Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 824/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 17 tháng 4 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2030

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 21 năm 2019;

Căn cứ Luật Công chứng ngày 20 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng;

Căn cứ Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Chí Giang

 

ĐỀ ÁN

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 824/QĐ-UBND ngày 17/4/2023 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

PHẦN I

CƠ SỞ PHÁP LÝ, CƠ SỞ THỰC TIỄN, QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Cơ sở pháp lý

- Điểm a khoản 1 Điều 70 Luật Công chứng năm 2014 quy định về nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý nhà nước về hoạt động công chứng tại địa phương: “Tổ chức thi hành, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng, chính sách phát triển nghề công chứng”.

- Điểm b mục 3 Phần II Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 172/NQ-CP) có quy định nhiệm vụ: “Xây dựng Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng tại địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp tục xã hội hóa hoạt động công chứng, bảo đảm phát triển nghề công chứng phù hợp với định hướng của Luật Công chứng, Nghị quyết này và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”.

- Điểm g mục 1 Phần III Nghị quyết số 172/NQ-CP đã phân công trách nhiệm: “Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể tại các điểm a, d, đ Mục 2 Phần II, Mục 3 Phần II; các điểm b, c, đ và e Mục 4 Phần II của Nghị quyết này”.

- Mục 1 Phần VI Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP ban hành kèm theo Quyết định số 299/QĐ-BTP ngày 05/3/2021 của Bộ Tư pháp có giao nhiệm vụ về: “Xây dựng Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng tại địa phương” cơ quan chủ trì do UBND cấp tỉnh chỉ đạo.

- Mục 5 Phần II Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 23/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về triển khai thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có giao nhiệm vụ: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND cấp huyện, Hội Công chứng viên tỉnh và các tổ chức hành nghề công chứng xây dựng Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh.

2. Cơ sở thực tiễn

Vĩnh Phúc có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh và đối ngoại, là cửa ngõ của thủ đô, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vĩnh Phúc có diện tích 1.235,87 km2; có 09 đơn vị hành chính, trong đó có 02 thành phố, 07 huyện; dân số trung bình năm 2022 là 1.171.232 người với 41 dân tộc. Nhờ vị trí thuận lợi, nên điều kiện kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển nhu cầu về giao kết hợp đồng giữa các tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực về dân sự kinh tế ngày càng nhiều.

Triển khai thi hành Luật công chứng và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo thực hiện như: Kế hoạch số 6690/KH-UBND ngày 04/11/2014 về triển khai thi hành Luật công chứng trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 16/2014/CT-UBND ngày 26/11/2014 về tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 07/2015/QĐ-UBND ngày 25/2/2015 về việc quy định mức trần thù lao công chứng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Quyết định số 2826/QĐ-UBND ngày 14/10/2015 về việc cho phép thành lập Hội công chứng viên tỉnh Vĩnh Phúc; Quyết định số 32/2020/QĐ-UBND ngày 19/8/2020 về ban hành quy định tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc…

Qua hơn 8 năm triển khai thi hành Luật công chứng 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, công tác quản lý nhà nước về công chứng và hoạt động công chứng của các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh đã từng bước đi vào ổn định, phát triển; chất lượng, quy mô và tính chuyên nghiệp của các tổ chức hành nghề công chứng, đội ngũ công chứng viên từng bước được nâng cao. Thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động bổ trợ tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đến nay, tỉnh đã phát triển được 27 tổ chức hành nghề công chứng, gồm 1 Phòng công chứng với 52 công chứng viên đang hành nghề. Các tổ chức hành nghề công chứng được phân bố tại 8/9 huyện, thành phố (Phụ lục 1).

Theo kết quả thống kê, từ năm 2015 đến nay số hợp đồng, giao dịch được công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh bình quân khoảng 230.000 lượt việc công chứng/năm (Phụ lục 2), các yêu cầu công chứng của người dân đều được giải quyết kịp thời, đúng quy định pháp luật, đáp ứng được yêu cầu công chứng của tổ chức, cá nhân. Những kết quả đạt được đã khẳng định hoạt động công chứng ngày càng quan trọng, mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp. Thông qua việc bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng giao dịch dân sự và kinh tế, hoạt động công chứng đã góp phần tạo lập môi trường pháp lý tin cậy cho các hoạt động đầu tư kinh doanh, thương mại trên địa bàn tỉnh đồng thời cũng góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách hành chính và cải cách tư pháp ở địa phương. Đặc biệt, sự phát triển của các tổ chức hành nghề công chứng đã góp phần giảm tải hoạt động chứng thực tại các cơ quan hành chính nhà nước, giúp các cơ quan nhà nước tập trung vào nhiệm vụ quản lý nhà nước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế như:

- Hiện nay, đa số các tổ chức hành nghề công chứng tập trung tại một số địa bàn có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội (thành phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yên). Việc tập trung quá nhiều tổ chức hành nghề trên cùng một địa bàn trong khi các khu vục khác có ít tổ chức hành nghề công chứng dễ dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của nghề công chứng, đồng thời gây khó khăn cho việc đi lại của tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu công chứng.

- Sự phối hợp giữa các tổ chức hành nghề và các cơ quan liên quan ở địa phương vẫn còn hạn chế, chưa tích hợp cơ sở dữ liệu công chứng với cơ sở dữ liệu về đất đai, nhà ở...

- Vai trò tự quản của Hội công chứng viên còn hạn chế, nhất là trong việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, công tác giám sát hội viên trong việc tuân thủ quy định của pháp luật về công chứng, quy tắc đạo đức nghề nghiệp công chứng.

Do đó, để tăng cường và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động công chứng, khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong hoạt động công chứng trong thời gian qua, đảm bảo vai trò định hướng, điều tiết của Nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển nghề công chứng phù hợp với quy định của Luật công chứng năm 2014 và Nghị quyết số 172/NQ-CP của Chính phủ thì việc xây dựng và ban hành “Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030” là rất cần thiết.

II. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Quan điểm xây dựng Đề án

a) Tăng cường và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng, bảo đảm vai trò định hướng, điều tiết của Nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển nghề công chứng; gắn trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về công chứng tại địa phương trong việc kiểm soát phát triển tổ chức hành nghề công chứng; nâng cao trách nhiệm trong công tác phối hợp của các sở, ngành với Sở Tư pháp về tổ chức và hoạt động công chứng, đặc biệt là trong việc chia sẻ thông tin hợp đồng, giao dịch; việc phối hợp cung cấp và cập nhật thông tin về hợp đồng giao dịch đã công chứng, thông tin ngăn chặn, giải tỏa ngăn chặn... vào cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực. Phát huy và nâng cao vai trò, trách nhiệm tự quản của Hội công chứng viên, nhất là trong việc đấu tranh với các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp công chứng.

b) Phát triển tổ chức hành nghề công chứng có kiểm soát gắn với địa bàn dân cư, bảo đảm đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức; không tập trung nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên cùng một địa bàn cấp huyện; tiếp tục đổi mới Phòng công chứng đảm bảo tinh gọn, cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, hoạt động có hiệu quả, giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ công chứng phục vụ, nhiệm vụ chính trị, công tác quản lý nhà nước; có biện pháp hỗ trợ việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng tại các địa bàn có địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

c) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tập sự hành nghề công chứng nhằm góp phần phát triển đội ngũ công chứng viên có chất lượng, số lượng phù hợp với nhu cầu.

d) Khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện các hợp đồng, giao dịch tại các tổ chức hành nghề công chứng để bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, đồng thời góp phần giảm tải công việc của cơ quan hành chính nhà nước trong công tác chứng thực.

2. Mục tiêu của Đề án

a) Triển khai thống nhất, đồng bộ công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng nhằm phát triển nghề công chứng ổn định, bền vững, góp phần bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

b) Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Sở Tư pháp và các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác quản lý nhà nước lĩnh vực công chứng, đồng thời phát huy vai trò tự quản của Hội công chứng viên.

c) Tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách hành chính trong hoạt động công chứng.

d) Phát triển các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn cấp huyện phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong đó ưu tiên phát triển tổ chức hành nghề công chứng tại các địa bàn khó khăn, địa bàn chưa có tổ chức hành nghề công chứng để đáp ứng nhu cầu và thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc tiếp cận dịch vụ công chứng.

PHẦN II

NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

I. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động công chứng và chính sách phát triển nghề công chứng

a) Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm triển khai thi hành thống nhất, đồng bộ và hiệu quả Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng cho cán bộ, công chức, viên chức, đội ngũ công chứng viên và người dân, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của hoạt động công chứng, phân biệt giữa hoạt động công chứng và chứng thực trong quá trình thực hiện các giao dịch của tổ chức, cá nhân.

b) Thường xuyên đổi mới hình thức tuyên truyền, đảm bảo phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; cập nhật kịp thời các quy định mới, thông tin trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ về công chứng trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp, Cổng thông tin giao tiếp điện tử tỉnh.

2. Xây dựng, hoàn thiện thể chế về công chứng và hành nghề công chứng ở địa phương.

a) Thực hiện việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực công chứng để đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ nhằm đảm bảo phù hợp với thực tiễn.

b) Triển khai, hướng dẫn việc kết nối, chia sẻ dữ liệu về đất đai, nhà ở, doanh nghiệp, dân cư với Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực bảo đảm việc kết nối liên thông giữa các sở, ban, ngành có liên quan với các tổ chức hành nghề công chứng. Đồng thời, thực hiện thí điểm liên thông giữa thủ tục công chứng đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc thực hiện thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức.

c) Xây dựng Quy chế phối hợp về quản lý hoạt động hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh, để tăng cường trách nhiệm của các cơ quan liên quan đối với hoạt động công chứng.

3. Quản lý về phát triển tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên

a) Quản lý về phát triển tổ chức hành nghề công chứng

- Việc định hướng phát triển các tổ chức hành nghề công chứng dựa trên cơ sở khảo sát nhu cầu phát triển các tổ chức hành nghề công chứng ở từng địa bàn cấp huyện và mục tiêu phát triển tổ chức hành nghề công chứng có kiểm soát gắn với địa bàn dân cư không tập trung nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên cùng một địa bàn cấp huyện; giữa các tổ chức hành nghề công chứng có khoảng cách phù hợp với quy định về khoảng cách tại Tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo mạng lưới tổ chức hành nghề công chứng được phát triển đều trên các địa bàn cấp huyện, đáp ứng được nhu cầu công chứng của tổ chức và cá nhân (Phụ lục 3).

- Việc cho phép thành lập Văn phòng công chứng mới hoặc thay đổi địa chỉ trụ sở Văn phòng công chứng sang đơn vị hành chính khác phải phù hợp với Tiêu chí xét duyệt hồ sơ thành lập Văn phòng công chứng đã được ban hành, phù hợp với quy định của pháp luật và định hướng phát triển tổ chức hành nghề công chứng theo Đề án này.

- Thực hiện quy trình thẩm tra hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, hồ sơ thay đổi địa điểm trụ sở của Văn phòng công chứng bảo đảm tính khả thi, hoạt động ổn định, bền vững của Văn phòng công chứng sau khi được thành lập.

- Kiện toàn Phòng công chứng đảm bảo tinh gọn, hoạt động có hiệu quả, giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ công chứng phục vụ nhiệm vụ chính trị, công tác quản lý nhà nước theo đúng tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Duy trì Phòng công chứng tự chủ về tài chính.

b) Quản lý về phát triển đội ngũ công chứng viên

- Xây dựng đội ngũ công chứng viên chuyên nghiệp, chất lượng cao. Trong đó, chú trọng tăng cường công tác quản lý nhà nước về tập sự hành nghề công chứng, đảm bảo việc tập sự hành nghề thực chất, tránh hình thức; kiểm tra, xác minh chặt chẽ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đăng ký hành nghề của công chứng viên...

- Tăng cường công tác bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng cho đội ngũ công chứng viên; tổ chức các cuộc họp liên ngành, hội thảo...nhằm trao đổi, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động hành nghề công chứng.

4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính trong hoạt động công chứng

a) Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực đảm bảo chia sẻ và kết nối thông tin công chứng với các ngành, lĩnh vực khác có liên quan, nhất là các lĩnh vực đất đai, nhà ở, dân cư... 

b) Thực hiện thí điểm liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế nhằm thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, phục vụ nhu cầu công chứng của tổ chức, cá nhân.

5. Công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động công chứng

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với các tổ chức hành nghề công chứng nhằm phát hiện những hành vi vi phạm và kịp thời chấn chỉnh, hạn chế các sai sót, đảm bảo cho hoạt động công chứng đúng quy định pháp luật.

II. VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM TỰ QUẢN CỦA HỘI CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI SỞ TƯ PHÁP

1. Vai trò, trách nhiệm tự quản của Hội công chứng viên tỉnh

a) Phát huy vai trò trách nhiệm tự quản của Hội công chứng viên trong việc đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các công chứng viên; giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật về công chứng, quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; kịp thời phát hiện các tiêu cực trong hành nghề công chứng, có biện pháp xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với những hội viên vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam.

b) Triển khai thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ; nội quy, quy chế theo Điều lệ của Hiệp Hội công chứng viên Việt Nam; nội quy của Hội công chứng viên tỉnh, quy định của pháp luật về Hội và pháp luật về công chứng.

c) Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề công chứng, đồng thời tích cực tổ chức các cuộc hội thảo, giao ban để trao đổi, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công chứng.

2. Công tác phối hợp với Sở Tư pháp của Hội công chứng viên tỉnh

a) Sở Tư pháp tạo điều kiện cho Hội công chứng viên tham gia ý kiến trong việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm công chứng viên; thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, chấm dứt hoạt động của Văn phòng công chứng theo quy định của pháp luật.

b) Hội công chứng viên tỉnh tăng cường phối hợp với Sở Tư pháp trong việc triển khai các văn bản pháp luật có liên quan đến hành nghề công chứng nhằm nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề, quy tắc ứng xử, đạo đức hành nghề công chứng cho công chứng viên

c) Tham gia phổ biến, tuyên truyền pháp luật về công chứng, chính sách phát triển nghề công chứng, chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng; rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động công chứng.

d) Kịp thời trao đổi, cung cấp thông tin về tổ chức và hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động công chứng ở địa phương.

III. TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP CỦA CÁC SỞ, NGÀNH VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, UBND CẤP XÃ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG

1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật công chứng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong nội bộ cơ quan, đơn vị mình nhận thức đầy đủ các quy định của pháp luật về công chứng.

2. Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc rà soát, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động hành nghề công chứng liên quan đến lĩnh vực ngành mình quản lý.

3. Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc kết nối, chia sẻ dữ liệu của ngành, lĩnh vực đang quản lý với Cơ sở dữ liệu công chứng nhằm kịp thời thông tin về nguồn gốc tài sản, chủ sở hữu, chủ sử dụng và các thông tin khác có liên quan đến tình trạng giao dịch của tài sản, biện pháp ngăn chặn ...nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước theo quy định pháp luật.

4. Tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng các dự thảo văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực công chứng; đề xuất các biện pháp nhằm phát triển nghề công chứng trên địa bàn tỉnh đúng theo quy định.

PHẦN III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

I. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Sở Tư pháp

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án này.

b) Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Trung ương kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc phát triển các tổ chức hành nghề công chứng, biện pháp khuyến khích việc phát triển Văn phòng công chứng tại các địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn.

c) Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả triển khai thực hiện, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.

2. Sở Tài chính

a) Phối hợp với Sở Tư pháp rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí kinh phí theo phân cấp quản lý ngân sách đảm bảo thực hiện hiệu quả Đề án này.

b) Triển khai các văn bản thực hiện chính sách tài chính của Trung ương đối với các Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai trong việc cung cấp thông tin về việc thu hồi, hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, các thông tin liên quan đến ngăn chặn theo quy định pháp luật để cập nhập vào cơ sở dữ liệu công chứng.

b) Chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai phối hợp với các tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương trong các hoạt động nghiệp vụ liên quan, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.

c) Phối hợp với Sở Tư pháp, Cục thuế tỉnh thực hiện thí điểm liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế.

d) Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu về đất đai và Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực khi đủ điều kiện kết nối, chia sẻ.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc xây dựng hoàn thiện Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực nhằm phục vụ cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng tại địa phương.

4. Công an tỉnh

a) Phối hợp với Sở Tư pháp trong thực hiện công tác quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động công chứng nhằm phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công chứng; tuyên truyền phổ biến pháp luật về công chứng, pháp luật liên quan cho cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng công an nhân dân trên địa bàn tỉnh.

b) Chỉ đạo các đơn vị có liên quan cung cấp quyết định kê biên tài sản trong giai đoạn điều tra và quyết định hủy bỏ các quyết định này; kịp thời thông tin về tình hình, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng lợi dụng hoạt động công chứng để phạm tội; về dấu hiệu, hành vi vi phạm của công chứng viên đang hành nghề trên địa bàn tỉnh.

c) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp, hỗ trợ các tổ chức hành nghề công chứng xử lý kịp thời khi phát hiện hành vi sử dụng tài liệu, giấy tờ giả, giả mạo người yêu cầu công chứng và các hành vi vi phạm pháp luật khác khi đang hành nghề công chứng.

d) Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc hướng dẫn tra cứu, chia sẻ cơ sở dữ liệu về dân cư và Cơ sở dữ liệu Công chứng, chứng thực để phục vụ cho hoạt động công chứng ở địa phương.

5. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh

Tiếp tục phối hợp thực hiện việc cung cấp thông tin về các quyết định phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, tài sản đang bị kê biên, giải quyết tranh chấp, quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản và quyết định thu hồi, chấm dứt, sửa đổi các loại quyết định này theo quy định pháp luật để cập nhật vào cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực theo quy định.

6. Đề nghị Cục thuế tỉnh

a) Chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức hành nghề công chứng trong việc thực hiện chế độ thu, nộp và quản lý phí công chứng, phí chứng thực; chế độ quản lý sử dụng biên lai, hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính theo đúng quy định pháp luật.

b) Phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu thực hiện thí điểm chế độ liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế.

7. Các sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện

a) Các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án  này; phối hợp thực hiện việc kết nối chia sẻ dữ liệu của ngành với Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực để phục vụ cho công tác quản lý công chứng tại địa phương.

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các phòng, ban, ủy ban nhân dân cấp xã kết nối, chia sẻ dữ liệu thông tin về chứng thực hợp đồng, giao dịch tại địa phương với cơ sở dữ liệu công chứng; cung cấp thông tin về đương sự, tài sản trong quá trình xác minh phục vụ cho hoạt động công chứng và thực hiện niêm yết theo đề nghị của các tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của Luật công chứng và pháp luật có liên quan.

8. Hội công chứng viên tỉnh

a) Thực hiện và phối hợp với Sở Tư pháp trong việc thực hiện các nội dung tại mục II, phần II Đề án này.

b) Hội công chứng viên với vai trò là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên có trách nhiệm giám sát các tổ chức hành nghề công chứng, hội viên trong việc thực hiện Đề án này.

9. Các Tổ chức hành nghề công chứng

a) Thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên theo quy định tại Luật Công chứng năm 2014 và các quy định của pháp luật liên quan.

b) Thực hiện đầy đủ việc cập nhật kịp thời thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin khác về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch do công chứng viên của tổ chức mình thực hiện công chứng vào Cơ sở dữ liệu công chứng.

c) Các tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn đội ngũ công chứng viên, nhân viên của tổ chức mình nâng cao tinh thần trách nhiệm, tuân thủ các quy định pháp luật, quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; việc tập sự hành nghề công chứng và thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động công chứng của Sở Tư pháp và cơ quan có thẩm quyền.

II. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Giai đoạn 2023-2025

a) Rà soát, sửa đổi, ban hành các văn bản theo thẩm quyền để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về hoạt động công chứng tại địa phương;

b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm triển khai thi hành thống nhất, đồng bộ hiệu quả Luật công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng.

c) Duy trì Phòng công chứng để đảm bảo giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp dịch vụ công chứng.

d) Tiếp tục xã hội hóa lĩnh vực công chứng theo quy định của Luật công chứng và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

đ) Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả việc vận hành cơ sở dữ liệu công chứng, nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động công chứng tại địa phương.

e) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với các tổ chức hành nghề công chứng, kịp thời phát hiện những vi phạm và chấn chỉnh.

g) Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội công chứng viên tỉnh, phát huy vai trò tự quản của Hội công chứng viên trong hành nghề công chứng tại địa phương.

2. Giai đoạn 2025 đến 2030

a) Rà soát, sửa đổi các văn bản liên quan đến hoạt động công chứng ở địa phương để đảm bảo phù hợp với Luật công chứng (sửa đổi, bổ sung)

b) Thực hiện thí điểm liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế.

c) Rà soát, định hướng xã hội hóa lĩnh vực công chứng theo quy định của Luật công chứng và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

d) Phối hợp khai thác hệ thống thông tin và thực hiện việc cập nhật, kết nối, chia sẻ các dữ liệu có liên quan đến hoạt động công chứng với các ngành có liên quan.

đ) Tiếp tục rà soát kiện toàn lại Phòng công chứng theo định hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu quả để giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp dịch vụ công chứng ở địa phương.

e) Tăng cường công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Kinh phí thực hiện Đề án này được bố trí từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí xã hội hóa khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Trong quá trình thực hiện Đề án này, nếu có khó khăn, vướng mắc yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) để xem xét, hướng dẫn hoặc đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

 

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG THEO ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN

STT

Đơn vị cấp huyện

Tên tổ chức hành nghề công chứng

Địa chỉ trụ sở

1

Thành phố Vĩnh Yên

Phòng công chứng số 1 tỉnh Vĩnh Phúc

Đường Chu Văn An, phường Liên Bảo, Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

2

Văn phòng công chứng Vĩnh Phú

số 17, Lô S3, Khu đô thị Chùa Hà Tiên, xã Định Trung, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

3

Văn phòng công chứng Anh Minh

Số 131, Đường Trần Quốc Tuấn, Phường Ngô Quyền, Thành phố Vĩnh Yên

4

Văn phòng công chứng số 1 Đức Vinh

số 29, đường Trần Phú, Phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

5

Văn phòng công chứng Vĩnh Yên

số 111, phố Nguyễn Công Trứ, phường Liên Bảo, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

6

Văn phòng công chứng Kim Minh

số 41, Đường Phạm Văn Đồng, Phường Tích Sơn, Thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc

7

Văn phòng công chứng Nguyễn Minh Hiên

Số 34, phố Lê Lợi, phường Tích Sơn, Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

8

Văn phòng công chứng Kim Ánh

Số 23, Ngô Gia Tự, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

9

Văn phòng công chứng Đào Thị Nguyệt

Số 1 Mê Linh, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

10

Văn phòng công chứng Lê Cân

Số 40, đường Phan Đình Giót, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

11

Văn phòng công chứng Lê Thùy Trang

Số 32 A, đường Nguyễn Trãi, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

12

Thành phố Phúc Yên

Văn phòng công chứng ATK

số 262, đường Hai Bà Trưng, Phường Hùng Vương, Thành phố Phúc Yên,  tỉnh Vĩnh Phúc

13

Văn phòng công chứng Hùng Vương

số 83, tổ 6, Phường Trưng Trắc, Thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

14

Văn phòng công chứng Bảo Tín

số 169, đường Trưng Trắc, Phường Trưng Trắc, Thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

15

Văn phòng công chứng Bình Minh

Số 45, đường Trường Chinh, tổ 2, phường Xuân Hòa, thành phố Phúc Yên,  tỉnh Vĩnh Phúc

16

Văn phòng công chứng Hoàng Thuận

Số nhà 339, đường Hai Bà Trưng, phường Tiền Châu, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

17

Huyện Bình Xuyên

Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Nga

Khu phố 1, thị trấn Hương Canh, Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

18

Huyện Tam Đảo

Văn phòng công chứng Khánh Linh

thôn Tích Cực, thị trấn Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

19

Văn phòng công chứng Hoàng Kim

Km10, thị trấn Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

20

Huyện Vĩnh Tường

Văn phòng công chứng Trần Thị Hoa

phố Tân Hoa, thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

21

 

Văn phòng công chứng Minh An

Thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

22

Huyện Yên Lạc

Văn phòng công chứng Mạnh Anh

khu 3, phố Vĩnh Đoài, thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

23

Văn phòng công chứng Vĩnh Phúc

khu 3, thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

24

25

Huyện Tam Dương

Văn phòng công chứng Phùng Ánh Tuyết

TDP Giữa, thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

Văn phòng công chứng Nguyễn Gia Tuyến

Phố Me, thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

26

Huyện Lập Thạch

Văn phòng công chứng Quang Minh

Tổ dân phố Tân Chiền, Thị trấn Lập Thạch, huyên Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

27

Văn phòng công chứng Lý Khôn

Tổ dân phố Vĩnh Thịnh, thị trấn Lập Thạch, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

 

PHỤ LỤC 2

THỐNG KÊ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC CỦA CÁC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG

STT

Năm

Số tổ chức hành nghề công chứng

Số công chứng viên

Tổng số việc đã công chứng, chứng thực

Tổng số phí công chứng, chứng thực (Nghìn đồng)

Tổng số thù lao công chứng chi phí khác thu được
( nghìn đồng)

Tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước hoặc nộp thuế (nghìn đồng)

Tổng số

Số Phòng công chứng

Số văn phòng công chứng

Tổng số

Phòng công chứng

Văn phòng công chứng

Tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư

Tự bảo đảm chi thường xuyên

Tự bảo đảm một phần chi thường xuyên

Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên

Công chứng hợp đồng giao dịch

Chứng thực chữ ký, chứng thực bản sao từ bản chính

Tổng số phí công chứng thu
được

Tổng số phí chứng thực thu được

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

1

2015

24

 

 

3

 

21

 40

33

 47,674

 40,509

 8,074,564

230,751

 945,836

 1,284,802

2

2016

24

 

 

3

 

21

 40

33

 52,495

 81,297

 9,244,612

 298,596

 1,218,699

 1,201,629

3

2017

24

 

 

2

 

22

48 

5

43

 64,442

 97,247

 12,084,926

 446,468

 1,145,760

 1,482,290

4

2018

24

1

 

 

 

23

50

 4

46

 68,940

 115,010

 15,033,809

 477,442

 1,319,731

 1,434,644

5

2019

23

 

 

 

22

 52

3

49

 74,229

 162,927

 17,057,289

 525,105

 1,324,917

 1,588,066

6

2020

27

1

 

 

 

26

56

3

53

68,520

133,754

15,793,512

534,682

2,835,266

1,445,886

7

2021

27

1

 

 

 

26

57

3

54

99,453

125,200

25,459,152

34,615,040

4,578,403

2,629,970

8

2022

27

1

 

 

 

26

56

3

53

100,843

6,057,365

30,052,825

 497,554,605

2,298,713

2,842,899