trường.
3. Hợp đồng mua sắm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản được gửi 01 bản cho đơn vị mua sắm tập trung hoặc đăng nhập thông tin về Hợp đồng mua sắm tài sản vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công theo Tài liệu hướng dẫn sử dụng của Bộ Tài chính.
4. Hợp đồng mua sắm tài sản được lập thành văn bản theo Mẫu số 05a/TSC-MSTT, Mẫu số 05b/TSC-MSTT ban hành kèm theo Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ.
Điều 10. Bàn giao, tiếp nhận tài sản; thanh toán, thanh lý hợp đồng
1. Bàn giao, tiếp nhận tài sản
- Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được thực hiện giữa nhà thầu cung cấp tài sản và cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản theo hợp đồng mua sắm tài sản đã ký kết. Phải lập thành Biên bản nghiệm thu, bàn giao, tiếp nhận tài sản theo quy định tại Mẫu số 06/TSC-MSTT ban hành kèm theo Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ; kèm theo các hồ sơ, tài liệu có liên quan, gồm:
+ Hợp đồng mua sắm tài sản: 01 bản chính;
+ Hóa đơn bán hàng: 01 bản chính hoặc bản sao theo quy định;
+ Phiếu bảo hành: 01 bản chính;
+ Hồ sơ kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn sử dụng: 01 bản chính;
+ Các tài liệu khác có liên quan (nếu có): 01 bản sao.
2. Bảo hành, bảo trì tài sản
- Nhà thầu được lựa chọn cung cấp tài sản có trách nhiệm bảo hành, bảo trì đối với tài sản đã cung cấp; nội dung công việc bảo hành, thời hạn bảo hành, chi phí liên quan và trách nhiệm của các bên được thể hiện trong hồ sơ mời thầu, thỏa thuận khung và hợp đồng mua sắm tài sản;
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản có trách nhiệm tiếp nhận, kế toán, quản lý, sử dụng tài sản được trang bị theo quy định của pháp luật về kế toán; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ.
3. Thanh toán
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản có trách nhiệm thanh toán tiền mua tài sản cho nhà thầu được lựa chọn;
- Việc thanh toán tiền mua sắm tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật, theo thỏa thuận khung và hợp đồng mua sắm tài sản đã ký với nhà thầu được lựa chọn;
- Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát chi theo quy định của pháp luật và quy định tại khoản 4, điều 79 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ.
4. Thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản
Cơ quan, tổ chức, đơn vị ký hợp đồng mua sắm tài sản có trách nhiệm thanh lý hợp đồng mua sắm tài sản với nhà thầu được lựa chọn theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Quản lý thu, chi liên quan đến mua sắm tập trung
1. Đơn vị mua sắm tập trung được thu, chi các khoản liên quan đến mua sắm tập trung theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điều 83 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ và các khoản khác theo quy định của pháp luật.
2. Mức chi thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định thì người đứng đầu đơn vị mua sắm tập trung quyết định mức chi, đảm bảo phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ mua sắm tập trung:
Trường hợp các khoản thu không đủ để bù đắp các khoản chi thì phần chênh lệch được sử dụng từ nguồn kinh phí được phép sử dụng của đơn vị mua sắm tập trung; trường hợp các khoản thu lớn hơn các khoản chi, đơn vị mua sắm tập trung có trách nhiệm nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
4. Việc quản lý, sử dụng kinh phí tiết kiệm được thông qua mua sắm tập trung (số tiền chênh lệch giữa dự toán được giao và số tiền mua sắm tài sản thực tế) thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Giao các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản
Căn cứ tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản; lập dự toán, đăng ký mua sắm và tổ chức ký hợp đồng mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung theo quy định.
2. Giao Sở Tài chính (đơn vị mua sắm tập trung của tỉnh)
Tổng hợp nhu cầu và triển khai mua sắm tài sản tập trung theo quy định. Trong quá trình thực hiện được mời các cơ quan, đơn vị có chuyên môn về chuyên ngành và đơn vị liên quan tham gia Tổ tư vấn, thẩm định lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ, quy định tại Quyết định này và quy định pháp luật có liên quan.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1863/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung của các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc tỉnh Ninh Thuận; việc mua sắm tài sản nhà nước không quy định tại quyết định này thì thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Đấu thầu và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 1790/QĐ-UBND năm 2019 về danh mục tài sản mua sắm tập trung của cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 2 Quyết định 18/2018/QĐ-UBND về ngưng hiệu lực toàn bộ Quyết định 50/2017/QĐ-UBND quy định danh mục tài sản mua sắm theo phương thức tập trung cấp địa phương thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Phú Yên
- 3 Quyết định 14/2018/QĐ-UBND quy định về danh mục tài sản mua sắm theo phương thức tập trung áp dụng cho cơ quan hành chính, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, thuộc tỉnh Lâm Đồng
- 4 Quyết định 1289/QĐ-UBND về danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp tỉnh và giao đơn vị thực hiện mua sắm tập trung năm 2018 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 5 Quyết định 144/QĐ-UBND năm 2018 về danh mục tài sản mua sắm tập trung do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 6 Nghị định 151/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công
- 7 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017
- 8 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 9 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10 Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
- 11 Luật đấu thầu 2013
- 1 Quyết định 1790/QĐ-UBND năm 2019 về danh mục tài sản mua sắm tập trung của cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 2 Quyết định 18/2018/QĐ-UBND về ngưng hiệu lực toàn bộ Quyết định 50/2017/QĐ-UBND quy định danh mục tài sản mua sắm theo phương thức tập trung cấp địa phương thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Phú Yên
- 3 Quyết định 14/2018/QĐ-UBND quy định về danh mục tài sản mua sắm theo phương thức tập trung áp dụng cho cơ quan hành chính, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, thuộc tỉnh Lâm Đồng
- 4 Quyết định 1289/QĐ-UBND về danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp tỉnh và giao đơn vị thực hiện mua sắm tập trung năm 2018 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 5 Quyết định 144/QĐ-UBND năm 2018 về danh mục tài sản mua sắm tập trung do tỉnh Bắc Ninh ban hành