Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 83/QĐ-BNN-TCLN

Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THỰC HIỆN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG CHỈ RỪNG GIAI ĐOẠN 2016-2020

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp;

Xét đề nghị của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tại Tờ trình số 669/TTr-KHLN ngày 18/12/2015 về xin phê duyệt Đề án thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng giai đoạn 2016-2020;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp,

QUYT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án thực hiện quản lý rừng bền vững (sau đây viết tắt là QLRBV) và chứng chỉ rừng (sau đây viết tắt là CCR) giai đoạn 2016-2020, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị dịch vụ môi trường rừng, thúc đẩy cấp chứng chỉ rừng ở Việt Nam nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới, góp phần nâng cao giá trị gia tăng ngành Lâm nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2020, có ít nhất có 500.000 ha rừng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững vững, trong đó có 350.000 ha là rừng trồng và 150.000 ha là rừng tự nhiên.

- Xây dựng và phát triển Hệ thống CCR Việt Nam.

- Nâng cao năng lực cho các bên liên quan để thực hiện QLRBV và cấp CCR ở Việt Nam.

II. NỘI DUNG NHIỆM VỤ

1. Thực hiện quản lý rừng bền vững

a) Xây dựng Bộ tiêu chuẩn QLRBV của Việt Nam trên cơ sở hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế.

b) Xây dựng và hoàn thiện các hướng dẫn kỹ thuật về QLRBV rừng tự nhiên và rừng trồng, trong đó ưu tiên đối tượng rừng sản xuất; hướng dẫn về giám sát và đánh giá thực hiện QLRBV.

c) Phổ biến và tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về QLRBV; tổ chức các khóa tập huấn về QLRBV cho các đối tượng là cán bộ khuyến lâm, kiểm lâm viên địa bàn, cán bộ lâm nghiệp; các chủ rừng và các doanh nghiệp chế biến lâm sản.

d) Rà soát, quy hoạch, lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch hàng năm triển khai QLRBV trên phạm vi cả nước và các vùng sinh thái; triển khai các mô hình, dự án thí điểm về QLRBV để rút kinh nghiệm khi triển khai trên diện rộng.

2. Cấp chứng chỉ rừng

a) Đề xuất Hệ thống cấp chứng chỉ rừng quốc gia, bao gồm: Hội đồng Chứng chỉ rừng Việt Nam (VFCC) và các Tổ chức cấp chứng chỉ rừng.

b) Xây dựng thông tư quy định cụ thể về: trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ rừng, quyền hạn và nhiệm vụ của các tổ chức đánh giá cấp CCR; điều kiện, tiêu chuẩn đối với các chuyên gia, tổ chức đánh giá cấp CCR.

c) Thiết kế logo, nhãn mác và đăng ký thương hiệu CCR Việt Nam. Xây dựng hồ sơ và đăng ký tham gia hệ thống chứng chỉ rừng Quốc tế, trước mặt là tham gia Chương trình chứng nhận chứng chỉ rừng Châu Âu (PEFC).

d) Quy định nội dung, nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động về QLRBV và CCR.

3. Nâng cao năng lực và nhận thức về cấp chứng chỉ QLRBV

a) Đào tạo, tập huấn và xây dựng đội ngũ chuyên gia cho các đơn vị liên quan, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về triển khai QLRBV và CCR ở trong nước và quốc tế.

b) Đào tạo về kỹ năng xây dựng và quản lý các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia và quốc tế liên quan đến triển khai cấp chứng chỉ QLRBV.

c) Quảng bá thương hiệu chứng chỉ QLRBV quốc gia tới các hiệp hội, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu trong nước và quốc tế, trước mặt ưu tiên các thị trường xuất khẩu gỗ trọng điểm của Việt Nam.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về Tổ chức

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng CCR Việt Nam, cụ thể:

- Về cơ cấu và thành phần: Hội đồng CCR Việt Nam có khoảng 20 thành viên đại diện cho cơ quan quản lý, doanh nghiệp, chủ rừng, các tổ chức phi chính phủ trong nước và tổ chức liên quan. Hội đồng bao gồm: 01 Chủ tịch (Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); 02 Phó chủ tịch (Lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam); 01 thư ký hội đồng thuộc Tổng cục Lâm nghiệp; các thành viên khác, bao gồm: đại diện của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan; các đơn vị nghiên cứu; các trường đại học, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, các hội, hiệp hội đại diện cho lợi ích của các bên liên quan.

- Chức năng và nhiệm vụ: tham vấn các thành viên Hội đồng, đánh giá các đề xuất về tiêu chuẩn, các chính sách, hướng dẫn liên quan đến thực hiện QLRBV và CCR ở Việt Nam trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn; liên kết với Văn phòng Công nhận chất lượng (BoA) thuộc Bộ Khoa học Công nghệ để ban hành các tiêu chuẩn, chính sách liên quan và chứng thực năng lực và tính hợp pháp của các tổ chức, chuyên gia chứng nhận cấp CCR; kết nối với Tổ chức chứng nhận quốc tế để sử dụng lô gô Việt Nam và quốc tế; vận hành Hội đồng CCR Việt Nam và quản lý chất lượng QLRBV và CCR ở Việt Nam.

- Giúp việc cho Hội đồng CCR Việt Nam có Văn phòng CCR Việt Nam kiêm nhiệm, do Hội đồng CCR Việt Nam đề xuất. Nhiệm vụ của Văn phòng CCR Việt Nam là xây dựng các tiêu chuẩn và hướng dẫn, bao gồm: tiêu chuẩn QLRBV, tiêu chuẩn CoC, các tiêu chuẩn khác cho các sản phẩm ngoài gỗ (như dịch vụ môi trường rừng, LSNG, vv); phát triển logo; hoạt động văn phòng; tiếp thị và truyền thông; xây dựng năng lực; huy động nguồn vốn; xây dựng các hồ sơ liên quan để đăng ký tham gia thành viên của các tổ chức cấp chứng chỉ rừng quốc tế; theo dõi và giám sát.

b) Các tổ chức cấp chứng chỉ rừng: là các tổ chức có tư cách pháp nhân, bao gồm cả tổ chức trong và ngoài nước. Các tổ chức chứng nhận được BoA và Hội đồng CCR Việt Nam chứng thực đủ năng lực và hợp pháp sẽ được cấp phép tham gia hoạt động dịch vụ tư vấn về đánh giá và cấp chứng chỉ QLRBV và CoC thông qua logo của Hội đồng CCR Việt Nam và CCR quốc tế liên quan. Các tổ chức chứng nhận tham gia vào hoạt động đánh giá và cấp chứng chỉ QLRBV và CoC ở Việt Nam sẽ phải tuân thủ các quy định của Hội đồng CCR Việt Nam về đánh giá và cấp CCR.

2. Về khoa học công nghệ

- Tổng kết và chuyển giao nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật lâm sinh, bảo vệ rừng, phát triển lâm sản ngoài gỗ, chế biến và bảo quản lâm sản, vv để thực hiện QLRBV.

- Xây dựng và triển khai các đề tài nghiên cứu về bảo tồn đất, quản lý lập địa, bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác rừng tác động thấp,...

3. Về hợp tác quốc tế

- Mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế để kêu gọi các hỗ trợ, đầu tư, xây dựng năng lực, hỗ trợ kỹ thuật cho QLRBV và CCR ở Việt Nam. Tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong việc triển khai QLRBV và cấp CCR.

- Liên kết với các tổ chức cấp chứng chỉ rừng quốc tế để hài hòa chứng chỉ rừng Việt Nam.

4. Liên kết các chủ rừng để giảm chi phí đầu tư

- Xây dựng các mô hình liên kết các hộ gia đình trồng rừng (dựa trên các tổ chức sẵn có nhưng hợp tác xã, hội nông dân) để xây dựng các mô hình cấp chứng chỉ theo nhóm.

- Xây dựng mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến và chủ rừng.

- Xây dựng mô hình liên kết các công ty, doanh nghiệp giữa các tỉnh, các vùng với nhau để thiết lập các mô hình cấp chứng chỉ theo nhóm, vùng.

5. Về kinh phí thực hiện

a) Tổng kinh phí thực hiện Đề án ước tính là 22,3 tỷ đồng, chia ra:

- Triển khai thực hiện QLRBV: 9,4 tỷ đồng;

- Triển khai cấp chứng chỉ rừng Việt Nam: 6,4 tỷ đồng;

- Nâng cao năng lực và nhận thức về cấp chứng chỉ QLRBV: 6,5 tỷ đồng.

b) Nguồn vốn

- Trong giai đoạn đầu xây dựng Hệ thống CCR Việt Nam (2016-2020), cần có sự huy động từ các nguồn vốn: vốn ngân sách (chủ yếu là kinh phí đào tạo, tập huấn, quản bá thương hiệu...) là 7,3 tỷ đồng (32,9%); huy động tài trợ từ các chương trình, dự án quốc tế là 10,4 tỷ đồng (46,4%); huy động từ các doanh nghiệp và đối tượng hưởng lợi là 4,6 tỷ đồng (20,6%).

- Giai đoạn tiếp theo sau năm 2020, thực hiện xã hội hóa toàn phần và tự trang trải về kinh phí.

- Tăng cường công tác quản lý và cơ chế phối hợp có hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn vốn trong nước và tài trợ quốc tế trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án có liên quan.

- Khuyến khích, kêu gọi đầu tư từ khối tư nhân, các chủ rừng, các tổ chức dân sự xã hội trong thực hiện QLRBV và CCR.

(Nội dung chi tiết tại Phụ lục đính kèm)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổng cục Lâm nghiệp

a) Tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định thành lập Hội đồng CCR Việt Nam và quy định chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng CCR Việt Nam.

b) Thường trực Hội đồng CCR Việt Nam.

c) Tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các chính sách liên quan phục vụ triển khai QLRBV và CCR ở Việt Nam.

d) Lồng ghép các nội dung vào các Chương trình, dự án liên quan để triển khai đồng bộ, đạt hiệu quả.

2. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp và các cơ quan, tổ chức liên quan tư vấn cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các vấn đề liên quan đến triển khai QLRBV và CCR và hoạt động của Hội đồng CCR Việt Nam.

3. Các Cục, Vụ thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Cục Chế biến Nông - Lâm sản và nghề muối: phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp triển khai QLRBV và CCR đối với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu các sản phẩm gỗ.

b) Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường: phối hợp rà soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến triển khai QLRBV và CCR; xây dựng danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn ban hành để thúc đẩy QLRBV và CCR.

c) Vụ Hợp tác quốc tế: phối hợp thúc đẩy tài trợ quốc tế và lồng ghép các chương trình, dự án hợp tác quốc tế gắn với các nội dung theo Đề án được phê duyệt.

d) Vụ Kế hoạch: bố trí kế hoạch kinh phí hàng năm từ ngân sách nhà nước cho các nội dung của Đề án.

đ) Vụ Tài chính: phân bổ, hướng dẫn thực hiện và quản lý về các nguồn kinh phí thực hiện Đề án..

e) Vụ Tổ chức cán bộ: trình Bộ các văn bản liên quan đến cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng CCR Việt Nam.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Xây dựng kế hoạch và triển khai QLRBV và cấp CCR cấp tỉnh;

b) Phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án được duyệt theo chức năng,nhiệm vụ và phân cấp;

c) Hàng năm báo cáo về tình hình và kết quả triển khai Đề án trên địa bàn tỉnh.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng (b/c);
- Các Thứ trưởng;
- Trung tâm tin học Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, TCLN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Hà Công Tuấn

 

PHỤ LỤC

CHI TIẾT CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN THỰC HIỆN QLRBV VÀ CẤP CHỨNG CHỈ RỪNG GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 83/QĐ-BNN-TCLN ngày 12 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Các nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Kết quả dự kiến

Thời gian thực hiện

Tổng kinh phí

Chia ra các nguồn vốn

NS nhà nước

DN, NGOs, khác

KPTX

DA ODA

I

Thực hiện QLRBV

 

9.400

3.100

4.300

2.000

1

Xây dựng Bộ tiêu chuẩn Việt Nam về cấp CCR theo Hệ thống chứng nhận chứng chỉ rừng Châu Âu PEFC

VFCC

TCLN, Viện KHLN và các đơn vị liên quan

Bộ tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về QLRBV được ban hành;

2016

700

200

500

 

2

Xây dựng và hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật về QLRBV cho rừng tự nhiên và rừng trồng; hướng dẫn về giám sát và đánh giá thực hiện QLRBV

TCLN

Viện KHLN VN

- 01 Hướng dẫn kỹ thuật quản lý và sử dụng bền vững rừng tự nhiên;

- 01 Hướng dẫn bảo tồn đa dạng sinh học cho rừng trồng;

- 01 hướng dẫn khai thác tác động thấp cho rừng tự nhiên và rừng trồng;

- 01 hướng dẫn quản lý LSNG và DV MTR cho rừng tự nhiên và rừng trồng;

- 02 hướng dẫn giám sát đánh giá cho rừng tự nhiên và rừng trồng được ban hành;

2016-2017

2.000

500

1.000

500

3

Phổ biến và tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về QLRBV.

TCLN

Viện KHLN VN và các đơn vị liên quan;

- 01 phóng sự, phim về QLRBV được phát và đưa lên mạng;

- Ít nhất 10 bài tuyên truyền, hướng dẫn trên các báo, các phương tiện thông tin đại chúng; các đài phát thanh địa phương; các tài khoản mạng xã hội được thiết lập và duy trì;

2016-2020

1.000

200

500

300

4

Tổ chức các khóa tập huấn về QLRBV cho hệ thống cán bộ khuyến lâm, kiểm lâm viên địa bàn, cán bộ lâm nghiệp tại các địa phương và các chủ rừng

TCLN

Viện KHLN, Trung tâm KNGQ; Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh

- 20 lớp tập huấn cho 600 lượt người;

- Tài liệu tập huấn được xây dựng

2016-2018

1.700

1.200

300

200

5

Rà soát, quy hoạch, lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch hàng năm triển khai QLRBV trên phạm vi quốc gia và các vùng sinh thái

TCLN

Viện KHLN VN, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh

Bản quy hoạch, kế hoạch triển khai QLRBV (vùng ưu tiên, diện tích ưu tiên, đối tượng rừng, giải pháp)

2016-2017

2.000

1.000

1.000

 

6

Triển khai các mô hình, dự án thí điểm về QLRBV.

Viện KHLN

TCLN, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh

Ít nhất 3 mô hình về quản lý, sử dụng rừng bền vững được triển khai

2016-2020

2.000

 

1.000

1.000

II

Cấp chứng chỉ rừng

 

 

 

 

6.400

2.900

2.900

600

1

Đề xuất Hệ thống cấp chứng chỉ rừng quốc gia (xây dựng cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ)

TCLN

Vụ Tổ chức cán bộ

Hệ thống CCR quốc gia được xác định:

- Quyết định thành lập Hội đồng CCR Việt Nam và quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Hội đồng được ban hành;

- Hội đồng CCR Việt Nam được vận hành;

2016

2.400

1.200

1.000

200

2

Xây dựng thông tư quy định cụ thể về: trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ rừng, quyền hạn và nhiệm vụ của các tổ chức đánh giá cấp CCR; điều kiện, tiêu chuẩn đối với chuyên gia, tổ chức đánh giá cấp CCR

VFCC

TCLN, Viện KHLN và các đơn vị liên quan

- Thông được ban hành và thực hiện.

- Quy định về điều kiện với các chuyên gia, tổ chức đánh giá được ban hành và thực hiện.

2016

1.300

500

800

 

3

Thiết kế logo, nhãn mác và đăng ký thương hiệu CCR Việt Nam. Xây dựng hồ sơ và đăng ký tham gia hệ thống chứng chỉ rừng Quốc tế, trước mắt là tham gia Chương trình chứng nhận chứng chỉ rừng Châu Âu (PEFC)

VFCC

TCLN, Viện KHLN và các đơn vị liên quan

- Logo cho CCR của VN;

- Nhãn hiệu CCR được bảo hộ và đăng ký, quảng bá;

- Hội đồng CCR Việt Nam là thành viên PEFFC;

- Tiêu chuẩn về QLRBV của Việt Nam được PEFC chứng thực.

2016-2017

2.100

800

900

400

4

Quy định nội dung, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các hoạt động về QLRBV và CCR;

VFCC

TCLN, Viện KHLN và các đơn vị liên quan

- 01 hướng dẫn giám sát đánh giá cho rừng tự nhiên được ban hành;

- 01 hướng dẫn giám sát đánh giá cho rừng trồng được ban hành;

2016

600

400

200

 

III

Nâng cao năng lực và nhận thức về cấp chứng chỉ QLRBV

 

 

 

 

6.500

1.350

3.150

2.000

1

Đào tạo, tập huấn và xây dựng đội ngũ chuyên gia cho các bên liên quan đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về triển khai QLRBV và CCR trong nước và quốc tế.

VFCC

TCLN, Viện KHLN và các đơn vị liên quan

Ít nhất 50 chuyên gia được đào tạo, đảm bảo đáp ứng yêu cầu triển khai;

2016-2020

5.000

1.000

2.500

1.500

2

Đào tạo về kỹ năng xây dựng và quản lý các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia và quốc tế liên quan đến triển khai cấp chứng chỉ QLRBV

VFCC

TCLN, Viện KHLN và các đơn vị liên quan

02 lớp đào tạo được tổ chức cho 50 cán bộ, chuyên gia liên quan thuộc Viện KHLN VN, TCLN và các đơn vị liên quan

2015-2016

300

150

150

 

3

Quảng bá thương hiệu chứng chỉ QLRBV Việt Nam tới các hiệp hội, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu trong nước và quốc tế, trước mắt ưu tiên các thị trường xuất khẩu gỗ trọng điểm của Việt Nam.

VFCC

TCLN, Viện KHLN và các đơn vị liên quan

Chứng chỉ rừng Việt Nam được quảng bá ra các thị trường xuất khẩu gỗ chính (Mỹ, Nhật, EU);

2017-2020

1.200

200

500

500

Tổng kinh phí

 

22.300

7.350

10.350

4.600