- 1 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2 Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 3 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
- 4 Bộ luật Lao động 2019
- 5 Thông tư 31/2017/TT-BNNPTNT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Thông tư 85/2020/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1 Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020
- 4 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Nghị định 66/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi
- 7 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 8 Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 9 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
- 10 Bộ luật Lao động 2019
- 11 Thông tư 31/2017/TT-BNNPTNT quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12 Thông tư 85/2020/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 827/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 13 tháng 5 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 23/11/2019; Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Đê điều ngày 17/6/2020;
Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 6/7/2021 của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;
Căn cứ Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai;
Theo đề nghị của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La tại Tờ trình số 61/TTr-PCTT ngày 06 tháng 5 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy định công tác trực ban và chế độ báo cáo trong phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; trực ban Ứng phó sự cố, thiên tai trên địa bàn tỉnh Sơn La (có Quy định kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Giám đốc các sở, ban, ngành, đơn vị thành viên Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi: Quy định này quy định công tác trực ban và báo cáo trong công tác phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; trực ban Ứng phó sự cố, thiên tai trên địa bàn tỉnh Sơn La.
2. Đối tượng áp dụng: Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ trực ban phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; trực ban Ứng phó sự cố, thiên tai trên địa bàn tỉnh Sơn La; Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh.
1. Người được giao trực ban phải nghiêm túc chấp hành nhiệm vụ; tiếp nhận đủ, chính xác các thông tin và xử lý kịp thời các tình huống xảy ra trong quá trình trực ban; xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Ban Chỉ huy, lãnh đạo Văn phòng Thường trực, truyền tải thông tin kịp thời, đầy đủ đến cơ quan, đơn vị liên quan; báo cáo và tham mưu cho lãnh đạo Ban Chỉ huy, lãnh đạo Văn phòng Thường trực chỉ đạo, ứng phó và khắc phục các tình huống thiên tai xảy ra.
2. Thông tin liên quan đến công tác trực ban phòng, chống thiên tai phải được ghi chép đầy đủ, chính xác vào sổ trực ban, tổng hợp vào báo cáo trực ban và gửi lãnh đạo Ban Chỉ huy, lãnh đạo Văn phòng Thường trực theo đúng quy định.
3. Thực hiện giao ca giữa các ca trực; ca trực trước bàn giao đầy đủ các thông tin, công việc đang xử lý, các trang thiết bị phục vụ công tác trực cho ca trực sau để theo dõi và xử lý tiếp, không để gián đoạn.
1. Trực theo giờ hành chính (08/24 giờ): Thực hiện trực ban từ ngày 01 tháng 11 năm trước đến ngày 14 tháng 6 năm sau (đối với cơ quan chuyên trách trực theo giờ hành chính từ ngày 01/01-31/12 hàng năm).
2. Trực ban theo chế độ 24/24 giờ (kể cả ngày lễ, ngày nghỉ): Thực hiện trực ban từ ngày 15/6 đến ngày 30/10 hàng năm (tính theo mùa lũ trên các sông thuộc Bắc Bộ quy định tại Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ).
3. Trực ban khi có cảnh báo thiên tai trực ban theo chế độ 24/24 giờ (kể cả ngày lễ, ngày nghỉ).
a) Đối với cấp tỉnh: trực ban khi có văn bản chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai; Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN; khi có cảnh báo thiên tai của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Bắc; khi có chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La.
b) Đối với cấp huyện, thành phố: trực ban khi có văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh; khi có cảnh báo thiên tai của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Bắc; khi có chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, thành phố.
c) Đối với cấp xã, phường: trực ban khi có văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện, thành phố, khi có chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
d) Phân ca trực: Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp, các ngành căn cứ điều kiện của đơn vị phân công ca trực tại đơn vị mình.
Điều 4. Phương thức truyền, gửi thông tin
Fax trực tiếp cho nơi cần thông báo tin, sau đó gửi bản gốc bằng đường chuyển công văn để đối chiếu; lưu trữ bản Fax và cuống Fax theo thứ tự để kiểm tra khi cần thiết. Đối với các thông tin quan trọng có thể liên lạc bằng đàm thoại để kiểm tra thông tin đã fax (cần ghi rõ thời gian và tên người trả lời điện).
Đọc trực tiếp, trao đổi bằng đàm thoại (ghi tên người, ngày, giờ nhận). Gửi email qua hòm thư điện tử, hòm thư công vụ và các phần mềm trực tuyến như viber, zalo, Messenger… Gửi văn bản, công điện qua phần mềm Quản lý văn bản điều hành của tỉnh.
Điều 5. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh
1. Thành phần trực:
a) Trực chỉ đạo gồm: Lãnh đạo, thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, lãnh đạo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT& TKCN tỉnh.
b) Trực nghiệp vụ, trực hành chính, hậu cần: Trong trường hợp bình thường thành phần trực ban trong 01 ca trực bao gồm 02 cán bộ trực nghiệp vụ và 02 cán bộ hành chính, hậu cần. Trường hợp thiên tai, sự cố diễn biến phức tạp số lượng cán bộ của ca trực được bổ sung để hỗ trợ.
c) Lãnh đạo Văn phòng Thường trực căn cứ vào danh sách cán bộ trực và tình hình thực tế, diễn biến của thiên tai để phân trực và bổ sung cán bộ trực tăng cường cho công tác trực ban và kiểm tra, xử lý tại hiện trường.
2. Nhiệm vụ trực ban.
a) Giúp Ban Chỉ huy PCTT& TKCN tỉnh tiếp nhận và xử lý kịp thời các thông tin về tình hình thiên tai từ Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp dưới, các tổ chức, cá nhân có liên quan; theo dõi, nắm chắc mọi tình hình liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai; tình trạng các công trình phòng, chống thiên tai; tình hình tổ chức lực lượng và huy động nguồn lực để ứng phó với thiên tai (nhân lực, vật tư, phương tiện và các cơ sở vật chất kỹ thuật ...).
b) Tiếp nhận các Chỉ thị, mệnh lệnh, thông báo của Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ; Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai; Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các Bộ, ngành; Tỉnh ủy, UBND tỉnh để truyền đạt kịp thời đến lãnh đạo Ban Chỉ huy PCTT& TKCN tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT& TKCN cấp huyện, thành phố, các sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan.
c) Tham mưu cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh trong việc soạn thảo công điện, văn bản chỉ đạo, chỉ huy và tổ chức phòng, tránh, ứng phó, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh; xử lý các sự cố công trình phòng, chống thiên tai; tổ chức điều động các lực lượng để chi viện cho các địa phương trong trường hợp khẩn cấp.
d) Tổng hợp tình hình phòng, chống thiên tai, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT& TKCN tỉnh theo quy định hiện hành.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh.
Điều 6. Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, thành phố (phòng Nông nghiệp huyện, phòng Kinh tế thành phố).
1. Thành phần trực: Tùy theo tình hình thực tế, diễn biến của thiên tai, sự cố và lực lượng tại địa phương, cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện, thành phố quyết định cụ thể số lượng thành viên trong ca trực.
2. Nhiệm vụ:
a) Tham mưu cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện, thành phố tiếp nhận và xử lý kịp thời các thông tin về tình hình thiên tai từ Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp dưới, các tổ chức, cá nhân có liên quan; theo dõi diễn biến thiên tai xảy ra trên địa bàn; diễn biến các công trình phòng, chống thiên tai; tình hình tổ chức, huy động lực lượng để ứng phó với các tình huống thiên tai trên địa bàn.
b) Tiếp nhận văn bản, ý kiến chỉ đạo của cơ quan cấp trên để truyền đạt kịp thời đến lãnh đạo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện, thành phố, đến UBND, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp xã và đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
c) Tham mưu cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện, thành phố trong việc soạn thảo công điện, văn bản chỉ đạo, chỉ huy và tổ chức phòng tránh, ứng phó, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trên địa bàn cấp huyện, thành phố; đề xuất huy động các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để chi viện cho các địa phương khác khi có tình huống khẩn cấp.
d) Tổng hợp tình hình phòng, chống thiên tai, thiệt hại và nhu cầu đề nghị hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện, báo cáo UBND, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện, thành phố và Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh theo quy định hiện hành.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, cấp huyện, thành phố.
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định về công tác trực ban, báo cáo quy định chế độ trực ban, báo cáo trong phòng, chống thiên tai của đơn vị mình.
1. Từ ngày 15/6 đến ngày 31/10 hàng năm, khi có tình huống thiên tai xảy ra, các Các sở, ngành, đoàn thể của tỉnh; các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân; Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện chế độ báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh theo thông tư liên tịch số 43/2015/TT- BNNPTNT- BKHĐT ngày 23/11/2015 của Liên Bộ Nông nghiệp và PTNT - Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Báo cáo nhanh bằng điện thoại, fax, email, zalo;
- Báo cáo bằng văn bản qua phần mềm Quản lý văn bản điều hành của tỉnh;
- Kết thúc mỗi đợt thiên tai, báo cáo kết quả công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và các đề nghị (nếu có);
2. Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Bắc cung cấp thông tin về thiên tai theo Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ; và theo hợp đồng đã ký kết với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN.
3. Phương thức báo cáo: Thực hiện theo Điều 4 quy định này.
Điều 9. Chế độ cho người trực ban Phòng, chống thiên tai
Người làm nhiệm vụ trực ban phòng, chống thiên tai (tại trụ sở và tại hiện trường) thực hiện làm đêm, làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 106, Điều 107, Điều 108 của Bộ luật Lao động; Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/03/2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và Thông tư số 31/2017/TT- BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai.
Người làm nhiệm vụ trực ban phòng, chống thiên tai được trả lương làm đêm, làm thêm giờ, phụ cấp kiêm nhiệm theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật Lao động; Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/03/2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Thông tư số 31/2017/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống thiên tai và Thông tư số 85/TT-BTC ngày 01/10/2020 của Bộ Tài Chính Quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp.
Điều 10. Nguồn kinh phí chi trả cho công tác trực ban Phòng, chống thiên tai
Kinh phí được cấp hàng năm cho các đơn vị và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của Luật Ngân sách.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị, đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm Quy định này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh) để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Kế hoạch 2934/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 342/QĐ-TTg về Kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia đến năm 2025 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 2 Chỉ thị 09/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 do tỉnh Bình Dương ban hành
- 3 Kế hoạch 96/KH-UBND về phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2022
- 4 Quyết định 633/QĐ-UBND năm 2022 công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên các tuyến đường bộ địa phương do Sở Giao thông vận tải tỉnh Lai Châu quản lý
- 5 Kế hoạch 1268/KH-UBND về hiệp đồng nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 do tỉnh Gia Lai ban hành