ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 818/QĐ-UBND | Hưng Yên, ngày 26 tháng 3 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC, CHĂN NUÔI VIETGAHP ĐẢM BẢO AN TOÀN DỊCH BỆNH, AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2020-2025, ĐỊNH HƯỚNG 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/06/2015;
Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19/11/2018;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19/06/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 27/06/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH giá trị gia tăng cao, bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ các Quyết định của UBND tỉnh: Số 1854/QĐ-UBND ngày 12/11/2014 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; số 2038/QĐ-UBND ngày 23/9/2016 về việc phê duyệt định mức hỗ trợ các dự án, đề án thuộc lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2016-2020; số 1906/QĐ-UBND ngày 05/07/2017 về việc phê duyệt Dự án xử lý chất thải chăn nuôi và sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch tại tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2017-2020;
Căn cứ Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp các thành viên UBND tỉnh ngày 10/3/2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 41/TTr-NN ngày 18/03/2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi Vietgahp đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường giai đoạn 2020-2025, định hướng 2030, với những nội dung sau:
1. Tên Đề án: Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi Vietgahp đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường giai đoạn 2020-2025, định hướng 2030.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
- Phát triển chăn nuôi bền vững theo chuỗi ngành hàng gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), xây dựng nông thôn mới đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
- Giảm tỷ trọng chăn nuôi lợn, tăng tỷ trọng chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi gia súc.
- Giảm tỷ trọng chăn nuôi nông hộ (tiến tới không phát triển chăn nuôi quy mô nông hộ), tăng tỷ trọng chăn nuôi tập trung xã khu dân cư an toàn sinh học và chăn nuôi Vietgahp.
2.2. Mục tiêu cụ thể; phấn đấu đến năm 2025 đạt:
2.2.1. Tổng đàn gia súc, gia cầm
- Đàn lợn: Ổn định 550-580 ngàn con (lợn nái 55-60 ngàn con), 100% lợn nạc và lợn siêu nạc.
- Đàn bò 40-42 ngàn con; 60-65% bò thịt lai 3 máu, 4 máu chất lượng cao.
- Đàn gia cầm 10-11 triệu con (thủy cầm 3-3,5 triệu con) 55-60% gà Đông tảo, Đông tảo lai.
- Tỷ lệ thụ tinh nhân tạo cho đàn bò đạt 65-70%; cho đàn lợn đạt 85%
2.2.2. Sản lượng
- Tổng sản lượng thịt hơi: 175 ngàn tấn (lợn 115.000 tấn, gia cầm 53.000 tấn, bò 7.000 tấn).
- Sản lượng trứng gia cầm: 300 triệu quả.
2.2.3. Cơ cấu ngành chăn nuôi
- Chăn nuôi lợn/chăn nuôi gia cầm/chăn nuôi bò: 53%/40%/7%.
- Tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp: 59-60%.
- Tỷ trọng chăn nuôi tập trung: 65-70%.
- Tỷ trọng chăn nuôi trang trại an toàn sinh học (Vietgahp): 55-60%.
2.2.4. Xây dựng được 10-15% số trang trại an toàn dịch với bệnh lở mồm long móng, cúm gia cầm, tai xanh và dịch tả lợn Châu Phi; Hỗ trợ xây dựng và đánh giá chứng nhận mỗi năm 50-70 trang trại, cơ sở chăn nuôi đủ điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi vietgahp.
3. Kế hoạch thực hiện Đề án giai đoạn 2020-2025
TT | Hạng mục hỗ trợ | ĐVT | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 |
I | Hỗ trợ xây dựng cơ sở và đánh giá chứng nhận Vietgahp |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Hỗ trợ kinh phí đánh giá cơ sở, trang trại đủ tiêu chuẩn Vietgahp | cơ sở | 10 | 30 | 30 | 30 | 30 | 30 |
2 | Hỗ trợ kinh phí cải tạo, nâng cấp cơ sở, trang trại đủ diều kiện chăn nuôi Vietgahp | cơ sở |
|
|
|
|
|
|
| Lợn nái (quy mô bình quân 50 con) | cơ sở |
| 20 | 20 | 20 | 20 | 20 |
| Lợn thịt (quy mô bình quân 500 con) | cơ sở |
| 20 | 20 | 20 | 20 | 20 |
| Gia cầm (quy mô bình quân 2000 con) |
|
| 20 | 20 | 20 | 20 | 20 |
II | Thực hiện mục tiêu phát triển chăn nuôi gia cầm, lợn an toàn sinh học, Vietgahp, chăn nuôi bò thịt cao sản |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Khuyến khích phát triển chăn nuôi gia cầm, an toàn sinh học, Vietgahp |
|
|
|
|
|
|
|
1.1 | Gà Đông tảo lai | con | 10.000 | 80.000 | 80.000 | 80.000 | 80.000 | 80.000 |
1.2 | Gà Đông tảo | con | 1.000 | 8.000 | 8.000 | 8.000 | 8.000 | 8.000 |
13 | Gà/vịt hậu bị | con | 4.000 | 12.000 | 12.000 | 12.000 | 12.000 | 12.000 |
2 | Khuyến khích phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, lợn siêu nạc |
|
|
|
|
|
|
|
2.1 | Bò Laisind x Brahman/Droughmaster | con | 50 | 500 | 500 | 500 | 500 | 500 |
2.2 | Bò Laisind x BBB/Angus | con | 50 | 500 | 500 | 500 | 500 | 500 |
2.3 | Lợn siêu nạc | con | 113 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 |
2.4 | Đánh giá chất lượng con giống (bò) | con | 100 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 |
2.5 | Đánh giá chất lượng con giống (lợn) | con | 30.000 | 30.000 | 30.000 | 30.000 | 30.000 | 30.000 |
III | Hỗ trợ xây/lắp hầm biogas, đệm lót sinh học, máy ép rơm, cỏ, máy tách phân |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Hầm biogas | hầm | 2 | 60 | 60 | 60 | 60 | 60 |
1 | đệm lót sinh học | con | 15.000 | 100.000 | 100.000 | 100.000 | 100.000 | 100.000 |
3 | Máy ép rơm | máy | 1 | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 |
4 | Giống cỏ | sào | 100 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 | 1.000 |
5 | Máy tách phân | máy | 1 | 20 | 20 | 20 | 20 | 20 |
IV | Tập huấn/đào tạo | lớp | 5 | 30 | 30 | 30 | 30 | 30 |
4. Định mức hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh
4.1. Hỗ trợ kinh phí áp dụng các biện pháp kỹ thuật cho các trang trại/cơ sở đáp ứng yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học, Vietgahp
- Hỗ trợ kinh phí đánh giá và cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện chăn nuôi Vietgahp an toàn sinh học (ATSH): Không quá 20 triệu/cơ sở, trang trại.
- Hỗ trợ kinh phí khuyến khích các cơ sở, trang trại áp dụng hiệu quả quy trình chăn nuôi ATSH, chăn nuôi Vietgahp:
+ Lợn nái, lợn đực giống: 500.000đ/con.
+ Lợn thịt: 200.000đ/con.
+ Gia cầm: 10.000đ/con.
4.2. Hỗ trợ kinh phí thực hiện mục tiêu phát triển chăn nuôi gia cầm, lợn an toàn sinh học, Vietgahp, chăn nuôi bò thịt cao sản
- Lợn siêu nạc: 1.000.000đ/nái.
- Gà Đông tảo: 30.000đ/con; Đông tảo lai: 15.000đ/con.
- Gà/vịt hậu bị: 50.000đ/con.
- Bò cao sản: + Bò lai sind x Brahman/Droughmaster: 3.000.000đ/con.
+ Bò laisind x BBB/Angus: 5.000.000đ/con.
- Tinh bò thịt: 100% kinh phí mua tinh.
- Tinh lợn: 50% kinh phí mua tinh.
- Hỗ trợ công giám định, bình tuyển: 40.000đ/con bò; 20.000đ/con lợn.
4.3. Hỗ trợ xây/lắp hầm biogas; đệm lót sinh học; máy ép rơm, cỏ; máy tách phân
- Hỗ trợ xây dựng hầm Biogas: 4.000.000đ/hầm.
- Công trình sau Biogas: 500.000đ/m3
- Gia cầm: 3.000đ/con.
- Máy chế biến bảo quản rơm tối đa 30 triệu đồng/máy.
- Giống cỏ: 500.000đ/sào.
- Máy tách phân: 30% giá trị máy tách phân (không quá 25 triệu đồng/máy).
4.4. Kinh phí tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật: 100.000đ/người/ngày
4.5. Kinh phí quản lý không quá 5% tổng kinh phí được cấp (thuê tư vấn hỗ trợ kỹ thuật, giám sát, đánh giá, tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết, thăm quan học tập kinh nghiệm, thuê phương tiện....).
5. Kinh phí thực hiện Đề án cho cả giai đoạn 2020-2025
Tổng là: 71,930 tỷ đồng.
- Kinh phí năm 2020: 2 tỷ đồng được bố trí tại Quyết định số 2868/QĐ-UBND ngày 11/12/2019 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc giao chỉ tiêu kế hoạch nhà nước năm 2020.
- Kinh phí cho 05 năm 2021-2025: 69,930 tỷ đồng.
6. Địa điểm thực hiện: Các huyện, thị xã, thành phố (Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn cụ thể).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng hướng dẫn liên ngành về quản lý, cấp phát và thanh quyết toán nguồn kinh phí theo quy định hiện hành.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành: Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết hàng năm; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện Đề án định kỳ hàng năm; tổng kết Đề án kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch kinh phí năm và hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt thực hiện các nội dung của Đề án theo quy định.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các văn bản hướng dẫn quản lý, cấp phát và thanh quyết toán nguồn kinh phí theo quy định tài chính hiện hành.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan hướng dẫn các địa phương, chủ thể chăn nuôi thực hiện về xử lý chất thải trong chăn nuôi đảm bảo đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam và của tỉnh Hưng Yên và các hướng dẫn quy định về chăn nuôi theo quy trình Vietgahp.
4. Sở Khoa học và Công nghệ: Tham mưu cho Hội đồng khoa học tỉnh, UBND tỉnh dành một phần kinh phí nghiên cứu khoa học hàng năm cho ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi an toàn sinh học; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các huyện, thị xã, thành phố xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chăn nuôi an toàn sinh học nhất là gà Đông tảo và Đông tảo lai.
5. Các sở, ngành, đoàn thể liên quan: Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được phân công, các sở, ngành, đoàn thể liên quan phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện tốt Dự án.
6. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Trên cơ sở Đề án của tỉnh phê duyệt xây dựng kế hoạch năm, hàng năm của huyện mình; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Đề án phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện Đề án ở các xã. Hàng năm tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Kho bạc Nhà nước Hưng Yên; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, kiểm soát hoạt động tái đàn, ổn định phát triển chăn nuôi an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 2 Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2019 về tăng cường thực hiện biện pháp phát triển chăn nuôi an toàn sinh học và kiểm soát tái đàn trong chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 3 Quyết định 2488/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Phương án thực hiện thí điểm hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019-2020
- 4 Luật Chăn nuôi 2018
- 5 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6 Luật thú y 2015
- 7 Quyết định 1854/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
- 8 Quyết định 1364/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi trang trại ngoài khu dân cư theo hướng an toàn sinh học gắn với giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2011 - 2015 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 1 Quyết định 1364/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi trang trại ngoài khu dân cư theo hướng an toàn sinh học gắn với giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2011 - 2015 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 2 Quyết định 2488/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Phương án thực hiện thí điểm hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019-2020
- 3 Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2019 về tăng cường thực hiện biện pháp phát triển chăn nuôi an toàn sinh học và kiểm soát tái đàn trong chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 4 Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, kiểm soát hoạt động tái đàn, ổn định phát triển chăn nuôi an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh Bình Định