- 1 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2 Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 3 Luật Đường sắt 2017
- 4 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017
- 5 Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên
- 6 Luật Đầu tư công 2019
- 7 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
- 8 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 9 Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
- 10 Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- 11 Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 12 Công văn 10506/VPCP-CN năm 2020 về quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; xử lý tài sản thu hồi từ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 13 Công văn 908/VPCP-CN năm 2021 về quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 14 Công văn 1956/VPCP-CN năm 2021 về quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Văn phòng Chính phủ ban hành
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 797/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2024 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 46/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tại Tờ trình số 5827/TTr-BGTVT ngày 31 tháng 5 năm 2024 và Văn bản số 7669/BGTVT-KCHT ngày 18 tháng 7 năm 2024 về việc phê duyệt Đề án Quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, quản lý.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Giai đoạn đến hết năm 2030
Giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, quản lý theo hình thức không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
2. Giai đoạn sau năm 2030
Bộ Giao thông vận tải tổ chức đánh giá thực trạng, hiệu quả việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, quản lý giai đoạn trước để quyết định giao tài sản theo quy định của pháp luật.
- Công tác quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Đường sắt, Luật Ngân sách nhà nước, Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
- Bộ Giao thông vận tải giao dự toán ngân sách và tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đường sắt và pháp luật khác có liên quan.
- Bộ Giao thông vận tải tổ chức đặt hàng toàn bộ đối với việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức thực hiện, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải về việc thực hiện quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bảo đảm hoạt động giao thông vận tải đường sắt thông suốt, trật tự, an toàn, chính xác, theo đúng quy định pháp luật.
- Việc triển khai thực hiện hợp đồng đặt hàng theo quy định của pháp luật; trường hợp các quy định của pháp luật còn có những bất cập, không phù hợp với thực tế trong quá trình thực hiện, Bộ Giao thông vận tải tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Cơ chế khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, quản lý
a) Cung cấp dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt
- Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cung cấp dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt trên tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được giao quản lý và các nội dung khác liên quan theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có trách nhiệm nộp phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đường sắt, pháp luật về phí và lệ phí và pháp luật khác có liên quan.
b) Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, quản lý
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức khai thác tài sản và quản lý, sử dụng số tiền thu được từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được giao theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, quản lý
Việc xử lý tài sản và quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chủ trì rà soát, phân loại danh mục, khối lượng, giá trị tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia đang quản lý, sử dụng để lập hồ sơ đề nghị giao quản lý tài sản, trình Bộ Giao thông vận tải; chủ trì xây dựng giá quy ước để hạch toán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia đối với những tài sản chưa có nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ sách, trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia tính đến thời điểm thực hiện thủ tục bàn giao theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra hồ sơ đề nghị giao quản lý tài sản và thực hiện các thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, quản lý theo quy định của pháp luật; chỉ đạo tổ chức, kiểm tra, giám sát việc thực hiện bàn giao, tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và quy định của pháp luật.
IV. NHIỆM VỤ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại diện chủ sở hữu đối với toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
- Ban hành Quy chế phối hợp giữa Tổng công ty Đường sắt Việt Nam với Cục Đường sắt Việt Nam trong việc quản lý, bảo trì, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, quản lý đã được Chính phủ giao tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định số 46/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
- Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, quản lý.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức đánh giá thực trạng và hiệu quả việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, quản lý giai đoạn đến hết năm 2030, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 6 năm 2030; trường hợp phát sinh các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Chịu trách nhiệm toàn diện về các thông tin, số liệu trong Đề án, Tờ trình và dự thảo Quyết định trình Thủ tướng Chính phủ.
Ưu tiên phân bổ ngân sách trung ương hàng năm để bảo đảm đủ kinh phí bảo trì theo tiêu chuẩn, định mức và quy trình kỹ thuật bảo trì nhằm duy trì trạng thái kỹ thuật của tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, bảo đảm hoạt động bình thường và an toàn khi sử dụng.
3. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện công tác quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, quản lý.
4. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
- Thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, của cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định của Nghị định 46/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia (trừ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định 46/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2018), pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đường sắt, pháp luật khác có liên quan và Quy chế phối hợp giữa Tổng công ty Đường sắt Việt Nam với Cục Đường sắt Việt Nam trong việc quản lý, bảo trì, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, quản lý.
- Trong giai đoạn đến hết năm 2030, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nghiên cứu xác định những tài sản phù hợp để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc giao tài sản theo hình thức đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật về đường sắt và pháp luật khác có liên quan.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả rà soát, phân loại số lượng, khối lượng, tình trạng, giá trị tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, quản lý để phục vụ công tác bàn giao, điều chuyển tài sản.
- Không sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không phù hợp với mục đích sử dụng của tài sản, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ do nhà nước giao; sử dụng tài sản để kinh doanh trái pháp luật. Không chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và sự giám sát của cộng đồng trong việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được giao theo quy định của pháp luật.
5. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trong việc thực hiện công tác quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, quản lý.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
| KT. THỦ TƯỚNG |
- 1 Công văn 10506/VPCP-CN năm 2020 về quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; xử lý tài sản thu hồi từ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 908/VPCP-CN năm 2021 về quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Công văn 1956/VPCP-CN năm 2021 về quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Văn phòng Chính phủ ban hành