- 1 Luật Đất đai 1993
- 2 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 3 Nghị định 87-CP năm 1994 quy định khung giá các loại đất
- 4 Nghị định 04/2000/NĐ-CP về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai
- 5 Nghị định 66/2001/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 04/2000/NĐ-CP về thi hành Luật Đất đai sửa đổi
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 821/2003/QĐ-UB | Ninh Bình, ngày 25 tháng 4 năm 2003 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
Căn cứ Luật đất đai ngày 14/7/1993;
Căn cứ Nghị định số 04/2000/NĐ-CP ngày 11/02/2000 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai và Nghị định số 66/2001/NĐ-CP ngày 28/9/2001 của Chính phủ về bổ sung một số điều của Nghị định 04/2000/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 17/8/21998 của Chính phủ quy định khung giá các loại đất;
Xét đề nghị của Sở Tài chính – Vật giá tại tờ trình số 2005/TT-TCVG ngày 16/12/2002 về việc ban hành tạm thời nguyên tắc, phương pháp xác định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định tạm thời về nguyên tắc, phương pháp xác định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Địa chính, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Khoa học công nghệ và môi trường, Thủ trưởng các ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thực hiện quyết định này./.
Nơi nhận: | T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH |
TẠM THỜI VỀ NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số: 821/2003/QĐ-UB ngày 25/4/2003 của UBND tỉnh)
NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT
Điều 1. Giá các loại đất phải phù hợp với thực tế tại địa phương theo nguyên tắc:
1- Giá đất thực tế tại địa phương hình thành theo từng loại đất, có khả năng đại diện được cho từng vùng, từng loại đất của địa phương.
Mức giá phải được điều tra, khảo sát tại tất cả các vùng trên địa bàn tỉnh theo từng loại đất trong một thời gian nhất định và điều kiện thị trường lành mạnh đã được loại trừ các yếu tố tăng, giảm giá giả tạo, giá cá biệt như: đầu cơ để lũng đoạn thị trường, liên kết độc quyền về giá đất, loan tin không có căn cứ về việc tăng hoặc hạ giá, tâm lý và tín ngưỡng của người có nhu cầu sử dụng đất, quan hệ thân thuộc, những mảnh đất có vị trí, đặc điểm cá biệt không có khả năng thay thế.
2- Giá đất phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và tình hình kinh tế tại địa phương, đảm bảo cân đối với giá của các loại hàng hoá khác có giá trị cao và sử dụng lâu bền, đảm bảo mục tiêu phân bố dân cư và cơ cấu phát triển các ngành nghề.
3- Trường hợp giá đất biến động do Nhà nước công bố quy hoạch, xây dựng khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu du lịch, khu thương mại, đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng... làm cho giá trị đất liền kề với các công trình hạ tầng thay đổi, UBND tỉnh giao cho Sở Tài chính - Vật giá chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Địa chính và Cục Thuế tỉnh tổ chức điều tra, khảo sát lại giá đất, trình UBND tỉnh quyết định điều chỉnh giá đất cho phù hợp với thực tế.
4- Giá các loại được quy định không được cao hơn mức giá tối đa và thấp hơn mức giá tối thiểu của khung giá các loại đất do Chính phủ quy định.
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT
Phương pháp xác định giá đất áp dụng như sau:
1- Nghiên cứu, thu thập thông tin về giá trị chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn liên doanh của các lô đất có vị trí, điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt, điều kiện cơ sở hạ tầng, thuận tiện giao thông... tương tự với lô đất được định giá; đồng thời phải giới hạn phạm vi theo vùng, miền, mở rộng thời gian nghiên cứu, thu thập thông tin.
2- Phân tích thông tin thực hiện một trong hai cách sau đây:
a- So sánh trực tiếp: Cho phép từ thông tin về giá các loại đất để xác định trực tiếp giá đất có cùng những đặc điểm, tính chất.
b- So sánh gián tiếp: Được áp dụng thông qua đơn giá có thể đại diện cho một loại đất có tính chất riêng về vị trí, điều kiện cơ sở hạ tầng... vào một thời điểm nhất định.
Điều 3. Phân vùng, phân hạng đất, loại đô thị, loại đường phố, vị trí để xác định giá đất:
1- Đối với đất nông nghiệp (bao gồm cả đất nuôi trồng thuỷ sản):
a- Phân vùng: Đất nông nghiệp được phân vùng theo 2 loại xã: đồng bằng và miền núi.
b- Phân hạng đất:
Hạng đất để xác định giá đất nông nghiệp được áp dụng theo hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp ở địa phương được cấp có thẩm quyền phê chuẩn theo quy định của Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp.
c- Phân loại vị trí đất:
Trong mỗi hạng đất, giá đất được xác định theo nhiều vị trí và loại đất khác nhau. Vị trí để xác định giá đất nông nghiệp được căn cứ vào khoảng cách so với đô thị hoặc trục đường giao thông, khu công nghiệp, khu thương mại, khu du lịch và mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cụ thể như sau:
- Vị trí 1: Là vị trí có ít nhất một mặt tiếp giáp với đô thị, đường giao thông chính, khu công nghiệp, khu thương mại, khu du lịch, các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, rất thuận tiện cho hoạt động sản xuất, dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm, có giá đất thực tế cao nhất.
- Vị trí cuối cùng: Là vị trí không thuận lợi về giao thông, không thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, có giá đất thực tế thấp nhất.
- Các vị trí ở giữa: áp dụng đối với đất tại các vị trí còn lại có giá đất thực tế ở giữa mức cao nhất và thấp nhất.
2- Đối với đất lâm nghiệp:
a- Phân vùng: Đất lâm nghiệp được phân vùng theo 2 loại xã: đồng bằng và miền núi.
b- Phân loại vị trí đất: Vị trí của đất lâm nghiệp được xác định căn cứ vào sự thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, bảo vệ rừng và điều kiện cơ sở hạ tầng, cụ thể như sau:
- Vị trí 1: Là vị trí có ít nhất một mặt tiếp giáp đường quốc lộ, tỉnh lộ, có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, rất thuận tiện cho hoạt động sản xuất, tiêu thụ và bảo vệ rừng, có giá đất thực tế cao nhất.
- Vị trí cuối cùng: Là vị trí không thuận lợi về giao thông vận tải, không thuận tiện cho hoạt động sản xuất, tiêu thụ và bảo vệ rừng, có giá đất thực tế thấp nhất.
- Các vị trí ở giữa: áp dụng đối với đất tại các vị trí còn lại có giá đất thực tế ở giữa mức cao nhất và thấp nhất.
3- Đối với đất khu dân cư nông thôn:
a- Phân vùng: Đất khu dân cư nông thôn được phân vùng theo 2 loại xã: đồng bằng và miền núi.
b- Phân loại vị trí đất: Vị trí được xác định căn cứ vào sự thuận lợi cho sinh hoạt, kinh doanh, dịch vụ và mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng, khoảng cách so với đô thị, trục đường giao thông, khu thương mại và dịch vụ, khu công nghiệp, trung tâm xã, trường học, trạm xá...., cụ thể như sau;
- Vị trí 1: Là vị trí có ít nhất một mặt tiếp giáp với đường quốc lộ, tỉnh lộ hoặc tiếp giáp với khu dân cư ở các vùng ven đô thị, có khoảng cách rất gần các khu thương mại, trung tâm của xã, chợ, trường học, trạm xá, khu du lịch, khu công nghiệp...., có kết cấu hạ tầng kỹ thuật tốt, rất thuận lợi cho sinh hoạt, kinh doanh, dịch vụ, có giá đất thực tế cao nhất.
- Vị trí cuối cùng: Là vị trí không thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có kết cấu hạ tầng kém nhất, cách xa trung tâm của xã, chợ, trường học, trạm xá, khu thương mại, khu du lịch, khu công nghiệp, có giá đất thực tế thấp nhất.
- Các vị trí ở giữa: áp dụng đối với đất tại các vị trí còn lại tiếp giáp với đường huyện, liên xã, đường xã có kết cấu hạ tầng ở mức trung bình có giá đất thực tế ở giữa mức cao nhất và thấp nhất.
4- Đối với đất khu dân cư ven đô thị, ven trục đường giao thông chính do tỉnh và Trung ương quản lý, đất ven khu thương mại, khu công nghiệp, khu du lịch:
Phạm vi đất ven đô thị:
+ Đất khu dân cư ở các vùng ven đô thị gồm các thôn, xóm tiếp giáp với nội thị xã, thị trấn, chia làm 2 nhóm: ven đô thị loại IV và ven đô thị loại V.
+ Đất khu dân cư ven đầu mối giao thông, ven trục đường giao thông chính, bao gồm: ven ngã 3, ngã 4, trục đường giao thông, bến phà, bến cảng do Trung ương quản lý.
+ Đất khu dân cư ở các vùng ven khu thương mại, khu công nghiệp, khu du lịch.
b- Phân đoạn đường: Được chia làm 3 loại:
- Đoạn đường loại 1: Là các đoạn đường quốc lộ, tỉnh lộ có một đầu tiếp giáp với nội đô thị.
- Đoạn đường loại 2: Là các đoạn đường không phải quốc lộ, tỉnh lộ có một đầu tiếp giáp với nội đô thị và các đường xương cá cắt ngang đoạn đường loại 1.
- Đoạn đường loại 3: Là các đoạn đường còn lại không thuộc 2 loại trên.
c- Phân loại vị trí đất:
Vị trí của đất được xác định căn cứ vào sự thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng, khoảng cách so với đô thị, trục đường giao thông, khu thương mại và dịch vụ, khu công nghiệp, khu du lịch..., cụ thể như sau:
- Vị trí 1: Là vị trí rất thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tiếp giáp với đô thị, ven đường giao thông chính có điểm xuất phát từ nội đô thị, cơ sở hạ tầng tốt nhất, có giá đất thực tế cao nhất.
- Vị trí cuối cùng: Là vị trí kém thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt, có kết cấu hạ tầng kém nhất, xa đô thị, xa trục đường giao thông, xa khu thương mại và dịch vụ, có giá đất thực tế thấp nhất.
- Các vị trí ở giữa: áp dụng đối với đất ở các vị trí còn lại, có điều kiện kết cấu hạ tầng ở mức trung bình, có giá đất thực tế ở giữa mức cao nhất và thấp nhất.
5- Đối với đất đô thị:
a- Phân loại đô thị:
Giá đất đô thị được xác định cho 2 loại đô thị: Thị xã Ninh Bình là đô thị loại IV, thị xã Tam điệp là đô thị loại V theo quy định tại Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 10/5/2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị. Những thị trấn, thị tứ chưa phân loại đô thị thì đưa vào đô thị loại V để xác định giá đất.
b- Phân loại đường phố:
Căn cứ vào mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng, điều kiện thuận lợi cho đời sống, kinh doanh, dịch vụ và giá đất thực tế để phân loại đường phố, cụ thể như sau:
- Đường phố loại 1: Là nơi có điều kiện đặc biệt thuận lợi đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, buôn bán, du lịch, sinh hoạt, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, có giá đất thực tế cao nhất.
- Đường phố loại 2: Là nơi có điều kiện thuận lợi đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch, sinh hoạt, có cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá đất thực tế trung bình thấp hơn giá đất thực tế trung bình của đường phố loại 1.
- Đường phố loại 3: Là nơi có điều kiện tương đối thuận lợi đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch, sinh hoạt, có cơ sở hạ tầng chủ yếu đồng bộ: cấp điện, cấp nước và thoát nước, có giá đất thực tế trung bình thấp hơn giá đất thực tế trung bình đường phố loại 2.
- Đường phố loại 4: Là các đường phố còn lại, có giá đất thực tế trung bình thấp nhất và thấp hơn giá đất thực tế trung bình của đường phố loại 3.
Một đường phố gồm nhiều đoạn đường có mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng khác nhau, sự thuận lợi cho sản xuất kinh doanh dịch vụ khác nhau, có giá đất thực tế khác nhau thì mỗi đoạn đường được phân thành các loại đường phố khác nhau.
Đối với những thị trấn miền núi, mức độ chênh lệch giá đất thực tế không nhiều thì có thể quy định ít loại đường phố.
c- Phân loại vị trí đất: Căn cứ vào lô (thửa) đất cụ thể so với mặt tiền đường phố hoặc ngõ, hẻm kết hợp với mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng, điều kiện thuận lợi cho đời sống, sản xuất kinh doanh và dịch vụ để phân loại vị trí, cụ thể như sau:
- Vị trí 1: áp dụng đối với lô đất có mặt tiền liền cạnh đường phố.
- Vị trí 2: áp dụng đối với đất ở trong ngõ, hẻm của đường phố có điều kiện sinh hoạt thuận lợi (xe ôtô hoặc xe ba bánh vào tận nơi).
- Vị trí 3: áp dụng đối với đất ở trong ngõ, trong hẻm của đường phố có điều kiện sinh hoạt kém hơn vị trí 2 (xe ôtô hoặc xe ba bánh không vào được).
- Vị trí 4: áp dụng đối với đất trong ngõ, trong hẻm của các ngõ, hẻm thuộc vị trí 2, vị trí 3 nêu trên và các vị trí còn lại khác mà điều kiện sinh hoạt rất kém.
Trong mỗi loại đường phố, không nhất thiết phải xếp đủ 4 vị trí đất mà phải căn cứ cụ thể vào từng đường phố để xếp, có thể xếp ít vị trí hơn, nhưng phải xếp từ vị trí 1 tương ứng với mức giá cao nhất trở xuống.
Điều 4. Xác định giá các loại đất và điều chỉnh giá đất:
1- Căn cứ xác định giá các loại đất: Khi xác định giá đất cụ thể phải dựa vào các căn cứ sau đây:
- Khung giá các loại đất và nguyên tắc, phương pháp xác định giá các loại đất.
- Giá đất thực tế được điều tra, tính toán theo phương pháp so sánh.
- Loại đất, vùng đất, hạng đất, loại đô thị, loại đường phố, vị trí đất tại điều 5.
2- Quyết định giá các loại đất:
a- Giá đất nông nghiệp (bao gồm cả đất nuôi trồng thuỷ sản):
Giá đất nông nghiệp được xác định cho từng loại đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp theo cây trồng hàng năm, cây lâu năm và chia thành 2 loại xã đồng bằng và xã miền núi, đất cùng hạng nhưng thuộc các vùng, địa bàn, khu vực có điều kiện khác nhau cơ bản có giá đất thực tế khác nhau thì được quy định khác nhau.
Đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, đang nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp thì được xác định theo giá đất nông nghiệp; nếu thay đổi mục đích sử dụng được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì giá đất tính theo mục đích sử dụng mới.
b- Giá đất lâm nghiệp:
Giá đất lâm nghiệp được xác định cho từng vị trí đất theo 2 loại xã: đồng bằng và miền núi.
Trong cùng loại vị trí, nhưng thuộc các địa bàn khác nhau, có giá đất thực tế khác nhau thì giá đất được quy định khác nhau.
Đất lâm nghiệp xen kẽ trong đô thị, ven đô thị, ven khu du lịch, khu công nghiệp, giá đất được xác định theo bảng giá đất cùng mục đích sử dụng hiện tại là giá đất lâm nghiệp, nếu thay đổi mục đích sử dụng thì giá đất tính theo mục đích sử dụng mới ở vùng đó, vị trí đó theo thời điểm thay đổi mục đích sử dụng.
Căn cứ vào thực tế đất lâm nghiệp ở địa phương để quy định tiêu chuẩn vị trí đất lâm nghiệp làm cơ sở xác định giá đất lâm nghiệp (mỗi huyện phân thành cụm xã có cùng vị trí địa lý, thổ nhưỡng, mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng và các điều kiện khác như nhau).
c- Giá đất dân cư nông thôn:
Giá đất dân cư nông thôn được xác định cho từng vị trí, từng cụm dân cư, cho các xã đồng bằng và miền núi.
Căn cứ vào thực tế của từng huyện, thị xã về mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng để quy định giá đất cho từng cụm dân cư. Do vậy, cùng một loại vị trí nhưng ở cụm dân cư khác nhau thì quy định giá đất khác nhau.
d- Giá đất ven đô thị, ven trục đường giao thông:
Giá đất ven đô thị, ven trục đường giao thông chính, khu thương mại, khu du lịch, khu công nghiệp được xác định theo loại ven đô thị loại 4, ven đô thị loại 5 và theo vị trí đoạn đường. Cùng một loại vị trí nhưng ở các khu vực, địa bàn khác nhau có giá đất khác nhau thì được quy định giá đất khác nhau.
Căn cứ vào loại đô thị, đoạn đường, vị trí xác định giá đất thực tế ven đô thị, ven trục đường giao thông, khu thương mại, khu du lịch, khu công nghiệp để quy định giá đất cụ thể cho từng vị trí, đoạn đường )mỗi huyện, thị có 1 bảng giá đất ven đô thị.
đ- Giá đất đô thị:
Giá đất đô thị được xác định theo từng vị trí của từng loại đường phố phù hợp với từng loại đô thị. Trong cùng một loại vị trí nhưng ở các khu vực khác nhau của cùng một loại đường phố cùng một đô thị mà mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng khác nhau, có giá đất thực tế khác nhau thì giá đất được quy định khác nhau.
Đối với các phường mới được thành lập từ các xã hoặc thôn thuộc đất không phải đô thị thì căn cứ vào mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng, sự thuận lợi cho sinh hoạt đời sống, kinh doanh và dịch vụ để quy định giá đất cụ thể phù hợp với thực tế.
e- Giá đất tại vùng giáp ranh với các tỉnh:
Giao Sở Tài chính - Vật giá chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan của tỉnh làm việc với các ngành chức năng của các tỉnh ráp ranh để thống nhất mức giá các loại đất theo nguyên tắc: cùng loại đất, cùng hạng đất hoặc cùng loại vị trí đất và liền điền, liền thổ thì mức giá đất quy định tương đối cân bằng giữa các địa phương, trình UBND tỉnh quyết định. Trường hợp có ý kiến khác nhau thì báo cáo UBND tỉnh giải quyết.
3- Điều chỉnh giá đất:
Giá các loại đất được ổn định từ 3 năm trở lên. Khi giá của một hoặc một số loại đất đã được quy định không còn phù hợp với giá đất thực tế, UBND tỉnh giao Sở Tài chính - Vật giá phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan điều tra, khảo sát để xác định giá đất thực tế, nếu giá đất thực tế cao hơn hoặc thấp hơn từ 20% trở lên so với giá đất cùng loại do UBND tỉnh quyết định thì Sở Tài chính - Vật giá đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh lại giá đất cho phù hợp.
PHẠM VI ÁP DỤNG GIÁ CÁC LOẠI ĐẤT
Điều 5. Giá các loại đất do UBND tỉnh quy định được áp dụng trong các công việc sau:
1- Thu thuế sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền chuyển mục đích sử dụng đất, lệ phí trước bạ, thu tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; trường hợp đấu giá đất thì áp dụng giá trúng đấu giá thay cho giá đất do UBND tỉnh quy định.
2- Tính giá trị tài sản khi Nhà nước giao đất cho các tổ chức thuộc đối tượng được giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc xác định giá trị quyền sử dụng đất để thế chấp, góp vốn liên doanh. Các tổ chức được giao đất hoặc đang quản lý, sử dụng đất có trách nhiệm theo dõi diện tích, đơn giá đất, giá trị quyền sử dụng đất trên sổ sách và định kỳ hàng năm phải báo cáo cơ quan Tài chính, khi điều động tài sản gắn liền với đất phải thực hiện bàn giao cả diện tích và giá trị đất theo chế độ quản lý tài sản công.
3- Tính giá trị quyền sử dụng đất để bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất.
- Căn cứ vào vị trí địa lý, thổ nhưỡng, mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng và các điều kiện khác của các huyện để phân thành các cụm xã có các yếu tố nói trên giống nhau, làm cơ sở để xác định giá các loại đất cho từng cụm xã.
- Căn cứ vào hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp và thực tế sử dụng đất nông nghiệp ở các huyện, thị xã để xác định vị trí đất nông nghiệp làm cơ sở xác định giá đất nông nghiệp.
- Phân loại vị trí đất đối với đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn và đất khu dân cư ven đô thị.
- Căn cứ vào quy định về phân loại đô thị để xác định loại đường phố, vị trí của đất đô thị làm cơ sở để xác định giá đất đô thị.
- Lập bản đồ hiện trạng, xây dựng bảng giá các loại đất trình UBND tỉnh quyết định để thay thế quyết định số 906/QĐ-UB ngày 02/8/1997 của UBND tỉnh, thời gian hoàn thành trước ngày 30/5/2003./.
- 1 Quyết định 361/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành từ ngày 01/4/1992 đến ngày 31/12/2013
- 2 Quyết định 361/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành từ ngày 01/4/1992 đến ngày 31/12/2013
- 1 Quyết định 09/2014/QĐ-UBND về nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2 Quyết định 47/2012/QĐ-UBND về quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3 Quyết định 07/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định phương pháp xác định giá đất một số trường hợp trên địa bàn tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 4 Nghị định 66/2001/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 04/2000/NĐ-CP về thi hành Luật Đất đai sửa đổi
- 5 Thông tư 72/2001/TT-BTC hưóng dẫn Nghị định 43/2001/NĐ-CP quy định chế độ tài chính đối với Doanh nghiệp bảo hiểm và Doanh nghiệp môi giớí bảo hiểm do Bộ Tài chính ban hành
- 6 Nghị định 04/2000/NĐ-CP về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai
- 7 Nghị định 87-CP năm 1994 quy định khung giá các loại đất
- 8 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 9 Luật Đất đai 1993
- 10 Luật thuế Sử dụng Đất Nông nghiệp 1993
- 1 Quyết định 07/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định phương pháp xác định giá đất một số trường hợp trên địa bàn tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 2 Quyết định 47/2012/QĐ-UBND về quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3 Quyết định 09/2014/QĐ-UBND về nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 4 Quyết định 361/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành từ ngày 01/4/1992 đến ngày 31/12/2013