UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 82/2016/QĐ-UBND | Hải Phòng, ngày 14 tháng 01 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/06/ 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/06/2014;
Căn cứ Luật Biển Việt Nam ngày 21/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06/3/2009 của Chính phủ về Quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo;
Căn cứ Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu;
Căn cứ Báo cáo thẩm định số 56/BCTĐ-STP ngày 26/11/2015 của Sở Tư pháp;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 2222/STNMT-CCB&HĐ ngày 10/12/2015 và Công văn số 2399/STNMT-CCB&HĐ ngày 31/12/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về trình tự lập, thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đơn vị thành phố; Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
VỀ TRÌNH TỰ LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CỦA CÁC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 82/2016/QĐ-UBND Ngày 14 tháng 01năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Quy định này quy định việc lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cảng, cơ sở, dự án trên địa bàn thành phố Hải Phòng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động về khai thác, kinh doanh, vận chuyển, chuyển tải, sử dụng dầu và các sản phẩm dầu gây ra hoặc có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu; dự án đầu tư xây dựng công trình, cơ sở, cảng có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU
Điều 3. Thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố
1. Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cảng, cơ sở, dự án trên địa bàn thành phố có hoạt động về khai thác, kinh doanh, vận chuyển, chuyển tải, sử dụng dầu và các sản phẩm dầu gây ra hoặc có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu trên địa bàn thành phố Hải Phòng, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 5 của Quy định này.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân thành phố tiếp nhận, tổ chức thẩm định hồ sơ Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trước khi trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
Điều 4. Thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đối với các trường hợp sau:
a. Cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên đất liền có tổng lượng chứa xăng dầu nhỏ hơn 20 tấn tại địa phương mình;
b. Cơ sở có các kho, bể chứa xăng dầu trên đất liền có tổng lượng chứa xăng dầu nhỏ hơn 20 tấn tại địa phương mình.
2. Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định hồ sơ Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU
Điều 5. Thời điểm lập, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
1. Cảng, cơ sở phải xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi vận hành và hoạt động sản xuất, kinh doanh chính thức.
2. Dự án đầu tư xây dựng công trình, cơ sở, cảng có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu phải xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi triển khai thi công xây dựng.
3. Các cảng, cơ sở, dự án quy định tại Khoản 1, Điều 4 và Khoản 1, Điều 5 Quy định này (sau đây gọi là cơ sở) đã hoạt động trước thời điểm Quy định này có hiệu lực thi hành nhưng không có quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, trong thời hạn không quá một (01) năm kể từ ngày quy định này có hiệu lực thi hành phải xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Thành phần hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của chủ cơ sở (bản chính).
b) Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được lập theo đề cương hướng dẫn tại Quyết định số 587/QĐ-UBND ngày 13/3/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Đề cương hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho các cơ sở trên địa bàn thành phố (bản chính).
c) Hồ sơ năng lực và danh mục trang thiết bị thực hiện ứng phó sự cố tràn dầu (bản chính). Trường hợp không có đủ trang thiết bị thì phải có hợp đồng với đơn vị có đủ năng lực ứng phó sự cố tràn dầu kèm theo hồ sơ năng lực của đơn vị đó (bản sao công chứng/chứng thực).
d) Quyết định thành lập/giấy đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, giấy phép hoạt động đối với cảng, cơ sở (bản sao công chứng/chứng thực).
đ) Quyết định thành lập Tổ ứng phó sự cố tràn dầu của đơn vị kèm theo danh sách các thành viên (bản chính) và chứng chỉ đã qua lớp tập huấn ứng phó sự cố tràn dầu (bản sao công chứng/chứng thực).
2. Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
1. Tiếp nhận hồ sơ:
a) Chủ cơ sở quy định tại Khoản 1, Điều 4 của Quy định này hoặc người được ủy quyền (có giấy giới thiệu hoặc ủy quyền) nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa (sau đây gọi là Bộ phận một cửa) của Sở Tài nguyên và Môi trường: đã sửa
b) Bộ phận một cửa của Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ; trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ thì lập phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; trường hợp thành phần hồ sơ đầy đủ thì lập giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
c) Hồ sơ được chuyển về Chi cục Biển và Hải đảo ngay trong ngày làm việc; trường hợp tiếp nhận hồ sơ sau 15 giờ thì chuyển ngay trong buổi sáng ngày làm việc tiếp theo.
d) Chi cục Biển và Hải đảo tiến hành kiểm tra, rà soát tính hợp lệ, hợp lý của nội dung hồ sơ trong thời hạn không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận; trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu phải thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, chuyển cùng hồ sơ về Bộ phận một cửa của Sở Tài nguyên và Môi trường để trả lại chủ cơ sở.
2. Thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục Biển và Hải đảo có trách nhiệm tiến hành kiểm tra thực tế, tham vấn các cơ quan liên quan (nếu cần thiết), tham mưu cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, ban hành quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, Hội đồng thẩm định tổ chức họp thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc sau khi kết thúc cuộc họp thẩm định, Chi cục Biển và Hải đảo có trách nhiệm tham mưu cho Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành thông báo kết luận của Hội đồng thẩm định gửi chủ cơ sở.
đ) Theo nội dung thông báo kết luận của Hội đồng thẩm định, chủ cơ sở thực hiện xây dựng lại Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (trong trường hợp không đạt) gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định lại; chỉnh sửa, bổ sung Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (trong trường hợp Kế hoạch được thông qua nhưng phải chỉnh sửa, bổ sung) và gửi Sở Tài nguyên và Môi trường kèm theo văn bản giải trình các nội dung chỉnh sửa, bổ sung. Trường hợp Kế hoạch đã sửa đổi, bổ sung nhưng vần chưa đáp ứng các yêu cầu của Hội đồng thẩm định, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở tiếp tục bổ sung, hoàn thiện.
3. Phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và trả kết quả:
a) Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng thẩm định kết luận đạt yêu cầu hoặc sau khi chủ cơ sở nộp Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã chỉnh sửa, bổ sung đạt yêu cầu, Sở Tài nguyên và Môi trường lập tờ trình kèm theo hồ sơ liên quan gửi Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, chuyển Sở Tài nguyên và Môi trường ký trang phụ bìa (trong 02 ngày làm việc).
h) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được Quyết định phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, Bộ phận Một cửa của Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện trả kết quả gồm 01 bản Quyết định phê duyệt và 01 bản Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận cho chủ cơ sở.
1. Thành phần hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của chủ cơ sở (bản chính).
b) Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được lập theo đề cương hướng dẫn tại Quyết định 1286/QĐ-UBND ngày 12/6/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Đề cương hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho các cơ sở trên địa bàn thành phố thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện (bản chính).
c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, giấy phép hoạt động đối với cơ sở (bản sao công chứng/chứng thực);
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
1. Tiếp nhận hồ sơ:
a) Chủ cơ sở quy định tại Khoản 1, Điều 5 của Quy định này hoặc người được ủy quyền (có giấy giới thiệu hoặc ủy quyền) nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
b) Bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ; trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ thì lập phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ; trường hợp thành phần hồ sơ đầy đủ thì lập giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ, chuyển Phòng Tài nguyên và Môi trường ngay trong ngày để giải quyết.
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và tiến hành kiểm tra, rà soát tính hợp lệ, hợp lý của nội dung hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu phải thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, chuyển hồ sơ về Bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân cấp huyện để trả lại chủ cơ sở.
2. Thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Đoàn kiểm tra thực tế hiện trường cơ sở; thành phần Đoàn kiểm tra gồm: Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường làm Trưởng đoàn, đại diện Chi cục Biển và Hải đảo, đại diện Phòng Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy quản lý địa bàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở, chuyên gia chuyên ngành (nếu cần thiết).
d) Trong thời hạn 02 ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra, Phòng Tài nguyên và Môi trường gửi thông báo kết quả kiểm tra cho chủ cơ sở.
đ) Theo nội dung thông báo kết quả kiểm tra, chủ cơ sở thực hiện xây dựng lại Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (trong trường hợp không đạt) gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định lại; chỉnh sửa, bổ sung Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu (trong trường hợp Kế hoạch được thông qua nhưng phải chỉnh sửa, bổ sung) và gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường kèm theo văn bản giải trình các nội dung đã chỉnh sửa, bổ sung. Trường hợp Kế hoạch đã sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, Phòng Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở tiếp tục bổ sung, hoàn thiện.
3. Phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và trả kết quả:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Đoàn kiểm tra kết luận đạt yêu cầu hoặc sau khi chủ cơ sở nộp Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã chỉnh sửa, bổ sung đạt yêu cầu, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, phê duyệt trên cơ sở hồ sơ trình của Phòng Tài nguyên và Môi trường. Quyết định phê duyệt kèm theo Kế hoạch được gửi 01 bộ về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, theo dõi.
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được phê duyệt, Bộ phận Một cửa của Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện trả kết quả gồm 01 bản Quyết định phê duyệt và 01 bản Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận cho chủ cơ sở.
1. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập Hội đồng thẩm định kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.
2. Hội đồng thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu gồm các thành viên là đại diện các cơ quan sau:
a) Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường;
b) Ủy viên phản biện 1: Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu Khu vực Miền Bắc;
c) Ủy viên phản biện 2: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố;
d) Các thành viên: Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở hoạt động, Đại diện Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, Chi cục Bảo vệ Môi trường thành phố; mời tham dự: Sở Công Thương, Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố (trong trường hợp thẩm định Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cảng xuất nhập xăng dầu, cửa hàng xăng dầu, cơ sở có các kho, bể chứa xăng dầu);
đ) Thư ký Hội đồng: Chi cục Biển và Hải đảo;
e) Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định có thể mời thêm các chuyên gia chuyên ngành cùng tham dự, tư vấn.
3. Cuộc họp của Hội đồng thẩm định:
a) Chủ tịch Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tổ chức cuộc họp thẩm định. Cuộc họp thẩm định chỉ được tiến hành trong trường hợp có mặt ít nhất hai phần ba (2/3) tổng số thành viên. Trường hợp thành viên Hội đồng không thể tham gia cuộc họp thẩm định nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi Chủ tịch Hội đồng trước khi cuộc họp bắt đầu thì được tính có mặt tham dự.
b) Tài liệu phục vụ cho cuộc họp của Hội đồng thẩm định phải được cơ quan thụ lý hồ sơ gửi đến các thành viên Hội đồng chậm nhất là hai (02) ngày làm việc, trước ngày tổ chức cuộc họp. Tài liệu gửi đến các thành viên Hội đồng bao gồm: Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cảng, cơ sở (bản chính), giấy triệu tập họp Hội đồng, các Biên bản kiểm tra hiện trường, Phiếu nhận xét Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở.
c) Thành viên Hội đồng thẩm định thảo luận về nội dung của Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và những vấn đề khác có liên quan đến nội dung Kế hoạch. Chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền giải trình các ý kiến do thành viên Hội đồng yêu cầu cần làm rõ thêm. Chủ tịch Hội đồng kết luận nội dung Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo 3 mức: đạt yêu cầu, đạt yêu cầu nhưng phải chỉnh sửa bổ sung, không đạt yêu cầu (có thể thành lập lại Hội đồng thẩm định hoặc xin ý kiến lại bằng văn bản) trên cơ sở thống nhất ý kiến của ít nhất hai phần ba (2/3) thành viên Hội đồng thẩm định có mặt.
d) Thư ký Hội đồng thẩm định có trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp. Biên bản cuộc họp phải được Chủ tịch và Thư ký Hội đồng thẩm định ký.
Điều 11. Lưu giữ, niêm yết Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được phê duyệt
1. Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được phê duyệt phải được lưu giữ tại cơ sở.
2. Chủ cơ sở có trách nhiệm niêm yết tóm tắt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được phê duyệt tại vị trí thuận tiện cho việc quan sát.
3. Nội dung niêm yết tóm tắt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được phê duyệt, bao gồm những nội dung sau: Danh sách thành viên Ban chỉ huy, đội ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở (bao gồm số điện thoại cố định, di động);
- Danh sách các cơ quan chức năng, cơ quan hỗ trợ ứng phó sự cố tràn dầu, đơn vị ký kết hợp đồng ứng phó sự cố tràn dầu (bao gồm địa chỉ, số điện thoại liên hệ);
- Hoạt động triển khai ứng phó, phân công nhiệm vụ từng thành viên tham gia ứng phó sự cố tràn dầu.
Điều 12. Kiểm tra hoạt động triển khai Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được duyệt
- Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường có kế hoạch tổ chức kiểm tra các hoạt động triển khai Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cảng, cơ sở đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt theo quy định của pháp luật.
- Hàng năm, Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Đoàn kiểm tra các hoạt động triển khai Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt theo quy định của pháp luật, có mời Chi cục Biển và Hải đảo tham gia Đoàn kiểm tra.
1. Theo cấp thẩm quyền phê duyệt; cảng, cơ sở, dự án báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện định kỳ 2 lần/năm, trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm. Nội dung báo cáo bao gồm:
- Thông tin chung đơn vị;
- Đảm bảo trang thiết bị, nhân lực ứng phó theo Kế hoạch được phê duyệt (kết quả, thuận lợi, khó khăn thực hiện);
- Công tác cập nhật Kế hoạch, đào tạo, diễn tập;
- Tổng hợp các sự cố tràn dầu, đánh giá thiệt hại, biện pháp khắc phục môi trường sau sự cố (nếu có);
- Kế hoạch thực hiện trong thời gian tới;
- Đề xuất, kiến nghị.
2. Cảng, cơ sở, dự án phải gửi thông báo về thời gian, địa điểm, nội dung tập huấn, diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu tới Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp thẩm quyền phê duyệt ít nhất là 05 ngày trước ngày tổ chức.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn huyện gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, định kỳ 2 lần/năm, trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn gửi Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn định kỳ 2 lần/năm, trước ngày 30 tháng 6 và ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Điều 14. Điều chỉnh, cập nhật và sửa đổi, bổ sung Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
1. Cảng, cơ sở, dự án phải thường xuyên điều chỉnh, cập nhật Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu nhằm ngày càng nâng cao hiệu quả chuẩn bị, sẵn sàng và kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu xảy ra tại đơn vị mình.
2. Các nội dung được cập nhật, điều chỉnh trong Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu phải báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo thẩm quyền phê duyệt và thông báo cho các cơ quan, đơn vị liên quan để phối hợp thực hiện.
3. Cảng, cơ sở, dự án phải sửa đổi, bổ sung Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được phê duyệt trình cấp thẩm quyền xem xét, chấp thuận trong các trường các trường hợp sau:
- Thay đổi về quy mô hoạt động, quy trình công nghệ, lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
- Thay đổi trang thiết bị ứng phó, phương án phối hợp với các đơn vị xung quanh hoặc hợp đồng thuê dịch vụ ứng phó sự cố tràn dầu.
- Thay đổi quy trình ứng phó và nội dung diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu định kỳ.
4. Trong thời hạn không quá 60 ngày kể từ khi các cảng, cơ sơ, dự án có sự thay đổi như quy định tại quy định tại khoản 3 điều này; cảng, cơ sở, dự án phải trình hồ sơ Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã sửa đổi, bổ sung đến Sở Tài nguyên và Môi trường để xem xét, Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, chấp thuận theo thẩm quyền.
Điều 15. Trách nhiệm thực hiện
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành, địa phương liên quan phổ biến, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và thanh tra việc thực hiện Quy định này.
2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động về khai thác, kinh doanh, vận chuyển, chuyển tải, sử dụng dầu và các sản phẩm dầu gây ra hoặc có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu; dự án đầu tư xây dựng công trình, cơ sở, cảng có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu trên địa bàn thành phố Hải Phòng phải xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo hướng dẫn tại Quy định này; thực hiện việc lưu giữ, niêm yết tóm tắt Kế hoạch; đảm bảo thực đúng các nội dung trong Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chấp hành các quy định về chế độ báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề phát sinh; các tổ chức, cá nhân, Sở, ban, ngành, địa phương kịp thời có ý kiến bằng văn bản gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, đề xuất báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố sửa đổi, bổ sung theo quy định./.
- 1 Quyết định 409/2016/QĐ-UBND Quy định về trình tự lập, thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 2 Quyết định 409/2016/QĐ-UBND Quy định về trình tự lập, thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 1 Quyết định 05/2017/QĐ-UBND Quy định lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 2 Quyết định 315/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu Bến phao neo Bến Gót thuộc Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng do thành phố Hải Phòng ban hành
- 3 Quyết định 101/2016/QĐ-UBND Quy chế hoạt động ứng phó, khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 4 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5 Quyết định 1286/QĐ-UBND năm 2015 về Đề cương hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn thành phố Hải Phòng (thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện)
- 6 Luật bảo vệ môi trường 2014
- 7 Quyết định 02/2013/QĐ-TTg về Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Luật biển Việt Nam 2012
- 9 Nghị định 25/2009/NĐ-CP về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo
- 1 Quyết định 315/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu Bến phao neo Bến Gót thuộc Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng do thành phố Hải Phòng ban hành
- 2 Quyết định 409/2016/QĐ-UBND Quy định về trình tự lập, thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 3 Quyết định 05/2017/QĐ-UBND Quy định lập, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 4 Quyết định 101/2016/QĐ-UBND Quy chế hoạt động ứng phó, khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận