Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 825/QĐ-UBND

Lạng Sơn, ngày 19 tháng 4 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 29/11/2005;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19/6/2017;

Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Căn cứ Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 6/10/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Căn cứ Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 20/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;

Căn cứ Chương trình hành động số 74-CTr/TU ngày 28/12/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Căn cứ Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày 06/11/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại tờ trình số 44/TTr-SVHTTDL ngày 02/4/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- C, PCVP UBND tỉnh,các phòng CM, TH-CB;
- Lưu: VT, KGVX (NNK).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Hồ Tiến Thiệu

 

PHỤ LỤC 1:

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC THỊ TRƯỜNG VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Sản phẩm du lịch

 

 

Thị trường chính

Du lịch tham quan di tích, thắng cảnh

Du lịch văn hóa - tâm linh

Du lịch sinh thái

Du lịch nghỉ dưỡng núi, hồ

Du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe

Du lịch vui chơi giải trí, thể thao, chơi golf

Du lịch cửa khẩu

Du lịch MICE, du lịch đô thị

Du lịch cộng đồng, làng nghề, sinh thái nông nghiệp công nghệ cao

Thị trường khách quốc tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thị trường Đông Bắc Á (Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc)

●●●●

●●

●●●

●●

●●●

●●●

●●

●●

●●●

Thị trường ASEAN (Thái Lan, Lào, Malaysia, Singapore…)

●●●●

●●●

●●●

●●

●●●

●●●

●●●

●●

●●●

Thị trường Tây Âu (Pháp, Anh, Đức, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch…)

●●●●

●●●

●●

●●

●●

●●

●●●

Thị trường Bắc Mỹ (Mỹ, Canada)

●●●●

●●

●●

●●●

Thị trường Úc

●●●●

●●●

●●

●●

●●●

Thị trường Ấn Độ, Trung Đông

●●●●

●●●●

●●

●●●

●●

●●

●●

●●●

Thị trường khách nội địa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hà Nội và các tỉnh, thành phố phía Bắc

●●●●

●●●

●●●

●●

●●●

●●

●●●

●●●

●●●

Các tỉnh, thành phố phía Nam

●●●●

●●●

●●

●●

●●

●●

●●●

Khách nội tỉnh Lạng Sơn

●●

●●●●

●●●

●●●

●●●

●●●●

●●

●●

●●●

Ghi chú: ●●● - ● Ưu tiên từ cao đến thấp

 

PHỤ LỤC 2:

DANH MỤC MỘT SỐ DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2030

STT

Tên dự án

Tính chất, nội dung

(các hạng mục đầu tư), sản phẩm du lịch điển hình

Quy mô (ha)

Nguồn kinh phí

Giai đoạn đầu tư

(hoàn thành)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn

- Vận tải cáp treo.

- Khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng.

- Công viên vui chơi giải trí chuyên đề.

- Khu vui chơi nhà trượt tuyết.

- Bảo tàng văn hóa.

- Nhà hàng ẩm thực.

- Du lịch sinh thái.

- Du lịch tâm linh,...

15.000

12.000 tỷ đồng

(vốn ngân sách cho hạ tầng du lịch; còn lại xã hội hóa)

2020 - 2030

2

Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái vườn na kết hợp tham quan Khu di tích lịch sử Chi Lăng (huyện Chi Lăng)

- Phòng giới thiệu, hướng dẫn thông tin du lịch; trưng bày và giới thiệu các sản phẩm từ quả na; chiếu phim 3D hướng dẫn quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch quả na...

- Khu vực vườn na công nghệ cao để khách tham quan, trải nghiệm và sử dụng sản phẩm na; khu vực tạo dáng bonsai từ cây na để bán cho khách.

- Khu vực dịch vụ du lịch (dịch vụ nhà vườn, dịch vụ ăn uống, cắm trại...)

100

1.200 tỷ đồng

(vốn xã hội hóa)

2020 - 2025

3

Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái cộng đồng Hữu Liên

(huyện Hữu Lũng)

- Phòng giới thiệu, hướng dẫn thông tin du lịch; chiếu phim 3D về cảnh quan và các hệ sinh thái ở Hữu Liên (trước khi khách tham quan)

- Các nhà nghỉ du lịch cộng đồng homestay, nhà nghỉ du lịch sinh thái kết hợp dịch vụ

- Khu sinh thái, cảnh quan (sưu tầm, lưu trữ, bảo tồn một số loài động thực vật quý hiếm, đặc hữu...)

300

1.200 tỷ đồng

(vốn xã hội hóa)

2020 - 2025

4

Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hồ Bản Lải (huyện Lộc Bình)

- Phòng giới thiệu, hướng dẫn thông tin du lịch; chiếu phim 3D về cảnh quan khu vực hồ (trước khi khách tham quan)

- Khu vực các biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp ven theo triền núi quanh hồ

- Khu vực các dịch vụ tập trung (hội nghị, ăn uống, mua sắm...)

- Khu vực vui chơi giải trí; luyện tập thể thao; phục hồi sức khỏe

- Sân golf

- Bãi xe, bến thuyền du lịch...

1.600

2.400 tỷ đồng

(vốn xã hội hóa)

2020 - 2030

và những năm tiếp theo

5

Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái vui chơi giải trí thác Soong Cau (Emer Hill)

- Khu đón tiếp và bãi để xe

- Khu trung tâm

- Sân golf mini và lễ hội

- Bar café ngắm cảnh, bể bơi vô cực

- Khu chợ đặc sản địa phương

- Khu Bungalow

- Khu biệt thự gia đình

- Khu biệt thự nhà vườn

- Khu kỹ thuật (cấp cấp điện, nước)

- Khu trồng cây ăn quả

- Khu trồng hoa Đào

- Khu trồng hoa mầu

- Khu du lịch dã ngoại

- Giao thông và kè đồi

- Suối tự nhiên rừng cây mặt nước

85

460 tỷ đồng

(vốn xã hội hóa)

2020 - 2025

và những năm tiếp theo

6

Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái nông nghiệp công nghệ cao, kết hợp nghỉ dưỡng vườn cam, quýt Hang Hú - Bắc Sơn

- Khu vực lưu trú nghỉ dưỡng cao cấp (biệt thự, homestay)

- Khu vực tổ chức các dịch vụ du lịch (ăn uống, bán hàng, hồ bơi, chăm sóc sức khỏe...)

- Khu vực trải nghiệm các sản phẩm cam, quýt ứng dụng công nghệ sạch, công nghệ cao; tạo dáng bonsai cam, quýt bán cho khách du lịch...

100

1.200 tỷ đồng

(vốn xã hội hóa)

2020 - 2025

 

7

Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hồ Nà Tâm (TP.Lạng Sơn)

- Khu vực lưu trú nghỉ dưỡng (biệt thự, homestay...)

- Khu công viên sinh thái, câu cá

- Khu vực dịch vụ du lịch

35

240 tỷ đồng

(vốn xã hội hóa)

2020 - 2025

 

8

Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Hồ Bản Nầng (huyện Văn Quan)

- Xây dựng khu dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp (lâu đài, nhà biệt thự cổ điển phong cách Châu Âu loại 3 tầng; nhà biệt thự cổ điển phong cách kiến trúc Pháp, loại 1 tầng và lâu đài kiến trúc Pháp, Châu Âu

- Xây dựng khu dịch vụ nghỉ dưỡng gắn với trải nghiệm nông nghiệp (Nhà Bugalow, Homestay, nhà sàn dân tộc, bảo tàng, khám phá đồng cỏ tự nhiên

- Xây dựng khu dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí (thao trường đua ngựa, lễ hội chọi trâu, thao trường thi bắn, sân tập golf, dịch vụ bể bơi, sân bóng đá mini, bóng chuyền

- Xây dựng khu dịch vụ vui chơi giải trí ngoài trời (khám phá mê cung tình yêu, cầu vồng tình yêu, kinh khí cầu, dịch vụ đu quay dân tộc, cắm trại đốt lửa ngoài trời và các dịch vụ vui chơi khác,..)

- Khu dịch vụ tổ chức chợ dân tộc

- Khu vực bảo tồn cảnh quan tự nhiên (khoanh nuôi bảo vệ và phát triển rừng, trồng rừng, bảo tồn và phát triển các cây lâm sản quý

118,9

834 tỷ đồng

(vốn xã hội hóa)

2020 - 2025 và những năm tiếp theo

9

Khu du lịch Xứ Lạng Thủy Vân Sơn (Huyện Văn Lãng)

Xây dựng khu nông nghiệp hữu cơ, du lịch sinh thái, nhà hàng, tổ hợp biệt thự khách sạn, khu vui chơi giải trí

1300

3000 tỷ đồng

(vốn xã hội hóa)

2020 - 2025

10

Công viên địa chất toàn cầu

Lạng Sơn

(các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, hữu Lũng, Chi Lăng)[1]

- Điều tra, khảo sát, nghiên cứu bổ sung, đánh giá, xếp hạng các giá trị di sản (văn hóa, ĐDSH, địa chất-địa mạo, địa văn hóa, khảo cổ học…); xác định phạm vi, quy mô và triển vọng xây dựng CVĐC

- Hội thảo khoa học về tiềm năng DSĐC và triển vọng xây dựng CVĐC toàn cầu

- Chuẩn bị hồ sơ trình UNESCO công nhận CVĐC toàn cầu và bảo vệ hồ sơ.

- Lập kế hoạch quản lý CVĐC

- Lập quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị tổng thể các loại hình di sản ở CVĐC

- Lập quy hoạch xây dựng CVĐC

- Xây dựng và triển khai chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng đối về DSĐC và CVĐC

- Xây dựng và triển khai chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch địa chất ở CVĐC

- Tham gia hoạt động của Mạng lưới CVĐC toàn cầu

-Lập hồ sơ trình Chính phủ công nhận một số di tích quốc gia/quốc gia đặc biệt.

- Triển khai các dự án nghiên cứu, tôn tạo, bảo tồn, phục dựng, đầu tư

4000

30 tỷ đồng

(vốn ngân sách và xã hội hóa)

2021 - 2025

và những năm tiếp theo

11

Các dự án đầu tư các khu, điểm du lịch khác (Khu nghỉ dưỡng cánh đồng hoa Nhung Ngọc Linh; Khu du lịch sinh thái Tân Hương; Khu vui chơi giải trí Như Nguyệt; Khu du lịch sinh thái Thác Bản Khiếng, Bản Khoai; Khu du lịch sinh thái thác Đăng Mò; Khu du lịch sinh thái Suối Hoa; Khu du lịch nghỉ dưỡng hồ Vũ Lăng; Khu du lịch tham quan, sinh thái, nghỉ dưỡng Mỏ Nhài; Khu du lịch núi Nà Lay; Khu du lịch Suối Mỏ Mắm; Khu vui chơi giải trí Thung lũng hoa Bắc Sơn; Khu du lịch sinh thái rừng nghiến nguyên sinh Bắc Sơn; Khu du lịch sinh thái hồ Pác Mỏ; Khu lưu trú và nghỉ dưỡng sinh thái Hữu Liên; khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng thảo nguyên Khau Slao, huyện Chi Lăng...)

 

1.000

3.480 tỷ đồng

(vốn xã hội hóa)

2020 - 2030

12

Các dự án đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông đến các khu, điểm du lịch; hạ tầng du lịch cộng đồng…

- Các tuyến đường huyện, đường xã

- Các điểm dừng chân ngắm cảnh

 

 

2020 - 2025

13

Chương trình quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn

- Giới thiệu hình ảnh du lịch Lạng Sơn trong và ngoài nước (tạp chí, tập gấp, website, truyền hình…)

- Tham gia hội chợ về du lịch

- Tham gia các đoàn Famtrip…

 

140 tỷ đồng

(vốn ngân sách)

 

 

2020 - 2030

14

Hỗ trợ công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Lạng Sơn

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về quản lý, về các nghiệp vụ du lịch, về ngoại ngữ...

 

40 tỷ đồng

(vốn ngân sách và xã hội hóa)

2020 - 2030

15

Bảo tồn tài nguyên và môi trường du lịch tỉnh Lạng Sơn

- Bảo tồn, nâng cấp các giá trị tài nguyên du lịch (Đền Bắc Lệ, Thủy Môn Đình, ga Đồng Đăng, Thạch Khuyên…)

- Bảo vệ môi trường du lịch

- Tổ chức các lớp tuyên truyền, tập huấn về bảo vệ môi trường

 

720 tỷ đồng

(vốn ngân sách)

2020 - 2030

 

 

Tổng cộng

23.638,9

26.914 tỷ đồng

2020 - 2030

 

 

 



[1] là mô hình phát triển kinh tế - xã hội bền vững, vừa bảo vệ được môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đồng thời sử dụng hợp lý, tổng thể các dạng tài nguyên, giá trị di sản. Mô hình CVĐC tuy mới ra đời nhưng đã được UNESCO công nhận và được thế giới tích cực triển khai. Danh hiệu công viên địa chất toàn cầu cũng cao quý và có giá trị không kém so với các danh hiệu di sản thế giới và dự trữ sinh quyển)