ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 824/QĐ-UBND | Ninh Bình, ngày 19 tháng 10 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Thực hiện Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020;
Thực hiện Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020;
Thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội giai đoạn 2011-2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 - 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục đích:
Cụ thể hóa các bước tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2011 - 2020, trên cơ sở đó tập trung chỉ đạo, phát huy vai trò trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp để triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của Quy hoạch đề ra.
2. Yêu cầu:
Các ngành, các cấp căn cứ chức năng, nhiệm vụ; căn cứ Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung chỉ đạo điều hành, phối hợp chặt chẽ huy động được các nguồn lực đầu tư cho chương trình phát triển nhân lực của tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
1. Phổ biến, tuyên truyền nội dung Quy hoạch.
Tổ chức công bố, phổ biến sâu rộng nội dung Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2020 cho các cấp, các ngành, các huyện, thành phố và nhân dân trong tỉnh thực hiện;
Thực hiện việc đăng tải nội dung Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2011-2020 trên các trang thông tin điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền rộng rãi tới toàn thể cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh về định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh nhằm nâng cao nhận thức về đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển nhân lực, xác định phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
2. Triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực tỉnh.
2.1. Về giáo dục:
Củng cố vững chắc phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, từng bước thực hiện phổ cập giáo dục trung học phổ thông. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục - đào tạo, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục.
- Phấn đấu xây dựng trường chuẩn quốc gia trong các cấp học:
+ Đến năm 2015 đạt: 70% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; 50% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia (mức độ 2); 70% trường THCS đạt chuẩn quốc gia; 40% trường THPT đạt chuẩn quốc gia;
+ Đến năm 2020 đạt: 100% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; 70% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia (mức độ 2); 100% trường THCS đạt chuẩn quốc gia; 50% trường THPT đạt chuẩn quốc gia.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các bậc học, đồng thời chú trọng khuyến khích tài năng, tăng số lượng học sinh đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế;
- Từ năm học 2011-2012, từng bước triển khai dạy môn tiếng Anh theo chương trình 10 năm đối với học sinh lớp 3 trong các trường tiểu học theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời nâng cao chất lượng môn ngoại ngữ trong các trường phổ thông;
- Nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh cho đội ngũ quản trị doanh nghiệp, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập;
- Xây dựng chuẩn đầu vào của học sinh trong các trường năng khiếu, trường chuyên để kịp thời phát hiện, nuôi dưỡng và giáo dục tài năng của tỉnh;
- Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị để nâng cao chất lượng dạy và học, thực hiện tốt các tiêu chuẩn về phổ cập giáo dục THCS và nội dung cải cách chương trình giáo dục phổ thông, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, sinh hoạt chuyên môn, nâng cao chất lượng giáo dục. Tạo sự bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ giáo dục và đào tạo của các đối tượng các vùng miền trên địa bàn tỉnh. Huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng cơ sở vật chất trường học; hoàn thành kiên cố hóa trường lớp học, từng bước hiện đại hóa trang thiết bị dạy và học.
2.2. Về đào tạo nghề và giải quyết việc làm:
- Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chú trọng nội dung đào tạo về chuyên môn, kỹ năng, tác phong, ý thức kỷ luật để lao động có năng suất cao, từng bước đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các ngành kinh tế;
+ Giai đoạn 2011-2015, phát triển số lượng lao động qua đào tạo tăng từ 40% năm 2010 lên 60% - 65% năm 2015; Để đạt được mục tiêu này, bên cạnh việc chú ý đào tạo nhân lực trình độ cao cần tập trung phát triển đội ngũ nhân lực có trình độ từ trung cấp trở xuống. Tổng số lao động qua đào tạo đến năm 2015 là 342 nghìn người, trong đó lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 25% và lao động có trình độ từ trung cấp trở xuống chiếm 75%;
+ Giai đoạn 2016-2020, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 60% (năm 2015) lên 70% - 80% (năm 2020), chú trọng nâng cao chất lượng lao động, giảm tỷ lệ lao động ở trình độ đào tạo ngắn hạn và sơ cấp nghề, tăng tỷ lệ lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên. Đến năm 2020 dự báo cần có 436,6 nghìn lao động qua đào tạo, trong đó lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 35%;
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2020. Quan tâm đào tạo và thu hút lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đội ngũ chuyên gia giỏi đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2.3. Về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lãnh đạo doanh nghiệp:
Phấn đấu đến năm 2015, 100% cán bộ, công chức, viên chức các cấp đạt chuẩn về trình độ đào tạo chuyên môn; 100% cán bộ, công chức được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và lý luận chính trị theo quy định.
- Đối với cán bộ, công chức đến năm 2015, có trình độ đại học và trên đại học đạt trên 85%; năm 2020 đạt trên 90%;
- Đối với viên chức: Đến năm 2015 đạt trên 50%, năm 2020 đạt trên 70% có trình độ đại học và trên đại học;
- Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn: Đến năm 2015 có trình độ đại học 30%, trình độ lý luận chính trị cử nhân, cao cấp 5% trở lên; năm 2020 tỷ lệ trình độ tương ứng là 50% và 10%;
2.4. Về đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp:
Bồi dưỡng trình độ quản trị doanh nghiệp, trình độ chuyên môn và lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp. Phấn đấu tỷ lệ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ đại học năm 2015 đạt khoảng 40%, năm 2020 khoảng 60%;
Tập trung chỉ đạo triển khai, hoàn thành một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012 -2013:
- Hoàn thành quy hoạch thời kỳ 2011-2020: Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo; quy hoạch phát triển hệ thống các cơ sở dạy nghề; quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của tỉnh;
- Xây dựng cơ chế nâng cao thu nhập cho đội ngũ công chức, viên chức của tỉnh, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ cao;
- Xây dựng cơ chế, sớm thí điểm và triển khai rộng rãi thi tuyển để bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo, quản lý đối với lãnh đạo cấp phòng, thủ trưởng, phó thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp của các cơ quan, đơn vị nhà nước cấp tỉnh.
3. Các giải pháp chủ yếu thực hiện Quy hoạch:
- Tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu giai đoạn 2011 - 2015 đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX xác định, làm cơ sở thực hiện tốt Quy hoạch phát triển nhân lực trong giai đoạn (2011 - 2015) và các năm tiếp theo;
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển nguồn nhân lực giúp các cấp chính quyền tổ chức, chỉ đạo việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng trong giai đoạn 2011-2020;
- Hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý;
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và công cụ khuyến khích thúc đẩy phát triển nhân lực. Mở rộng các hình thức đào tạo, dạy nghề, trong đó tập trung vào các ngành nghề cần cho tỉnh và các ngành có lợi thế của tỉnh;
- Xây dựng phương án và cơ chế huy động các nguồn vốn đầu tư để cân đối vốn cho phát triển nhân lực của tỉnh đến năm 2020;
- Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của tỉnh và cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng lao động;
- Xây dựng chế độ ưu đãi về xã hội hóa cho công tác phát triển giáo dục về sử dụng đất đai, giảm tiền thuê đất, vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng phát triển nhân lực. Thực hiện miễn tiền sử dụng đất, thuê đất cho các cơ sở dạy nghề ngoài công lập hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận;
- Khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động. Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân, nhất là những nơi đất nông nghiệp bị chuyển đổi do đô thị hóa và công nghiệp hóa;
- Mở rộng và tăng cường hợp tác với các cơ quan, tổ chức Trung ương và các cơ sở đào tạo của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; hợp tác với các tỉnh trong Vùng Đồng bằng sông Hồng; tăng cường hợp tác quốc tế;
- Xây dựng phương án điều tra và tiến hành điều tra các thông tin cơ bản của người lao động trong các Doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp để làm căn cứ đánh giá thực trạng phát triển nhân lực, đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực trong giai đoạn từ năm 2011-2020.
Việc triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2020 là nhiệm vụ quan trọng nên đòi hỏi sự tập trung chỉ đạo và tham gia tích cực của các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, huyện, thành phố, thị xã, các cơ quan đơn vị căn cứ vào Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Ninh Bình, xây dựng quy hoạch nhân lực của ngành, đơn vị mình và có kế hoạch tổ chức thực hiện. Đặc biệt các đơn vị đã được phân công nhiệm vụ, tổ chức triển khai và thường xuyên đánh giá tình hình thực hiện và điều chỉnh các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế, báo cáo về UBND tỉnh, thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư;
Trên cơ sở nhiệm vụ kế hoạch được phân công (có phụ lục kèm theo), các đơn vị xây dựng dự toán, kinh phí hoạt động gửi Sở Tài chính thẩm tra, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành trực thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, Hiệu trưởng các trường: Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên địa bàn toàn tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2011-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 824/QĐ-UBND ngày 19/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)
TT | NỘI DUNG CÔNG VIỆC | MỤC TIÊU | ĐƠN VỊ THỰC HIỆN | THỜI GIAN THỰC HIỆN |
1 | Công bố Quy hoạch | Công bố Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2011-2020 tới toàn thể các Sở, ban, ngành, hội, đoàn thể các trường Đại học và Cao đẳng nghề, các Doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư | Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Thông tin và Truyền thông; Báo Ninh Bình; Đài Phát thanh và truyền hình chịu trách nhiệm tổ chức công bố. | Năm 2012 |
2 | Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển nhân lực | Xây dựng các chuyên mục về phát triển nhân lực của tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng trong giai đoạn 2011-2020 | Sở Thông tin và Truyền thông; Báo Ninh Bình; Đài Phát thanh và truyền hình | Thường xuyên |
3 | Rà soát và xây dựng quy hoạch của đơn vị | Trên cơ sở đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của đơn vị từ đó xây dựng và định hướng nguồn nhân lực của đơn vị trong thời gian tiếp theo | Các Sở, ban, ngành, hội, đoàn thể các trường Đại học và Cao đẳng nghề, các Doanh nghiệp, Các cơ sở dạy nghề | Năm 2012-2013 |
4 | Xây dựng Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của tỉnh | Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. | Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan | Năm 2012-2013 |
5 | Xây dựng và thực hiện các Chương trình, Đề án phát triển ngành Giáo dục - Đào tạo | Thường xuyên | ||
6 | Điều tra, thu thập, tổng hợp các thông tin cơ bản của người lao động trong các Doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh | Nắm bắt được số người lao động hiện có trên địa bàn làm việc trong các ngành kinh tế, trình độ chuyên môn của người lao động | Cục Thống kê chủ trì, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và xã hội và các Doanh nghiệp | Thường xuyên |
7 | Xây dựng Quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề | Từng bước nâng cao chất lượng dạy nghề, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, khắc phục những bất hợp lý về cơ cấu nhân lực | Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan | Năm 2012-2013 |
8 | Xây dựng Quy hoạch mạng lưới y tế giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2030 | Quy hoạch mạng lưới bệnh viện của tỉnh, phấn đấu xây dựng và phát triển hệ thống bệnh viện có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân của tỉnh và những tỉnh lân cận trong việc phát triển và ứng dụng kỹ thuật cao trong y tế. | Sở Y tế chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan | Năm 2012-2013 |
9 | Điều tra, thu thập, tổng hợp người lao động trong các đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh | Cân đối nguồn cán bộ CNVC trong khối HCSN | Cục Thống kê chủ trì | 2 năm một lần |
10 | Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức | Phối hợp các Bộ, ngành Trung ương và các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế cho cán bộ, công chức, viên chức, các thành phần kinh tế trong tỉnh | Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan | Thường xuyên |
11 | Xây dựng và bổ sung sửa đổi các cơ chế, chế độ, chính sách đối với CBCC, viên chức | Rà soát các cơ chế chính sách không còn phù hợp | ||
12 | Tổng hợp và phân bổ ngân sách sự nghiệp dành cho đào tạo | Cân đối và phân bổ kinh phí hàng năm theo quy định để đảm bảo chi phát triển sự nghiệp GD&ĐT, dạy nghề trên địa bàn tỉnh | Sở Tài chính chủ trì | Hàng năm |
13 | Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ trong đào tạo, quy hoạch. | Tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức nữ được thăng tiến trong nghề nghiệp, tham gia ngày càng nhiều vào các chức vụ lãnh đạo quản lý, các cơ quan dân cử, các doanh nghiệp có nhiều lao động nữ trong thời kỳ CNH, HĐH | Sở Lao động chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan | Năm 2012-2013 |
14 | Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nghề ngắn hạn cho nông dân, chủ trang trại, doanh nhân nông thôn, cán bộ khuyến nông, cán bộ quản lý, tổ hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp | Phát triển kinh tế nông thôn góp phần phát triển sản xuất, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn | Hội Nông dân tỉnh, phối hợp với các đơn vị liên quan | Thường xuyên |
15 | Xây dựng kế hoạch triển khai công tác giảng dạy theo định hướng nhu cầu lao động của tỉnh. | Nghiên cứu, điều chỉnh chương trình, nội dung, giáo trình giảng dạy. | Các trường Trung tâm dạy nghề, các Trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học | Thường xuyên |
16 | Tổng hợp và xây dựng chỉ tiêu giao kế hoạch đào tạo của các Trường Cao Đẳng, Đại học | Xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với quy mô và yêu cầu đào tạo hàng năm | Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Trường | Hàng năm |
17 | Kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo | Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng trường học theo chuẩn quốc gia và quốc tế; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào phát triển giáo dục. | Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan | Hàng năm |
18 | Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý của cơ quan nhà nước, trong điều hành và quản lý của doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước | Đảm bảo tỷ lệ trung bình thông tin chỉ đạo, điều hành được đưa lên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử là 60%; tỷ lệ trung bình cán bộ, công chức sử dụng thư điện tử cho công việc là 80% | Sở Thông tin truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan | Thường xuyên |
19 | Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền những chủ trương, chính sách về GD&ĐT và dạy nghề, nhằm kêu gọi, khuyến khích xã hội hóa giáo dục trên địa bàn | Xây dựng Cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 cho người dân và doanh nghiệp. | ||
20 | Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu lao động | Đảm bảo cân đối đủ vốn đầu tư xây dựng những công trình bức xúc, trọng điểm phục vụ cho nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh; bố trí vốn thực hiện kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia thời kỳ 2011-2020; đồng thời, thực hiện đầu tư hoàn chỉnh các trường trung cấp nghề của tỉnh và trung tâm dạy nghề cấp huyện | Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan | Hàng năm |
21 | Thành lập trang web về nguồn nhân lực của tỉnh | Qua đó các doanh nghiệp đăng ký nhu cầu tuyển dụng (gồm ngành nghề cần tuyển dụng, thời gian tuyển dụng), đồng thời trang web này cũng cung cấp cho doanh nghiệp biết số lượng lao động của tỉnh đã qua đào tạo (ngành nghề đã được đào tạo) để các doanh nghiệp tham khảo | Sở Lao động, Thương binh và xã hội quản lý | Năm 2012-2013 |
22 | Công tác báo cáo | Báo cáo kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ được giao, đồng thời rà soát, tổng hợp và đánh giá hàng năm về tình hình nhân lực do ngành, địa phương mình quản lý; cung cấp thông tin để cơ quan thường trực nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tế. | Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố, các Trường Dạy nghề, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học | Cuối hàng năm |
23 | Công tác Tổng kết | 5 năm, 10 năm |
- 1 Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2012 triển khai Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 2184/QĐ-UBND năm 2011 thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 và Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011- 2020
- 3 Quyết định 2022/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2011-2020
- 4 Quyết định 1216/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 579/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 1400/QĐ-TTg năm 2008 về việc phê duyệt đề án "dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Quyết định 48/2007/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ ưu đãi khuyến khích các nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi, người có trình độ cao tham gia cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô – thu hút sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao do UBND thành phố Hà Nội ban hành
- 9 Quyết định 199/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định về chính sách đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 10 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 11 Quyết định 213/2003/QĐ-UB phê duyệt lộ trình triển khai thực hiện các chương trình dự án phát triển nguồn nhân lực của ngành Thể dục-Thể thao thành phố năm 2003 đến 2005 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1 Quyết định 213/2003/QĐ-UB phê duyệt lộ trình triển khai thực hiện các chương trình dự án phát triển nguồn nhân lực của ngành Thể dục-Thể thao thành phố năm 2003 đến 2005 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Quyết định 48/2007/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ ưu đãi khuyến khích các nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi, người có trình độ cao tham gia cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô – thu hút sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao do UBND thành phố Hà Nội ban hành
- 3 Quyết định 199/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định về chính sách đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 4 Quyết định 2022/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2011-2020
- 5 Quyết định 2184/QĐ-UBND năm 2011 thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 và Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011- 2020