Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ LÂM NGHIỆP
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 801-QĐ

Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 1986

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY PHẠM PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG THÔNG, RỪNG TRÀM VÀ MỘT SỐ LOẠI RỪNG DỄ CHÁY KHÁC (QPN8-86)

BỘ TRƯỞNG BỘ LÂM NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 35-CP ngày 9-2-1981 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ trưởng và chức năng của Bộ trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nước;
Căn cứ Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng của ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 6-9-1972 được công bố theo lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa số 147-LCT ngày 11-9-1972;
Căn cứ Nghị định số 22-CP ngày 29-12-1961 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng cháy chữa cháy rừng;
Căn cứ vào tình hình cháy rừng trong những năm qua, và kết quả nghiên cứu của đề tài phòng cháy chữa cháy rừng cấp Nhà nước ở rừng thông Quảng Ninh, Lâm Đồng và rừng tràm Minh Hải (đề tài mang mã số: 04.01.01.07);
Theo đề nghị của đồng chí Cục trưởng Cục kiểm lâm nhân dân và đồng chí Vụ trưởng Vụ kỹ thuật.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy phạm phòng cháy, chữa cháy rừng thông, rừng tràm và một số loại rừng dễ cháy khác" (QPN8-86).

Điều 2. Quy phạm này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các đồng chí Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục kiểm lâm nhân dân, Vụ trưởng Vụ kỹ thuật, Thủ trưởng các Vụ, Viện, Ban trực thuộc Bộ có liên quan, Tổng giám đốc các Liên hiệp Lâm - Nông - Công nghiệp, Liên hiệp nguyên liệu giấy, Giám đốc Công ty giống và phục vụ trồng rừng, Công ty lâm sản, đặc sản xuất khẩu, Công ty gỗ mỏ, Giám đốc các Sở Lâm nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phan Thanh Xuân

(Đã ký)

 

QUY PHẠM

PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG THÔNG, RỪNG TRÀM VÀ MỘT SỐ LOẠI RỪNG DỄ CHÁY KHÁC (QPN8-86)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 801-QĐ ngày 26-9-1986)

Chương 1:

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 1. Quy phạm này quy định những yêu cầu về kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng thông, rừng tràm và một số loại rừng dễ cháy khác và hệ thống tổ chức lực lượng về phòng và chữa cháy ở cơ sở.

Điều 2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà áp dụng việc xây dựng băng trắng, băng xanh, quy vùng sản xuất nương rẫy, làm chòi canh, xây dựng hệ thống thông tin, tuyên truyền giáo dục.

Điều 3. Căn cứ vào tình hình cụ thể từng nơi mà áp dụng việc dự báo cháy rừng theo phương pháp tổng hợp với xây dựng hệ thống thông tin vô tuyến kết hợp với hệ thống thông tin đại chúng ở địa phương. Tất cả những nội dung trên đều được Cục kiểm lâm nhân dân tập huấn; nhân viên dự báo và thông tin vô tuyến phòng cháy chữa cháy rừng phải có giấy chứng nhận đã được đào tạo về nghiệp vụ kỹ thuật.

Chương 2:

XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, KỸ THUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG

MỤC I: XÂY DỰNG ĐƯỜNG BĂNG CẢN LỬA

Điều 4. Băng trắng và băng xanh nhằm ngăn chặn cách giữa rừng cây với nương rẫy ruộng, vườn, bãi gỗ, điểm dân cư, đường giao thông (đường sắt, đường bộ...), kho tàng, biên giới v.v... và phân chia khu rừng dễ cháy thành những lô, khoảnh.

Điều 5. Khi thiết kế trồng rừng thông và các loại rừng dễ cháy khác nhất thiết phải thiết kế, thi công ngay hệ thống đường băng trắng hoặc băng xanh. Nếu độ dốc trên 25 độ thì không được làm băng trắng, mà phải trồng ngay cây xanh trên băng cùng với việc trồng rừng ngay năm đó.

Điều 6. Xây dựng đường băng trắng chỉ áp dụng một, hai năm đầu ở rừng tự nhiên nơi có độ dốc dưới 25 độ vì chưa đủ điều kiện để trồng băng xanh. Khi có điều kiện thì tiến hành trồng ngay cây xanh. Băng trắng đối với rừng tự nhiên có độ rộng tối thiểu 10 - 16m. Khi xây dựng băng trắng phải xử lý thực bì, phơi khô, vun thành dải cách bìa rừng 5-8 m; đốt vào đầu mùa khô, khi đốt phải cử người canh gác, đốt lúc gió nhẹ, vào buổi sáng hoặc chiều tối, tuyệt đối không để lửa cháy lan vào rừng. Đốt xong phải tiến hành kiểm tra toàn bộ đường băng cho tới khi lửa tắt hẳn.

Điều 7. Phải xây dựng đường băng xanh hỗn giao bằng nhiều loại cây, có kết cấu nhiều tầng bao gồm:

1. Đường băng chính: Phải kết hợp với việc xây dựng đường vận xuất, vận chuyển lâm sản.

a) Đối với rừng tự nhiên lá rộng: đường băng chia rừng ra nhiều khoảnh, cự ly các đường băng chính cách nhau 2-3km.

b) Đối với rừng trồng và rừng lá kim tự nhiên: đường băng chính có cự ly cách nhau từ 1 đến 2km.

2. Đường băng nhánh (phụ)

a) Đối với rừng tự nhiên (lá rộng): căn cứ vào điều kiện từng nơi mà cự ly cách nhau giữa các băng 1-2km.

b) Đối với rừng trồng và rừng lá kim tự nhiên: căn cứ vào điều kiện từng nơi mà cự lý giữa các băng cách nhau 500 - 1000m.

Điều 8. Đối với rừng ở trạng thái rừng sào, độ rộng của đường băng phải lớn hơn chiều cao của cây rừng.

a) Đường băng chính: đối với cả hai loại rừng tự nhiên và trồng có độ rộng tối thiểu 8-20m và nên trồng cây xanh.

b) Đường băng nhánh (phụ): kể cả hai loại rừng tự nhiên và rừng trồng có độ rộng tối thiểu 6-12m và nên trồng cây xanh.

Điều 9. Hướng của đường băng

a) Đối với địa hình bằng phẳng hoặc dốc dưới 15 độ, băng phải vuông góc với hướng gió hại chính trong mùa cháy.

b) Đối với địa hình phức tạp, độ dốc lớn trên 15 độ, băng bố trí trùng với đường đồng mực. Trong trường hợp có thể lợi dụng đường mòn, khe suối, sông núi, đường vận xuất, vận chuyển lâm sản v.v... để làm đường băng, thì dọc hai bên đường băng đó phải xây dựng một hoặc hai vành đai cây xanh cản lửa, mỗi bề rộng 4-6m, hàng năm phải chăm sóc, tu bổ băng cây xanh theo kỹ thuật chăm sóc rừng trồng.

Điều 10. Phải quy hoạch và xây dựng để sử dụng các thung, khe, đầm hồ, ao sẵn có để dự trữ nước cho việc chữa cháy rừng.

MỤC 2: XÂY DỰNG KÊNH MƯƠNG, BĂNG CẢN LỬA VÀ ĐẮP ĐẬP Ở RỪNG TRÀM

Điều 11. Phải tiến hành thiết kế, thi công, hoàn chỉnh hệ thống kênh mương cùng với việc thiết kế, thi công trồng rừng tràm, duy trì nguồn nước ngọt, ngăn ngừa cháy ngầm, cháy lan và cháy lướt ở rừng tràm. Các loại kênh phòng cháy gồm: kênh chính (kênh cấp khu), kênh phụ (kênh cấp tiểu khu), kênh nhánh (kênh cấp khoảnh và kênh cấp lô). Phải đắp đập ở các cửa kênh để giữ nước cho rừng tràm trong suốt mùa khô.

Điều 12. Kênh chính phân chia rừng hoặc bao bọc những khu rừng lớn có diện tích từ 5.000 ha đến 10.000 ha.

Kích thước kênh chính: mặt kênh rộng 8-12m, sâu 2-2,5m, đáy rộng 6-8m; đất đào đắp về hai phía tạo ra đường song song trên kênh. Khi đắp bờ phải dọn hết than bùn, rác rưởi để bờ có lớp đất sét liền sát ven kênh ngăn cháy ngầm và chống sụt lở bờ.

Điều 13. Kênh phụ (kênh cấp tiểu khu) phân chia những khu rừng mà kênh chính đã phân chia thành những tiểu khu, khoảng cách giữa các kênh phụ với nhau từ 1.500m đến 2.000m. Kênh phụ (kênh tiểu khu) có kích thước: mặt rộng 3m, sâu 1,5 - 2m, đáy rộng 3 - 4m; đất đào đắp về một bên hoặc hai bên tạo thành đường bộ đi lại.

Điều 14. Kênh khoảnh, và kênh lô ở rừng tràm được bố trí theo kích cỡ sau đây: kênh nọ cách kênh kia 500 - 1000m, độ sâu của kênh được xác định theo độ dày của lớp thảm mục và than bùn, đáy của kênh sâu 1,2 - 1,5m phải thấp hơn đáy lớp than bùn trên 20cm, mặt kênh rộng 2-3m, đáy rộng 1-2m đất đào đắp về một bên.

Điều 15. Trồng băng xanh trên hệ thống kênh mương theo quy định sau:

- Hai bờ kênh trồng cây chịu lửa chọn loại cây có thể cho quả và gỗ v.v...

- Ven chân kênh mương trồng cây để phòng chống xói lở bờ và tạo nên đai cây xanh phòng cháy, phải trồng thành băng: dừa nước hoặc một số loài cây chịu lửa sẵn giống ở địa phương rộng 2-3 m, tạo đai xanh ngăn lửa cháy ngầm, cháy lan và cháy lướt.

Mật độ cây trồng trên băng phải dày hơn mật độ trồng rừng để đai sớm khép tán, nhanh phát huy tác dụng phòng ngừa lửa lan tràn.

MỤC 3: NGUYÊN TẮC CHỌN LOẠI CÂY TRỒNG BĂNG XANH

MỤC 4: XÂY DỰNG CHÒI CANH GÁC LỬA CHÁY RỪNG

Điều 17. Vị trí chòi canh phải đặt ở nơi có tầm nhìn xa nhất (tối thiểu từ 5 đến 10km) để dễ dàng phát hiện các đám khói, hoặc lửa bốc lên, dự đoán được mức độ cháy to hay nhỏ, để huy động kịp thời lực lượng đến dập tắt lửa rừng.

Điều 18. Chòi canh phải có độ cao hơn chiều cao khu rừng, gồm hai loại:

- Chòi chính: Đặt ở vị trí trung tâm của vùng rừng dễ cháy, có tầm nhìn xa từ 10 - 15km, làm bằng nguyên liệu bền chắc, sẵn có ở địa phương, đảm bảo sử dụng lâu dài.

- Chòi phụ: Được bố trí trong toàn bộ hệ thống chòi canh, có tầm nhìn xa 3-5km.

- Chòi chính và chòi phụ: được bố trí theo lưới tam giác chòi chính đặt ở trung tâm, chòi phụ đặt ở 3 đỉnh của tam giác.

Điều 19. Yêu cầu khi xây dựng chòi chính và chòi phụ: phải có thang lên xuống, xung quanh chân chòi phải dọn sạch cây trong phạm vi bán kính 20-30m, có một gian nhà có 4 cửa để quan sát 4 phía, có bản đồ khu vực rừng cần bảo vệ, có ống nhòm, có kẻng để báo động hoặc máy thông tin.

Điều 20. Mỗi chòi có một nhóm công tác từ 2-3 người thay nhau làm việc; vào thời kỳ cao điểm dự báo cháy rừng ở cấp 4 và 5, chòi phải có người làm việc thường xuyên 24/24 giờ 1 ngày. Khi nhân viên quan sát phát hiện thấy cháy rừng, phải xác định tọa độ đám cháy, báo cáo về trung tâm chỉ huy và báo động để kịp thời huy động lực lượng, phương tiện cứu chữa.

MỤC 5: QUY VÙNG SẢN XUẤT NƯƠNG RẪY ĐỀ PHÒNG CHÁY LAN VÀO RỪNG

Điều 21. Các hạt kiểm lâm nhân dân giúp Ủy ban nhân dân huyện trong việc thống kê, quản lý, quy vùng tạm thời, xét duyệt và cho phép làm nương rẫy trên những đất đai đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định. Trong việc quy vùng nương rẫy, trước hết phải có quy hoạch, phân vùng vạch rõ ranh giới, có mốc bảng, niêm yết ngoài thực địa, lập bản đồ quy hoạch phân vùng loại đất đai làm nương rẫy.

Điều 22. Trong những vùng được phép sản xuất nương rẫy thì khi làm nương phải phát dọn toàn bộ thực bì, phơi khô và vun thành dải rộng 2-3m, dải nọ cách dải kia 5-6m, dải sát bìa rừng phải cách xa rừng từ 6-8m, đốt lúc gió nhẹ vào buổi tối hoặc buổi sáng, đốt lần lượt từng dải, thứ tự từ trên sườn đồi xuống chân đồi.

Điều 23. Lúc đốt phải cử người canh gác. Cứ 10 - 15m có một người gác trên băng. Khi đốt phải báo cáo cho hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, ban lâm nghiệp xã và tổ đội quần chúng phòng chữa cháy rừng của hợp tác xã. Tuyệt đối không được để lửa cháy lan vào rừng. Đốt xong, kiểm tra toàn bộ nương cho tới khi lửa tắt hẳn.

Điều 24. Gắn chặt việc quy vùng sản xuất nương rẫy với công tác giao đất giao rừng, khoanh rừng cho hộ gia đình, hợp tác xã, cơ quan, đơn vị, công nông trường, xí nghiệp đóng trong rừng và ven rừng quản lý, bảo vệ, kinh doanh, phòng cháy chữa cháy rừng theo đúng chế độ, luật pháp, giữ cho rừng an toàn về lửa trong suốt mùa khô hanh.

MỤC 6: XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ KỸ THUẬT DỰ BÁO CHÁY RỪNG THEO PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP

Điều 25. Để chủ động phòng và chữa cháy rừng có hiệu quả cần tiến hành dự báo khả năng có thể xuất hiện cháy rừng ở từng địa phương theo phương pháp tổng hợp gồm 4 nội dung sau:

1. Xây dựng trạm dự báo cháy rừng ở nơi đặc trưng cho tiểu khí hậu của cả vùng rừng dễ cháy.

2. Xác định mùa cháy cho từng vùng rừng để chủ động phòng chữa cháy rừng ở địa phương.

3. Xây dựng chỉ tiêu cấp cháy: dựa vào tài liệu khí tượng thủy văn từ 10 - 15 năm của từng vùng dễ cháy để tính toán cấp cháy.

4. Lập bảng hang độ cấp dự báo cháy rừng theo 5 cấp dựa trên số liệu tính toán chỉ tiêu cấp cháy cho từng vùng, đề ra biện pháp phòng và chữa cháy ứng với mỗi cấp cháy (từ cấp I đến cấp V, có bảng phụ lục kèm theo).

Điều 26. Phải xây dựng các trạm quan trắc dự báo cháy rừng để theo dõi các yếu tố tiểu khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng xuất hiện cháy rừng, hàng ngày thu thập số liệu 3 lần vào hồi: 7giờ, 13 giờ, 19 giờ; đo các số liệu; nhiệt độ, độ ẩm không khí, độ ẩm vật liệu cháy, độ ẩm đất, tốc độ gió, mưa v.v...

Điều 27. Vị trí trạm dự báo phải đại diện cho cả một khu vực cần theo dõi dự báo cháy rộng 15 - 20 ngàn ha. Nếu khu vực quá rộng, địa hình phức tạp thì bố trí một hệ thống trạm dự báo liên hoàn, có một trạm chính (trung tâm trạm) và các trạm phụ. Nếu địa hình rừng không phức tạp thì cách trạm chính 15 - 20km có 1 trạm phụ. Nếu địa hình rừng núi phức tạp thì cách trạm chính 10 - 15km có một trạm phụ.

Điều 28. Trạm chính làm nhiệm vụ: xác định mùa cháy hàng ngày, đo đếm các thông số khí tượng, thủy văn, tính toán cấp cháy và thông báo kịp thời cấp cháy để các cơ sở có biện pháp phòng và chữa cháy rừng.

- Trạm phụ làm nhiệm vụ đo đếm bổ sung các yếu tố: lượng mưa, nhiệt độ cao nhất, thấp nhất v.v... để bổ sung số liệu cấp cháy cho trạm chính tính toán được chính xác hơn.

Điều 29. Khi dự báo cháy rừng nếu đã đến cấp cao nhất (cấp V) mà thời tiết vẫn còn tiếp tục hanh khô kéo dài, khắc nghiệt thì việc dự báo cháy rừng phải tính bổ sung tưong quan giữa hàm lượng nước của vật liệu cháy với khả năng phát sinh cháy rừng để có biện pháp tích cực ngăn ngừa cháy rừng.

Điều 30. Chi cục kiểm lâm nhân dân có trách nhiệm xây dựng hệ thống trạm dự báo cháy rừng ở những vùng trọng điểm dễ cháy cho toàn vùng, chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh việc phòng cháy, chữa cháy rừng theo 5 cấp dự báo do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.

Điều 31.

a) Khi dự báo cháy rừng đến cấp 3, Hạt trưởng kiểm lâm nhân dân huyện phải trực tiếp tổ chức chỉ đạo lực lượng kiểm lâm nhân dân phối hợp với lực lượng quần chúng bảo vệ rừng tuần tra sát sao tại các vùng ổ lửa vào các giờ cao điểm, bảo đảm 6 giờ một ngày (12 - 18 giờ). Đưa hết những người làm ăn trái phép ra khỏi rừng, giữ cho rừng được an toàn về lửa.

b) Khi dự báo cháy rừng đến cấp 4, Hạt trưởng kiểm lâm nhân dân huyện phải trực tiếp tổ chức, chỉ đạo lực lượng kiểm lâm nhân dân phối hợp với lực lượng quần chúng bảo vệ rừng tuần tra nghiêm ngặt tại các vùng trọng điểm đến từng tiểu khu rừng, thường trực trên các chòi canh liên tục 10 giờ trong một ngày (10 - 20 giờ) sử dụng mọi phương tiện thông tin đại chúng thông báo kịp thời diễn biến tình hình; đồng thời báo cáo để Ủy ban nhân dân huyện tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng tại các vùng trọng điểm và trong toàn huyện.

c) Khi dự báo cháy rừng đến cấp 5, Giám đốc Sở Lâm nghiệp và Chi cục trưởng kiểm lâm nhân dân tỉnh phải trực tiếp đôn đốc tại chỗ mà công việc tổ chức chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng, tuần tra nghiêm ngặt các tiểu khu rừng thường trực trên các chòi canh liên tục suốt ngày đêm (24/24 giờ), sử dụng mọi phương tiện thông tin, kỹ thuật và đại chúng (kể cả đài truyền thanh, báo chí...) để thông báo kịp thời diễn biến tình hình; đồng thời báo cáo để Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại các vùng trọng điểm và trong toàn tỉnh.

MỤC 7: XÂY DỰNG CƠ SỞ THÔNG TIN PHÒNG CHÁY,CHỮA CHÁY RỪNG

Chương 3:

PHƯƠNG PHÁP CHỮA CHÁY RỪNG

MỤC 8: TỔ CHỨC CHỮA CHÁY RỪNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIỚI HẠN ĐÁM CHÁY

Điều 34. Khi phát hiện đám cháy rừng, phải huy động kịp thời lực lượng, phương tiện thủ công và cơ giới, nguồn nước tại chỗ để cứu chữa. Nếu lực lượng và phương tiện này không đủ sức cứu chữa, cơ sở báo cáo ngay lên cấp trên để có biện pháp tăng cường lực lượng, phương tiện đến cứu chữa.

Điều 35. Lực lượng chữa cháy tiến hành giới hạn đám cháy bằng cách tạo ra các băng trắng ngăn lửa, có chiều rộng từ 15 đến 20m; nếu tốc độ gió lớn, tốc độ lửa lan tràn quá nhanh phải làm các băng trắng có độ rộng 20-30m.

Điều 36. Trong điều kiện thời tiết khô kiệt, thực bì trong rừng khô nỏ, khi xảy ra cháy rừng phải:

- Tạo ngay băng hẹp giữa các đầu ngọn lửa theo một cự ly tính sao cho thi công xong trước khi ngọn lửa ập đến; phải dọn và vun hết các chất cháy vào giữa băng; cho đốt hết các vật liệu đã vun gọn vào băng.

- Cự ly của 2 tuyến dọn sạch quy định như sau:

1. Nếu tốc độ gió 3-5m/gy thì khoảng cách giữa 2 tuyến dọn sạch là 20-30m.

2. Nếu tốc độ gió trên 6m/gy thì khoảng cách giữa 2 tuyện dọn sạch là 30-35m.

Điều 37. Trong trường hợp có nguồn vật liệu lớn, do ảnh hưởng của nhiệt độ cao, cả những cây còn sống cũng có thể bị khô héo đi mà cháy theo thì phải làm nhiều đai cản lửa dự phòng. Khi gió quá to, tốc độ lan tràn của lửa quá nhanh, lượng tàn lửa băng qua đai có thể làm bốc cháy các vật liệu ngay sau đai đám cháy đe dọa, tiếp tục lan tràn, thì cũng phải làm nhiều đai cản lửa dự phòng.

Điều 38. Đối với rừng tràm ở Nam Bộ và rừng phân bố trên núi cao có lớp thảm mục dày từ 0,5m trở lên, khi chữa cháy rừng nên đào rãnh để ngăn cháy ngầm. Rãnh phải đào sâu hết lớp thảm mục và xuống tầng đất 20-50cm, rộng từ 6-10m, thảm mục dọn về phía sau ngọn lửa, đất hắt về phía đầu ngọn lửa sắp lan tràn đến.

Điều 39. Khi chữa cháy, lực lượng bố trí theo hai cách sau đây:

1. Nếu ngọn lửa phát triển và lan tràn chậm có xu hướng cháy về cả hai phía trái và phải, thì đội hình nên bố trí từng tiểu đội 8 - 10 người, lực lượng tiến từ phía sau đám cháy về cả hai bên, dùng nước hoặc đất hay cành cây tươi đập lửa bao vây, không cho lửa lan tràn, đội hình cứ thế tiến đến bao vây khép kín về phía đầu ngọn lửa và dập cho đến khi ngọn lửa tắt hẳn.

2. Nếu tốc độ gió mạnh trên 6m/gy, lửa lan tràn nhanh về phía trước thì đội hình bố trí để phát băng, đào rãnh, hất đất, hoặc dội nước từ phía trước ngọn lửa và tiến về phía sau theo hai cánh cung cho đến khi khép kín và dập cho lửa tắt hẳn không còn than lửa cháy lại.

Điều 40. Khi chữa cháy có thể sử dụng một trong các biện pháp sau đây để dập lửa: dùng nước, đất vụn, cát, cành cây tươi hoặc dùng hóa chất như P2O5, K2PO4, CO2 v.v. để làm suy yếu ngay 1,2 hoặc cả 3 yếu tố tham gia quá trình cháy: nguyên liệu, ôxy và nhiệt.

Điều 41. Sau khai thác phải vệ sinh rừng, tận dụng tất cả các sản phẩm sau khai thác, dọn sạch phế liệu, tạo băng trắng theo đường đồng mức để ngăn lửa cháy lan, cháy lướt dưới tán rừng.

Điều 42. Chú ý đảm bảo an toàn lao động khi chữa cháy rừng; bố trí lực lượng cháy rừng theo từng tổ, nhóm, có người phụ trách chỉ huy thống nhất. Lực lượng chữa cháy phải tập kết phía sau ngọn lửa. Cách xa ngọn lửa trên 100m, xung quanh nơi tập kết nên làm băng trắng ngăn cách trên 50m. Chuẩn bị đủ nước uống và thuốc bỏng; trường hợp bị thương nặng hay bị tử vong phải lập biên bản tại chỗ để sau này tiện việc giải quyết chính sách chế độ.

Điều 43. Khi chữa cháy xong, các chi cục, trạm, hạt kiểm lâm nhân dân tiến hành điều tra xác minh, tìm nguyên nhân gây cháy, lập biên bản về thống kê báo cáo lên cấp trên về thiệt hại do cháy rừng gây ra theo mẫu ở phần phụ lục: biểu 1.

Chương 4:

CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG PHÒNG CHỮA CHÁY RỪNG

Điều 44. Ở các vùng trọng điểm có rừng dễ cháy, lực lượng kiểm lâm nhân dân giúp Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng phương án và thành lập ban chỉ đạo phòng chữa cháy rừng do đồng chí Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch làm Trưởng ban, thủ trưởng hoặc phó thủ trường ngành lâm nghiệp làm phó ban, đại diện các ngành hữu quan tham gia làm ủy viên. Các ban này có chức năng giúp các cấp bộ Đảng, chính quyền địa phương tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc việc phòng cháy chữa cháy rừng ở cơ sở trong suốt mùa khô hanh.

Điều 45. Lực lượng kiểm lâm nhân dân ở các hạt trạm, đội chuyên trách phòng chữa cháy rừng ở vùng trọng điểm vào thời kỳ cao điểm dễ cháy cần được tổ chức thành các nhóm công tác 2 - 3 người, có nhóm trưởng phụ trách: từ 3 đến 5 nhóm hợp thành một tổ công tác, có tổ trưởng phụ trách, lực lượng này cần được triển khai đến tận các tiểu khu. Mỗi nhóm phụ trách 1000-2000 ha rừng, có nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cho một tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng 15 - 30 người để cùng nhóm kiểm lâm nhân dân đặc trách phòng chữa cháy rừng.

Điều 46. Mỗi tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng ở thôn, bản gồm có 15 - 20 người, ở các nông trường, lâm trường, xí nghiệp đơn vị vũ trang có 15 - 30 người. Tổ chức này được trang bị các dụng cụ, phương tiện và huấn luyện nghiệp vụ, kỹ thuật cùng lực lượng kiểm lâm nhân dân ở các tiểu khu làm nhiệm vụ thường xuyên tuần tra, canh gác diện tích rừng được giao khoán để bảo vệ và được hưởng thù lao theo chế độ và nguồn kinh phí do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định.

Điều 47. Trong suốt mùa khô các chi cục, hạt, trạm kiểm lâm nhân dân hàng năm cần có kế hoạch thật cụ thể mở các đợt tuyên truyền, giáo dục cho phù hợp với đặc điểm của địa phương; các Giám đốc lâm trường, đội trưởng, phân trường trưởng có trách nhiệm chỉ đạo sát sao việc phòng cháy chữa cháy rừng trong phạm vi đơn vị quản lý kinh doanh.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 48. Giám đốc các Sở Lâm nghiệp căn cứ vào bản quy phạm này để xây dựng bản quy phạm cụ thể phù hợp với tình hình địa phương, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xét duyệt cho ban hành; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm soát và các cơ quan khác cùng cấp có liên quan để tổ chức chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện bản quy phạm này, xử lý nghiêm minh theo pháp luật những cá nhân và tổ chức gây cháy rừng, khen thưởng kịp thời những người và những đơn vị có nhiều thành tích trong việc phòng chữa cháy rừng.

Giám đốc các lâm trường, Tổng giám đốc các liên hiệp lâm - nông - công nghiệp, Chủ nhiệm các hợp tác xã, Thủ trưởng các đơn vị được giao rừng và đất rừng để kinh doanh, có trách nhiệm vận dụng thực hiện bản quy phạm này đối với lâm phần được giao, nhất là ở những vùng thường hay xảy ra cháy rừng.

Điều 49. Nếu để rừng bị cháy do không thực hiện đầy đủ các điều quy định trong phạm vi này thì:

1. Đối với rừng trồng, đơn vị kinh doanh (lâm trường, hợp tác xã) không được thanh lý, phải trồng lại rừng ngay năm đó.

2. Đối với rừng tự nhiên, đơn vị kinh doanh phải bỏ vốn tự có để phục hồi lại rừng.

Điều 50. Cục kiểm lâm nhân dân, Vụ kỹ thuật, Vụ công nghiệp rừng, Vụ lâm nghiệp, Ban thanh tra có trách nhiệm giúp Bộ tổ chức phổ biến hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành quy phạm này, đồng thời rút kinh nghiệm đề nghị Bộ bổ sung quy phạm cho hoàn chỉnh.

Điều 51. Về kinh phí xây dựng các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng.

1. Đối với rừng trồng: mọi chi phí đều hạch toán vào giá thành trồng rừng.

2. Đối với rừng tự nhiên: được sử dụng tiền nuôi rừng hoặc kinh phí khoanh nuôi rừng ở địa phương.

Điều 52. Những quy định trước đây trái với nội dung quy định trong Quy phạm này đều bãi bỏ.

PHỤ LỤC

Trong quá trình nghiên cứu, chỉ đạo xây dựng mô hình về phòng cháy, chữa cháy rừng ở 3 tỉnh: Quảng Ninh, Lâm Đồng, Minh Hải. Cục kiểm lâm nhân dân đã rút ra được một số kết quả về:

- Xây dựng cấp dự báo cháy rừng (của Lâm Đồng)

- Chọn loại cây trồng tạo băng phòng cháy

- Mẫu biểu

- Nhu cầu máy móc thiết bị cho một trạm dự báo cháy rừng.

Cục kiểm lâm nhân dân xin giới thiệu với các bạn đọc và đơn vị cơ sở tham khảo, vận dụng vào địa phương cho phù hợp.

BIỂU 1: MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH CHÁY RỪNG

1. Đơn vị bị cháy... thuộc huyện... tỉnh

2. Ngày... tháng... năm 19... bị cháy

3. Lô:

4. Khoảnh:

5. Diện tích rừng bị cháy (ha)

a) Rừng tự nhiên: Mức độ cháy (% thiệt hại)

b) Rừng trồng: Mức độ bị cháy (% thiệt hại)

- Tuổi rừng trồng:

+ Nguyên nhân cháy

+ Biện pháp kỹ thuật chữa cháy

+ Số người tham gia chữa cháy

+ Biện pháp xử lý.

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

Ngày... tháng... năm 19...

Người lập biểu

Nơi gửi: 1. Hạt kiểm lâm nhân dân

2. Chi cục kiểm lâm nhân dân (1 bản)

3. Cục kiểm lâm nhân dân (1 bản)

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CHỌN LOÀI CÂY TRỒNG TẠO BĂNG XANH PHÒNG CHÁY

Chú ý chọn những loài cây chịu lửa, có khả năng thích ứng với nhiệt độ cao liên quan đến các đặc điểm sau:

- Những cây lá mọng nước

- Lá có lông hoặc vảy che chở cho các tế bào sống ở bên trong hoạt động bình thường.

- Có vỏ dầy.

- Cây có sức tái sinh chồi và hạt mạnh, nhanh khép tán để sớm phát huy tác dụng phòng lửa.

- Không rụng lá trong mùa khô.

- Cây ở đai cản lửa không cùng sâu hại với cây trồng rừng hoặc không là ký chủ của sâu bệnh hại cây rừng.

- Cây địa phương: những loài cây thích hợp sẵn có ở địa phương.

GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÂY TRỒNG TẠO ĐAI RỪNG PHÒNG CHÁY CHO MỘT SỐ VÙNG TRỌNG ĐIỂM CHÁY

1. Cây tống quá sử: ưa khí hậu á nhiệt đới thường trồng ở vùng núi cao biên giới như: Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn.

2. Dứa bà: là loại cây phị nước xanh quanh năm, có khả năng ngăn cháy lan mặt đất, có thể trồng rộng rãi nhiều nơi như: Lâm Đồng, Quảng Ninh v.v. ..

3. Vối thuốc: Cây cao, thân thẳng, mọc nhanh tiên phong trên đồi trọc hoặc sau nương rẫy cũ. Phân bố nhiều ở miền Đông Bắc. Cây ngăn lửa tốt cho rừng thông.

4. Me rừng: là loại cây bụi, thân chứa nhiều nước, mọc nhiều ở vùng đồi núi trọc nên có thể chọn làm đai cản lửa ở nơi trồng rừng đồi trọc.

5. Cây mít và cây dâm bụt thường xanh quanh năm, có thể chọn làm đai cây canh trồng ven đồi nơi đất sâu ẩm, nát, xốp thoát nước.

6. Thẩu tấu là cây bụi hay cây nhỏ mọc phổ biến ở đồi trọc, bãi hoang, nơi rừng nghèo kiệt, phân bố ở Bắc Bộ và Trung Bộ.

7. Đỏ ngọn: cây nhỡ cao 6-10m, vỏ khi già xốp có nhiều vẩy có khả năng phòng cháy, cây thường gặp ở Lạng Sơn, Hà Bắc, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh.

8. Dâu da đất: là loại cây nhỡ, mọc rải rác trong rừng thứ sinh ở vùng trung du Bắc Bộ và Trung Bộ. Nó yêu cầu đất tương đối ẩm và còn ít nhiều mùn, có thể trồng làm đai cản lửa.

9. Cây keo lá tràm: là loại cây có thể trồng ở khắp nơi trên nhiều loại đất, cây có tán lá khép kín, trồng ở ven đồi vùng rừng thông Quảng Ninh có khả năng tạo ra đai xanh khép kín nhiều tầng; tầng trên là keo lá tràm, tầng dưới là cây bụi thường xanh, tạo nên môi trường râm ẩm, có khả năng ngăn ngừa lửa cháy lan từ ngoài vào rừng.

10. Một số loại cây trồng trên kênh mương tạo băng xanh ngăn lửa ở vùng tràm vùng đồng bằng sông Cửu Long, Minh Hải, Kiên Giang, Long An... gồm dừa, dứa (thơm), dừa nước, chuối, đào lộn hột v.v...

11. Một số loại cây keo thuộc họ đậu mọc nhanh xanh quanh năm, có tác dụng ngăn lửa, tạo môi trường râm, ẩm, cải tạo đất như keo dậu, keo gai... dùng để trồng đai cây xanh ngăn lửa ở vùng đồi núi và vùng rừng tràm ở đồng bằng Cửu Long rất tốt.

BIỂU THEO DÕI TÌNH HÌNH PHÁT ĐỐT RỪNG TRÁI PHÉP LÀM NƯƠNG RẪY

TT

Đơn vị

Số vụ

Khoảnh

Diện tích (ha)

Nguyên

Số vụ

 

 

 

 

 

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

nhân phát đốt

đã xử lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Ký tên, đóng dấu)

Ngày... tháng... năm 19...

Người báo cáo


Trạm dự báo cháy rừng

BIỂU THEO DÕI TÍNH TOÁN CẤP CHÁY RỪNG HÀNG NGÀY THEO CHỈ TIÊU TỔNG HỢP NESTEROP

Tháng... năm 198...

Ngày

Cấp cháy

đ013

dn13 (ml)

Lượng mưa (mm)

Chỉ tiêu Nesterốp

Người đo đếm tính toán và thông báo cấp cháy

 

 

 

 

 

 

 

Trạm dự báo cháy rừng:

Biểu theo dõi cấp dự báo cháy rừng hàng ngày

Ngày

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Tháng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

198..

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NHU CẦU MÁY MÓC THIẾT BỊ CHO MỘT TRẠM DỰ BÁO CHÁY RỪNG

1. Một cột gió Wind cao 12m (bảng nhẹ)

2. Máy đo gió cầm tay (Liên Xô) 1 cái

3. Nhiệt biểu khô ướt 2 bộ

4. Nhiệt biểu bình thường, tối cao, tối thấp 6 cái.

5. Máy asman 1 cái

6. Đồng hồ bấm giây 1 cái

7. Giá Barasốp 2 bộ

8. Thùng đo mưa 1 bộ

9. Ống Pichê 2 bộ

10. Bảng tra độ ẩm 2 cuốn

11. Sổ sách mẫu biểu 12 cuốn

12. Đồng hồ để bàn 1 cái

13. Thiết bị máy phát sóng FM 1 bộ cho trung tâm trạm và ở các điểm nằm trong phạm vi trạm thông tin cấp cháy phải có 1 bộ vô tuyến điện thu phát.

BẢNG QUY ĐỊNH

CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG TẠI LÂM ĐỒNG
(ban hành kèm theo Quy định số 321-QĐ/UB ngày 6-6-1985 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

- Cấp dự báo cháy rừng gồm 5 cấp (từ cấp 1 đến cấp 5), ký hiệu dự báo thống nhất là hình tròn, nền trắng, xung quanh viền màu đỏ, giữa có ngọn lửa đỏ và đính số Ả Rập màu đen từ 1 đến 5.

- Báo động cấp 1: Trên biển báo đính số 1: mới bước vào mùa khô cỏ cây còn xanh tươi, ít có khả năng gây ra cháy rừng.

- Báo động cấp 2: Trên biển báo đính số 2: thời tiết hơi khô, cỏ khô xảy ra cháy rừng đối với các khu rừng mà vật liệu cháy dưới tán rừng chủ yếu là lá thông, quả thông và các đồi cỏ, rừng thông thưa (độ tàn che 0,3). Trên lập địa xấu, tốc độ lan tràn của đám cháy chậm, dễ chữa cháy.

- Báo động cấp 3: Trên biển báo đính số 3: thời tiết khô, có thể xảy ra cháy rừng ở các loại thực bì (trừ lau sậy, cây bụi mọc ở khu vực đất ẩm ướt dưới tán rừng có độ tàn che lớn (0-0,5). Tốc độ lan tràn của đám cháy ở mức độ trung bình, ít khi có khả năng cháy lại mức độ gây hại nguy hiểm cho rừng trồng, rừng non, rừng thông - đang khai thác nhựa.

- Báo động cấp 4: Trên biển báo đính số 4: thời tiết rất khô, khả năng cháy lớn, có thể xẩy ra ở các loại thực bì, tốc độ lan tràn của đám cháy rừng nhanh, rất dễ cháy lại, tác hại của cháy rừng gây ra ở mức độ nghiêm trọng, đặc biệt là các khu rừng trồng, rừng non, rừng thông đang khai thác nhựa, kể cả rừng thông lớn có nhiều vật liệu cháy.

- Báo động cấp 5: Trên biển có đính số 5: thời tiết khô hạn kiệt là cấp báo động khẩn cấp, khả năng cháy rừng rất lớn, có thể xảy ra cháy ở tất cả các loại thực bì, tốc độ lan tràn của đám cháy rất nhanh, tác hại của cháy rừng gây ra ở mức độ rất nghiêm trọng cho tất cả các dạng rừng.

CẤP DỰ BÁO PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG THÔNG Ở LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 321-QĐ/UB ngày 6-6-1985 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

Cấp cháy

Đặc trưng cháy rừng

Cấp cháy ứng với thời gian của mùa cháy (có tính tương đối)

Biện pháp phòng cháy
và chữa cháy rừng

Căn cứ vào dự báo thời tiết để tính toán cấp cháy và báo động trên đài

1

2

3

4

5

1

Mới bước vào mùa khô, khả năng xuất hiện cháy ít

Cuối tháng 10 và tháng 11

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, Giám đốc các lâm trường, xí nghiệp trực tiếp chỉ đạo việc phòng, chữa cháy rừng: tổ chức học tập cho toàn dân, kết hợp với các hình thức tuyên truyền cổ động khác. Kiện toàn Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng 3 cấp: tỉnh, huyện, xã, các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, rà xét lại phạm vi trách nhiệm đã được giao khoán cho từng đơn vị cơ sở, xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng cho từng đơn vị.

Chuẩn bị sẵn sàng phương tiện nhiên liệu phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Thống kê nương rẫy, hướng dẫn làm nương rẫy đúng quy định, nắm chắc các đối tượng thường gây cháy rừng, xử lý thực bì tạo ra băng trắng ở các vùng trọng điểm dễ cháy, đặc biệt là các khu rừng trồng, rừng non, tái sinh tự nhiên, rừng đang khai thác nhựa, ven đường giao thông. Hoàn thành việc dự trù và cấp phát kinh phí phòng cháy chữa cháy rừng cho các đơn vị cơ sở.

Kiểm lâm nhân dân tính toán cấp cháy theo dự báo thời tiết hàng ngày và thông báo kịp thời với cơ sở bằng điện thoại. Đài phát thanh tỉnh, truyền hình tỉnh, thông báo tình hình dự báo và nhắc tiến độ triển khai của địa phương, một tuần 1 lần vào sáng thứ 2.

II

Thời tiết hơi khô có thể xảy ra cháy rừng đối với các khu rừng mà vật liệu cháy dưới tán chủ yếu là lá thông, quả thông và đối với cả rừng thông nhựa trên lập địa xấu

Tháng 1,2

Học tập cụ thể cho các đối tượng thường gây cháy rừng, khoanh vùng chăn thả trâu, bò, đốt than. Tiếp tục phát đốt thực bì ở các khu vực ven đường giao thông, chia cắt các vùng rừng rộng lớn xa dân cư. Hướng dẫn nhân dân phát đốt, dọn vườn, nương rẫy ở trong rừng và ven rừng dễ cháy. Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng các cấp cử người thường xuyên đi đôn đốc các địa phương, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy rừng.

Tổ chức huấn luyện lực lượng quần chúng bảo vệ rừng thực hiện diễn tập trên phương án đã xây dựng. Hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc thông suốt từ tỉnh đến xã. Chú ý tuần tra bảo vệ rừng nghiêm ngặt các khu từng trồng.

Kiểm lâm nhân dân tính toán cấp cháy thông báo kịp thời về đơn vị cơ sở, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh thông báo cấp cháy hàng ngày và nhắc tiến độ triển khai phòng cháy chữa cháy rừng của các cấp địa phương 1 tuần 1 lần vào sáng thứ hai.

III

Thời tiết khô có thể xảy ra cháy rừng ở các loại thực bì, mức độ gây hại nguy hiểm cho rừng trồng, rừng non, tái sinh tự nhiên, rừng thông đang khai thác nhựa

Tháng 1

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố trực tiếp chỉ huy chỉ đạo sát sao việc thực hiện các nội dung công việc phòng cháy chữa cháy rừng trong địa phương mình. Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng các cấp phân công thường trực tại địa điểm thường trực đảm bảo 12/24 giờ trong ngày, đồng thời tăng cường kiểm tra đôn đốc các đơn vị cơ sở. Tổ chức tuần tra nghiêm ngặt các vùng ổ lửa đảm bảo 8/24 giờ trong ngày (bình quân 500ha/1 người/sẵn sàng lực lượng chữa cháy 15.000ha/1 đội 20 người). Mỗi huyện 2 xe Jeep sẵn sàng chở người đi chữa cháy, dập tắt kịp thời các đám cháy, điều tra xác minh vụ cháy.

Nghiêm chỉnh chấp hành chế độ báo cáo bằng điện thoại.

Kiểm lâm nhân dân tính toán cấp cháy thông báo kịp thời về cơ sở.

Đài phát thanh và truyền hình tỉnh thông báo cấp cháy và nhắc tình hình phòng cháy chữa cháy rừng của các địa phương 1 tuần 2 lần vào sáng thứ 2 và thứ 5.

IV

Thời tiết rất khô khả năng cháy lớn có thể xảy ra cháy ở các loại thực bì tốc độ lan tràn của đám cháy nhanh rất dễ cháy lại cháy cả ban đêm, tác hại của cháy rừng gây ra ở mức độ nghiêm trọng

Tháng 2

Các địa phương (xã, phường) có biện pháp giám sát chặt chẽ các đối tượng thường xuyên gây ra cháy.

Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng các cấp phân công thường trực tại địa điểm thường trực 24/24 giờ trong ngày, thường xuyên kiểm tra đôn đốc chỉ huy dập tắt các đám cháy rừng.

Tổ chức tuần tra nghiêm ngặt các vùng lửa đảm bảo 10/24 giờ trong ngày (bình quân 300 ha/1 người) lực lượng sẵn sàng chữa cháy 10.000 ha một đội 20 người báo động toàn dân sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng. Mỗi huyện (thành phố) sẵn sàng 2 xe Jeep, 1 xe tải chở người đi chữa cháy. Nghiêm cấm việc đốt than, xử lý thực bì trồng rừng. Dập tắt triệt để các đám cháy, cử người coi, điều tra xác minh vụ cháy, truy tìm thủ phạm gây cháy. Nghiêm chỉnh chấp hành chế độ báo cáo hàng ngày bằng điện thoại từ xã lên tỉnh về tình hình cháy rừng trong ngày.

Kiểm lâm nhân dân tính toán cấp cháy thông báo kịp thời về cơ sở. Đài phát thanh và truyền hình tỉnh thông báo cấp cháy và tình hình cháy rừng hàng ngày vào buổi sáng.

V

Thời tiết hạn kiệt khả năng cháy rất lớn, tốc độ lan tràn của đám cháy rất nhanh. Tác hại của cháy rừng gây ra ở mức độ rất nghiêm trọng cho tất cả các dạng rừng.

Cuối tháng 2,3,4

Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng các cấp phân công thường trực 24/24 giờ trong ngày, thường xuyên đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy rừng ở cơ sở, trực tiếp chỉ huy các vụ cháy rừng. Cấm ngặt người không có nhiệm vụ vào rừng. Nghiêm cấm mọi hình thức sử dụng lửa trong rừng và ven rừng dễ cháy. Tổ chức tuần tra nghiêm ngặt ở các vùng ổ lửa, đảm bảo 24/24 giờ trong ngày (bình quân 200 ha/1 người) lực lượng sẵn sàng chữa cháy 5.000 ha 1 đội 20 người thường trực. Báo động toàn dân sẵn sàng tham gia chữa cháy. Mỗi huyện (thành phố) sẵn sàng 2 xe Jeep, 1 xe tải chở người đi chữa cháy. Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng được quyền huy động mọi lực lượng, phương tiện tại chỗ để chữa cháy (trường hợp khẩn cấp) nhằm kịp thời và triệt để dập tắt các đám cháy xẩy ra. Điều tra xác minh vụ cháy, truy tìm thủ phạm. Nghiêm chỉnh chấp hành chế độ báo cáo tình hình cháy rừng trong ngày bằng điện thoại (ngày 1 lần), văn bản (3 ngày 1 lần).

Kiểm lâm nhân dân tính toán cấp cháy thông báo kịp thời về cơ sở. Đài phát thanh và truyền hình tỉnh thông báo cấp cháy và thông báo tình hình cháy rừng hàng ngày vào buổi sáng.

CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG Ở MINH HẢI, KIÊN GIANG

Cấp cháy

Đặc trưng cháy rừng

Cấp cháy ứng với thời gian mùa cháy (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau)

Biện pháp phòng và chữa cháy rừng

Căn cứ vào dự báo dài ngày của đài khí tượng địa phương và Trung ương để phòng và chữa cháy rừng

1

2

3

4

5

I

Ít có khả năng xuất hiện cháy rừng

1 và 12

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn ở liền rừng và ven rừng trực tiếp chỉ đạo việc phòng cháy, chữa cháy rừng, các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, các trạm, hạt kiểm lâm nhân dân chuẩn bị phương tiện sẵn sàng phòng cháy theo phương án đã được Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt.

Kiểm lâm nhân dân tiếp tục tính toán cấp cháy theo dự báo khí tượng hàng ngày.

II

Có khả năng xuất hiện cháy rừng

Tháng giêng

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn trực tiếp chỉ huy kiểm tra, đôn đốc việc phòng cháy, chữa cháy rừng ở địa phương, ở các vùng trọng điểm cháy, lực lượng phòng cháy thường trực sẵn sàng thống kê phân loại những người đang làm ăn sinh sống trong rừng, hướng dẫn bà con sản xuất đúng quy định: cấm làm nương rẫy, tát đìa trái phép.

Tiếp tục tính toán cháy theo dự báo khí tượng hàng ngày.

III

Khả năng xảy ra cháy dễ dàng

Tháng 1 và 2

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện trực tiếp chỉ huy tiến hành kiểm tra, đôn đốc việc phòng cháy, chữa cháy rừng, kiểm lâm nhân dân và quần chúng bảo vệ rừng tuần tra sát sao trên các vùng ổ lửa vào các giờ cao điểm, đảm bảo 6 giờ 1 ngày từ 12 đến 18 giờ, đưa những người làm ăn trái phép trong rừng ra khỏi rừng, giữ cho rừng an toàn về lửa.

Tiếp tục tính toán cấp cháy theo dự báo khí tượng hàng ngày.

IV

Rất dễ xảy ra cháy

Tháng 2 và 3

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện tập trung sức chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng, nhất là các vùng trọng điểm, kiểm lâm nhân dân và quần chúng bảo vệ rừng tuần tra nghiêm ngặt ở từng tiểu khu rừng dễ cháy và thường trực trên các chòi canh đảm bảo 10 giờ 1 ngày từ 10 giờ đến 20 giờ thường xuyên thông báo tình hình cho từng vùng giữ gìn an toàn tuyệt đối về lửa.

Tiếp tục tính toán cấp cháy theo dự báo khí tượng hàng ngày và nẵm vững tình hình khí tượng dự báo dài ngày tiếp theo.

V

Rất nguy hiểm có nguy cơ cháy lớn

Tháng 2, 3 và 4

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ huy việc phòng cháy chữa cháy rừng; kiểm tra nghiêm ngặt các vùng trọng điểm cháy, lực lượng kiểm lâm nhân dân và quần chúng bảo vệ rừng thường trực trên chòi canh và tuần tra nghiêm ngặt các tiểu khu rừng dễ cháy suốt ngày đêm đảm bảo 24/24 giờ làm việc ngày 3 ca. Khi xảy ra cháy rừng Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn được quyền huy động mọi lực lượng, phương tiện tại chỗ để chữa cháy, thông báo tình hình thường xuyên trên báo, đài địa phương.

Nắm vững tình hình của đài khí tượng dự báo dài ngày.

- Nếu trời tiếp tục nắng kéo dài không mưa thì báo cáo khẩn cấp về Trung ương để tăng cường chi viện lực lượng và phương tiện phòng và chữa cháy kịp thời.

- Nếu sau đó một vài ngày trời có mưa thì mức độ phòng chữa cháy như đề ra ở phần biện pháp của cấp 5 đã ghi.

CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG THÔNG Ở QUẢNG NINH

Cấp cháy

Mùa cháy chính từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau cấp ứng với các tháng trong mùa cháy

Biện pháp phòng và chữa cháy

Căn cứ dự báo dài ngày của đài khí tượng để phòng và chữa cháy rừng

1

2

3

4

I

Thường xuất hiện vào tháng 3, 4, 5

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường ở liền rừng và ven rừng trực tiếp chỉ đạo các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng và hạt, trạm kiểm lâm nhân dân chuẩn bị phương tiện sẵn sàng phòng cháy theo phương án đã được Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt.

Kiểm lâm nhân dân tiếp tục tính toán cấp cháy theo dự báo khí tượng hàng ngày.

II

Thường xuất hiện vào tháng 2, 3

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường thường xuyên trực tiếp chỉ huy kiểm tra, đôn đốc việc phòng cháy chữa cháy rừng ở địa phương; ở các vùng trọng điểm cháy, lực lượng phòng cháy thường trực sẵn sàng thống kê, phân loại những người đang sinh sống trong rừng, hướng dẫn bà con làm nương đúng quy định.

Tiếp tục tính toán cấp cháy theo dự báo khí tượng hàng ngày.

III

Thường xuất hiện vào tháng 1 và 2

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện,thị trực tiếp chỉ huy tiến hành kiểm tra, đôn đốc việc phòng cháy, chữa cháy rừng ở địa phương, kiểm lâm nhân dân và quần chúng bảo vệ rừng tuần tra trên các vùng ổ lửa vào các giờ cao điểm, đảm bảo 6 giờ 1 ngày từ 12 đến 18 giờ, đưa hết những người làm ăn trái phép trong rừng ra khỏi rừng, giữ cho rừng an toàn về lửa.

Tiếp tục tính toán cấp cháy theo dự báo khí tượng hàng ngày.

IV

Thường xuất hiện vào tháng 1, 2, 10

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị tập trung sức chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng nhất là các vùng trọng điểm, kiểm lâm nhân dân và lực lượng quần chúng bảo vệ rừng. Tuần tra nghiêm ngặt ở các tiểu khu rừng dễ cháy, thường trực trên các chòi canh đảm bảo 10 giờ 1 ngày từ 10 giờ đến 20 giờ, thường xuyên thông báo tình hình cho toàn vùng, giữ gìn rừng an toàn tuyệt đối về lửa.

Tiếp tục tính toán cấp cháy theo dự báo khí tượng hàng ngày và nẵm vững tình hình khí tượng dự báo dài ngày tiếp theo.

V

Thường xuất hiện vào các tháng 10, 11, 12 và tháng 1

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ huy việc phòng cháy chữa cháy rừng và kiểm lâm nhân dân kiểm tra nghiêm ngặt các vùng trọng điểm cháy, kiểm lâm nhân dân và lực lượng quần chúng bảo vệ rừng thường trực trên chòi canh và tuần tra nghiêm ngặt ở các tiểu khu rừng dễ cháy suốt ngày đêm đảm bảo 24/24 giờ làm việc 3 ca. Khi xảy ra cháy rừng Uỷ ban nhân dân xã, phường được quyền huy động mọi lực lượng phương tiện tại chỗ để chữa cháy, thông báo tình hình thường xuyên trên báo, đài địa phương.

Nắm vững tình hình của đài khí tượng dự báo dài ngày.

- Nếu trời tiếp tục nắng kéo dài không mưa thì báo cáo khẩn cấp về Trung ương để tăng cường chi viện lực lượng và phương tiện đề phòng và chữa cháy kịp thời.

- Nếu sau đó một vài ngày trời có mưa thì mức độ phòng cháy như đề ra ở phần biện pháp của cấp 5 đã ghi.