HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 80-HĐBT | Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 1988 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ CÁC CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành bản quy định về các chính sách đổi mới cơ chế quản lý xây dựng cơ bản nhằm chuyển hoạt động của đơn vị kinh tế cơ sở xây dựng sang hạch toán kinh doanh, xác định trách nhiệm và quyền hạn của chủ đầu tư, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về xây dựng cơ bản.
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
VỀ CÁC CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 80-HĐBT ngày 9-5-1988 của Hội đồng Bộ trưởng).
KẾ HOẠCH HOÁ XÂY DỰNG CƠ BẢN
Riêng vốn xây dựng nhà ở tại một số thành phố và khu công nghiệp được Nhà nước cấp một phần vốn ngân sách, phần còn lại phải huy động từ quỹ phúc lợi, vốn đóng góp của cán bộ, công nhân và nhân dân bằng các hình thức linh hoạt, kể cả việc bán thu tiền dần hoặc thu đủ một lần.
Nguồn vốn để xây dựng các công trình liên doanh hợp tác với nước ngoài được quy định theo Luật Đầu tư; đơn vị kinh tế cơ sở (hoặc liên hiệp) hoàn toàn chịu trách nhiệm việc thực hiện các cam kết và hợp đồng đã ký.
Chỉ tiêu pháp lệnh giao cho các đơn vị kinh tế cơ sở;
a) Giao cho chủ đầu tư 2 chỉ tiêu (nguồn vốn ngân sách):
- Năng lực sản xuất, công trình, tài sản cố định (sản xuất và phi sản xuất) được đưa vào sản xuất, sử dụng, trong đó có năng lực sản xuất mới huy động của các công trình quan trọng.
- Hạn mức vốn đầu tư (có phân theo vốn thiết bị và vốn xây lắp).
b) Giao cho đơn vị xây lắp từ 1 đến 3 chỉ tiêu:
- Danh mục công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao.
- Giá trị sản lượng xây lắp đã được nghiệm thu.
- Các khoản nộp ngân sách.
Đối với các đơn vị xây lắp quốc doanh nhận thầu ở các công trình quan trọng thì phải áp dụng cả 3 chỉ tiêu. Đối với các đơn vị xây lắp khác (kể cả hợp tác xã xây dựng), tuỳ theo tính chất và quy mô công trình, có thể chỉ áp dụng một chỉ tiêu nộp ngân sách.
Chuyển dần các chỉ tiêu pháp lệnh của cơ quan cấp trên giao cho đơn vị cơ sở thành "đơn đặt hàng Nhà nước". Các đơn vị cơ sở có nghĩa vụ bảo đảm kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh hoặc "đơn đặt hàng Nhà nước" và được bảo đảm các điều kiện đã cân đối trong kế hoạch để thực hiện.
Đơn vị cơ sở có quyền xin điều chỉnh nhiệm vụ kế hoạch khi các điều kiện trên không được đáp ứng hoặc khi gặp thiên tai, sự cố lớn. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp có trách nhiệm kịp thời điều chỉnh nhiệm vụ kế hoạch cho phù hợp với mức vật tư, vận tải Nhà nước cân đối cho đơn vị cơ sở.
- Chuyển phần lớn việc cung ứng thiết bị, vật tư sang phương thức kinh doanh như các tổ chức kinh doanh vật tư, các tổ chức sản xuất vật liệu dựa vào chỉ tiêu Nhà nước và định mức để ký hợp đồng mua bán. Các công trình đầu tư bằng vốn tự có, vốn đóng góp của dân theo danh mục đã đăng ký, tuỳ theo khả năng mà Nhà nước có thể hỗ trợ cho mua một phần vật tư, vật liệu theo giá kinh doanh của thương nghiệp quốc doanh. Đối với số thiết bị vật tư mà đơn vị xây lắp không mua được qua thương nghiệp quốc doanh thì được tính theo giá thoả thuận với chủ đầu tư.
- Đơn hàng chung về thiết bị, vật tư của các công trình liên doanh hợp tác với nước ngoài của các công trình nhập thiết bị toàn bộ bằng vốn vay hoặc vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài đều do chủ đầu tư lập (có sự tham gia của chủ thầu xây lắp nếu đã xác định được chủ thầu), ký hợp đồng nhập theo quy chế ngoại thương của Nhà nước và chịu trách nhiệm trả tiền thuê vận chuyển về nơi xây dựng công trình.
Riêng phần đơn hàng về thiết bị thi công và công xưởng phụ trợ xây lắp nhập theo bằng vốn ngoại tệ của các công trình trên (nếu có) do chủ thầu lập với sự thoả thuận của chủ đầu tư, để tổng hợp vào đơn hàng chung và khi hàng về nước, chủ dầu tư giao chủ thầu quốc doanh nhận tại cảng và chuyển ngay thành tài sản cố định của đơn vị nhận thầu xây lắp công trình. Đối với thiết bị, dụng cụ chỉ dùng thi công cho một công trình, thì chủ đầu tư và chủ thầu thoả thuận phương thức khấu hao đưa vào giá hợp đồng xây lắp công trình ấy.
CHỦ ĐẦU TƯ VÀ CHỦ THẦU
Đối với các công trình mới chưa có tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và các công trình quy mô lớn, có yêu cầu kỹ thuật phức tạp phải thi công nhiều năm, thì chủ quản đầu tư có thể cử trưởng ban quản lý công trình chịu trách nhiệm như giám đốc và được lập bộ máy quản lý phù hợp với quy mô công trình. Đối với các công trình còn lại, dù xây mới hoặc đầu tư chiều sâu đã có tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh thì không lập ban quản lý công trình, mà sử dụng bộ máy sẵn có để quản lý; giải thể các Ban quản lý công trình đã thành lập và hiện đang hoạt động trái với điều quy đinh này.
Chủ đầu tư được quyền lựa chọn các tổ chức xây lắp quốc doanh hoặc tập thể có tư cách pháp nhân, không hạn chế theo ngành và vùng lãnh thổ để ký hợp đồng giao thầu, chủ yếu dưới ba hình thức:
- Tổng thầu xây dựng công trình theo kiểu "chìa khoá trao tay".
- Tổng thầu xây lắp công trình.
- Giao thầu trực tiếp hạng mục hay bộ phận công trình.
Chủ đầu tư phải bảo đảm các nội dung cam kết trong hợp đồng kinh tế; không can thiệp vào việc điều hành sản xuất của chủ thầu, nhưng phải cùng phía chủ thầu giám sát chất lượng và tiến độ (đặc biệt là cái mốc tiến độ của công trình trọng điểm, công trình lớn phải thi công nhiều năm), kịp thời xử lý các vấn đề mới phát sinh ngoài hợp đồng về giá cả, khối lượng, về ảnh hưởng của thiên tai và sự cố lớn.
Chủ thầu được quyền rà soát lại thiết kế, định mức, đơn giá, dự toán cho phù hợp với điều kiện thực tế thi công trước khi ký hợp đồng kinh tế cụ thể với chủ đầu tư; nếu phát hiện bất hợp lý có hại cho Nhà nước và hoạt động sản xuất xây dựng của mình, thì có quyền cùng chủ đầu tư tìm cách giải quyết; trường hợp không thoả thuận được thì báo cáo cấp trên trực tiếp xử lý. Đối với những định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá chưa được Nhà nước quy định chủ thầu được quyền thoả thuận với chủ đầu tư để áp dụng và báo cáo lên cơ quan cấp trên trực tiếp để biết.
Trường hợp chủ đầu tư (hoặc bên nhận thầu) không bảo đảm thực hiện được các điều khoản trong hợp đồng đã ký thì đều phải chịu xử lý về kinh tế và pháp lý theo quy định hiện hành. Chủ thầu có thể ký kết hợp đồng giao thầu lại kể cả bằng biện pháp đấu thầu.
PHẦN III:
HẠCH TOÁN KINH TẾ VÀ ĐÒN BẨY KINH TẾ
Trường hợp chủ đầu tư thiếu vốn công trình (ngân sách cấp không kịp thời hoặc chưa đủ) mà bên nhận thầu phải vay vốn Ngân hàng để hoạt động (tiếp tục xây dựng công trình) thì lợi tức phải trả Ngân hàng cho khoản vay nói trên được tính vào giá hợp đồng.
- Gắn hoạt động nghiên cứu với thực tiễn của các cơ sở sản xuất và áp dụng từng bước liên hiệp khoa học - sản xuất xây dựng.
- Chú trọng việc đào tạo kỹ sư thực hành làm nhiệm vụ đốc công và đội trưởng.
Phần IV:
SẮP XẾP LẠI TỔ CHỨC SẢN XUẤT, XÁC ĐỊNH CHỨC NĂNG
Giảm bớt số đơn vị xây lắp của các Bộ xét thấy vẫn thiếu việc làm trong những năm tới, do vốn đầu tư xây dựng cơ bản bị hạn chế, bằng cách sáp nhập vào các tổ chức xây lắp quốc doanh trung ương hay địa phương nào có hiệu quả hoặc chuyển qua sản xuất khác.
Từng bước hình thành các Liên hợp xây dựng tổng hợp theo chuyên ngành trên từng vùng lãnh thổ. Chỉ nên để một số rất ít liên hiệp các xí nghiệp chuyên môn hoá dọc cả nước thực sự có yêu cầu và bảo đảm hạch toán kinh doanh có hiệu quả. Thực hiện liên doanh, liên kết và liên hiệp linh hoạt tự nguyện giữa các đơn vị cơ sở với nhau.
Đối với cấp huyện, quận chủ yếu là tổ chức lực lượng xây dựng hợp tác xã và lực lượng cá thể. Về mặt quản lý Nhà nước, tất cả các cơ sở sản xuất xây dựng đều trực thuộc một cơ quan chuyên môn giúp cho Uỷ ban Nhân dân thực hiện quản lý kinh tế - kỹ thuật đối với xây dựng trên địa bàn quận, huyện.
Bảo đảm quyền hạn cho các đơn vị thành phần thuộc đơn vị cơ sở xây lắp (đội thuộc xí nghiệp hạch toán độc lập, xí nghiệp thành phần thuộc Liên hiệp các xí nghiệp...) trong việc ký kết hợp đồng nhận thầu trực tiếp với các chủ đầu tư công trình xây dựng thuộc khu vực tập thể và nhân dân.
Áp dụng hình thức Liên hiệp xây lắp - thiết kế nhà ở và công trình phúc lợi công cộng trên địa bàn xây dựng tập trung.
Các đơn vị thiết kế và khảo sát xây dựng, dù theo loại hình nào, đều hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế, thực hiện kế hoạch theo hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư và có nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước theo quy định.
Mở rộng phương thức các cơ sở sản xuất bán trực tiếp vật tư, vật liệu đến chân công trình cho những đơn vị xây lắp có khối lượng công tác lớn.
Tiến hành thí điểm hình thức liên hiệp cung ứng kinh doanh vật tư vật liệu xây dựng trên địa bàn khu vực (kinh doanh tổng hợp) không giới hạn bởi địa giới hành chính.
Điều 18. Quản lý Nhà nước về xây dựng cơ bản ở Trung ương có Bộ Xây dựng, các Uỷ ban Nhà nước, các Bộ ngành chức năng (Kế hoạch, Tài chính, Ngân hàng, Vật giá...) và các Bộ xây dựng chuyên ngành; ở địa phương (tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương) có các cơ quan chức năng của Uỷ ban Nhân dân.
Để tiến tới phân định rành mạch chức năng, nhiệm vụ cho cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp và tinh giản biên chế bộ máy quản lý Nhà nước các cấp, nay xác định chức năng quản lý Nhà nước về xây dựng cơ bản như sau:
- Thực hiện quản lý Nhà nước trong quá trình thực hiện đầu tư từ chuẩn bị đầu tư, quy hoạch xây dựng, quản lý đất xây dựng, khảo sát và thiết kế công trình, thi công xây lắp, giám định chất lượng công trình đến nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sản xuất, sử dụng.
- Thực hiện quản lý Nhà nước đối với việc xây dựng phát triển đô thị, nông thôn và bảo vệ môi trường bao gồm từ việc lập quy hoạch xây dựng tổng thể các vùng kinh tế, quy hoạch, xây dựng các đô thị khu công nghiệp, khu dân cư đến việc xác định địa điểm xây dựng, giao đất xây dựng và quản lý xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt.
- Thực hiện quản lý thống nhất đối với việc phát triển nền nghệ thuật kiến trúc dân tộc và xã hội chủ nghĩa.
- Thực hiện quản lý thống nhất đối với việc phát triển công nghệ vật liệu xây dựng bao gồm từ dự báo, quy hoạch và kế hoạch hoá đầu tư đến nghiên cứu khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển ngành công nghiệp này.
- Nghiên cứu trình hoặc được uỷ nhiệm ban hành và hướng dẫn thi hành hệ thống chính sách, chế độ, thể lệ, tiêu chuẩn quy phạm, định mức, đơn giá, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật bảo đảm thực hiện cùng một cơ chế, luật lệ chung trong xây dựng cơ bản.
- Dự báo phát triển, lập các kế hoạch và tổ chức việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật xây dựng và ứng dụng những thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật vào xây dựng, kể cả việc quản lý hợp tác quốc tế về khoa học kỹ thuật trong xây dựng.
- Thực hiện các chính sách cán bộ, quy định các chức danh và tiêu chuẩn cán bộ, quy hoạch và kế hoạch hoá việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý kinh tế và kỹ thuật xây dựng.
- Tiến hành công tác thanh tra và giám định Nhà nước đối với toàn bộ công tác xây dựng cơ bản, từ chuẩn bị đầu tư, thiết kế, khảo sát, thực hiện xây dựng và nghiệm thu, bàn giao công trình.
- Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn và phối hợp hoạt động cũng như xử lý những việc ngoài khả năng tự giải quyết của đơn vị kinh tế cơ sở trong việc thực hiện những nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh của Nhà nước; bảo đảm quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của đơn vị kinh tế cơ sở.
Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm nghiên cứu cụ thể hoá việc phân công, phân cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xây dựng cơ bản trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành.