BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 813-QĐ | Hà Nội, ngày 27 tháng 07 năm 1963 |
VỀ VIỆC ẤN ĐỊNH KHOẢN THU CỦA CÔNG TY ĐẠI LÝ TÀU BIỂN VIỆT NAM VÀ THỂ THỨC THANH TOÁN
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ vào Nghị định của Hội đồng Chính phủ số 160-CP ngày 09-10-1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải.
Căn cứ vào Nghị định của Hội đồng Chính phủ số 115-CP ngày 25-7-1963 ban hành điều lệ về công tác của Công ty đại lý tàu biển Việt Nam và uỷ nhiệm cho Bộ Giao thông vận tải quy định đại lý phí và thể chức thanh toán.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. – Công ty đại lý tàu biển Việt Nam làm thủ tục cho tàu vào và ra cảng, cho việc giao nhận và xếp dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu, cho việc hành khách xuất nhập cảnh, được thu các khoản phí sau đây:
a) Khoản thu theo dung lượng, theo trọng tải của tầu hoặc theo công suất của máy.
| Rúp | Bảng Anh |
- Tầu có dung lượng thực dụng đăng ký mỗi tôn-nô. | 0,092 rúp | 9đ |
- Tầu nhỏ, tầu lai không có dung lượng thực dụng đăng ký mỗi mã lực của máy chính. | 0,061 rúp | 6đ |
- Sà lan mỗi tấn | 0,061 rúp | 6đ |
Khoản đại lý phí này tăng, giảm trong những trường hợp sau đây: |
|
|
- Tầu neo ở ngoài phạm vi cảng để lên xuống hàng hóa. | tăng 20% |
|
- Tầu vào cảng không phải để xếp dỡ hàng hóa mà vì những lý do như sửa chữa, tránh bão v.v… | giảm 50% |
|
Tầu vào lấy than, một chuyến phải vào hai cảng mới lấy đủ số than định lấy… | ở cảng thứ nhất thu 100%, ở cảng thứ hai thu 50% |
|
Chú thích:
- Khoản đại lý phí này chỉ thu một lần đối với một chuyến tầu vào và ra cảng.
- Trường hợp cùng một chuyến tầu vào cảng để xếp dỡ hàng, có hai người ủy nhiệm, thì người ủy nhiệm thứ nhất trả 100%, người ủy nhiệm thứ hai trả 50%.
- Phần lẻ của tôn-nô, mã lực và tấn quy tròn là 1 tôn-nô, 1 mã lực và 1 tấn để tính tiền.
b) Khoản thu theo khối lượng hàng hóa xếp dỡ (theo vận đơn).
| Rúp | Bảng Anh |
- Hàng đóng bao, đóng kiện, 500 tấn đầu, mỗi tấn. | 0,61 rúp | 6đ |
Từ tấn thứ 501 trở đi mỗi tấn. | 0,031 rúp | 3đ |
- Hàng rời (không đóng bao, đóng kiện, không bó )500 tấn đầu mỗi tấn. | 0,031 rúp | 3đ |
Từ tấn thứ 501 trở đi mỗi tấn | 0,031 rúp | 1đ,5 |
Chú thích: Công ty căn cứ vào trọng lượng hàng hóa ghi ở vận đơn để tính khoản đại lý phí này.
- Phần lẻ của tấn quy tròn là 1 tấn để tính tiền.
c) Khoản thu theo số về hành khách xuất nhập cảnh
| Rúp | Bảng Anh |
1 vé | 0,612 rúp | 4$ 10đ |
1/2 vé | 0,306 rúp | 2$ 05đ |
Điều 2. – Công ty đại lý tàu biển Việt Nam, làm cho người ủy nhiệm và cho hãng tàu những công việc ghi trong điều 5 của bản điều lệ ban hành kèm theo Nghị định của Hội đồng Chính phủ số 115 – CP ngày 25-7-1963, được hưởng hoa hồng như sau:
a) Môi giới, thu xếp việc cung cấp lương thực, nước ngọt, nhiên, vật liệu và dụng cụ cho tàu. | 3% giá hàng | ||
b) Điều đình về việc sửa chữa tàu | 3% tổng số phí tổn sửa chữa | ||
c) Môi giới, thuê tàu | 5% tiền cước | ||
d) Môi giới mua bán tàu | 5% giá bán (thu ở người bán) | ||
e) Làm thủ tục cho trả tàu cho thuê: | |||
| Rúp | Bảng Anh | |
- Tàu trọng tải từ 3000 tấn trở xuống | 61,162 rúp | £ 24-5-5 | |
- Tàu trọng tải trên 3000 tấn | 122,324 rúp | £ 48-10-10 | |
f) Môi giới bán vé hành khách | 3% tiền vé (thu ở hãng tàu) |
| |
g) Tìm hàng cho tàu chở | 5% tiền cước (thu ở hãng tàu) | ||
h) Thanh toán tiền thưởng, phạt về việc xếp dỡ hàng hóa | 3% số tiền thưởng hay phạt (thu ở người nhận tiền) | ||
i) Điều đình, dàn xếp việc bồi thường hàng hóa bị mất mát, hư hỏng, lầm lẫn trong khi chuyên chở, giao nhận | 1% số tiền bồi thường (thu ở hãng tàu) | ||
k) Điều đình việc chuyển tải. | 2,5% tiền cước chuyển tải | ||
l) Trả hộ, thu hộ mọi khoản tiền, kể cả tiền cước thu cho hãng tàu: | 1% số tiền thu hoặc trả hộ | ||
|
|
|
|
Chú thích: khoản lệ phí này không thu trong trường hợp thu hoặc trả tiền về những công việc mà Công ty đã thu thủ tục phí và hưởng hoa hồng rồi.
Về các công việc khác làm cho tầu và cho người ủy nhiệm, ngoài những công việc ghi trên đây, tỷ lệ hoa hồng sẽ do Công ty đại lý tàu biển và người ủy nhiệm thỏa thuận với nhau.
Điều 3. - Người ủy nhiệm phải chịu tất cả những thủ tục phí ngân hàng và các khoản chi về tem thư, điện tín, điện thoại mà Công ty đã dùng để thông tin, liên lạc, giải quyết công việc cho mình.
Điều 4. - Người ủy nhiệm từng chuyến cũng như người ủy nhiệm dài hạn phải ký gửi một số tiền tối thiểu, đủ để chỉ tiêu cho một chuyến tàu vào và ra cảng, kể cả cảng phí. Số tiền ký gửi do Công ty ước tính và báo cho người ủy nhiệm biết. Sau khi ký gửi tiền rồi, nếu có những khoản chi bất thường, số tiền gửi không đủ, thì người ủy nhiệm phải ký gửi thêm, theo yêu cầu của Công ty.
Trường hợp đặc biệt, Công ty có thể ứng tiền để chi tiêu cho tầu. Về số tiền ứng ra đó, Công ty được tính lãi mỗi tháng 0,03%, kể từ ngày Công ty ứng tiền đến ngày người ủy nhiệm chuyển tiền thanh toán cho Công ty.
Điều 5. – Công ty có toàn quyền sử dụng tiền ký quỹ của người ủy nhiệm để chỉ những khoản thông thường và những khoản đã có dự trù trước. Đối với những khoản chi bất thường, không có dự trù trước, Công ty phải hỏi ý kiến của người ủy nhiệm, trừ những khoản lặt vặt tổng cộng dưới 100đ.
Điều 6. - Người ủy nhiệm phải trực tiếp thanh toán với Công ty:
- Tất cả những khoản phí mà theo luật lệ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tầu ra vào cảng phải trả.
- Những khoản chỉ tiêu của tầu trong thời gian tầu đậu ở cảng.
Tuy nhiên, nếu người ủy nhiệm yêu cầu hoặc nếu người ủy nhiệm thỏa thuận với người thứ ba thì một phần hay toàn bộ các khoản phí và chỉ tiêu đó có thể do người thứ ba thanh toán với Công ty, (nếu hãng tầu ủy nhiệm đại lý thì người thứ ba là người thuê tầu, nếu người thuê tầu ủy nhiệm đại lý thì người thứ ba là hãng tầu). Trong trường hợp này người thứ ba cũng phải thanh toán bằng ngoại tệ theo quy định của điều 10 dưới đây và người ủy nhiệm vẫn phải ký gửi đủ số tiền cần thiết và chịu trách nhiệm thanh toán nếu việc thanh toán với người thứ ba có khó khăn trở lại. Nếu người thứ ba thanh toán sòng phẳng thì số tiền ký gửi không dùng đến sẽ hoàn lại cho người ủy nhiệm.
Điều 7. – Sau khi nhận được bản tổng kết các khoản chi và chứng từ, nếu người uỷ nhiệm có ý kiến gì thì chậm nhất là 30 ngày sau, phải báo cho Công ty biết. Quá thời hạn đó, nếu người ủy nhiệm không có ý kiến gì với Công ty thì coi như đã chấp thuận các chứng từ.
Điều 8. – Các giấy yêu cầu của thuyền trưởng hay người đại diện của thuyền trưởng, các hóa đơn đã được thuyền trưởng hoặc người có thẩm quyền trên tầu xác nhận đều là những chứng từ có giá trị để thanh toán những khoản chi trên của tầu.
Điều 9. - Trường hợp ủy nhiệm từng chuyến, sau khi tầu đã rời cảng, Công ty kết toán các khoản chi về chuyến tầu đó rồi gửi cho người ủy nhiệm. Nếu tiền ký gửi không dùng hết thì số thừa sẽ hoàn lại cho người ủy nhiệm.
Trường hợp ủy nhiệm dài hạn thì sau mỗi chuyến tàu Công ty cũng kết toán như trên, nhưng hết tháng mới tính toán thừa thiếu. Nếu hết tháng, tiền ký gửi không dùng hết thì người ủy nhiệm phải báo cho Công ty biết quyết định của mình về việc sử dụng số tiền thừa.
Điều 10. - Việc tính đại lý phí quy ra ngoại tệ, căn cứ quốc tịch của tầu để thanh toán:
- Đối với tầu các nước xã hội chủ nghĩa, thanh toán theo rúp mậu dịch.
- Đối với tầu không thuộc các nước xã hội chủ nghĩa, thanh toán theo ngoại tệ tự do.
- Tỷ giá hối đoái, rúp mậu dịch và ngoại tệ tự do do Ngân hàng Nhà nước chính thức công bố.
Điều 11. – Giá biểu đại lý phí, các tỷ lệ hoa hồng đại lý cũng như các quy định về thể thức thanh toán trong bản quyết định này được áp dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 6 năm 1963. Cũng từ ngày đó, tất cả những quy định trái với quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 12. – Các ông Chánh văn phòng Bộ Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục vận tải thủy và Chủ nhiệm Công ty đại lý tầu biển Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |