Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ
HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 822/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP THÀNH PHỐ ĐỂ TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TRONG KẾ HOẠCH NĂM 2017

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị quyết số 12/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về dự toán ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp thành phố Hà Nội năm 2017;

Căn cứ Quyết định số 6768/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2017 của thành phố Hà Nội;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 71/TTr-SKH&CN-KHTC ngày 23/01/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố để tuyển chọn thực hiện trong kế hoạch năm 2017 (chi tiết theo biểu đính kèm).

Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ

- Thông báo danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ nêu tại Điều 1 trên phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức, cá nhân biết, đăng ký tham gia tuyển chọn.

- Tổ chức Hội đồng khoa học và công nghệ đánh giá hồ sơ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố đăng ký tham gia tuyển chọn theo quy định hiện hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, thủ trưởng các đơn vị có tên tại Điều 1 và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- T.Trực HĐND Thành phố;
- Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Sửu, Ngô Văn Quý, Nguyễn Doãn Toản;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Ban VHXH - HĐND Thành phố;
- VPUB: PCVPN.N.Kỳ, N.N.Sơn, T.V.Dũng; Phòng: KGVX, KT, TKBT, TH;
- Lưu: VT, KGVXnx.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ngô Văn Quý

 


DANH MỤC

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP THÀNH PHỐ TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TRONG KẾ HOẠCH NĂM 2017
(Kèm theo Quyết định số 822/QĐ-UBND ngày 10/02/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

TT

Tên chương trình, đề tài/đề án

Định hướng mục tiêu

Yêu cầu đối với sản phẩm

I

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (55 ĐỀ TÀI)

I.1

Chương trình 01C-01

 

 

1

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất tấm trang trí 3D từ gỗ rừng trồng

1. Xác lập được công nghệ sản xuất tấm gỗ 3D trang trí nội thất từ gỗ rừng trồng.

2. Xây dựng mô hình công nghệ và thiết bị xử lý, sản xuất tấm gỗ trang trí 3D quy mô phù hợp với làng nghề (300m3/năm).

3. Chuyển giao công nghệ cho các làng nghề, doanh nghiệp chế biến gỗ ở Hà Nội.

1. Mô hình công nghệ và thiết bị sản xuất gỗ trang trí 3D quy mô 300 m3 sản phẩm /năm.

Yêu cầu:

- Có sự tham gia của doanh nghiệp trong việc xây dựng mô hình sản xuất;

- Mô hình có khả năng nhân rộng và phát triển; Dễ áp dụng trong sản xuất;

- Mô hình gồm dây chuyền thiết bị và công nghệ gia công gỗ ứng dụng các giải pháp công nghệ trong sản xuất gỗ trang trí 3D.

2. Sản phẩm tấm gỗ 3D trang trí theo các hướng sử dụng khác nhau: ốp tường, mặt cạnh, vách ngăn, phòng khách. Số lượng: 5m2 mỗi loại: 100x300 mm; 300x300 mm; 150x150 mm; 250x250 mm; 200x200 mm (chiều dày từ 5 - 20 mm). 01 sản phẩm trang trí phòng khách 10m2

Yêu cầu kỹ thuật:

- Không dưới 5 phần tử, màu sắc phù hợp với trang trí.

- Chất lượng tấm gỗ trang trí 3D: tính thẩm mỹ cao; dễ xử lý tạo màu sắc; bền màu với môi trường; không bị mối mọt, sinh vật hại gỗ; ổn định kích thước, chống chịu được môi trường thời tiết.

3. Quy trình công nghệ sản xuất gỗ trang trí 3D từ gỗ rừng trồng:

- Các thông số công nghệ của quy trình;

- Dễ áp dụng trong sản xuất; phù hợp với điều kiện của cơ sở sản xuất làng nghề và doanh nghiệp chế biến gỗ.

4. Tiêu chuẩn cơ sở của tấm gỗ kèm phiếu kiểm nghiệm.

2

Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sản xuất gỗ dán gia cường sợi thủy tinh có độ bền cao dùng trong các công trình dân dụng

1. Sản xuất thiết bị phù trợ ghép nối với dây chuyền thiết bị và công nghệ sản xuất gỗ dán đã có.

2. Xác lập được công nghệ sản xuất gỗ dán composite gia cường sợi thủy tinh có chất lượng cao.

3. Chuyển giao công nghệ cho các cơ sở chế biến gỗ tại làng nghề, doanh nghiệp ở Hà Nội.

1. Thiết bị phù trợ ghép nối với dây chuyền sản xuất gỗ dán sẵn có, đảm bảo tạo ra được sản phẩm phù hợp quy trình công nghệ đã xây dựng.

2. Vật liệu composite gỗ dán gia cường sợi thủy tinh lớp mặt dạng sản phẩm phủ bề mặt 1 mm; 1,5mm; 2 mm; Khối lượng: 5 m3/mỗi loại.

Chỉ tiêu chất lượng:

- Khả năng mài mòn tăng ít nhất 300%, độ bền uốn tĩnh tăng ít nhất 50% so với gỗ dán thông thường.

- Chịu va đập, mài mòn, chống chịu môi trường tốt, theo tiêu chuẩn của ASTM, EN.

- Đa dạng hóa về màu sắc, chủng loại.

- Chiều dày lớp composite trên bề mặt gỗ dán từ 1 đến 2 mm.

- Kích thước sản phẩm: Theo modun Dài: 500-1200 mm; Rộng: 500-800 mm; Dày: 6-18 mm.

3. Vật liệu gỗ dán composite gia cường sợi thủy tinh lớp trong, 2 dạng sản phẩm. Khối lượng: 5 m3/mỗi loại.

Chỉ tiêu chất lượng: theo tiêu chuẩn ASTM, EN.

- Độ bền uốn tĩnh, mô đun đàn hồi tăng ít nhất 70% so với gỗ dán thông thường.

- Chịu va đập, mài mòn, chống chịu môi trường tốt.

- Kích thước sản phẩm: Dài = 2400 mm; Rộng = 1200 mm; Dày: 12-25 mm.

4. Quy trình công nghệ sản xuất gỗ dán composite gia cường sợi thủy tinh ở lớp mặt.

- Dễ áp dụng trong sản xuất.

- Các thông số công nghệ của quy trình.

- Dễ áp dụng, phù hợp với điều kiện của cơ sở sản xuất làng nghề và doanh nghiệp chế biến gỗ.

- Sản phẩm được hoàn thiện bề mặt có độ bền cao, khả năng chịu mài mòn, va đập, chống chịu môi trường cao.

5. Quy trình công nghệ sản xuất gỗ dán composite gia cường sợi thủy tinh ở lớp trong

- Dễ áp dụng trong sản xuất.

- Các thông số công nghệ của quy trình.

- Dễ áp dụng, phù hợp với điều kiện của cơ sở sản xuất làng nghề và doanh nghiệp chế biến gỗ.

- Sản phẩm có độ bền cơ học cao hơn so với gỗ dán thông thường 20%.

6. Tiêu chuẩn cơ sở vật liệu gỗ dán composite gia cường sợi thủy tinh ở lớp trong, kèm bộ phiếu kiểm nghiệm.

3

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ và thiết bị sản xuất cốm truyền thống tại làng cốm Mễ Trì.

Hoàn thiện quy trình công nghệ và thiết bị sản xuất cốm truyền thống theo hướng công nghiệp.

1. Yêu cầu kỹ thuật: dây chuyền thiết bị sản xuất đồng bộ 500kg/ca, bao gồm:

- Thiết bị rang: Năng suất: 40-50 kg/mẻ; Nhiệt độ làm việc 20- 250°C

- Thiết bị tách vỏ trấu: Hệ thống lọc bụi cơ học với tỷ lệ thu hồi bụi > 90%; Hệ thống tuần hoàn nguyên liệu sau khi tách vỏ đồng bộ năng suất 500 kg/ca, tốc độ tuần hoàn 50-80 kg/h.

- Thiết bị giã cốm: Độ ồn < 90dB.

- Thiết bị phân loại cốm: Mặt sàng 2 lớp.

2. Bộ hồ sơ thiết kế chế tạo.

3. Hướng dẫn lắp đặt, sử dụng.

4. Thuyết minh kỹ thuật của hệ thống.

5. Mô hình ứng dụng công nghệ thiết bị sản xuất cốm tại phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội kèm báo cáo vận hành thử nghiệm.

6. Sản xuất 50 kg cốm thành phẩm với yêu cầu:

- Tỷ lệ vỡ vụn của cốm <5%; Cốm sạch không được bám dính vỏ trấu, mày.

- Giữ được màu và hương thơm tự nhiên như cốm truyền thống;

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.

4

Nghiên cứu chế tạo bạc tự bôi trơn hệ đồng - graphite làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao, tải trọng lớn nhằm thay thế hàng nhập ngoại (đề tài sử dụng tối đa 30% kinh phí ngân sách)

Xác lập được quy trình công nghệ chế tạo các loại bạc đáp ứng điều kiện nhiệt độ cao, tải trọng lớn nhằm thay thế hàng nhập ngoại.

1. Chế tạo thử nghiệm 20 bộ bạc đạt các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương đương với các sản phẩm tương tự của Nhật, EU.

- Kích thước: Đường kính ngoài 110mm; Đường kính trong 60mm; Chiều cao 28mm ứng dụng trong dàn máy cán thép cây xây dựng.

- Thời gian làm việc (tuổi thọ): 3 tháng liên tục (tương đương 1.440 giờ).

- Nhiệt độ làm việc: 250 - 400°C.

- Tốc độ quay: 800 - 1000 vòng/phút.

- Độ cứng: 220 - 230 HB.

- Độ bền: 450 kN.

- Hệ số ma sát: 0,03 - 0,15 μt.

2. Quy trình công nghệ chế tạo loạt, ổn định, sẵn sàng cho việc chuyển giao công nghệ vào sản xuất.

3. Bộ tài liệu hướng dẫn lắp đặt, sử dụng và báo cáo vận hành thử nghiệm các loại bạc khác nhau áp dụng thử cho công ty thép (Ví dụ như Hòa Phát,...).

4. Tiêu chuẩn cơ sở của sản phẩm bạc tự bôi trơn hệ đồng - graphite.

I.2

Chương trình 01 C-02

 

 

5

Nghiên cứu thiết kế, đề xuất giải pháp xây dựng Trạm biến áp 110 kV tại khu vực bị hạn chế về không gian và diện tích xây dựng.

Đề xuất được một số giải pháp tối ưu xây dựng Trạm biến áp 110 kV đáp ứng được các quy chuẩn quy định và phù hợp với thông số kỹ thuật an toàn của nhà sản xuất tại khu vực bị hạn chế về không gian và diện tích xây dựng cho địa bàn Hà Nội.

1. Đánh giá thực tiễn công tác đầu tư và công nghệ xây dựng các công trình Trạm biến áp 110 kV trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

2. Đưa ra giải pháp công nghệ xây dựng các Trạm biến áp 110 kV trên các khu vực bị hạn chế về không gian và diện tích xây dựng phù hợp với thực trạng địa bàn Hà Nội.

3. Đề xuất cơ chế, chính sách tổ chức, ứng dụng thực hiện triển khai xây dựng các Trạm biến áp 110kV theo Quy hoạch phát triển điện lực Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2025, có xét đến năm 2035.

4. Thiết kế 3 mẫu Trạm biến áp: 01 đặt trong nhà, 01 đặt ngầm và 01 trạm đặt kết hợp trong nhà và ngoài trời, mỗi trạm gồm 2 máy 63MW với diện tích nhỏ nhất, đảm bảo thẩm mỹ, mỹ quan và chứng minh đáp ứng được các tiêu chuẩn và quy định hiện hành.

6

Nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất gói LED chuyên dụng hiệu quả cao phục vụ chiếu sáng nông nghiệp công nghệ cao

1. Làm chủ công nghệ chế tạo gói LED chuyên dụng hiệu quả cao phục vụ chiếu sáng nông nghiệp công nghệ cao nhằm hạ giá thành sản phẩm và thay thế nhập khẩu.

2. Chế tạo 4 loại chip LED có ánh sáng và bước sóng phù hợp với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao (xà lách, hoa cúc, thanh long ...).

3. Kết hợp 4 loại chip LED trên để tạo ra một số loại bóng đèn ứng dụng cho chiếu sáng trong nông nghiệp.

1. Chế tạo 4 loại gói LED với các thông số như sau:

1.1. Bước sóng (nm): 460 ± 5; Hiệu suất (%): 60; Dòng điện (mA): 120; Nhiệt trở (°C/W): 50; Số lượng: 10.000

1.2. Bước sóng (nm): 630 ± 10; Hiệu suất (%): 45; Dòng điện (mA): 150; Nhiệt trở (°C/W): 50; Số lượng: 10.000

1.3. Bước sóng (nm): 660; Hiệu suất (%): 40; Dòng điện (mA): 150; Nhiệt trở (°C/W): 50; Số lượng: 10.000

1.4. Bước sóng (nm): 730; Hiệu suất (%): 25-30; Dòng điện (mA): 150; Nhiệt trở (°C/W): 50; Số lượng: 10.000

2. Chế tạo 4 loại sản phẩm bóng đèn LED sử dụng các gói LED nêu trên phù hợp chiếu sáng nông nghiệp. Số lượng: 200 chiếc/ loại; riêng loại LED có bước sóng 730 nm chế tạo 500 chiếc.

3. Bộ bản vẽ thiết kế.

4. Bộ quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm.

7

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo xe lăn điện tích hợp các chức năng điều khiển tiên tiến và an toàn cao dành cho người khuyết tật và người cao tuổi

Làm chủ thiết kế và công nghệ chế tạo xe lăn điện với kiểu dáng và tính năng phù hợp với điều kiện Việt Nam, đảm bảo độ tin cậy, an toàn khi vận hành, dùng cho người khuyết tật và người cao tuổi.

1. Xe lăn điện:

1.1. Thông số kỹ thuật:

- Tổng trọng lượng tối đa: 150 kg.

- Tốc độ tối đa: 12 km/h.

- Quãng đường tối đa đi được sau 1 lần sạc pin: 20 km.

1.2. Tích hợp chức năng điều khiển cần thiết:

- Điều khiển độc lập 2 bánh xe.

- Điều khiển hướng và điều khiển tốc độ bằng cần đạp joystick.

- Tích hợp cảm biến tránh vật cản.

- Có khả năng chống trôi dốc và chống lật.

- Hiển thị cảnh báo dung lượng acquy, tốc độ xe, quãng đường còn lại ứng với mức năng lượng hiện tại.

- Cảnh báo sự cố.

- Có còi, đèn, phanh.

- Yêu cầu chất lượng: an toàn cho người sử dụng.

2. Bộ tài liệu thiết kế: cơ khí, điện, điện tử.

3. Phần mềm điều khiển.

4. Tập quy trình công nghệ chế tạo.

5. Tài liệu hướng dẫn sử dụng xe.

6. Thuyết minh kỹ thuật của xe, kèm Phiếu kiểm định.

I.3

Chương trình 01C-03

 

 

8

Nghiên cứu chế tạo chất etylenglycol dimetacrylat, ứng dụng nâng cao chất lượng sản phẩm xốp cách âm, cách nhiệt trên cơ sở PE/EVA.

1. Có được quy trình công nghệ tổng hợp etylenglycol dimetacrylat (EGD) quy mô ≥ 5kg/mẻ.

2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế xốp cách âm, cách nhiệt trên cơ sở PE/EVA.

1. Đồng khâu mạng: 10kg

a. Các tính chất của chất đồng khâu mạng:

a.1 Tính chất: Khối lượng riêng tại 20.0°C, g/cm3; Giá trị: 1.0456-1.056

a.2 Tính chất: Độ nhớt động học tại 20.0°C, cP, g/cm3; Giá trị: 5.1-5.8

a.3 Tính chất: Chiết suất n20/D; Giá trị: 1453

a.4 Tính chất: Nhiệt độ nóng chảy, °C, g/cm3; Giá trị: -20,5

a.5 Tính chất: Độ tinh khiết, %, không nhỏ hơn, g/cm3; Giá trị: 98

a.6 Tính chất: Thời gian bảo quản, tháng; Giá trị: >6

a.7 Tính chất: Chỉ số axit, mgKOH/g; Giá trị: < 0,5

a.8 Tính chất: Nhiệt độ sôi ở áp suất 5mmHg, °C; Giá trị: 98-100

b. Khả năng phân tán chất đồng khâu mạng: Dễ dàng phân tán, không làm phát sinh các nguyên công khác: Bán thành phẩm có độ đồng nhất cao, thời gian bảo quản bán thành phẩm lớn hơn 6 tháng.

2. Vật liệu xốp: 50m2

Kích thước 1,2x1,7 m; Độ bền kéo > 150N/cm2; Độ dãn dài khi đứt > 100%; Khối lượng riêng < 00,09 (g/cm3); Độ cứng sản phẩm > 40 Shore A.; Biến dạng sau khi nén < 24%; Khả năng cách âm, cách nhiệt (TCVN 6851-2-2001);

Khả năng cách âm:

- Tấm dầy 30 mm > 90%.

- Tấm dầy 3mm > 70%.

Khả năng cách nhiệt

- Tấm dầy 30 mm > 50%.

- Tấm dầy 3mm > 25%.

3. Quy trình tổng hợp etylenglycol dimetacrylat quy mô ≥ 5kg/mẻ.

4. Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm trung gian chứa etylenglycol dimetacrylat (với yêu cầu tính được hàm lượng hoạt chất; trạng thái và độ bền).

5. Quy trình công nghệ sử dụng etylenglycol dimetacrylat trong chế tạo sản phẩm xốp cách âm, cách nhiệt trên cơ sở PE/EVA.

I.4

Chương trình 01C-04

 

 

9

Nghiên cứu các giải pháp quản lý phần mái công trình kiến trúc tại thành phố Hà Nội.

1. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý kiến trúc phần mái của các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. Đề xuất giải pháp thiết kế kiến trúc phần mái các công trình xây dựng mới và cải tạo.

1. Cơ sở dữ liệu.

2. Dự thảo quy định quản lý phần mái công trình kiến trúc.

10

Nghiên cứu nâng cao chất lượng và quản lý xây dựng hè đường đô thị thành phố Hà Nội.

1. Đánh giá thực trạng hè đường đô thị thành phố Hà Nội.

2. Đề xuất giải pháp quản lý, các yêu cầu kỹ thuật, quy trình thi công và lựa chọn vật liệu xây dựng hè đường đô thị thành phố Hà Nội.

1. Báo cáo hiện trạng hè đường đô thị thành phố Hà Nội.

2. Giải pháp cấu tạo và lựa chọn vật liệu xây dựng hè đường đô thị thành phố Hà Nội.

3. Hướng dẫn thi công và quản lý xây dựng hè đường đô thị thành phố Hà Nội.

I.5

Chương trình 01C-05

 

 

11

Nghiên cứu tuyển chọn và phát triển giống cỏ ngọt mới cho Hà Nội.

Tuyển chọn và phát triển được giống cỏ ngọt mới có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu khá với một số sâu bệnh chính, phù hợp với điều kiện canh tác của Hà Nội, tăng hiệu quả sản xuất 15-20%.

1. 01 giống cỏ ngọt mới: có năng suất lá khô đạt từ 4,5-5 tấn/ha/năm, hàm lượng đường RebA đạt ít nhất 10%, chống chịu khá với bệnh đốm nâu, phù hợp với điều kiện canh tác của Hà Nội (được công nhận sản xuất thử).

2. Quy trình nhân giống cỏ ngọt bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật (được công nhận cấp cơ sở).

3. Quy trình nhân giống cỏ ngọt bằng phương pháp giâm cành: được hoàn thiện cho giống mới, tỷ lệ ra rễ đạt ít nhất 90% (được công nhận cấp cơ sở).

4. Quy trình canh tác cỏ ngọt: đạt năng suất từ 4,5-5 tấn lá khô/ha/năm, dễ áp dụng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (được công nhận cấp cơ sở).

5. Quy trình thu hoạch, sơ chế và bảo quản cỏ ngọt (được công nhận cấp cơ sở).

6. Mô hình trình diễn giống cỏ ngọt mới: áp dụng quy trình kỹ thuật mới, sản xuất theo hướng GACP, quy mô 01ha/3 điểm, đạt năng suất 4,5-5 tấn lá khô/ha/năm, hiệu quả sản xuất tăng 15-20% so với một số cây trồng đại trà khác tại địa phương.

12

Nghiên cứu tuyển chọn và kỹ thuật canh tác một số giống hoa lay ơn mới tại Hà Nội.

1. Tuyển chọn được tối thiểu 2 giống hoa lay ơn mới, trồng được quanh năm và phù hợp với điều kiện sinh thái của Hà Nội.

2. Xây dựng được quy trình kỹ thuật nhân giống và sản xuất một số giống hoa lay ơn mới tại Hà Nội, hiệu quả kinh tế tăng >1,2 lần so với giống đang được trồng phổ biến.

1. Tối thiểu 2 giống hoa lay ơn: chất lượng cao, màu sắc đẹp, tỷ lệ thu hoạch hoa hữu hiệu > 90% ở vụ đông và ≥ 80% ở vụ xuân hè, chiều dài cành ≥ 1,1 m và có ít nhất 13 hoa/cành, nhiễm bệnh khô đầu lá tối đa cấp 3, ra hoa quanh năm.

2. Quy trình nhân giống và sản xuất hoa thương phẩm (được công nhận cấp cơ sở).

3. Mô hình nhân giống hoa lay ơn mới: diện tích 5000 m2, củ hoa thương phẩm ≥ 1,2 cm, tỷ lệ nảy mầm ≥ 95%, giá thành củ giống giảm 70% so với giống nhập từ Đài Loan.

4. Mô hình sản xuất hoa lay ơn thương phẩm: diện tích 2,0 ha/2 vụ (đông và xuân hè), hoa có màu sắc đẹp, tỷ lệ thu hoạch hoa hữu hiệu > 90% ở vụ đông và ≥ 80% ở vụ xuân hè, chiều dài cành ≥ 1,1 m và có ít nhất 13 hoa/cành, nhiễm bệnh khô đầu lá tối đa cấp 3, hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 1,2 lần so với giống được trồng phổ biến trong sản xuất.

13

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ đơn bội chọn tạo giống bí xanh lai F1 năng suất cao, chất lượng tốt tại Hà Nội.

1. Lai tạo được 1 giống bí xanh bằng công nghệ đơn bội có năng suất đạt ít nhất 45 tấn/ha/vụ, thời gian sinh trưởng ngắn, độ dày cùi ít nhất 1,5 cm, chất lượng tốt.

2. Xây dựng được quy trình kỹ thuật thâm canh giống bí xanh lai F1.

1. 05 tổ hợp lai F1 có triển vọng; 01 kg hạt lai F1/tổ hợp lai.

2. 01 giống bí xanh lai F1 có năng suất ít nhất 45 tấn/ha/vụ, thời gian sinh trưởng ngắn (110-120 ngày ở vụ xuân, 90-100 ngày ở vụ thu đông), thời gian giữ phấn ít nhất 25 ngày, độ dày cùi ít nhất 1,5 cm, thịt quả màu xanh, không nhũn và chua khi nấu (được khảo nghiệm cơ bản).

3. Quy trình kỹ thuật thâm canh giống bí xanh lai F1 (được công nhận cấp cơ sở).

4. 01 mô hình thâm canh giống bí xanh lai F1, quy mô 01 ha/vụ, năng suất đạt ít nhất 45 tấn/ha/vụ, hiệu quả kinh tế tăng ít nhất 20% so với giống đang được trồng phổ biến ở Hà Nội.

14

Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Trám, Mít bản địa tại khu di tích lịch sử Cổ Loa, huyện Đông Anh.

1. Bảo tồn bền vững nguồn gen Trám, Mít bản địa tại khu di tích văn hóa lịch sử Cổ Loa.

2. Tư liệu hóa được đặc điểm di truyền, nông sinh học nguồn gen Trám, Mít Cổ Loa.

3. Khai thác hiệu quả nguồn gen Trám, Mít bản địa Cổ Loa theo hướng phục vụ du lịch.

1. Bộ dữ liệu về đặc điểm di truyền, nông sinh học của cây Trám đen, Mít Cổ Loa.

2. 05 - 07 cây Trám, Mít Cổ Loa ưu tú mỗi loại (được công nhận cấp cơ sở).

3. Quy trình nhân giống cây Trám, Mít Cổ Loa (được công nhận cấp cơ sở).

4. Quy trình trồng và chăm sóc cây Trám, Mít Cổ Loa (được công nhận cấp cơ sở).

5. Vườn ươm cây giống: sản xuất 1100 cây giống Trám, Mít đạt tiêu chuẩn ngành.

6. Mô hình trồng mới 300 cây Trám, 800 cây Mít tại Cổ Loa, cây sinh trưởng và phát triển tốt, không mang mầm bệnh.

7. Mô hình bảo tồn tại chỗ: 10 cây Trám, 20 cây Mít.

15

Nghiên cứu tuyển chọn và phát triển một số giống nhãn chín sớm có triển vọng tại Hà Nội.

Tuyển chọn, phát triển được giống nhãn chín sớm năng suất cao, chất lượng tốt, phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại Hà Nội.

1. 01 - 02 giống nhãn chín sớm (thu hoạch trong tháng 7), năng suất đạt 10-12 tấn/ha, độ brix tối thiểu 18 %, khối lượng quả 12 gam.

2. 05-07 cây đầu dòng được công nhận/ giống.

3. Quy trình nhân giống đạt tiêu chuẩn ngành (được công nhận cấp cơ sở).

4. Quy trình trồng và chăm sóc đạt năng suất 10-12 tấn/ha, độ brix tối thiểu 18 %, khối lượng quả 12 gam (được công nhận cấp cơ sở).

5. Mô hình ghép cải tạo giống nhãn chín sớm được tuyển chọn quy mô 2 ha, sau 3 năm đạt 4-5 tấn/ha, hiệu quả kinh tế tăng ít nhất 20% so với đối chứng.

6. Mô hình trồng mới giống nhãn chín muộn được tuyển chọn quy mô 2 ha, cây sinh trưởng phát triển tốt.

16

Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thâm canh cây Tam thất gừng (Stahlianthus thorelii Gagnep) tại huyện Ba Vì, Hà Nội.

1. Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống vô tính cây Tam thất gừng.

2. Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật thâm canh, thu hoạch, sơ chế và bảo quản củ Tam thất gừng trên 2 dạng lập địa vườn hộ và đất đồi.

3. Xây dựng được 1,5 ha mô hình trồng thâm canh cây Tam thất gừng trên đất đồi và đất vườn hộ tại huyện Ba Vì, Hà Nội.

1. Bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống vô tính (bằng củ và cắt đoạn củ) cho tỷ lệ cây sống đạt tối thiểu 80%. Số lượng cây giống đủ để xây dựng mô hình.

2. Bản hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh cây Tam thất gừng trên 2 dạng lập địa đất đồi và đất vườn hộ.

3. Bản hướng dẫn kỹ thuật thu hoạch, sơ chế và bảo quản củ Tam thất gừng.

4. Mô hình trồng thâm canh cây Tam thất gừng trên đất đồi với diện tích 01 ha và đất vườn hộ với diện tích 0,5 ha, năng suất vượt trội so với thực tế sản xuất từ 10-15%.

17

Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến các hệ sinh thái rừng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

1. Đánh giá được tiềm năng của các hệ sinh thái rừng phục vụ mục đích du lịch.

2. Đánh giá được thực trạng hoạt động du lịch và tác động của nó đến các hệ sinh thái rừng trên địa bàn Hà Nội (3 vùng sinh thái Sóc Sơn, Ba Vì và Mỹ Đức).

3. Đề xuất được giải pháp quản lý các hoạt động du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhằm bảo tồn và phát triển rừng bền vững.

1. Số liệu đánh giá tiềm năng phát triển du lịch của các hệ sinh thái rừng trên địa bàn Hà Nội.

2. Báo cáo kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch và tác động của nó đến các hệ sinh thái rừng trên địa bàn Hà Nội.

3. Báo cáo đề xuất giải pháp quản lý các hoạt động du lịch nhằm bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái rừng bền vững.

4. Bản dự thảo quy chế quản lý các hoạt động du lịch đối với các hệ sinh thái rừng.

18

Nghiên cứu xây dựng chuỗi sản xuất - tiêu thụ thịt lợn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

1. Đánh giá được thực trạng về sản xuất, tiêu thụ thịt lợn trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

2. Xây dựng được 2-3 mô hình chuỗi sản xuất - tiêu thụ thịt lợn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

3. Đề xuất được một số nhóm giải pháp về chính sách, quản lý và kỹ thuật khuyến khích sản xuất tiêu thụ thịt lợn theo chuỗi giá trị trên địa bàn Hà Nội.

1. Báo cáo thực trạng sản xuất, tiêu thụ thịt lợn trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

2. Từ 2-3 mô hình chuỗi khép kín từ sản xuất, giết mổ đến tiêu thụ thịt lợn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội, quy mô ít nhất 100 tấn thịt lợn sạch/năm/mô hình.

3. Báo cáo đề xuất các nhóm giải pháp về chính sách, quản lý và kỹ thuật để khuyến khích sản xuất - tiêu thụ thịt lợn theo chuỗi giá trị trên địa bàn Hà Nội.

19

Nghiên cứu đề xuất giải pháp kiểm soát việc sử dụng chất cấm và lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

1. Đánh giá được thực trạng việc sử dụng chất cấm và lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn và gà trên địa bàn Hà Nội.

2. Đánh giá được mức độ tồn dư chất cấm, kháng sinh trong sản phẩm thịt lợn, thịt gà tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội.

3. Đề xuất được một số giải pháp kiểm soát việc sử dụng chất cấm, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và tồn dư chất cấm và kháng sinh trong sản phẩm thịt lợn và thịt gà tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội.

1. Báo cáo về thực trạng việc sử dụng chất cấm và lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn và gà trên địa bàn Hà Nội.

2. Báo cáo về thực trạng tồn dư chất cấm, kháng sinh trong sản phẩm thịt lợn, thịt gà tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội.

3. Báo cáo đề xuất giải pháp kiểm soát việc sử dụng chất cấm, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và tồn dư chất cấm và kháng sinh trong sản phẩm thịt lợn, thịt gà tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội.

20

Nghiên cứu tác động của các công trình trên sông đến sự ổn định lòng dẫn Sông Hồng - Thành phố Hà Nội.

1. Đánh giá được hiện trạng tác động của các công trình trên sông (tập trung vào các công trình giao thông) đến lòng dẫn Sông Hồng.

2. Dự báo được ảnh hưởng của các diễn biến bất lợi do tác động của các công trình trên sông (tập trung vào các công trình giao thông) đến sự ổn định lòng dẫn Sông Hồng.

3. Đề xuất được giải pháp hạn chế những diễn biến bất lợi đến sự ổn định lòng dẫn Sông Hồng.

1. Báo cáo đánh giá hiện trạng của các công trình giao thông (kè, mỏ hàn, cầu qua sông...) và diễn biến lòng dẫn Sông Hồng khu vực Hà Nội.

2. Báo cáo kết quả dự báo các diễn biến bất lợi do tác động của các công trình trên sông (tập trung vào các công trình giao thông) đến sự ổn định lòng dẫn Sông Hồng.

3. Giải pháp hạn chế những diễn biến bất lợi của các công trình đến lòng dẫn Sông Hồng.

4. Bộ cơ sở dữ liệu của đề tài và bản đồ hiện trạng công trình trên sông khu vực Hà Nội tỷ lệ 1:10.000 được quản lý bằng các phần mềm thông dụng.

I.6

Chương trình 01 C-06

 

 

21

Nghiên cứu quy trình công nghệ tổng hợp acetylat distarch adipat từ nguồn tinh bột sắn được sản xuất tại các làng nghề Hà Nội để làm phụ gia thực phẩm đạt Quy chuẩn Việt Nam.

1. Xây dựng quy trình công nghệ tổng hợp acetylat distarch adipat (ADA) từ nguồn tinh bột sắn được sản xuất tại Hà Nội quy mô 10 kg sản phẩm/mẻ đạt Quy chuẩn Việt Nam.

2. Xây dựng sơ đồ dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất ADA quy mô 10kg sản phẩm/mẻ và quy mô pilot 200 kg sản phẩm/mẻ.

3. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho nguyên liệu và sản phẩm ADA.

4. Tổng hợp 600 kg ADA đạt Quy chuẩn Việt Nam.

5. Ứng dụng thử nghiệm ADA trong sản xuất 3-4 loại sản phẩm tại cơ sở sản xuất thực phẩm của Hà Nội.

1. Quy trình công nghệ tổng hợp acetylat distarch adipat (ADA) từ nguồn tinh bột sắn được sản xuất tại Hà Nội quy mô 10 kg sản phẩm /mẻ đạt quy chuẩn Việt Nam.

2. Sơ đồ dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất ADA quy mô 10kg sản phẩm/mẻ và quy mô pilot 200 kg sản phẩm/mẻ.

3. Hồ sơ công bố tiêu chuẩn cơ sở sản phẩm ADA.

4. Báo cáo kết quả ứng dụng thử nghiệm tại cơ sở chế biến thực phẩm của Hà Nội.

5. Quy trình xử lý nước thải tại nơi sản xuất.

6. Báo cáo đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật, có so sánh với ADA nhập ngoại về chất lượng và giá thành.

7. Tổng hợp 600 kg ADA đạt Quy chuẩn Việt Nam.

22

Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất bia quả.

Xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất bia quả từ một số loại quả phổ biến trên địa bàn Hà Nội phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

1. Tuyển chọn được 1-2 chủng nấm men phù hợp để sản xuất bia quả.

2. Lựa chọn nguyên liệu quả phù hợp (2-3 loại), xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho nguyên liệu và quy trình sơ chế, bảo quản quả.

3. Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất bia quả quy mô 2.000 lít/mẻ.

4. Sơ đồ dây chuyền thiết bị sản xuất bia quả.

5. Tiêu chuẩn cơ sở bia quả.

6. Mô hình sản xuất bia quả và đánh giá hiệu quả kinh tế.

7. Sản xuất 6.000 lít bia quả đạt tiêu chuẩn cơ sở, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, dinh dưỡng và vệ sinh đạt Quy chuẩn Việt Nam cho đồ uống có cồn, có hương ổn định trong quá trình bảo quản.

23

Nghiên cứu bào chế thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng viên nang cứng có tác dụng bảo vệ gan từ quả me rừng.

Bào chế được 1 thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng viên nang cứng có tác dụng bảo vệ gan từ quả me rừng.

1. Báo cáo đánh giá về nguồn nguyên liệu quả me rừng ở vùng phân bổ tự nhiên trên địa bàn Hà Nội và một số vùng lân cận.

2. Quy trình chiết xuất cao định chuẩn giàu hoạt chất có tác dụng bảo vệ gan từ quả me rừng quy mô 50 kg nguyên liệu quả khô/mẻ.

3. Công thức và quy trình bào chế thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng viên nang cứng từ cao định chuẩn quy mô 10.000 viên/mẻ.

4. Báo cáo đánh giá tác dụng dược lý (tác dụng chống viêm cấp và mãn tính; tác dụng bảo vệ gan) của cao định chuẩn.

5. Báo cáo độ an toàn (độc tính cấp và độc tính bán trường diễn) của cao định chuẩn.

6. Báo cáo độ ổn định của viên nang bằng phương pháp lão hóa cấp tốc.

7. Tiêu chuẩn cơ sở của cao định chuẩn, viên nang cứng kèm phiếu kiểm nghiệm của phòng thí nghiệm được công nhận trong đó có chỉ tiêu định lượng chất đánh dấu bằng HPLC.

8. Sản xuất 2 kg cao định chuẩn.

9. Bào chế 30.000 viên nang chứa me rừng đạt tiêu chuẩn cơ sở.

24

Nghiên cứu xây dựng quy trình bào chế và tác dụng dược lý của bài thuốc hỗ trợ điều trị Eczema.

Đưa ra được dạng bào chế bài thuốc hỗ trợ điều trị Eczema theo tiêu chuẩn hiện hành của Bộ Y tế.

1. Bộ ảnh, bộ mẫu vật của các vị thuốc.

2. Sản xuất 10 kg cao bán thành phẩm đạt tiêu chuẩn cơ sở.

3. Bào chế 30.000 viên nang có tác dụng hỗ trợ điều trị Eczema đạt tiêu chuẩn cơ sở.

4. Báo cáo xuất xứ bài thuốc; báo cáo tổng quan về độc tính và tác dụng hỗ trợ điều trị Eczema của bài thuốc.

5. Quy trình chiết xuất, bào chế cao đặc có tác dụng tốt nhất bằng dung môi nước và ethanol.

6. Công thức và quy trình bào chế viên nang.

7. Tiêu chuẩn cơ sở của cao chiết và của viên nang.

8. Báo cáo độ an toàn (độc tính cấp, bán trường diễn) của dạng bào chế.

9. Báo cáo tác dụng dược lý (chống viêm, chống dị ứng) của dạng bào chế.

10. Báo cáo độ ổn định của dạng bào chế bằng phương pháp lão hóa cấp tốc.

25

Nghiên cứu bào chế viên nang cứng có tác dụng giải lo âu từ cây Lạc tiên và cây Rau má.

1. Đưa ra được quy trình chiết xuất cao định chuẩn của 2 dược liệu (cây Lạc tiên và cây Rau má).

2. Đưa ra được dạng bào chế có tác dụng giải lo âu từ cao định chuẩn Lạc tiên và Rau má.

1. Bộ ảnh và bộ tiêu bản của 2 loại dược liệu trên.

2. Báo cáo đánh giá nguồn nguyên liệu Lạc tiên và Rau má (chất lượng và khả năng cung cấp) trên địa bàn Hà Nội và một số vùng lân cận.

3. Quy trình chiết xuất cao định chuẩn và làm giàu hoạt chất chính của 2 dược liệu.

5. Công thức và quy trình bào chế viên nang cứng từ cao định chuẩn quy mô 10.000 viên/ mẻ.

6. Tiêu chuẩn cơ sở cao định chuẩn và viên nang.

7. Báo cáo đánh giá tác dụng giải lo âu của công thức phối hợp 2 cao định chuẩn trên mô hình động vật thực nghiệm.

8. Báo cáo độ ổn định của viên nang (bằng phương pháp lão hóa cấp tốc).

9. Báo cáo về độ an toàn (độc tính cấp và bán trường diễn) của công thức phối hợp 2 cao định chuẩn, có tác dụng giải lo âu.

10. Sản xuất 10 kg cao định chuẩn của 2 loại dược liệu (5kg mỗi loại).

11. Bào chế 30.000 viên nang cứng có tác dụng giải lo âu từ cao định chuẩn giàu hàm lượng hoạt chất từ Lạc tiên và Rau má.

I.7

Chương trình 01C-07

 

 

26

Nghiên cứu xây dựng giải pháp hỗ trợ quản lý, khai thác và cung cấp thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

1. Đánh giá hiện trạng quản lý, khai thác và cung cấp thông tin khoa học và công nghệ của thành phố Hà Nội.

2. Đề xuất giải pháp hỗ trợ quản lý, khai thác và cung cấp thông tin khoa học và công nghệ.

3. Xây dựng dịch vụ trực tuyến hỗ trợ quản lý, khai thác và cung cấp thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

1. Báo cáo khảo sát, đánh giá hiện trạng quản lý, khai thác và cung cấp thông tin khoa học và công nghệ của thành phố Hà Nội.

2. Giải pháp hỗ trợ quản lý, khai thác và cung cấp thông tin khoa học và công nghệ.

3. Hệ thống thông tin quản lý, khai thác và cung cấp thông tin khoa học và công nghệ của thành phố Hà Nội.

4. Báo cáo kết quả thử nghiệm hệ thống (giai đoạn 2010 - 2015).

5. Quy chế vận hành hệ thống.

27

Nghiên cứu phát triển thiết bị thu ảnh nhiệt phục vụ nhiệm vụ tác chiến và phòng thủ của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

Nghiên cứu phát triển thiết bị thu ảnh nhiệt dựa vào kỹ thuật xử lý ảnh, từ đó tích hợp vào các trang bị, phương tiện phục vụ nhiệm vụ tác chiến và phòng thủ của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

1. Bộ tài liệu thiết kế và quy trình công nghệ chế tạo thiết bị thu ảnh nhiệt.

2. Giải pháp tích hợp thiết bị thu ảnh nhiệt vào các trang bị, phương tiện phục vụ nhiệm vụ tác chiến và phòng thủ của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

3. Thiết bị mẫu thu ảnh nhiệt cho phép quan sát ngày đêm, đáp ứng yêu cầu của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

4. Báo cáo quá trình thử nghiệm, tích hợp thiết bị thu ảnh nhiệt trên phương tiện chiến đấu tại Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

I.8

Chương trình 01C-08

 

 

28

Thực trạng và hiệu quả can thiệp quản lý bệnh không lây nhiễm dựa vào cộng đồng tại thành phố Hà Nội (2017-2018).

1. Mô tả thực trạng, yếu tố nguy cơ của một số bệnh không lây nhiễm ở người từ 18 đến 69 tuổi tại Hà Nội.

2. Mô tả thực trạng về năng lực quản lý bệnh không lây nhiễm tại thành phố Hà Nội.

3. Đánh giá hiệu quả can thiệp quản lý bệnh không lây nhiễm dựa vào cộng đồng của thành phố Hà Nội.

1. Báo cáo mô tả thực trạng, yếu tố nguy cơ của một số bệnh không lây nhiễm ở người từ 18 đến 69 tuổi tại Hà Nội.

2. Báo cáo mô tả thực trạng về năng lực quản lý bệnh không lây nhiễm tại thành phố Hà Nội.

3. Báo cáo đánh giá hiệu quả can thiệp quản lý bệnh không lây nhiễm dựa vào cộng đồng của thành phố Hà Nội.

4. Kiến nghị đề xuất biện pháp để triển khai rộng rãi công tác quản lý bệnh không lây nhiễm dựa vào cộng đồng của thành phố Hà Nội.

29

Hiệu quả can thiệp giảm nguy cơ mắc sởi ở mẹ và con đến 9 tháng tuổi tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội năm 2017 - 2018.

1. Xác định mức độ tồn lưu kháng thể kháng virus sởi ở phụ nữ tuổi sinh đẻ từ 18 đến 30 tuổi tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội năm 2017.

2. Đánh giá hiệu quả can thiệp giảm nguy cơ mắc sởi ở mẹ và con đến 9 tháng tuổi sau tiêm phòng vắc xin sởi cho mẹ trước khi mang thai.

1. Báo cáo xác định mức độ tồn lưu kháng thể kháng virus sởi ở phụ nữ tuổi sinh đẻ từ 18 đến 30 tuổi tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội năm 2017.

2. Báo cáo đánh giá hiệu quả can thiệp giảm nguy cơ mắc sởi ở mẹ và con đến 9 tháng tuổi sau tiêm phòng vắc xin sởi cho mẹ trước khi mang thai.

3. Đề xuất một số biện pháp tiêm phòng vắc xin sởi cho mẹ và con.

30

Thực trạng hành vi về dinh dưỡng, thừa cân, béo phì ở người từ 15 đến 64 tuổi tại thành phố Hà Nội (2017­ - 2018).

1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về dinh dưỡng ở người từ 15 đến 64 tuổi tại thành phố Hà Nội.

2. Đánh giá thực trạng thừa cân, béo phì và nồng độ Adiponectin máu ở người từ 15 đến 64 tuổi tại thành phố Hà Nội.

3. Xác định mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành về dinh dưỡng, nồng độ Adiponectin máu và thừa cân, béo phì.

4. Đề xuất giải pháp phòng ngừa thừa cân, béo phì ở người từ 15 đến 64 tuổi tại thành phố Hà Nội.

1. Báo cáo mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về dinh dưỡng ở người từ 15 đến 64 tuổi tại thành phố Hà Nội.

2. Báo cáo đánh giá thực trạng thừa cân, béo phì và nồng độ Adiponectin ở người từ 15 đến 64 tuổi tại thành phố Hà Nội.

3. Báo cáo xác định mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành về dinh dưỡng, nồng độ Adiponectin và thừa cân, béo phì.

4. Một số giải pháp phòng ngừa thừa cân, béo phì ở người từ 15 đến 64 tuổi tại thành phố Hà Nội.

31

Đánh giá hiệu quả can thiệp cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ bằng phục hồi chức năng ngôn ngữ kết hợp máy kích thích phát âm tại Hà Nội.

1. Mô tả đặc điểm dịch tễ lâm sàng của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tại Hà Nội.

2. Đánh giá hiệu quả can thiệp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ bằng phục hồi chức năng ngôn ngữ và máy kích thích phát âm tại Hà Nội.

3. Xây dựng quy trình can thiệp cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ phục hồi chức năng ngôn ngữ kết hợp máy kích thích phát âm.

1. Báo cáo đặc điểm dịch tễ lâm sàng của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tại Hà Nội.

2. Báo cáo đánh giá hiệu quả can thiệp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ bằng phục hồi chức năng ngôn ngữ và máy kích thích phát âm tại Hà Nội.

3. Quy trình can thiệp cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ phục hồi chức năng ngôn ngữ kết hợp máy kích thích phát âm.

32

Đánh giá hiệu quả mô hình phục hồi chức năng toàn diện cho trẻ bại não thể co cứng dưới 6 tuổi tại thành phố Hà Nội.

1. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng toàn diện cho trẻ bại não thể co cứng dưới 6 tuổi tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội.

2. Đánh giá kết quả triển khai mô hình phục hồi chức năng toàn diện cho trẻ bại não tại các bệnh viện đa khoa của Sở Y tế Hà Nội.

1. Mô hình phục hồi chức năng toàn diện cho trẻ bại não thể co cứng dưới 6 tuổi tại các bệnh viện đa khoa của Sở Y tế Hà Nội.

2. Báo cáo đánh giá kết quả phục hồi chức năng toàn diện cho trẻ bại não thể co cứng dưới 6 tuổi tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội.

3. Báo cáo đánh giá kết quả triển khai mô hình phục hồi chức năng toàn diện cho trẻ bại não tại các bệnh viện đa khoa của Sở Y tế Hà Nội.

4. Kiến nghị điều kiện ứng dụng triển khai rộng rãi mô hình phục hồi chức năng toàn diện cho trẻ bại não thể co cứng dưới 6 tuổi tại thành phố Hà Nội.

33

Nghiên cứu bào chế, đánh giá tính an toàn và tác dụng hỗ trợ điều trị hạ lipid máu, chống béo phì của chế phẩm viên nang cứng từ một số dược liệu trong nước.

1. Xây dựng được quy trình công nghệ chiết xuất cao khô từ lá sen, bụp giấm quy mô phòng thí nghiệm.

2. Xây dựng được công thức, quy trình bào chế chế phẩm viên nang cứng từ cao lá sen, bụp giấm và tỏi đen quy mô phòng thí nghiệm.

3. Xây dựng được tiêu chuẩn nguyên liệu bụp giấm, các tiêu chuẩn cao khô lá sen, bụp giấm và tiêu chuẩn thành phẩm viên nang cứng.

4. Đánh giá độ ổn định của chế phẩm viên nang cứng.

5. Đánh giá được tính an toàn và tác dụng hỗ trợ điều trị hạ lipid máu, chống béo phì của chế phẩm viên nang cứng.

6. Bước đầu đánh giá hiệu quả hỗ trợ điều trị hạ lipid máu, chống béo phì của chế phẩm viên nang cứng trên người thừa cân, béo phì.

1. 10.000 viên nang cứng (500mg/viên) đạt tiêu chuẩn cơ sở đã được thẩm định bởi cơ quan có thẩm quyền và có hạn dùng ít nhất 24 tháng.

2. Quy trình công nghệ ổn định chiết xuất cao khô lá sen, bụp giấm quy mô phòng thí nghiệm.

3. Quy trình bào chế chế phẩm viên nang cứng từ cao lá sen, bụp giấm và tỏi đen quy mô phòng thí nghiệm phù hợp với điều kiện Việt Nam.

4. Bộ tiêu chuẩn nguyên liệu bụp giấm, các tiêu chuẩn cao khô lá sen, cao bụp giấm và tiêu chuẩn thành phẩm viên nang cứng có mục định lượng chất chỉ điểm đã được thẩm định.

5. Báo cáo đánh giá độ ổn định của chế phẩm viên nang cứng.

6. Báo cáo đánh giá tính an toàn và tác dụng hỗ trợ điều trị hạ lipid máu, chống béo phì của chế phẩm viên nang cứng.

7. Bộ hồ sơ đánh giá bước đầu hiệu quả hỗ trợ điều trị hạ lipid máu, chống béo phì của chế phẩm viên nang cứng trên người thừa cân, béo phì.

34

Nghiên cứu bào chế viên nang cứng từ các dược liệu sẵn có của Việt Nam làm thuốc chống viêm, giảm đau, hạ acid uric huyết.

1. Xây dựng được quy trình bào chế cao khô hỗn hợp ổn định quy mô phòng thí nghiệm hiệu suất phù hợp với điều kiện Việt Nam.

2. Xây dựng được công thức và quy trình bào chế viên nang cứng ổn định đạt tiêu chuẩn cơ sở.

3. Xây dựng được tiêu chuẩn chất lượng của dược liệu Trữ ma diệp, cao hỗn hợp, viên nang cứng và đánh giá được độ ổn định để xác định hạn dùng của viên nang cứng.

4. Đánh giá tính an toàn, tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ acid uric của viên nang cứng trên động vật thí nghiệm.

5. Đánh giá thử lâm sàng theo quy định của Bộ Y tế để hoàn thiện hồ sơ đăng ký xin lưu hành sản phẩm.

1. 100.000 viên nang cứng (500mg/viên) đạt tiêu chuẩn cơ sở có định lượng và định tính chất chỉ điểm, có độ ổn định ít nhất 24 tháng.

2. Quy trình bào chế cao khô hỗn hợp ổn định quy mô phòng thí nghiệm hiệu suất phù hợp với điều kiện Việt Nam.

3. Công thức và quy trình bào chế viên nang cứng ổn định đạt tiêu chuẩn cơ sở.

4. Bộ tiêu chuẩn chất lượng của dược liệu Trữ ma diệp, cao hỗn hợp, viên nang cứng đã được thẩm định phù hợp với quy định của Dược điển Việt Nam về các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu và đánh giá độ ổn định của sản phẩm.

5. Báo cáo đánh giá tính an toàn (độc tính cấp và độc tính bán trường diễn), tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ acid uric của viên nang cứng trên động vật thí nghiệm.

6. Báo cáo đánh giá thử lâm sàng theo quy định của Bộ Y tế.

7. Bộ hồ sơ đăng ký xin lưu hành sản phẩm đạt yêu cầu nộp Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế.

35

Nghiên cứu bào chế viên nén 2 lớp chứa 1000mg amoxicilin và 62,5mg acid clavulanic giải phóng kéo dài đạt tiêu chuẩn USP38.

1. Nghiên cứu được công thức tối ưu và quy trình bào chế viên nén 2 lớp chứa amoxicilin và acid clavulanic tác dụng kéo dài đạt tiêu chuẩn USP38 quy mô phòng thí nghiệm.

2. Đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học của chế phẩm so với chế phẩm cùng loại của nước ngoài đang lưu hành trên thị trường.

3. Đánh giá độ ổn định và xác định hạn dùng của sản phẩm.

1. 10.000 viên nén 2 lớp chứa 1000mg amoxicilin và 62,5mg acid elavulanic giải phóng kéo dài đạt tiêu chuẩn USP38 quy mô phòng thí nghiệm.

2. Công thức tối ưu và quy trình bào chế viên nén 2 lớp chứa amoxicilin và acid clavulanic tác dụng kéo dài đạt tiêu chuẩn USP38.

3. Báo cáo đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học của chế phẩm so với chế phẩm cùng loại của nước ngoài đang lưu hành trên thị trường theo quy định của Bộ Y tế.

4. Báo cáo đánh giá độ ổn định và xác định hạn dùng của sản phẩm.

36

Nghiên cứu bào chế và đánh giá hoạt tính của cream trắng da chống lão hóa chứa peptide từ đậu xanh (Vignia radiata).

1. Nghiên cứu được quy trình chiết xuất và tinh chế peptide từ đậu xanh quy mô phòng thí nghiệm.

2. Nghiên cứu xây dựng được công thức và quy trình ổn định bào chế cream trắng da chống lão hóa chứa peptide từ đậu xanh.

3. Xây dựng được bộ tiêu chuẩn nguyên liệu bột peptide từ đậu xanh, tiêu chuẩn thành phẩm cream và đánh giá độ ổn định của sản phẩm.

4. Đánh giá độc tính, tính kích ứng trên da và tác dụng của chế phẩm cream trên invitro về chống viêm, chống oxy hóa, làm trắng da qua ức chế sinh tổng hợp melamin.

1. 0,5kg bột peptide từ đậu xanh chứa ít nhất 70% protein và đạt tiêu chuẩn cơ sở đã được thẩm định và có độ ổn định ít nhất 24 tháng.

2. 1.000 lọ cream (50g/lọ - tương ứng 2,5g protein) đạt tiêu chuẩn cơ sở đã được thẩm định và có hạn dùng ít nhất 24 tháng.

3. Quy trình chiết xuất và tinh chế peptide từ đậu xanh quy mô phòng thí nghiệm.

4. Công thức và quy trình ổn định bào chế cream (50g/lọ - tương ứng 2,5g protein) trắng da chống lão hóa chứa peptide từ đậu xanh.

5. Bộ tiêu chuẩn nguyên liệu bột peptide từ đậu xanh, tiêu chuẩn thành phẩm cream và đánh giá độ ổn định của sản phẩm.

6. Báo cáo đánh giá tác dụng của chế phẩm cream trên invitro về chống viêm, chống oxy hóa, làm trắng da qua ức chế sinh tổng hợp melamin.

37

Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu nhóm Clo hữu cơ đến sự methyl hóa DNA của một số gen liên quan với ung thư vú trên địa bàn Hà Nội.

1. Xác định dư lượng một số thuốc trừ sâu nhóm Clo hữu cơ trong máu bệnh nhân ung thư vú và người bình thường bằng kỹ thuật phân tích GC- MS.

2. Đánh giá tình trạng methyl hóa DNA của một số gen liên quan với ung thư vú.

3. Đánh giá mối liên quan giữa phơi nhiễm thuốc trừ sâu nhóm Clo hữu cơ với tình trạng methyl hóa DNA của một số gen liên quan với ung thư vú.

1. Quy trình xác định dư lượng một số thuốc trừ sâu nhóm Clo hữu cơ trong máu bằng kỹ thuật phân tích GC-MS.

2. Báo cáo xác định dư lượng một số thuốc trừ sâu nhóm Clo hữu cơ trong máu bệnh nhân ung thư vú và người bình thường bằng kỹ thuật phân tích GC-MS trên địa bàn Hà Nội.

3. Báo cáo đánh giá tình trạng methyl hóa DNA của một số gen liên quan với ung thư vú trên địa bàn Hà Nội.

4. Báo cáo đánh giá mối liên quan giữa phơi nhiễm thuốc trừ sâu nhóm Clo hữu cơ với tình trạng methyl hóa DNA của một số gen liên quan với ung thư vú trên địa bàn Hà Nội.

5. Bản kiến nghị sử dụng giá trị của tình trạng methyl hóa DNA của một số gen liên quan trong hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư vú tại bệnh viện của Hà Nội.

38

Nghiên cứu chế tạo một số bộ mẫu chuẩn (panel) nhằm kiểm soát chất lượng xét nghiệm sinh học phân tử và huyết thanh học phát hiện các tác nhân virus cúm và dengue tại một số cơ sở y tế Hà Nội.

1. Chế tạo được bộ mẫu chuẩn đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu cho phản ứng RT-PCR phát hiện ARN virus cúm A và B.

2. Chế tạo được bộ mẫu chuẩn huyết thanh học đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu của kỹ thuật Elisa phát hiện IgM virus Dengue.

3. Ứng dụng các bộ mẫu chuẩn đã chế tạo để kiểm soát chất lượng xét nghiệm sinh học phân tử và huyết thanh học phát hiện các tác nhân virus cúm và dengue tại một số cơ sở y tế Hà Nội.

1. Quy trình chế tạo bộ mẫu chuẩn đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu cho phản ứng RT-PCR phát hiện ARN virus cúm A và B.

2. Quy trình chế tạo bộ mẫu chuẩn huyết thanh học đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu của kỹ thuật Elisa phát hiện IgM virus Dengue.

3. Bản hướng dẫn sử dụng bộ mẫu chuẩn đánh giá chất lượng xét nghiệm RT-PCR phát hiện tác nhân virus cúm.

4. Bản hướng dẫn sử dụng bộ mẫu chuẩn đánh giá chất lượng xét nghiệm huyết thanh học phát hiện virus dengue.

5. 50 bộ mẫu chuẩn đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu cho phản ứng RT-PCR phát hiện ARN virus cúm A và B (mỗi bộ 10 test).

6. 50 bộ mẫu chuẩn huyết thanh học đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu của kỹ thuật Elisa phát hiện IgM virus Dengue (mỗi bộ 10 test).

39

Nghiên cứu xây dựng quy trình định lượng và đánh giá sự biến động tải lượng HBV-RNA huyết tương trong đáp ứng điều trị ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính tại Hà Nội.

1. Xây dựng được quy trình định lượng HBV-RNA huyết tương ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính.

2. Đánh giá được sự biến động tải lượng HBV-RNA huyết tương trong đáp ứng điều trị ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính tại Hà Nội.

1. Quy trình định lượng HBV-RNA huyết tương ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính với độ nhạy từ 70 copy/ml, độ đặc hiệu 100%.

2. Báo cáo đánh giá sự biến động tải lượng HBV-RNA huyết tương trong đáp ứng điều trị ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính tại Hà Nội.

3. Báo cáo về mối liên quan giữa tải lượng HBV-RNA huyết tương với HbeAg và HBV-DNA ở nhóm bệnh nhân được điều trị bằng các đồng đẳng nucleoside tại Hà Nội.

40

Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử tìm mối liên quan của kiểu gen KIR và HLA-C để xác định yếu tố nguy cơ di truyền trong các thai phụ mắc tiền sản giật tại các bệnh viện Hà Nội.

1. Xác định đặc điểm kiểu gen KIR của thai phụ bình thường và tiền sản giật; HLA-C của con các thai phụ.

2. Xác định mối liên quan của kiểu gen KIR và HLA-C để xác định yếu tố nguy cơ di truyền trong các thai phụ mắc tiền sản giật tại các bệnh viện Hà Nội.

1. Báo cáo xác định đặc điểm kiểu gen KIR của thai phụ bình thường và tiền sản giật; HLA-C của con các thai phụ tại các bệnh viện Hà Nội.

2. Báo cáo xác định đặc điểm kiểu gen HLA-C của con các thai phụ bình thường và tiền sản giật tại các bệnh viện Hà Nội.

3. Báo cáo xác định mối liên quan của kiểu gen KIR và HLA-C để xác định yếu tố nguy cơ di truyền trong các thai phụ mắc tiền sản giật tại các bệnh viện Hà Nội.

4. Đề xuất kiến nghị về giá trị dự báo nguy cơ mắc tiền sản giật của kiểu gen KIR ở các thai phụ và HLA-C ở thai nhi.

41

Ứng dụng quy trình kỹ thuật Micro TESE để thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn của bệnh nhân vô tinh không do tắc tại Hà Nội.

1. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật Micro TESE để thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn của bệnh nhân vô tinh không do tắc.

2. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến khả năng thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn của bệnh nhân vô tinh không do tắc bằng kỹ thuật Micro TESE.

3. Bước đầu đánh giá cấu trúc, siêu cấu trúc tinh trùng, mô tinh hoàn thu được bằng kỹ thuật Micro TESE.

1. Quy trình thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn của bệnh nhân vô tinh không do tắc bằng kỹ thuật Micro TESE.

2. Báo cáo đánh giá một số yếu tố liên quan đến khả năng thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn của bệnh nhân vô tinh không do tắc bằng kỹ thuật Micro TESE.

3. Báo cáo đánh giá cấu trúc, siêu cấu trúc tinh trùng, mô tinh hoàn thu được bằng kỹ thuật Micro TESE.

4. Báo cáo đánh giá bước đầu kết quả tạo phôi từ tinh trùng thu được.

42

Ứng dụng kỹ thuật multiplex PCR phân tích các trình tự lặp ngắn trong chẩn đoán bệnh Hemophilia A trước chuyển phôi tại Hà Nội.

1. Xây dựng được quy trình phân tích đa STR liên kết với gen F8 trong chẩn đoán bệnh Hemophilia A trên một tế bào.

2. Áp dụng được quy trình kỹ thuật đã xây dựng trong chẩn đoán Hemophilia A trước chuyển phôi.

1. Quy trình phân tích đa STR liên kết với gen F8 (5-10 STR) trong chẩn đoán bệnh Hemophilia A trên một tế bào.

2. Quy trình chẩn đoán Hemophilia A trước chuyển phôi dựa trên phân tích đa STR liên kết với gen F8.

3. Báo cáo kết quả áp dụng quy trình chẩn đoán Hemophilia A trước chuyển phôi trên các cặp vợ chồng mang gen bệnh.

4. Báo cáo đánh giá tỷ lệ ADO (Allel Drop Out), chỉ số PIC (Polymorphism Information Content), chỉ số dị hợp tử của 30-50 STR liên kết với gen F8 sử dụng trong chẩn đoán Hemophilia A.

5. 02 thai phụ có thai không bị bệnh Hemophilia A.

43

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh glôcôm góc đóng nguyên phát cấp tính tại khu vực Hà Nội.

1. Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh glôcôm góc đóng nguyên phát cấp tính tại khu vực Hà Nội.

2. Xây dựng quy trình điều trị và theo dõi bệnh glôcôm góc đóng nguyên phát cấp tính tại Hà Nội.

1. Báo cáo đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các hình thái glôcôm góc đóng nguyên phát cấp tính tại khu vực Hà Nội.

2. Quy trình điều trị và theo dõi bệnh glôcôm góc đóng nguyên phát cấp tính tại Hà Nội.

3. Báo cáo kết quả điều trị bệnh glôcôm góc đóng nguyên phát cấp tính:

3.1. Xác định lựa chọn điều trị glôcôm góc đóng nguyên phát cấp tính sau khi cắt cơn bằng nội khoa.

3.2. Xác định lựa chọn điều trị glôcôm góc đóng nguyên phát cấp tính không cắt được cơn có kèm theo đục thể thủy tinh.

3.3. Xác định lựa chọn điều trị glôcôm góc đóng nguyên phát cấp tính không cắt được cơn không kèm theo đục thể thủy tinh.

4. Báo cáo kết quả điều trị dự phòng bệnh glôcôm góc đóng nguyên phát tiềm tàng:

4.1. Xác định điều trị dự phòng bệnh glôcôm góc đóng nguyên phát tiềm tàng trong hội chứng mống mắt phẳng.

4.2. Xác định khả năng dự phòng của laser cắt mống mắt chu biên đơn thuần của bệnh glôcôm góc đóng nguyên phát tiềm tàng không kèm hội chứng mống mắt phẳng.

44

Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật ghép da dày toàn lớp có kèm thêm lớp mỡ điều trị sẹo di chứng bỏng.

1. Đánh giá khả năng bám sống về lâm sàng và mô học, hiệu quả cải thiện về chức năng và thẩm mỹ của mảnh ghép da dày toàn lớp có kèm thêm lớp mỡ điều trị sẹo di chứng bỏng.

2. Xây dựng quy trình kỹ thuật ghép da dày toàn lớp có kèm thêm lớp mỡ điều trị sẹo di chứng bỏng.

1. Báo cáo đánh giá khả năng bám sống về lâm sàng và mô học của mảnh ghép da dày toàn lớp có kèm thêm lớp mỡ điều trị sẹo di chứng bỏng.

2. Báo cáo đánh giá hiệu quả cải thiện về chức năng và thẩm mỹ của mảnh ghép da dày toàn lớp có kèm thêm lớp mỡ điều trị sẹo di chứng bỏng.

3. Quy trình kỹ thuật ghép da dày toàn lớp có kèm thêm lớp mỡ điều trị sẹo di chứng bỏng.

45

Điều trị rối loạn nhịp tim phức tạp dựa trên hệ thống định vị 3 chiều.

1. Xây dựng quy trình điều trị các rối loạn nhịp tim phức tạp dựa trên hệ thống định vị 3 chiều.

2. Đánh giá kết quả điều trị các rối loạn nhịp tim phức tạp dựa trên hệ thống định vị 3 chiều.

1. Quy trình điều trị rung nhĩ dựa trên hệ thống định vị 3 chiều.

2. Quy trình điều trị nhịp nhanh thất dựa trên hệ thống định vị 3 chiều.

3. Quy trình điều trị nhịp nhanh nhĩ dựa trên hệ thống định vị 3 chiều.

4. Quy trình điều trị cuồng nhĩ dựa trên hệ thống định vị 3 chiều.

5. Báo cáo đánh giá kết quả điều trị rung nhĩ dựa trên hệ thống định vị 3 chiều.

6. Báo cáo đánh giá kết quả điều trị nhịp nhanh thất dựa trên hệ thống định vị 3 chiều.

7. Báo cáo đánh giá kết quả điều trị nhịp nhanh nhĩ dựa trên hệ thống định vị 3 chiều.

8. Báo cáo đánh giá kết quả điều trị cuồng nhĩ dựa trên hệ thống định vị 3 chiều.

46

Nghiên cứu sự thay đổi một số hormon sinh dục và hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường thể vừa và nặng bằng Isotretinoin kết hợp bôi kem Lô hội AL-04 tại một số bệnh viện Hà Nội.

1. Khảo sát một số yếu tố liên quan, đặc điểm lâm sàng bệnh trứng cá thông thường tại một số bệnh viện Hà Nội (2017-2018).

2. Xác định sự thay đổi một số hormon sinh dục (LH, FSH, Estradiol, Progesteron, Testosteron) ở bệnh nhân trứng cá thông thường và mối liên quan với lâm sàng.

3. Đánh giá sự thay đổi hormon sinh dục và hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường mức độ vừa và nặng bằng uống Isotretinoin kết hợp bôi kem Lô hội AL-04.

1. Báo cáo mô tả một số yếu tố liên quan, đặc điểm lâm sàng bệnh trứng cá thông thường tại một số bệnh viện Hà Nội (2017- 2018).

2. Báo cáo xác định sự thay đổi một số hormon sinh dục (LH, FSH, Estradiol, Progesteron, Testosteron) ở bệnh nhân trứng cá thông thường và mối liên quan với lâm sàng.

3. Báo cáo đánh giá sự thay đổi hormon sinh dục và hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường mức độ vừa và nặng bằng uống Isotretinoin kết hợp bôi kem Lô hội AL-04.

I.9

Chương trình 01C-09

 

 

47

Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi bò tại huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Xây dựng được 2 mô hình ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi bò sữa và bò thịt (xử lý ô nhiễm mùi, nước thải, chất thải rắn) quy mô nhóm hộ, đạt QCVN hiện hành, phù hợp với điều kiện địa phương và có khả năng nhân rộng.

1. Mô hình ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi bò sữa và bò thịt (xử lý ô nhiễm mùi, nước thải, chất thải rắn) quy mô nhóm hộ, đạt QCVN hiện hành: 2 mô hình.

2. Chế phẩm vi sinh vật sử dụng cho 2 mô hình và đủ điều kiện được phép lưu hành.

3. Quy trình xử lý ô nhiễm mùi từ hoạt động chăn nuôi bò (H2S, NH3, CH4, RSH...).

4. Quy trình thu gom và xử lý nước thải từ hoạt động chăn nuôi bò;

5. Quy trình thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi bò;

6. Bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật vận hành mô hình và tập huấn, chuyển giao công nghệ cho nông dân.

I.10

Chương trình 01X-10

 

 

48

Nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với bán lẻ trực tuyến trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025.

1. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò quản lý của nhà nước đối với bán lẻ trực tuyến.

2. Đánh giá thực trạng vai trò quản lý nhà nước đối với bán lẻ trực tuyến trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò, tính hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước đối với bán lẻ trực tuyến trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025.

1. Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài: Phân tích rõ cơ sở lý luận và thực tiễn tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với bán lẻ trực tuyến, phân tích, kết luận có căn cứ thực trạng thực hiện vai trò quản lý của nhà nước trên địa bàn thành phố; đề xuất các giải pháp cụ thể, khả thi, sát với điều kiện thị trường Hà Nội.

2. Báo cáo phân tích thực trạng về vai trò quản lý nhà nước đối với bán lẻ trực tuyến trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua.

3. Bản kiến nghị: Chỉ rõ nội dung quản lý, phương pháp quản lý, tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện vai trò quản lý, hiệu quả và hiệu lực quản lý, các giải pháp, điều kiện và các địa chỉ thực hiện giải pháp.

49

Đánh giá tác động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất đến phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội.

Làm rõ tác động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất đối với phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua; đề xuất giải pháp có tính khả thi để phát huy những mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất đến phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội.

1. Báo cáo khoa học tổng kết đề tài: Nêu được cơ sở lý luận về tác động của khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất đến phát triển kinh tế - xã hội; đánh giá đúng thực trạng tác động của khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất đến phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội thời gian qua và đề xuất các giải pháp.

2. Bộ tiêu chí đánh giá tác động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất đến phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội.

3. Báo cáo phân tích thực trạng tác động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất đến phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội thời gian qua.

4. Đề xuất các giải pháp khả thi để phát huy những mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất đến phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội thời gian tới.

5. Bản kiến nghị về cơ chế, chính sách đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất của Hà Nội đến năm 2030.

50

Xây dựng mô hình hỗ trợ xã hội cải thiện chất lượng cuộc sống cho người nhiễm HIV/AIDS tại các câu lạc bộ, nhóm tự lực người nhiễm HIV/AIDS tại thành phố Hà Nội hiện nay.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng các mô hình câu lạc bộ, nhóm tự lực nhu cầu hỗ trợ xã hội, khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội; đề xuất các giải pháp xây dựng, hỗ trợ xã hội, phát triển mô hình xã hội cải thiện chất lượng cuộc sống cho người nhiễm HIV/AIDS tại các câu lạc bộ, nhóm tự lực người nhiễm HIV/AIDS tại thành phố Hà Nội hiện nay.

1. Báo cáo tổng kết đề tài: Làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, đánh giá thực trạng (thực trạng mô hình, nhóm câu lạc bộ, nhóm tự lực hiện nay, thực trạng nhu cầu hỗ trợ xã hội, thực trạng về khả năng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ xã hội, những vấn đề đặt ra từ thực trạng; đề xuất các giải pháp xây dựng hỗ trợ xã hội, phát triển mô hình xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi).

2. Mô hình hỗ trợ xã hội cải thiện chất lượng cuộc sống cho người nhiễm HIV/AIDS tại các câu lạc bộ, nhóm tự lực người nhiễm HIV/AIDS tại thành phố Hà Nội hiện nay.

3. Báo cáo đánh giá thực trạng các mô hình câu lạc bộ, nhóm tự lực người nhiễm HIV/AIDS tại thành phố Hà Nội hiện nay.

4. Đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người nhiễm HIV/AIDS tại các câu lạc bộ, nhóm tự lực người nhiễm HIV/AIDS tại thành phố Hà Nội hiện nay.

I.11

Chương trình 01X-11

 

 

51

Đổi mới nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền của hệ thống tuyên giáo Đảng bộ thành phố Hà Nội trong tình hình mới.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng và những yêu cầu mới đặt ra đối với công tác tuyên truyền của hệ thống tuyên giáo Đảng bộ thành phố Hà Nội; Đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền của hệ thống tuyên giáo Đảng bộ thành phố Hà Nội trong tình hình mới.

1. Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và yêu cầu mới đối với công tác tuyên truyền của hệ thống tuyên giáo.

2. Phân tích, đánh giá đúng thực trạng công tác tuyên truyền của hệ thống tuyên giáo Đảng bộ thành phố Hà Nội và những vấn đề đặt ra.

3. Những yêu cầu mới đặt ra đối với công tác tuyên truyền của hệ thống tuyên giáo Đảng bộ thành phố Hà Nội.

4. Đề xuất phương hướng, giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền của hệ thống tuyên giáo Đảng bộ thành phố Hà Nội trong tình hình mới.

5. Bộ tài liệu bồi dưỡng đổi mới nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền cho hệ thống tuyên giáo Đảng bộ thành phố Hà Nội trong tình hình mới.

52

Hoạt động của các tổ chức phi lợi nhuận cung ứng dịch vụ xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội - Thực trạng và giải pháp.

Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, đề xuất các giải pháp đối với hoạt động của các tổ chức phi lợi nhuận cung ứng dịch vụ xã hội trên địa bàn Hà Nội.

1. Làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động của các tổ chức phi lợi nhuận cung ứng dịch vụ xã hội.

2. Đánh giá thực trạng hoạt động của các tổ chức phi lợi nhuận cung ứng dịch vụ xã hội trên địa bàn Hà Nội, chỉ rõ những vấn đề đặt ra

3. Đề xuất phương hướng, giải pháp đối với các tổ chức phi lợi nhuận cung ứng dịch vụ xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện xã hội hóa và đổi mới quản trị công.

4. Bản kiến nghị với Trung ương và Thành phố Hà Nội.

53

Nghiên cứu nâng cao chất lượng công tác kỹ thuật khu vực phòng thủ Thủ đô Hà Nội trong tình hình mới.

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác kỹ thuật khu vực phòng thủ Thủ đô Hà Nội trong tình hình mới.

1. Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về chất lượng, nâng cao chất lượng công tác kỹ thuật khu vực phòng thủ.

2. Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng công tác kỹ thuật khu vực phòng thủ Thủ đô Hà Nội.

3. Đánh giá đúng thực trạng chất lượng công tác kỹ thuật khu vực phòng thủ Thủ đô Hà Nội giai đoạn vừa qua, chỉ rõ những vấn đề đặt ra.

4. Đề xuất yêu cầu, giải pháp nâng cao chất lượng công tác kỹ thuật khu vực phòng thủ Thủ đô Hà Nội trong tình hình mới.

5. Tài liệu tập huấn cho cán bộ, chiến sỹ liên quan đến công tác kỹ thuật

54

Nghiên cứu giải pháp phòng, chống thông tin xuyên tạc, sai trái, thù địch diễn ra trên địa bàn Hà Nội trong tình hình mới.

Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng và những vấn đề đặt ra, đề xuất các giải pháp phòng, chống thông tin xuyên tạc, sai trái, thù địch diễn ra trên địa bàn Hà Nội trong tình hình mới.

1. Làm rõ một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.

2. Làm rõ tình hình mới, những biểu hiện mới của các thông tin xuyên tạc, sai trái, thù địch...

3. Đánh giá đúng thực trạng và sự tác hại của các thông tin xuyên tạc, sai trái, thù địch đối với các mặt trong đời sống của Thủ đô Hà Nội và những vấn đề đặt ra.

4. Đề xuất các giải pháp phòng, chống các thông tin xuyên tạc, sai trái, thù địch diễn ra trên địa bàn Hà Nội trong tình hình mới.

5. Tập tài liệu tập huấn phòng, chống các thông tin xuyên tạc, sai trái, thù địch cho cán bộ, đảng viên, nhân dân Thành phố Hà Nội.

I.12

Chương trình 01X-12

 

 

55

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khuyết tật trí tuệ và rối loạn phổ tự kỷ học hòa nhập trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua các tiết học hỗ trợ cá nhân.

1. Hệ thống được các vấn đề lý luận về học sinh khuyết tật trí tuệ và rối loạn phổ tự kỷ, về giáo dục kỹ năng sống đối với các đối tượng trên.

2. Phân tích được thực trạng kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khuyết tật trí tuệ và rối loạn phổ tự kỷ học hòa nhập trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3. Đề xuất được nội dung, phương pháp, kỹ thuật giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khuyết tật trí tuệ rà rối loạn phổ tự kỷ học hòa nhập trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua các tiết học hỗ trợ cá nhân.

1. Báo cáo phân tích sâu về thực trạng kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khuyết tật trí tuệ và rối loạn phổ tự kỷ học hòa nhập trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. Bộ tài liệu hướng dẫn giáo viên về nội dung, phương pháp, kỹ thuật giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khuyết tật trí tuệ và rối loạn phổ tự kỷ học hòa nhập trong các trường tiểu học thông qua các tiết học hỗ trợ cá nhân.

II

DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM (16 DỰ ÁN)

II.1

Chương trình 01C-01

 

 

1

Hoàn thiện công nghệ và hệ thống thiết bị sản xuất phân viên nén nhả chậm năng suất 10.000 tấn/năm

1. Hoàn thiện quy trình công nghệ và thiết bị sản xuất phân viên nén nhả chậm với năng suất 10.000 tấn/năm, giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định.

2. Xây dựng mô hình ứng dụng phân bón thực tế tại nông thôn đáp ứng các tiêu chí: tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường.

1. Dây chuyền thiết bị sản xuất phân viên nén nhả chậm năng suất 4 tấn/giờ hoặc 10.000 tấn/năm.

Yêu cầu kỹ thuật:

- Có tính năng tự động định lượng nguyên liệu đầu vào, gồm các khâu định lượng, phối trộn, ép và bảo quản đóng gói.

- Tỷ lệ đồng đều đạt trên 80%.

- Viên phân nén dạng tròn ovan, với 2 kích cỡ:

Kích cỡ 1: Trọng lượng viên: 1.0-1.3 g/viên; Kích thước D x R: 1.0-1.3 x 0.8 cm.

Kích cỡ 2: Trọng lượng viên: 2.8-3.0 g/viên; Kích thước D x R: 2.6-2.8 x 1.0 cm

2. Quy trình công nghệ, lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng hệ thống bao gồm: Sơ đồ quy trình, mô tả quy trình, các thông số kỹ thuật để thực hiện, danh mục thiết bị.

3. Bộ hồ sơ thiết kế bao gồm: Tổng thể thiết bị, chi tiết các thiết bị dây chuyền.

4. Thuyết minh kỹ thuật của dây chuyền, phải bao gồm Phiếu kiểm định thiết bị.

5. Sản xuất 50 tấn phân đạt tiêu chuẩn cơ sở và quy định hiện hành.

6. Xây dựng 3 mô hình bón phân viên nén nhả chậm cho 3 đối tượng lúa, rau và cây ăn quả. Hiệu quả: tiết kiệm tối thiểu 30% lượng phân bón, tăng năng suất cây trồng 12-15%, đảm bảo tiêu chuẩn về môi trường theo quy định.

II.2

Chương trình 01C-02

 

 

2

Hoàn thiện thiết kế, công nghệ chế tạo module đèn LED làm mát bằng chất lỏng nano phục vụ chiếu sáng đường phố Hà Nội.

Làm chủ thiết kế, tối ưu hóa kỹ thuật tản nhiệt và chế tạo thành công module đèn LED làm mát bằng chất lỏng nano nhằm nâng cao công suất, tuổi thọ của đèn LED và tiết kiệm chi phí đầu tư.

1. Sản xuất 150 mođun đèn LED có các thông số như sau:

- Công suất: 50-200 W.

- Hiệu suất phát quang: >90 lm/W.

- Nhiệt độ màu: 3.000 K, 4.000 K, 5.000 K.

- Chỉ số hoàn màu: > 70.

2. Bộ tài liệu thiết kế

3. Tập quy trình công nghệ chế tạo.

4. Tài liệu hướng dẫn sử dụng.

5. Thuyết minh kỹ thuật của modun đèn kèm phiếu kiểm định.

3

Hoàn thiện công nghệ và xây dựng dây chuyền sản xuất miến dong sạch sấy bằng năng lượng tái tạo phù hợp với các làng nghề Hà Nội.

1. Hoàn thiện công nghệ sấy bằng năng lượng tái tạo và ứng dụng cho miến dong.

2. Hoàn thiện thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị sản xuất miến dong sạch bằng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời và năng lượng sinh khối) trên dây chuyền bán tự động.

3. Xây dựng dây chuyền sản xuất miến dong tại làng nghề Hà Nội.

4. Tạo lập quy trình sản xuất miến dong sạch, khép kín đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm hướng tới xuất khẩu.

1. Hệ thống thiết bị sấy đồng bộ.

- Năng suất sấy: 150 kg/ngày/ hộ gia đình.

- Năng suất sấy: 600 kg/ngày/nhóm hộ gia đình.

- Tiêu chuẩn: đáp ứng yêu cầu về công nghệ sấy, đảm bảo độ ẩm, độ dai của sản phẩm, độ khô đồng đều của miến ≥ 95%, rút ngắn thời gian sấy hơn so với thời gian phơi nắng ít nhất là 30%, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

2. Quy trình công nghệ, lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng hệ thống sấy miến dong bao gồm: Sơ đồ quy trình, mô tả quy trình, các thông số kỹ thuật để thực hiện, danh mục thiết bị.

3. Bộ hồ sơ thiết kế bao gồm: tổng thể thiết bị, thiết bị trao đổi nhiệt dùng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời và năng lượng sinh khối).

4. Thuyết minh kỹ thuật của hệ thống kèm Phiếu điểm định.

4

Hoàn thiện công nghệ và sản xuất hệ thống thu hồi nhiệt sinh hơi phục vụ phát điện cho nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp đốt.

1. Hoàn thiện công và thiết bị nồi hơi để tạo hơi quá nhiệt.

2. Hoàn thiện hệ thống tự động hóa hòa mạng nội bộ cấp điện vào mạng lưới điện sử dụng trong nhà máy điều khiển nồi hơi phù hợp với tua bin máy phát và hệ thống tự động.

3. Hoàn thiện công nghệ và thiết bị tận dụng nhiệt thừa từ tua bin để sấy nóng không khí cấp cho quá trình sấy rác.

1. Dây chuyền thiết bị đồng bộ tận dụng nhiệt từ khói thải lò đốt chất thải rắn sinh hoạt để phát điện công suất 0,5MW, trong đó bao gồm: Điều khiển hệ thống các thiết bị nồi hơi, tuabin, máy phát điện và điều khiển hệ thống tự động hòa mạng nội bộ. Tuabin và máy phát điện nhập khẩu từ nước ngoài. Các thiết bị khác còn lại chế tạo trong nước.

- Công suất xử lý tối thiểu của toàn nhà máy là 200 tấn/ngày.

- Giá bán điện: ≤ 800 đồng/1kWh

- Thời gian thu hồi vốn của hệ phát điện ≤ 15 năm.

- Đảm bảo đạt tiêu chuẩn xả thải QCVN 61 - MT 2016.

2. Quy trình công nghệ, lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng hệ thống bao gồm: sơ đồ quy trình, mô tả quy trình, các thông số kỹ thuật để thực hiện, danh mục thiết bị.

3. Bộ hồ sơ thiết kế bao gồm: tổng thể thiết bị, chi tiết các thiết bị dây chuyền.

4. Phần mềm điều khiển tự động nồi hơi, lò đốt có tích hợp với phần điều khiển tua bin và máy phát điện.

5

Hoàn thiện thiết kế, chế tạo và nội địa hóa khung vỏ xe máy điện nhằm thay thế nhập ngoại.

1. Làm chủ thiết kế phần động lực học xe máy điện, làm chủ thiết kế khung vỏ và kiểu dáng nhằm hạ giá thành sản phẩm, thay thế nhập ngoại.

2. Hoàn thiện dây chuyền thiết bị và đồ ghá phục vụ chế tạo khung vỏ xe máy điện.

3. Sản xuất và tiêu thụ lô hàng thử nghiệm 1000 xe máy điện.

1. Sản xuất 1.000 chiếc xe máy điện kiểu dáng mới đảm bảo QCVN 14:2015.

- Vận tốc max: 50 km/h

- Quãng đường đi được sau 1 lần sạc: 60 km

- Tải trọng cho phép: 2 người

2. Một bộ mẫu thiết kế hoàn chỉnh được phê duyệt bởi đăng kiểm Việt Nam.

3. Quy trình thiết kế chế tạo xe máy điện.

4. Bộ bản vẽ thiết kế.

5. Hồ sơ kiểm định xe.

6

Hoàn thiện thiết kế, chế tạo thiết bị phục hồi acquy chì axit cho ô tô, xe đạp điện và hệ thống UPS

1. Làm chủ thiết kế và chế tạo thành công thiết bị phục hồi acquy chì axit góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng tuổi thọ ắc quy.

2. Xây dựng được phần mềm kiểm soát và tối ưu hóa quá trình phục hồi ắc quy chì axit.

3. Tiến tới thương mại hóa sản phẩm.

1. Chế tạo thành công Thiết bị phục hồi acquy chì axit đơn lẻ:

- Khả năng nạp: nhiều acquy có dung lượng tương đương nằm trong dải hoạt động.

- Thời gian phục hồi: nhanh hơn các phương pháp cũ ít nhất 20%.

- Khả năng phục hồi: 70-80%

- Dải dung lượng ắc quy có thể phục hồi: 15 Ah- 90 Ah

- Màn hình LED hiển thị thông tin: điện áp, dòng điện, dung lượng, thời gian phục hồi.

- Chức năng: Phục hồi acquy yếu, acquy bị khô hóa, acquy bị đảo cực cho ôtô, xe đạp điện; Phục hồi acquy lưu trữ cho hệ thống UPS.

2. Bộ tài liệu thiết kế

3. Phần mềm kiểm soát và tối ưu hóa quá trình phục hồi ắc quy chì axit: có tính năng và các thông số tương đương với công nghệ phục hồi ắc quy của Nhật Bản.

4. Tập quy trình công nghệ chế tạo.

5. Tài liệu hướng dẫn sử dụng.

6. Thuyết minh kỹ thuật của thiết bị kèm phiếu kiểm định.

II.3

Chương trình 01C-05

 

 

7

Hoàn thiện quy trình thâm canh giống táo T05 theo hướng VietGAP tại Hà Nội.

Phát triển được giống táo T05, đạt năng suất cao, chất lượng tốt tăng hiệu quả kinh tế trên 20% so với các giống táo hiện nay, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng của Hà Nội.

1. Quy trình nhân giống táo T05 đạt tiêu chuẩn ngành (được công nhận cấp cơ sở).

2. Quy trình ghép cải tạo giống táo T05 đạt tiêu chuẩn ngành (được công nhận cấp cơ sở).

3. Quy trình canh tác tiên tiến (trồng giàn) giống táo T05 (nghiệm thu cấp cơ sở).

4. Mô hình trồng mới 03 ha (trồng giàn) cho năng suất trung bình 10-12 tấn/ha (năm thứ nhất).

5. Mô hình ghép cải tạo 01 ha cho hiệu quả tăng 15-20% so với không ghép cải tạo.

6. 10.000 cây táo giống đạt tiêu chuẩn ngành (chiều cao cành ghép > 50 cm, đường kính gốc ghép >1 cm, sinh trưởng khỏe, không sâu bệnh).

8

Hoàn thiện quy trình canh tác để bảo tồn và phát triển giống hồng Yên Thôn tại Hà Nội.

Bảo tồn và phát triển bền vững giống hồng Yên Thôn, góp phần nâng cao giá trị giống cây ăn quả bản địa tại Hà Nội;

1. Quy trình nhân giống, trồng và chăm sóc giống hồng Yên Thôn (được công nhận cấp cơ sở).

2. Quy trình thu hái, khử chát và bảo quản quả hồng Yên Thôn (được công nhận cấp cơ sở).

3. 2000 cây giống hồng Yên Thôn đạt tiêu chuẩn ngành.

4. Mô hình thâm canh 30 cây (trên 15 năm tuổi), năng suất 60-80 kg/cây, hiệu quả kinh tế cao hơn 15-20% so với đại trà.

5. Mô hình trồng mới 5 ha, sau 2 năm trồng cây sinh trưởng và phát triển tốt (chiều cao 1,2 - 1,5m, đường kính 1,8 - 2 cm).

9

Hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng gừng trong bao và phát triển một số giống gừng mới chất lượng cao tại Hà Nội phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Phát triển một số giống gừng mới chất lượng cao và kỹ thuật trồng gừng trong bao để tăng hiệu quả sản xuất gừng tại Hà Nội phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

1. Quy trình nhân giống in vitro và trong vườn ươm cho 2 giống gừng mới BH1 và G10 (được công nhận cấp cơ sở).

2. Quy trình trồng gừng trong bao cho các giống gừng mới cho hiệu quả sản xuất tăng ít nhất 15% (được công nhận cấp cơ sở).

3. Cây in vitro: 2000 cây (cụm). Củ giống gừng đạt tiêu chuẩn được nhân từ cây in vitro: 1000 kg củ.

4. Mô hình trồng gừng trong bao bằng giống mới: có quy mô 50.000 bao, năng suất trung bình đạt ít nhất 1,5 kg/bao, hiệu quả sản xuất tăng ít nhất 15% so với đối chứng.

10

Phát triển sản xuất hàng hóa một số loài rau bản địa đặc sản ở vùng núi Ba Vì, Hà Nội.

1. Hoàn thiện được quy trình sản xuất hạt giống và quy trình sản xuất rau thương phẩm theo hướng VietGAP cho một số loài rau bản địa đặc sản tại Ba Vì (cải mán (Brassica juncea L.), téng tẻ (Lu lu đực/ Solanum nigrum L.), rau chuôi (Bồ công anh/rau diếp dại/ Lactuca indica L.).

2. Xây dựng được mô hình sản xuất hạt giống cải mán, téng tẻ, rau chuôi, quy mô 2,5 ha.

3. Xây dựng được mô hình sản xuất rau thương phẩm (cải mán, téng tẻ, rau chuôi), quy mô 15 ha, năng suất và thu nhập tăng tối thiểu 20% so với sản xuất của người dân Ba Vì, Hà Nội, đảm bảo VSATTP.

4. Xây dựng được hệ thống tiêu thụ rau bản địa đặc sản của Ba Vì trên địa bàn Hà Nội.

1. 03 quy trình sản xuất giống và rau thương phẩm của 3 loại rau bản địa (được công nhận cấp cơ sở).

2. Mô hình sản xuất hạt giống 3 loại rau bản địa, quy mô 1,5 ha.

3. Mô hình sản xuất 3 loại rau bản địa thương phẩm theo VietGap, quy mô 5 ha/loại rau, năng suất cải mán đạt tối thiểu 35 tấn/ha, téng tẻ đạt tối thiểu 27 tấn/ha, rau chuôi đạt tối thiểu 35 tấn/hạ, thu nhập tăng tối thiểu 20% so với sản xuất của người dân Ba Vì, Hà Nội, đảm bảo VSATTP.

4. Hệ thống tiêu thụ rau bản địa đặc sản trên địa bàn Hà Nội.

11

Sản xuất thử nghiệm loài hoa Đỗ quyên (Rhododendron spp.) bản địa phục vụ trang trí cảnh quan tại Hà Nội.

1. Hoàn thiện được quy trình nhân giống và quy trình sản xuất hoa Đỗ quyên bản địa thương phẩm.

2. Xây dựng được mô hình sản xuất 300.000 cây giống Đỗ quyên bản địa.

3. Xây dựng được mô hình sản xuất hoa Đỗ quyên bản địa thương phẩm, quy mô 15.000 cây, thu nhập đạt ít nhất 400 triệu/ha.

1. Quy trình nhân giống và quy trình sản xuất hoa Đỗ quyên bản địa thương phẩm (được công nhận cấp cơ sở).

2. Mô hình sản xuất 300.000 cây giống Đỗ quyên bản địa có tỷ lệ ra rễ và xuất vườn đạt ít nhất 80%.

3. Mô hình sản xuất hoa Đỗ quyên bản địa thương phẩm, quy mô 15.000 cây, độ bền hoa đạt ít nhất 1 tháng, chiều cao cây ≥ 60 cm, thu nhập đạt ít nhất 400 triệu/ha.

II.4

Chương trình 01C-06

 

 

12

Hoàn thiện quy trình sản xuất và ứng dụng phân vi sinh vật đa chức năng phòng chống bệnh héo do vi khuẩn Ralstonia solanacearum và nấm Fusarium oxysporum nhằm nâng cao năng suất chất lượng cây lạc, đậu tương và giảm thiểu phân bón hóa học tại Hà Nội.

Sản xuất được phân vi sinh vật đa chức năng có tác dụng phòng chống bệnh héo do vi khuẩn Ralstonia solanacearum và nấm Pusarium oxysporum nhằm nâng cao năng suất cây lạc, đậu tương và giảm thiểu phân bón hóa học tại Hà Nội. Mục tiêu cụ thể:

1. Hoàn thiện được quy trình sản xuất phân vi sinh vật đa chức năng ở quy mô sản xuất thử nghiệm phù hợp điều kiện sản xuất tại Hà Nội.

2. Hoàn thiện được quy trình sử dụng phân vi sinh vật đa chức năng.

3. Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và đào tạo tập huấn cho nông dân trên địa bàn.

4. Xây dựng được 4 mô hình sử dụng phân vi sinh vật đa chức năng có tác dụng phòng chống bệnh héo do vi khuẩn Ralstonia solanacearum và nấm Fusarium oxysporum triển khai 2 vụ tại 2 huyện của Hà Nội quy mô 5ha/mô hình.

5. Chuyển giao được công nghệ sản xuất cho doanh nghiệp.

1. Sản xuất 20 tấn phân vi sinh vật đa chức năng có tác dụng phòng chống bệnh héo do vi khuẩn Ralstonia solanacearum và nấm Fusarium oxysporum đạt mức chất lượng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiệu quả phòng trừ bệnh trên 60%, giảm 20-30% phân NPK và tăng năng suất trên 10%, thời gian bảo quản: 6 tháng ở điều kiện thường.

2. Xây dựng 4 mô hình sử dụng phân vi sinh vật đa chức năng có tác dụng phòng chống bệnh héo do vi khuẩn Ralstonia solanacearum và nấm Fusarium oxysporum, quy mô 5ha/mô hình, triển khai 2 vụ tại 2 huyện của Hà Nội.

3. Quy trình công nghệ sản xuất và sử dụng phân vi sinh vật đa chức năng.

4. Bộ tiêu chuẩn cơ sở của phân vi sinh vật đa chức năng.

5. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và 200 nông dân được tập huấn.

6. Báo cáo đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của từng công thức và từng mô hình.

13

Hoàn thiện quy trình công nghệ chế biến trứng Bắc Thảo (trứng kiềm).

Hoàn thiện được quy trình công nghệ chế biến trứng Bắc Thảo chất lượng ổn định, đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng hiệu quả chăn nuôi & giá trị sử dụng.

1. Quy trình công nghệ chế biến trứng (vịt) Bắc Thảo đảm bảo an toàn thực phẩm bao gồm: quy trình phân loại, xử lý sơ bộ, công thức vỏ bọc, nhiệt độ và thời gian xử lý nhiệt, nồng độ và thời gian ngâm trứng, chế độ bảo quản.

2. Tiêu chuẩn cơ sở của nguyên liệu và sản phẩm trứng Bắc Thảo.

3. Xây dựng 3 mô hình chế biến và tiêu thụ trứng Bắc Thảo tại các cơ sở kinh doanh chế biến trứng vịt với quy mô 30.000 - 40.000 quả/mô hình, hiệu quả kinh tế tăng ít nhất 10%.

4. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và tập huấn cho cơ sở chăn nuôi, kinh doanh trứng vịt.

5. Sản phẩm trứng Bắc Thảo có chất lượng đồng đều, ổn định, cảm quan tốt (lòng trắng đông đặc, liên kết tốt, mùi vị thơm đặc trưng...) phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đảm bảo tiêu chuẩn về giới hạn ngưỡng cho phép về nhiễm vi sinh vật theo quy định của Bộ Y tế.

Các chỉ tiêu hóa lý của trứng:

- Đối với lòng đỏ: pH > 9,0; tỷ lệ nước 60 - 62%; lipid > 21%, protit > 12%;

- Đối với lòng trắng: pH>9,0; tỷ lệ nước: 82-84%.

14

Hoàn thiện công nghệ và sản xuất thử nghiệm nguyên liệu giàu protein từ bột sắn và bã sắn bằng công nghệ lên men vi sinh để làm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh trong chăn nuôi bò sữa và bò thịt tại vùng chăn nuôi trọng điểm của Hà Nội.

1. Hoàn thiện quy trình lên men bột sắn, bã sắn làm giàu protein để sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho bò sữa, bò thịt nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi quy mô 500 kg và 1 tấn/mẻ.

2. Hoàn thiện khẩu phần ăn hoàn chỉnh cho bò thịt, bò sữa sử dụng sắn và bã sắn lên men giàu protein.

3. Xây dựng mô hình nuôi bò sữa, bò thịt bằng khẩu phần ăn hỗn hợp hoàn chỉnh sử dụng sắn, bã sắn lên men giàu protein.

1. Quy trình lên men làm giàu protein từ bột sắn và quy trình lên men làm giàu protein từ bã sắn.

2. Công thức và quy trình sử dụng thức ăn có chứa bột sắn, bã sắn giàu protein cho bò sữa; Công thức và quy trình sử dụng thức ăn có chứa bột sắn, bã sắn giàu protein cho bò thịt.

3. Tiêu chuẩn cơ sở bột sắn, bã sắn làm giàu protein đủ tiêu chuẩn làm thức ăn cho bò sữa và bò thịt và tiêu chuẩn cơ sở của thức ăn.

4. Hệ thống thiết bị sản xuất sản phẩm giàu protein từ bột sắn và bã sắn.

5. Sản xuất tối thiểu 1.000 tấn sản phẩm giàu protein (15-20%) từ bột sắn và tối thiểu 700 tấn sản phẩm giàu protein (15-20%) từ bã sắn.

6. Sản xuất tối thiểu 3.000 tấn thức ăn có chứa bột sắn, bã sắn giàu protein (15-20%) cho bò F1 (BBB x lai Sind) và tối thiểu 3.000 tấn thức ăn có chứa bột sắn, bã sắn giàu protein (15-20%) cho bò thịt.

7. Xây dựng 4 mô hình nuôi bò sữa, bò thịt bằng khẩu phần ăn hỗn hợp hoàn chỉnh sử dụng bột sắn, bã sắn lên men giàu protein quy mô hộ gia đình và trang trại tại 2 huyện có thế mạnh về chăn nuôi ở Hà Nội.

8. Báo cáo đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật (khả năng thay thế nguồn protein truyền thống, tăng hàm lượng sữa, tăng lượng thịt, giảm chi phí thức ăn ...).

II.5

Chương trình 01C-08

 

 

15

Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất dung dịch Ceri nitrat và gel Ceri nitrat điều trị vết thương, vết bỏng.

1. Tạo được quy trình công nghệ sản xuất dung dịch Ceri nitrat quy mô 500 lọ/mẻ (lọ 500ml) và gel Ceri nitrat quy mô 400 tuýp/mẻ (tuýp 20 gram).

2. Xây dựng và nâng cấp tiêu chuẩn chất lượng của dung dịch Ceri nitrat 0,04 M và gel Ceri nitrat 0,05 M phù hợp với quy định của thuốc dùng ngoài dạng gel và dạng dung dịch của Dược điển Việt Nam.

3. Đánh giá độ ổn định để xác định hạn dùng của dung dịch Ceri nitrat và gel Ceri nitrat ít nhất là 24 tháng.

4. Đánh giá được tính an toàn và hiệu quả điều trị vết thương và vết bỏng của dung dịch Ceri nitrat và gel Ceri nitrat.

1. Sản xuất được 1.500 lọ (mỗi lọ 500ml) và 1.200 tuýp (mỗi tuýp 20gram) đạt tiêu chuẩn cơ sở đã được thẩm định của cơ quan có thẩm quyền và có hạn dùng ít nhất 24 tháng.

2. Quy trình công nghệ sản xuất dung dịch Ceri nitrat quy mô 500 lọ/mẻ (lọ 500ml) và gel Ceri nitrat quy mô 400 tuýp/mẻ (tuýp 20 gram).

3. Bộ tiêu chuẩn chất lượng đã được nâng cấp của dung dịch Ceri nitrat 0,04 M và gel Ceri nitrat 0,05 M phù hợp với quy định của thuốc dùng ngoài dạng gel và dạng dung dịch của Dược điển Việt Nam.

4. Báo cáo kết quả đánh giá độ ổn định và xác định hạn dùng của dung dịch Ceri nitrat và gel Ceri nitrat theo quy định của Bộ Y tế.

5. Bộ hồ sơ đánh giá tính an toàn và hiệu quả điều trị vết thương và vết bỏng của dung dịch Ceri nitrat và gel Ceri nitrat trên ít nhất 60 bệnh nhân.

II.6

Chương trình 01C-09

 

 

16

Ứng dụng giải pháp khoa học công nghệ trong xử lý chất thải động, thực vật làm phân bón cho sản xuất một số loài rau hữu cơ bản địa (rau bò khai, mỏ, tầm bóp, dớn) tại huyện Thạch Thất, Hà Nội.

1. Hoàn thiện quy trình xử lý chất thải động, thực vật làm phân bón để sản xuất một số loại rau hữu cơ bản địa trên địa bàn huyện Thạch Thất.

2. Hoàn thiện quy trình canh tác một số loại rau hữu cơ bản địa (rau bò khai, mỏ, tầm bóp, dớn) sử dụng phân bón sản xuất được trên địa bàn huyện Thạch Thất - Hà Nội.

3. Xây dựng thương hiệu rau hữu cơ bản địa của huyện Thạch Thất.

4. Xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ 4 loại rau hữu cơ bản địa (rau bò khai, mỏ, tầm bóp, dớn) tăng hiệu quả kinh tế trên 15%.

1. Mô hình trồng 4 loại rau hữu cơ bản địa của huyện Thạch Thất (rau bò khai, mỏ, tầm bóp, dớn): 4 mô hình. Diện tích tối thiểu: 2 ha/mô hình. Sản lượng rau hữu cơ: 48 tấn (Mỗi mô hình: 6 tấn/ha/năm). Sản phẩm rau được cấp chứng nhận rau hữu cơ.

2. Mô hình xử lý chất thải động, thực vật làm phân bón để trồng rau hữu cơ: 1 mô hình. Sản lượng tối thiểu 200 tấn phân bón hữu cơ thành phẩm đạt chất lượng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Quy trình canh tác 4 loại rau hữu cơ bản địa (rau bò khai, mỏ, tầm bóp, dớn) tại huyện Thạch Thất, Hà Nội: 4 quy trình.

4. Quy trình xử lý chất thải động, thực vật làm phân bón để trồng rau hữu cơ.

5. Thương hiệu rau hữu cơ bản địa của huyện Thạch Thất - Hà Nội được đăng ký.

6. Báo cáo đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình.