Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

 ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 830/2015/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 13 tháng 03 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Căn cứ Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa tại Tờ trình số  307/TTr-STC ngày 30/01/2015 về việc ban hành đơn giá bồi thường cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Điều 2. Xử lý chuyển tiếp

1. Đối với những dự án, hạng mục đã chi trả xong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc đang thực hiện việc chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được phê duyệt trước ngày Quyết định có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo phương án đã phê duyệt.

2. Đối với những dự án, hạng mục chưa phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành thì xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ theo đơn giá tại Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3644/2011/QĐ-UBND ngày 04/11/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về cây, hoa màu trên đất; Quyết định số 3663/2012/QĐ-UBND ngày 06/12/2012 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành đơn giá bồi thường cây cao su trồng tập trung trong bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Xứng

 

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 830/2015/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

Phần I

THUYẾT MINH, QUY ĐỊNH ÁP DỤNG

I. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi (nuôi trồng thủy sản) khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai và Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

2. Đối tượng áp dụng

- Người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng, các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai;

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác bồi thường về cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất.

II. Căn cứ lập đơn giá

- Luật Đất đai năm 2013;

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Giá lương thực, thực phẩm tháng 12 năm 2014;

- Mức lương tối thiểu 1.900.000đồng/người/tháng.

III. Nội dung và nguyên tắc áp dụng đơn giá

1. Bồi thường đối với cây trồng

1.1. Đối với cây hàng năm: Mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của một vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 3 năm liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình của nông sản cùng loại ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất (Năng suất tính bồi thường do ngành nông nghiệp xác định).

1.2. Đối với cây lâu năm:

- Cây lâu năm khi thu hồi đất đang ở chu kỳ đầu tư hoặc đang ở thời kỳ xây dựng cơ bản, thì giá trị hiện có của vườn cây là toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc đến thời điểm thu hồi đất tính thành tiền theo thời giá thị trường tại địa phương.

- Cây lâu năm là loại thu hoạch một lần (cây lấy gỗ) đang ở trong thời kỳ thu hoạch, thì được bồi thường theo giá trị hiện có của vườn cây tại thời điểm thu hồi đất. Giá trị hiện có của vườn cây được tính bằng (=) số lượng từng loại cây trồng nhân (x) với giá bán một cây tương ứng cùng loại, cùng độ tuổi, cùng kích thước hoặc có cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường.

- Cây lâu năm là loại thu hoạch nhiều lần (cây ăn quả, cấy lấy dầu, cây lấy nhựa,…) đang ở trong thời kỳ thu hoạch, thì được bồi thường theo giá trị hiện có của vườn cây. Giá trị hiện có của vườn cây là giá bán vườn cây trên thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường.

- Cây lâu năm đã đến hạn thanh lý, thì chỉ bồi thường chi phí chặt hạ cho chủ sở hữu vườn cây.

1.3. Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, trồng lại.

1.4. Cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho các tổ chức, hộ gia đình trồng, quản lý chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây. Tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng.

Đối với cây trồng và lâm sản phụ trồng trên diện tích đất lâm nghiệp do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân để trồng, khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng, mà khi giao là đất trống, đồi núi trọc, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng, thì được bồi thường theo giá bán cây rừng chặt hạ tại cửa rừng cùng loại ở địa phương tại thời điểm có quyết định thu hồi đất.

2. Bồi thường đối với vật nuôi là thủy sản

2.1. Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không được bồi thường.

2.2. Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm. Trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra. Mức bồi thường cụ thể do hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) cấp huyện lập dự toán cho phù hợp với thực tế.

Phần II

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI

I. Bộ đơn giá bao gồm 4 phụ lục

- Phụ lục 1: Đơn giá cây lương thực, hoa màu, hàng năm;

- Phụ lục 2: Đơn giá cây ăn quả, công nghiệp, lâu năm;

- Phụ lục 3: Đơn giá cây lấy gỗ, củi, bóng mát, cảnh quan;

- Phụ lục 4: Bảng đơn giá công tác chặt hạ.

II. Một số quy định cụ thể trong bộ đơn giá

1. Các loại cây rau, màu, nông sản khác trồng xen lẫn với các loại cây ngắn ngày thì ngoài đơn giá bồi thường cho cây trồng chính, mức giá bồi thường cho các cây trồng xen bằng 50% so với đơn giá rau, màu, nông sản cùng loại.

2. Cây lâu năm có số lượng cây trồng cao hơn mật độ quy định (nếu có) thì chủ sở hữu tài sản được hỗ trợ vượt tối đa 20% mật độ quy định, mức giá bằng 50% đơn giá của cùng loại cây. Số cây vượt trên 20% mật độ quy định thì không được bồi thường, hỗ trợ.

Đối với mật độ cây trồng thấp hơn mật độ quy định, được tính theo số lượng cây trồng thực tế.

3. Đường kính gốc được xác định tại vị trí đo cách mặt đất 30cm.

4. Các loại cây sau khi bồi thường thuộc về quyền sở hữu của người được bồi thường. Một số trường hợp khác do thỏa thuận giữa hai bên.

5. Đối với các loại cây trồng chưa có trong Quyết định này, khi tính bồi thường, hỗ trợ Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện, thị xã, thành phố xác định theo giá trị loại cây cối, hoa màu có giá trị tương đương để tính bồi thường, hỗ trợ. Trường hợp không có cây trồng tương tự thì xác định theo phương pháp tại Mục III, Phần 1 của bộ đơn giá.

 

PHỤ LỤC I

ĐƠN GIÁ CÂY LƯƠNG THỰC, HOA MÀU, CÂY HÀNG NĂM
(Kèm theo Quyết định số: 830/2015/QĐ-UBND ngày 13/3/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

- Loại A: Cây, hoa màu mới trồng.

- Loại B: Cây, hoa màu đã có củ, quả, thân, lá... nhưng chưa được thu hoạch.

 STT

Loại cây

Đơn vị tính

Phân loại

Đơn giá

I

Nhóm cây lương thực, cây rau, cây thực phẩm

 

 

1

Lúa trồng trên đất 2 vụ/năm (loại tẻ, thường)

đồng/m2

 

4.500

2

Lúa trồng trên đất 1 vụ/năm (loại tẻ, thường)

đồng/m2

 

4.000

3

 Ngô (tẻ, thường)

đồng/m2

 

4.500

4

Khoai tây

đồng/m2

A

11.500

đồng/m2

B

16.000

5

Khoai lang

đồng/m2

A

 5.000

đồng/m2

B

 8.000

6

Cây hành, tỏi, ớt, dọc mùng, các loại rau thơm (húng, mùi tàu, mùi ta, thì là, tía tô, kinh giới, răm, ngổ, xương sông, lá lốt, lá mơ, ngải cứu, sả, hạt tiêu.....)

đồng/m2

A

 8.000

đồng/m2

B

11.500

7

Rau muống, rau rút

đồng/m2

A

 7.000

đồng/m2

B

 9.500

8

Rau ngót, rau đay, xu hào, rau diếp, rau dền, cải các loại, xúp lơ, cà rốt, bắp cải, mồng tơi...

đồng/m2

A

 9.500

đồng/m2

B

23.000

9

Nhóm cây cà các loại (cá pháo, cà bát, cà tím, cà chua...)

đồng/m2

A

14.000

đồng/m2

B

16.000

10

Nhóm cây đậu các loại đậu làm rau (đậu Hà Lan, cô ve, xương rồng, đậu đũa, đậu ván...)

đồng/m2

A

14.500

đồng/m2

B

22.000

11

Nhóm cây đậu các loại đậu lấy hạt (lạc, vừng, kê...)

đồng/m2

A

15.000

đồng/m2

B

22.000

12

Su su, hoa lý, bầu, bí đỏ, bí xanh, mướp, mướp đắng... (loại cây làm giàn)

đồng/m2

A

 9.500

đồng/m2

B

13.000

13

Sắn ăn củ, củ từ, củ cái, củ lỗ, sắn dây, củ đậu, dong, khoai sọ, khoai môn, khoai sáp, riềng, nghệ, gừng, sả, ngải cứu, mã đề, hương nhu, bồ công anh.

đồng/m2

A

 9.500

đồng/m2

B

13.000

14

Các loại dưa (dưa hấu, dưa lê, dưa bở, dưa gang, dưa chuột.v..v.)

đồng/m2

A

9.500

đồng/m2

B

23.000

II

Nhóm cây dược liệu thông thường

 

 

 

1

Cây dược liệu thông thường: ý dĩ, mã tiền, má đề, mạch môn, ắc ti sô, xuyên khung, thầu dầu, cối xay, cam thảo, tiết dê, bình vôi.....

đồng/m2

A

14.500

đồng/m2

B

21.000

2

Đinh lăng, lược vàng, chè xanh, cây lá đắng, cây vối, cây hồ quân, chè mạn, trinh nữ hoàng cung...

đồng/cây

A

24.000

đồng/cây

B

72.000

3

Tam thất

đồng/m2

A

28.000

đồng/m2

B

42.000

4

Cỏ voi (cỏ sữa)

đồng/m2

 

3.500

III

Nhóm cây hoa

 

 

 

1

Hoa đào, hoa mai

đồng/cây

A

11.000

đồng/cây

B

19.000

2

Quất

đồng/cây

A

11.000

đồng/cây

B

110.000

3

Hoa ngâu, mẫu đơn, tầm xuân, trà, mộc, hoa hồng.

đồng/khóm

A

11.000

đồng/khóm

B

23.000

4

Hoa giấy, tigôn, bìm bịp, hoa chuông, đai vàng.

đồng/m2

A

14.500

đồng/m2

B

33.000

5

Hoa huệ, huệ tây, lay ơn, loa kèn, ngọc trâm, tú cầu, bách hợp, cúc các loại.

đồng/khóm

A

7.000

đồng/khóm

B

18.000

6

Hoa mười giờ, thược dược, mào gà, xương rồng, hoa phăng, cẩm trướng, thạch thảo, sống đời, lưu ly, dâm bụt, cúc các loại, đồng tiền, violet, hoa bướm.

đồng/khóm

A

5.500

đồng/khóm

B

14.500

7

Hoa ly, hoa bi, tuy líp

đồng/cây

A

9.000

đồng/cây

B

9.000

8

Hoa sen, súng

đồng/m2

A

16.500

đồng/m2

B

37.500

9

Cây địa lan, hoa quỳnh, lan tỏi, xương rồng bà.

đồng/cây

A

5.500

đồng/cây

B

14.500

10

Bách tán, trắc bách diệp, tùng, thông, ngọc lan, hoàng lan, dừa cảnh, cau cảnh, sung, ngũ da bì, hoa sứ, hoa ban, chuối tràng pháo, si cảnh, đa cảnh, lộc vừng, liễu cảnh, thiết mộc lan, móng rồng.

đồng/cây

A

11.000

đồng/cây

B

44.000

11

Thảm hoa, thảm lá màu

đồng/m2

A

11.000

đồng/m2

B

23.000

12

Trúc, tre vàng ngà

đồng/khóm

A

11.000

đồng/khóm

B

64.000

13

Hàng rào cây ô rô, chè mạn, hàng rào trúc, hàng rào cây xanh (cắt, tỉa)

đồng/m dài

A

36.500

đồng/m dài

B

185.000

14

Thiên tuế, vạn tuế

đồng/cây

A

20.000

đồng/cây

B

48.500

đồng/cây

C

97.000

đồng/cây

D

194.000

đồng/cây

E

582.000

 

PHỤ LỤC II

ĐƠN GIÁ CÂY ĂN QUẢ, CÔNG NGHIỆP, LÂU NĂM
(Kèm theo Quyết định số: 830/2015/QĐ-UBND ngày 13/3/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

- Loại A: Cây chưa có quả nhưng có thể di chuyển được.

- Loại B: Cây chưa có quả nhưng không thể di chuyển được.

- Loại C: Cây có quả đến 3 năm.

- Loại D: Cây có quả từ 4 - 6 năm.

- Loại E: Cây có quả từ năm thứ 7 trở đi.

- Cây tại thời điểm bồi thường đã đến hạn thanh lý thì hỗ trợ chi phí chặt hạ theo đường kính cây như mức giá tại Phụ lục IV.

STT

Loại cây

Đơn vị tính

Phân loại

Đơn giá

1

Mít

đ/cây

A

13.000

đ/cây

B

28.500

đ/cây

C

305.000

đ/cây

D

468.000

đ/cây

E

398.000

2

Bưởi, Bòng, Cam, Chanh, Quýt, Hồng, Phật thủ, Thanh yên

đ/cây

A

13.000

đ/cây

B

45.000

đ/cây

C

152.000

đ/cây

D

257.000

đ/cây

E

220.000

3

Mận, Đào, Mơ, Dâu da, Ổi, Móc thép, Dổi, Doi, Bòng bòng, Dâu da, Me quả, Bơ

đ/cây

A

14.000

đ/cây

B

24.000

đ/cây

C

46.000

đ/cây

D

62.000

đ/cây

E

53.000

4

Nhãn, Vải, Chôm chôm

đ/cây

A

41.000

đ/cây

B

59.000

đ/cây

C

222.000

đ/cây

D

373.000

đ/cây

E

318.000

5

Táo, Vú sữa, Hồng xiêm.

đ/cây

A

9.500

đ/cây

B

16.000

đ/cây

C

62.000

đ/cây

D

123.000

đ/cây

E

104.000

6

Na, Lê, Lựu, Trứng gà, Mắc cọp, Mãng cầu.

đ/cây

A

12.000

đ/cây

B

18.000

đ/cây

C

49.500

đ/cây

D

99.000

đ/cây

E

83.000

7

Thanh long

đ/bụi (nọc)

A

12.000

B

18.000

C

49.500

D

98.000

E

83.000

8

Núc nác, Bứa

đ/cây

A

5.500

đ/cây

B

9.500

đ/cây

C

38.000

đ/cây

D

74.000

đ/cây

E

63.000

9

Thị, Muỗm, Quéo, Xoài

đ/cây

A

13.000

đ/cây

B

89.500

đ/cây

C

155.500

đ/cây

D

201.000

đ/cây

E

171.000

10

Chay, Sấu, Khế, Trám, Dọc, Nhót

đ/cây

A

13.000

đ/cây

B

15.000

đ/cây

C

62.000

đ/cây

D

96.000

đ/cây

E

81.000

11

Trẩu, Sở, Lai.

đ/cây

A

6.500

đ/cây

B

33.000

đ/cây

C

110.000

đ/cây

D

133.000

đ/cây

E

112.500

12

Dừa

đ/cây

A

43.000

đ/cây

B

102.000

đ/cây

C

388.000

đ/cây

D

538.000

đ/cây

E

457.000

13

Bồ kết

đ/cây

A

8.500

đ/cây

B

27.500

đ/cây

C

156.000

đ/cây

D

261.000

đ/cây

E

222.000

14

Cau ăn quả

đ/cây

A

28.500

đ/cây

B

49.500

đ/cây

C

184.000

đ/cây

D

295.000

đ/cây

E

251.000

15

Dứa

đ/m2

A

5.500

đ/m2

B

8.500

16

Gấc

đ/cây

A

3.500

đ/cây

B

37.000

17

Chuối (mới trồng hoặc cây con có thể di chuyển được).

đ/cây

A

6.500

Chuối sắp trổ hoa, mới trổ hoa hoặc quả non chưa dùng được

đ/cây

B

58.000

18

Đu đủ

đ/cây

A

3.500

Đu đủ mới ra quả nhỏ

đ/cây

B

41.000

19

Chè

đ/cụm

A

1.500

đ/cụm

B

16.000

đ/cụm

C

36.000

20

Dâu tằm, Dâu tây, Dâu ăn quả.

đ/cây

A

6.500

đ/cây

B

15.000

đ/cây

C

41.000

21

Trầu không

đ/cụm

 

6.500

đ/giàn

 

23.000

đ/giàn

 

38.000

22

Mía các loại

 

 

 

a

Mía tím

 

 

 

-

Chưa đến kỳ thu hoạch (< 6 tháng)

đ/m2

A

5.500

-

Đã đến kỳ thu hoạch

đ/m2

B

10.500

b

Mía đường (Lưu gốc)

 

 

 

-

Năm thứ 1, năm thứ 2

đ/m2

 

6.500

-

Năm thứ 3

đ/m2

 

6.000

23

Cà phê (mật độ 1.300cây/ha)

 

 

 

-

Mới trồng

đ/cây

 

6.000

-

Chăm sóc năm 1

đ/cây

 

20.000

-

Chăm sóc năm 2

đ/cây

 

30.000

-

Chăm sóc năm 3

đ/cây

 

50.000

-

Đã thu hoạch

đ/cây

 

100.000

24

Cây quế

 

 

 

-

Đường kính gốc < 5cm

đ/cây

 

40.000

-

Đường kính gốc >=5-10cm

đ/cây

 

80.000

-

Đường kính gốc >10-20cm

đ/cây

 

160.000

-

Đường kính gốc >20cm

đ/cây

 

200.000

25

Cây thông nhựa (Mật độ tối đa 1.000cây/ha)

 

 

-

Đường kính < 2cm

đ/cây

 

5.000

-

Đường kính gốc 2-5cm

đ/cây

 

20.000

-

Đường kính gốc >5-10cm

đ/cây

 

40.000

-

Đường kính gốc >10-20cm

đ/cây

 

100.000

-

Đường kính gốc >20-30cm

đ/cây

 

150.000

-

Đường kính gốc >30-40cm

đ/cây

 

200.000

-

Đường kính gốc >40cm

đ/cây

 

250.000

26

Cây cao su (mật độ thời kỳ XDCB 555 cây/1ha, thời kinh doanh 500cây/ha)

 

Chi phí trồng, chăm sóc năm 1

đ/cây

 

68000

-

Chi phí trồng, chăm sóc năm 2

đ/cây

 

88.000

-

Chi phí trồng, chăm sóc năm 3

đ/cây

 

113.000

-

Chi phí trồng, chăm sóc năm 4

đ/cây

 

133.000

-

Chi phí trồng, chăm sóc năm 5

đ/cây

 

152.000

-

Chi phí trồng, chăm sóc năm 6

đ/cây

 

169.000

-

Chi phí trồng, chăm sóc năm 7

đ/cây

 

185.000

-

Cao su kinh doanh năm thứ 1

đ/cây

 

249.000

-

Cao su kinh doanh năm thứ 2

đ/cây

 

252.000

-

Cao su kinh doanh năm thứ 3

đ/cây

 

267.000

-

Cao su kinh doanh năm thứ 4

đ/cây

 

270.000

-

Cao su kinh doanh năm thứ 5

đ/cây

 

247.000

-

Cao su kinh doanh năm thứ 6

đ/cây

 

262.000

-

Cao su kinh doanh năm thứ 7

đ/cây

 

245.000

-

Cao su kinh doanh năm thứ 8

đ/cây

 

248.000

-

Cao su kinh doanh năm thứ 9

đ/cây

 

238.000

-

Cao su kinh doanh năm thứ 10

đ/cây

 

253.000

-

Cao su kinh doanh năm thứ 11

đ/cây

 

236.000

-

Cao su kinh doanh năm thứ 12

đ/cây

 

220.000

-

Cao su kinh doanh năm thứ 13

đ/cây

 

197.000

-

Cao su kinh doanh năm thứ 14

đ/cây

 

180.000

-

Cao su kinh doanh năm thứ 15

đ/cây

 

170.000

-

Cao su kinh doanh năm thứ 16

đ/cây

 

160.000

-

Cao su kinh doanh năm thứ 17

đ/cây

 

156.000

-

Cao su kinh doanh năm thứ 18

đ/cây

 

139.000

-

Cao su kinh doanh năm thứ 19

đ/cây

 

122.000

27

Cây cọ phèn búp đỏ (nuôi cánh kiến)

 

 

 

-

Cây trồng năm đầu tiên

đ/cây

 

11.500

-

Cây cọ phèn búp đỏ trồng > 1 năm đến hết năm thứ 4.

đ/cây

 

16.000

-

 - Cây cọ phèn búp đỏ trồng > 4 năm đến 5 năm.

đ/cây

 

31.500

-

Cây cọ phèn búp đỏ trồng > 5 năm đến 7 năm

đ/cây

 

61.000

-

Cây cọ phèn búp đỏ trồng > 7 năm

đ/cây

 

94.000

28

Cây hoa hồi, hoa hòe

 

 

 

-

Cây con

đ/cây

 

3.000

-

Còn nhỏ, di chuyển được

đ/cây

 

10.000

-

Chưa thu hoạch, không di chuyển được

đ/cây

 

40.000

-

Đã thu hoạch (dưới 5 năm)

đ/cây

 

100.000

-

Đã thu hoạch (trên 5 năm)

đ/cây

 

150.000

 

PHỤ LỤC III

ĐƠN GIÁ CÂY LẤY GỖ, CỦI, BÓNG MÁT, CẢNH QUAN
(Kèm theo Quyết định số: 830/2015/QĐ-UBND ngày 13/3/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

Số TT

Loại cây

Đơn vị tính

Đơn giá

1

Hoa sữa, bằng lăng, tường vi, phượng vĩ, trứng cá, me, lộc vừng, muồng đen, sao đen, sấu.

-

Cây non mới trồng

đ/cây

5.000

-

Cây có đường kính gốc < 2cm

đ/cây

64.000

-

Cây có đường kính gốc >=2- 3,5cm

đ/cây

68.000

-

Cây có đường kính gốc >=3,5- 5cm

đ/cây

129.000

-

Cây có đường kính gốc >5- 7cm

đ/cây

218.000

-

Cây có đường kính gốc >7- 15cm

đ/cây

278.000

-

Cây có đường kính gốc >15- 30cm

đ/cây

340.000

-

Cây có đường kính gốc >30- 55cm

đ/cây

638.000

2

Sung, đa, đề, bàng, hoa sữa, xà cừ, trúc đào, cây xanh bồ đề, si, me.

-

Cây non mới trồng < 1 năm

đ/cây

2.500

-

Cây có đường kính gốc < 2cm

đ/cây

52.000

-

Cây có đường kính gốc >=2- 5cm

đ/cây

63.000

-

Cây có đường kính gốc >5- 10cm

đ/cây

118.000

-

Cây có đường kính gốc >10- 15cm

đ/cây

200.000

-

Cây có đường kính gốc >15- 25cm

đ/cây

264.000

-

Cây có đường kính gốc >25- 35cm

đ/cây

326.000

-

Cây có đường kính gốc >35- 60cm

đ/cây

622.000

3

Xoan, cây dương liễu, bạch đàn, vông, gạo, cọ dầu.

 

-

Cây non mới trồng < 1 năm

đ/cây

2.500

-

Cây có đường kính gốc < 2cm

đ/cây

49.000

-

Cây có đường kính gốc >=2- 6cm

đ/cây

61.000

-

Cây có đường kính gốc >6- 10cm

đ/cây

95.000

-

Cây có đường kính gốc >10- 20cm

đ/cây

130.000

-

Cây có đường kính gốc >20- 35cm

đ/cây

165.000

-

Cây có đường kính gốc >35- 50cm

đ/cây

210.000

-

Cây có đường kính gốc >50- 70cm

đ/cây

400.000

4

 Lát hoa, lim, sưa

 

 

-

Đường kính gốc < 5cm

đ/cây

30.000

-

Đường kính gốc >=5-10cm

đ/cây

65.000

-

Đường kính gốc >10-20cm

đ/cây

130.000

-

Đường kính gốc >20-30cm

đ/cây

260.000

-

Đường kính gốc >30-50cm

đ/cây

400.000

-

Đường kính gốc >50-60cm

đ/cây

550.000

-

Đường kính gốc >60cm

đ/cây

650.000

5

Rừng trồng gồm: Cây lấy gỗ ( trừ lim, lát ), cây xanh bóng mát, cây lâm nghiệp ( cây dẻ chưa thu hoạch, sở, keo, bạch đàn...)

a

Đối với cây phân tán

đ/cây

 

-

Đường kính gốc < 1 cm

đ/cây

4.000

-

Đường kính gốc >=1 - 5 cm

đ/cây

20.000

-

Đường kính gốc >5 - 10cm

đ/cây

30.000

-

Đường kính gốc >10- 20cm

đ/cây

80.000

-

Đường kính gốc >20- 30cm

đ/cây

200.000

-

Đường kính gốc >30- 40cm

đ/cây

350.000

-

Đường kính gốc >40cm

đ/cây

300.000

b

Đối với rừng trồng tập trung (Mật độ tiêu chuẩn 1.600cây/ha)

-

Rừng trồng < 1 năm tuổi

đồng/ha

30.000.000

-

Rừng trồng < = 3 - 1 năm

đồng/ha

40.000.000

-

Trồng từ >3-5 năm

đồng/ha

50.000.000

-

Trồng từ >5-7 năm

đồng/ha

60.000.000

-

Trồng từ trên 7 năm (hỗ trợ tiền chặt cây)

đồng/ha

 

6

Kè, cọ:

 

 

-

 - Mới trồng

đ/cây

12.000

-

 - Cây chưa lấy lá

đ/cây

55.000

-

 - Đã lấy lá

đ/cây

119.000

7

Luồng

 

 

-

Luồng mới trồng, có thể di chuyển được

đ/bụi

60.000

-

Luồng măng (chỉ có thể làm củi)

đ/cây

15.000

8

Tre

 

 

-

Cây có thể di chuyển được

đ/cây

7.000

-

Cây chỉ có thể làm củi

đ/cây

10.000

9

Nứa, vầu các loại

 

 

-

Cây có thể di chuyển được

đ/cây

6.000

-

Cây chỉ có thể làm củi

đ/cây

9.000

10

Cây sú vẹt:

 

 

-

Cây có thể di chuyển được

đ/cây

15.000

-

Cây chỉ có thể làm củi

đ/cây

45.000

11

Song, mây

đ/cây

4.000

 - Cây tại thời điểm bồi thường đã đến hạn thanh lý thì hỗ trợ chi phí chặt hạ theo đường kính cây như mức giá tại Phụ lục IV.

 

PHỤ LỤC IV

ĐƠN GIÁ CÔNG TÁC CHẶT CÂY
(Kèm theo Quyết định số: 830/2015/QĐ-UBND ngày 13/3/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

Thành phần công việc:

- Chặt cây.

- Đốn cành, ngọn, vận chuyển trong phạm vi 30m.

- Chặt cây thành từng khúc dài 4 đến 5m xếp thành đống tại chỗ.

Số TT

Danh mục đơn giá

Đơn vị

Đơn giá

1

Chặt nứa

đ/cây

3.000

2

Chặt luồng, bương, vầu.

đ/cây

5.500

3

Chặt tre.

đ/cây

7.000

4

Chặt cây đường kính gốc cây ≤ 20cm

đ/cây

13.000

5

Chặt cây đường kính gốc cây ≤ 30cm

đ/cây

26.000

6

Chặt cây đường kính gốc cây ≤ 40cm

đ/cây

53.000

7

Chặt cây đường kính gốc cây ≤ 50cm

đ/cây

100.000

8

Chặt cây đường kính gốc cây ≤ 60cm

đ/cây

220.000

9

Chặt cây đường kính gốc cây ≤ 70cm

đ/cây

530.000

10

Chặt cây đường kính gốc cây > 70cm

đ/cây

998.000