BẢO HIỂM XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 838/QĐ-BHXH | Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 2011 |
BAN HÀNH QUY CHẾ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Bảo hiểm xã hội Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Thi đua, Khen thưởng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Nơi nhận: | TỔNG GIÁM ĐỐC |
THI ĐUA, KHEN THƯỞNG CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 838/QĐ-BHXH ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
Quy chế này quy định công tác thi đua, khen thưởng trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Quy chế này áp dụng đối với: công chức, viên chức, người lao động và các tập thể người lao động thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam; cơ quan, đơn vị và cá nhân ngoài hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam; người nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài ở Việt Nam.
Điều 3. Nguyên tắc thi đua và căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua
1. Thi đua thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác, công khai, đảm bảo tinh thần đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
2. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua; mọi cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua; không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh hiệu thi dua.
Điều 4. Nguyên tắc khen thưởng và căn cứ khen thưởng
1. Khen thưởng phải đảm bảo chính xác, công bằng, công khai, khách quan và kịp thời. Một hình thức khen thưởng có thể được tặng nhiều lần cho một cá nhân hoặc một tập thể.
2. Khen thưởng phải đảm bảo thành tích đến đâu khen thưởng đến đó, không nhất thiết phải khen theo trình tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới được khen thưởng mức cao hơn; kết hợp chặt chẽ giữa động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất; ưu tiên khen thưởng cho tập thể nhỏ và viên chức trực tiếp thực thi công việc ở cơ sở.
Điều 5. Quỹ thi đua, khen thưởng
1. Lập quỹ thi đua, khen thưởng để tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện công tác khen thưởng.
2. Quỹ thi đua, khen thưởng được hình thành theo quy định của nhà nước và Quy chế quản lý tài chính của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Không sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng vào mục đích khác.
Điều 6. Hình thức, nội dung tổ chức phong trào thi đua
1. Hình thức tổ chức phong trào thi đua
a) Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan. Đối tượng của thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong cùng một đơn vị hoặc giữa các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc giống nhau.
Thi đua thường xuyên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể để ký kết giao ước thi đua; thực hiện việc đăng ký giao ước thi đua giữa các cá nhân, giữa các tập thể. Kết thúc năm công tác thủ trưởng cơ quan, đơn vị phát động phong trào thi đua tiến hành tổng kết và bình xét các danh hiệu thi đua.
b) Thi đua theo đợt (hoặc thi đua theo chuyên đề) là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong khoảng thời gian nhất định, mang tính chất chuyên môn, ngành nghề nhằm vượt qua những khó khăn, khắc phục những yếu kém. Thi đua theo đợt (theo chuyên đề) được phát động khi đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu và thời gian.
Thi đua theo đợt (theo chuyên đề) có thể tổ chức trong phạm vi của Ngành hoặc trong phạm vi của đơn vị tại địa phương. Khi tiến hành sơ kết, tổng kết đợt thi đua chủ yếu thực hiện hình thức khen thưởng của cấp phát động thi đua (bằng khen, giấy khen). Trường hợp sơ kết, tổng kết đợt thi đua có thời gian từ 5 năm trở lên, mới lựa chọn những tập thể và cá nhân tiêu biểu để đề nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch nước khen thưởng.
2. Nội dung tổ chức phong trào thi đua
a) Xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua, trên cơ sở đó đề ra các chỉ tiêu và nội dung thi đua cụ thể. Việc xác định nội dung và chỉ tiêu thi đua phải đảm bảo khoa học, phù hợp với thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương và có tính khả thi.
b) Chú trọng việc tuyên truyền, vận động mọi người trong đơn vị tham gia thi đua; đảm bảo các điều kiện về tinh thần và vật chất cho tổ chức phong trào thi đua; theo dõi quá trình tổ chức thực hiện, phát hiện nhân tố mới, xây dựng điển hình tiên tiến, chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm.
c) Sơ kết, tổng kết phong trào thi đua phải đánh giá đúng kết quả, tác dụng, những tồn tại, hạn chế; công khai lựa chọn, bình xét danh hiệu thi đua, khen thưởng các tập thể và cá nhân tiêu biểu xuất sắc; phổ biến và nhân rộng các điển hình tiên tiến.
Điều 7. Trách nhiệm trong triển khai tổ chức phong trào thi đua
Tổng Giám đốc, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh) tổ chức phát động, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua trong phạm vi mình quản lý, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xứng đáng để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.
2. Các đoàn thể quần chúng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với chính quyền để phát động, triển khai các phong trào thi đua, phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng các điển hình tiên tiến và giám sát công tác khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.
3. Ban Thi đua - Khen thưởng Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bộ phận làm công tác thi đua, khen thưởng Bảo hiểm xã hội tỉnh căn cứ vào nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể của Ngành, của Bảo hiểm xã hội tỉnh hàng năm, cũng như những vấn đề cần tập trung giải quyết trong năm để tham mưu, đề xuất với Tổng Giám đốc, với Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh về chủ trương, nội dung, chương trình, kế hoạch, biện pháp thi đua; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, công tác khen thưởng; nhân điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong Ngành và Bảo hiểm xã hội tỉnh; thẩm định hồ sơ thi đua, khen thưởng trình Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành và của Bảo hiểm xã hội tỉnh xem xét, trình Tổng Giám đốc, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền cao hơn xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật.
4. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với tổ chức đoàn thể cùng cấp, tổ chức phong trào thi đua trong đơn vị do mình quản lý và lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để đề nghị Tổng Giám đốc khen thưởng.
5. Ban Tuyên truyền, Báo bảo hiểm xã hội, Tạp chí bảo hiểm xã hội, Trang Web của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyển về công tác thi đua, khen thưởng; phổ biến, nêu gương các điển hình tiên tiến, các gương người tốt, việc tốt và cổ động cho phong trào thi đua.
6. Tập thể, cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng phải thực hiện đầy đủ, kịp thời các quy định về trình tự, thủ tục và thời hạn gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng theo quy định của quy chế này và các quy định pháp luật có liên quan về thi đua, khen thưởng.
1. Hàng năm, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức cho các tập thể, cá nhân trong đơn vị đăng ký phấn đấu thực hiện các nội dung, chỉ tiêu thi đua và danh hiệu thi đua, sau đó gửi các bản đăng ký danh hiệu thi đua về Ban Thi đua - Khen thưởng Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Đối với phong trào thi đua theo đợt hoặc theo chuyên đề do Tổng Giám đốc phát động, các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện và đăng ký thi đua theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
1. Các danh hiệu thi đua đối với cá nhân gồm:
- “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”;
- “Chiến sỹ thi đua cấp Ngành”;
- “Chiến sỹ thi đua cơ sở”;
- “Lao động tiên tiến”.
2. Các danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm:
- “Cờ thi đua của Chính phủ”;
- “Cờ thi đua của Bảo hiểm xã hội Việt Nam”;
- “Tập thể Lao động xuất sắc”;
- “Tập thể Lao động tiên tiến”.
Điều 10. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua đối với cá nhân
1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
Các trường hợp đi học, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, nếu kết quả đạt từ loại khá trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì kết hợp với thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Các trường hợp đi đào tạo trên 01 năm, có kết quả học tập từ loại khá trở lên thì năm đó được xếp tương đương danh hiệu “Lao động tiên tiến” để làm căn cứ xét tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng khác.
Các trường hợp thuyên chuyển công tác, đơn vị mới kết hợp ý kiến nhận xét của đơn vị cũ, có trách nhiệm xem xét, bình bầu “Lao động tiên tiến”. Trường hợp cá nhân có thời gian làm việc từ 10 tháng trở lên (trong năm) trước khi có quyết định chuyển công tác thì đơn vị cũ xem xét bình bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
2. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”.
Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” được xét mỗi năm một lần vào thời điểm kết thúc năm công tác cho các cá nhân đạt 2 tiêu chuẩn sau:
a) Là “Lao động tiên tiến”;
b) Có sáng kiến, cải tiến hoặc áp dụng thành công giải pháp công tác mới để tăng hiệu quả và chất lượng công tác, được Hội đồng khoa học cấp cơ sở công nhận.
Hội đồng khoa học cấp cơ sở do thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” quyết định thành lập. Riêng các đơn vị thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam do thủ trưởng đơn vị xem xét, xác nhận bằng văn bản.
Biên bản của Hội đồng khoa học cấp cơ sở, bản xác nhận của thủ trưởng đơn vị thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam được gửi kèm hồ sơ đề nghị công nhận “Chiến sỹ thi đua cơ sở”.
3. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Ngành”.
Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Ngành” được xét tặng mỗi năm một lần vào thời điểm kết thúc năm công tác cho các cá nhân đạt 2 tiêu chuẩn sau:
- Có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân 3 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”;
- Có sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu của cá nhân có tác dụng ảnh hưởng đối với Ngành và do Hội đồng Khoa học Ngành công nhận.
4. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”.
Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” được xét tặng mỗi năm một lần vào thời điểm kết thúc năm công tác cho các cá nhân đạt 2 tiêu chuẩn sau:
- Có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân 2 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Ngành”;
- Có sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu của cá nhân có phạm vi ảnh hưởng rộng đối với toàn quốc (trong lĩnh vực của Ngành).
Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu do Hội đồng khoa học Ngành xem xét công nhận.
Điều 11. Tiêu chuẩn, danh hiệu thi đua đối với tập thể
1. Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”.
Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến” được xét tặng mỗi năm một lần vào dịp tổng kết năm công tác của cơ quan, đơn vị. “Tập thể Lao động tiên tiến” là tập thể tiêu biểu, được lựa chọn trong các tập thể hoàn thành nhiệm vụ và đạt được các tiêu chuẩn sau:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao;
- Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực và hiệu quả;
- Có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
- Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Ngành.
2. Danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”.
Danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” được xét tặng mỗi năm một lần vào dịp tổng kết năm công tác của cơ quan, đơn vị. “Tập thể Lao động xuất sắc” là tập thể tiêu biểu, được lựa chọn trong các tập thể đạt danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến” và đạt các tiêu chuẩn sau:
- Sáng tạo, vượt khó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao;
- Có phong trào thi đua, thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;
- Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có trên 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
- Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
- Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Ngành.
3. Danh hiệu “Cờ thi đua của Bảo hiểm xã hội Việt Nam”.
“Cờ thi đua của Bảo hiểm xã hội Việt Nam” được xét tặng mỗi năm một lần vào dịp tổng kết năm công tác cho tập thể tiêu biểu xuất sắc được xét chọn trong số những tập thể đã được xét tặng là “Tập thể Lao động xuất sắc” đạt các tiêu chuẩn sau:
- Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; là tập thể tiêu biểu xuất sắc của Ngành;
- Có nhân tố mới, mô hình mới để các tập thể khác thuộc Ngành học tập;
- Nội bộ đoàn kết, tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác;
4. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” được xét tặng mỗi năm một lần vào dịp tổng kết công tác năm cho tập thể tiêu biểu, xuất sắc được xét chọn trong số những tập thể đã được xét tặng “Cờ thi đua của Bảo hiểm xã hội Việt Nam” đạt các tiêu chuẩn sau:
- Có thành tích, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; là tập thể tiêu biểu, xuất sắc trong toàn quốc.
- Có nhân tố mới, mô hình mới tiêu biểu xuất sắc nhất cho toàn Ngành học tập;
- Nội bộ đoàn kết, đi đầu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác.
HÌNH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG
Điều 12. Hình thức khen thưởng
1. Khen thưởng thường xuyên là hình thức khen thưởng được tiến hành hàng năm cho tập thể, cá nhân đã đạt được thành tích xuất sắc sau khi kết thúc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch hàng năm hoặc nhiều năm.
2. Khen thưởng theo đợt hoặc theo chuyên đề là hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân đã đạt được thành tích sau khi kết thúc thực hiện một đợt thi đua hoặc một chuyên đề công tác do Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh phát động.
4. Khen thưởng quá trình cống hiến là hình thức khen thưởng cho cá nhân có quá trình tham gia trong các giai đoạn cách mạng (giữ các chức vụ lãnh đạo quản lý trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị, các tổ chức xã hội theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng), có công lao, thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.
Cá nhân được khen thưởng theo thành tích cống hiến lâu dài, trong quá trình công tác vẫn được xem xét, đề nghị khen thưởng thường xuyên với các hình thức khác nhau nếu có đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định.
5. Khen thưởng ngoài Ngành là hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân không thuộc Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiều thành tích đóng góp trong xây dựng và phát triển sự nghiệp Bảo hiểm xã hội.
6. Khen thưởng đối ngoại là hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân người nước ngoài đã có thành tích đóng góp vào việc xây dựng, phát triển chính sách và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở Việt Nam.
Điều 13. Tiêu chuẩn khen thưởng Huân chương Sao vàng; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Huân chương Dũng cảm; Huân chương Hữu nghị; Huy chương Hữu nghị; Giải thưởng Hồ Chí Minh; Giải thưởng Nhà nước: Thực hiện theo quy định tại chương III Luật Thi đua, Khen thưởng; chương III Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 14. Tiêu chuẩn danh hiệu “Anh hùng Lao động”:
1. Đối với cá nhân: danh hiệu “Anh hùng Lao động” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có hành động anh hùng, trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, có phẩm chất đạo đức cách mạng, là tấm gương sáng về mọi mặt, đạt được các tiêu chuẩn sau:
a) Có tinh thần dám nghĩ, dám làm, lao động sáng tạo, đạt năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công tác cao nhất trong toàn Ngành, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đơn vị, của Ngành và Đất nước.
b) Có nhiều thành tích trong công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới; có sáng kiến cải tiến hoặc giải pháp có giá trị đặc biệt được ứng dụng trong công tác đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội.
c) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có công lớn trong việc bồi dưỡng, đào tạo cho đồng nghiệp và thế hệ trẻ hoặc trong việc hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho đơn vị, cho Ngành.
d) Có tinh thần trách nhiệm cao, nỗ lực vượt khó, tận tụy với công việc, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; nêu cao tinh thần hợp tác, tương trợ; là hạt nhân xây dựng sự đoàn kết, thống nhất, là tấm gương sáng xây dựng cuộc sống văn hóa trong đơn vị và gia đình.
đ) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng Nhất (trừ trường hợp lập được thành tích đột xuất).
2. Đối với tập thể: danh hiệu “Anh hùng Lao động” được tặng cho tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc, trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, là tấm gương sáng mẫu mực về mọi mặt, đạt được các tiêu chuẩn sau:
a) Là tập thể tiêu biểu dẫn đầu trong Ngành về các mặt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội, đóng góp vào sự phát triển của Ngành và Đất nước.
b) Dẫn đầu trong Ngành về việc đổi mới công nghệ, có nhiều thành tích trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và bảo vệ môi trường sinh thái.
c) Dẫn đầu trong việc bồi dưỡng, đào tạo trình độ về mọi mặt cho cán bộ, viên chức, là điển hình về công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để các tập thể khác noi theo.
d) Dẫn đầu trong việc triển khai và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đảm bảo tốt quyền lợi của người lao động, quản lý tốt nguồn quỹ, tài sản, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và tài sản.
đ) Tập thể đoàn kết, nhất trí, tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, tổ chức chính quyền, đoàn thể vững mạnh toàn diện, được chính quyền địa phương và nhân dân ca ngợi.
e) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng Nhất (trừ trường hợp lập được thành tích đột xuất).
Điều 15. Tiêu chuẩn “Huân chương Lao động” hạng Nhất.
1. Đối với cá nhân: “Huân chương Lao động” hạng Nhất được đề nghị xét tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt được một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng Nhì và sau đó được tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”.
b) Có phát minh sáng chế, công trình khoa học hoặc tác phẩm xuất sắc cấp Nhà nước.
c) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất.
d) Có quá trình cống hiến lâu dài trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, không vi phạm các khuyết điểm lớn, cụ thể là:
- Được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Cục trưởng; Phó Vụ trưởng ở Trung ương; Phó Trưởng ban, ngành cấp tỉnh và chức vụ tương đương.
- Tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (từ 1945 đến ngày 30/4/1975), đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương; Thứ trưởng và chức vụ tương đương; Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh.
Vụ trưởng; Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ 10 năm trở lên.
- Tham gia thời kỳ chống Mỹ (từ 1954 đến 30/4/1975) hoặc thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc (từ sau ngày 30/4/1975 đến nay), đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Trưởng ban của Đảng ở Trung ương; Bộ trưởng và chức vụ tương đương;
Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương; Thứ trưởng và chức vụ tương đương từ 5 năm trở lên;
Vụ trưởng; Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ 15 năm trở lên.
2. Đối với tập thể: “Huân chương Lao động” hạng Nhất để tặng cho tập thể đạt được một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng “Huân chương Lao động” hạng Nhì, 05 năm tiếp theo liên tục đạt được từ danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” và có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Bảo hiểm xã hội Việt Nam” hoặc 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”.
b) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất.
Điều 16. Tiêu chuẩn “Huân chương Lao động” hạng Nhì
1. Đối với cá nhân: “Huân chương Lao động” hạng Nhì được đề nghị xét tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt được một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng “Huân chương Lao động” hạng Ba, sau đó có 02 lần được tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua Ngành” hoặc 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”.
b) Có phát minh sáng chế, công trình khoa học hoặc tác phẩm xuất sắc cấp Ngành.
c) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất.
d) Có quá trình cống hiến lâu dài trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, không vi phạm các khuyết điểm lớn, cụ thể là:
- Tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (từ năm 1954 đến ngày 30/4/1975), đã từng giữ một trong các chức vụ:
Vụ trưởng; Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy cấp tỉnh; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ 6 năm đến dưới 10 năm;
Giám đốc sở; Trưởng ban, ngành cấp tỉnh; Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã; Phó Vụ trưởng và các chức vụ tương đương từ 10 năm trở lên.
- Tham gia thời kỳ chống Mỹ (từ năm 1954 đến 30/4/1975) hoặc thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (từ sau 30/4/1975 đến nay), đã từng giữ một trong các chức vụ:
Vụ trưởng; Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh từ 10 năm đến dưới 15 năm;
Giám đốc sở; Trưởng ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã; Phó Vụ trưởng và các chức vụ tương đương từ 15 năm trở lên.
2. Đối với tập thể: “Huân chương Lao động” hạng Nhì để tặng cho tập thể đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng “Huân chương Lao động” hạng Ba, 05 năm tiếp theo liên tục đạt được từ danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” trở lên, trong đó có ít nhất 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Bảo hiểm xã hội Việt Nam” hoặc 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”.
b) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất.
Điều 17. Tiêu chuẩn “Huân chương Lao động” hạng Ba
1. Đối với cá nhân: “Huân chương Lao động” hạng Ba được đề nghị xét tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có 07 năm liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở” trong đó có ít nhất 02 lần được tặng “Bằng khen của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam” hoặc 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”.
b) Có công trình khoa học, có sáng kiến, giải pháp hữu ích được Hội đồng khoa học Ngành đánh giá xuất sắc, được ứng dụng vào thực tế đem lại hiệu quả cao thiết thực.
c) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất.
d) Có quá trình cống hiến lâu dài trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, không vi phạm các khuyết điểm lớn, cụ thể là:
- Tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (từ 1945 đến 30/4/1975), đã từng giữ các chức vụ:
Vụ trưởng; Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy cấp tỉnh 5 năm;
Giám đốc sở; Trưởng ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã; Phó Vụ trưởng và chức vụ tương đương từ 6 năm đến dưới 10 năm.
- Tham gia thời kỳ chống Mỹ hoặc thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc từ 1954 đến nay, đã giữ các chức vụ:
Vụ trưởng; Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy cấp tỉnh; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ 6 năm đến dưới 10 năm;
Giám đốc sở; Trưởng ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã; Phó Vụ trưởng và chức vụ tương đương từ 10 năm đến dưới 15 năm.
2. Đối với tập thể: “Huân chương Lao động” hạng Ba được đề nghị xét tặng cho tập thể đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có 05 năm liên tục đạt danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”, trong đó có ít nhất 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Bảo hiểm xã hội Việt Nam” hoặc 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”.
b) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất.
Điều 18. Tổ chức xét khen thưởng đối với những người có cống hiến lâu dài
1. Thực hiện xét thành tích khen thưởng đối với những người có cống hiến lâu dài khi: người đó hoàn thành tốt nhiệm vụ, đã đến tuổi nghỉ chế độ hoặc đã nghỉ chế độ mà chưa được khen thưởng quá trình cống hiến (kể cả trường hợp đã hy sinh, từ trần), cụ thể:
- Người đã từ trần;
- Người đã nghỉ hưu;
- Người có quyết định thông báo nghỉ hưu;
- Người sắp đến tuổi nghỉ hưu, nhưng số năm công tác còn lại không đủ để được đề nghị khen thưởng ở mức cao hơn, thì đề nghị xét khen thưởng trước thời điểm nghỉ hưu không quá 2 năm tính đến thời điểm nghỉ hưu.
2. Người có thời gian giữ chức vụ cao, nhưng không đủ thời gian để tính khen theo tiêu chuẩn quy định đối với chức vụ đó thì được cộng với số thời gian giữ chức vụ thấp hơn liền kề để tính tiêu chuẩn khen thưởng theo chức vụ thấp hơn liền kề.
3. Về điều kiện không vi phạm các khuyết điểm lớn:
- Không khen thưởng đối với người bị kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng, bị kỷ luật buộc thôi việc, bị loại ngũ, tước quân tịch và bị tòa án tuyên có tội. Đối với người bị kỷ luật khai trừ Đảng, sau đó đã sửa chữa khuyết điểm, phấn đấu và được kết nạp lại vào Đảng, nếu đạt tiêu chuẩn quy định thì tiếp tục được xét khen thưởng.
- Hạ một mức khen đối với người đã bị kỷ luật lưu Đảng, khai trừ Đảng sau đó được kết nạp lại và những người: bị cách chức, giáng chức, hạ bậc lương, cảnh cáo.
- Chưa xét khen thưởng đối với các trường hợp đang bị kỷ luật hoặc các trường hợp đang xét kỷ luật.
4. Những cán bộ đã nghỉ hưu, nay đơn vị đã giải thể hoặc sáp nhập thì đơn vị tiếp nhận nhiệm vụ của cơ quan đó có trách nhiệm xem xét, đề nghị.
Điều 19. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”
1. Xét tặng cho cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng “Bằng khen của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam”, đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” liên tục từ 05 năm trở lên.
b) Lập được thành tích đột xuất.
2. Xét tặng cho tập thể đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng “Bằng khen của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam”, đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” liên tục từ 03 năm trở lên.
b) Lập được thành tích đột xuất.
Điều 20. “Bằng khen của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam”
1. Xét tặng cho cá nhân trong Ngành đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
- Là người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 2 lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”.
- Lập được thành tích xuất sắc được bình xét trong các đợt thi đua theo chuyên đề, theo đợt do Ngành phát động.
2. Xét tặng cho tập thể trong Ngành đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
- Là tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 2 lần liên tục đạt danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”.
- Lập được thành tích xuất sắc được bình xét trong các đợt thi đua theo chuyên đề, theo đợt do Ngành phát động.
3. Xét tặng cho tập thể, cá nhân ngoài Ngành
“Bằng khen của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam” được xét tặng cho các tập thể, cá nhân ngoài Ngành có nhiều thành tích trong việc tuyên truyền, phối hợp, chỉ đạo, thực hiện tốt chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở Việt Nam.
1. Xét tặng cho cá nhân trong Ngành đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
- Là người xuất sắc hơn trong số những người đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
- Là người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sau khi kết thúc đợt thi đua ngắn ngày, thi đua theo chuyên đề do Thủ trưởng cơ quan phát động.
2. Xét tặng cho tập thể trong Ngành đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
- Là tập thể xuất sắc hơn trong số các tập thể đạt danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”.
- Là tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sau khi kết thúc đợt thi đua ngắn ngày, thi đua theo chuyên đề do Thủ trưởng cơ quan phát động.
3. Xét tặng cho tập thể, cá nhân ngoài Ngành.
“Giấy khen” được xét tặng chủ yếu cho các tập thể, cá nhân ngoài Ngành có thành tích trong tuyên truyền, phối hợp, thực hiện tốt chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở địa phương.
1. Đối với cá nhân trong Ngành.
c) Hình thức “Bằng khen của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam”, được xét tặng cho công chức, viên chức của Ngành đạt các tiêu chuẩn quy định tại điều 20 của Quy chế này. Riêng cán bộ giữ chức vụ quản lý có thêm các điều kiện sau:
- Tỷ lệ xét tặng “Bằng khen của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam” cho cán bộ giữ chức vụ quản lý từ Phó Trưởng phòng, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện và tương đương trở lên, không vượt quá 35% số người được xét tặng “Bằng khen của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam” trong mỗi đơn vị.
2. Đối với tập thể trong Ngành.
- Tại địa phương, số đầu mối tổ chức gồm: Bảo hiểm xã hội tỉnh, các phòng chức năng thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh và Bảo hiểm xã hội huyện.
- Tại Trung ương, số đầu mối tổ chức gồm: đơn vị thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các phòng chức năng thuộc đơn vị.
- Đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh và Bảo hiểm xã hội thành phố, thị xã, quận, huyện (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội huyện) trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh: được chia thành 7 cụm thi đua (có phụ lục kèm theo), mỗi cụm thi đua được xét tặng tối đa 06 “Cờ thi đua của Bảo hiểm xã hội Việt Nam”, trong đó Bảo hiểm xã hội tỉnh được xét tặng 01 cờ và Bảo hiểm xã hội huyện được xét tặng 05 cờ.
- Đối với các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Ban, Văn phòng, Trung tâm...) được chia thành 02 cụm thi đua, mỗi cụm được xét tặng tối đa 01 “Cờ thi đua của Bảo hiểm xã hội Việt Nam”.
d) “Cờ thi đua của Chính phủ”, số lượng được xét chọn hàng năm không vượt quá 20% trên tổng số những tập thể đã được xét tặng “Cờ thi đua của Bảo hiểm xã hội Việt Nam”.
a) Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội và Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh đề nghị xét tặng tối đa 40 đơn vị và 30 cá nhân/năm.
b) Bảo hiểm xã hội tỉnh có số thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong năm từ 4 ngàn tỷ đồng trở lên đề nghị xét tặng tối đa 30 đơn vị và 20 cá nhân/năm.
c) Bảo hiểm xã hội tỉnh có số thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong năm từ 2 ngàn tỷ đồng đến dưới 4 ngàn tỷ đồng, đề nghị xét tặng tối đa 20 đơn vị và 15 cá nhân/năm.
d) Bảo hiểm xã hội tỉnh có số thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong năm từ 1 ngàn tỷ đồng đến dưới 2 ngàn tỷ đồng, đề nghị xét tặng tối đa 15 đơn vị và 10 cá nhân/năm.
đ) Bảo hiểm xã hội tỉnh có số thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong năm dưới 1 ngàn tỷ đồng, đề nghị xét tặng tối đa 10 đơn vị và 05 cá nhân/năm.
4. Các danh hiệu: “Chiến sỹ thi đua Ngành”, “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”; “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và “Huân chương Lao động” các hạng không quy định tỷ lệ xét tặng, Tổng Giám đốc căn cứ các tiêu chuẩn quy định để xét tặng hoặc đề nghị cấp trên xét tặng theo thẩm quyền.
Lễ trao tặng “Huân chương” các loại, “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng của Ngành được tổ chức theo đúng các quy định của nhà nước, kết hợp với các hội nghị tổng kết, sơ kết công tác, đảm bảo trang trọng và tiết kiệm.
Điều 24. Nguồn và mức trích Quỹ thi đua, khen thưởng
Quỹ thi đua, khen thưởng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được trích lập theo chế độ tài chính quy định của Nhà nước áp dụng với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và từ các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho mục đích thi đua, khen thưởng (nếu có).
Điều 25. Nội dung chi thi đua, khen thưởng.
1. Chi cho in giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, làm kỷ niệm chương.
2. Chi tiền thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm cho các tập thể, cá nhân.
3. Chi cho công tác tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua: mức trích không quá 20% trên tổng quỹ thi đua, khen thưởng của từng cấp để chi cho các nhiệm vụ sau:
- Chi tổ chức các cuộc họp của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng;
- Chi xây dựng, tổ chức và triển khai các phong trào thi đua; hội nghị sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến;
- Chi phát động các phong trào thi đua, khen thưởng theo đợt, chuyên đề, cao điểm trong Ngành; các hoạt động thi đua, khen thưởng cụm, khối; chi kiểm tra, chỉ đạo, giám sát việc thực hiện phong trào thi đua, khen thưởng;
- Một số khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho công tác tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua.
1. Tiền thưởng cho tập thể, cá nhân được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định đang có hiệu lực vào thời điểm ban hành quyết định công nhận các danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự Nhà nước hoặc quyết định khen thưởng. Tiền thưởng sau khi nhân với hệ số mức lương tối thiểu chung được làm tròn số lên hàng chục ngàn đồng tiền Việt Nam.
2. Mức chi tiền thưởng thực hiện theo quy định tại Điều 70, 71, 72, 73, 74, 75 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ, cụ thể:
a) Đối với cá nhân:
- Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”: kèm theo tiền thưởng bằng 4,5 lần mức lương tối thiểu chung;
- Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Ngành”: kèm theo tiền thưởng bằng 3,0 lần mức lương tối thiểu chung;
- Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”: kèm theo tiền thưởng bằng 1,0 lần mức lương tối thiểu chung;
- Danh hiệu “Lao động tiên tiến”: kèm theo tiền thưởng bằng 0,3 lần mức lương tối thiểu chung.
- “Huân chương Lao động” hạng Nhất: kèm theo tiền thưởng bằng 9,0 lần mức lương tối thiểu chung;
- “Huân chương Lao động” hạng Nhì: kèm theo tiền thưởng bằng 7,5 lần mức lương tối thiểu chung;
- “Huân chương Lao động” hạng Ba: kèm theo tiền thưởng bằng 4,5 lần mức lương tối thiểu chung;
- “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”: kèm theo tiền thưởng bằng 1,5 lần mức lương tối thiểu chung;
- “Bằng khen của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam”: kèm theo tiền thưởng bằng 1,0 lần mức lương tối thiểu chung;
- “Giấy khen”: kèm theo tiền thưởng bằng 0,3 lần mức lương tối thiểu chung;
b) Đối với tập thể:
- Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”: kèm theo tiền thưởng bằng 24,5 lần mức lương tối thiểu chung;
- Danh hiệu “Cờ thi đua của Bảo hiểm xã hội Việt Nam”: kèm theo tiền thưởng bằng 15,5 lần mức lương tối thiểu chung;
- Danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”: kèm theo tiền thưởng bằng 1,5 lần mức lương tối thiểu chung;
- Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”: kèm theo tiền thưởng bằng 0,8 lần mức lương tối thiểu chung;
- “Huân chương Lao động” các hạng: kèm theo tiền thưởng bằng gấp 2 lần mức tiền thưởng đối với cá nhân.
- “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”; “Bằng khen của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam”: kèm theo tiền thưởng bằng gấp 2 lần mức tiền thưởng đối với cá nhân.
- “Giấy khen” của các cấp: kèm theo tiền thưởng bằng gấp 2 lần tiền thưởng đối với cá nhân.
3. Một số quy định về tiền thưởng kèm danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.
a) Một tập thể hoặc một cá nhân nếu đạt nhiều danh hiệu thi đua trong cùng một thời gian, cùng một thành tích tại một thời điểm kèm theo các mức tiền thưởng khác nhau thì được nhận mức tiền thưởng của danh hiệu thi đua cao nhất.
Ví dụ 1: Năm 2010 đơn vị A được tặng “Cờ thi đua của Bảo hiểm xã hội Việt Nam” và được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” thì đơn vị A được nhận tiền thưởng theo mức “Cờ thi đua của Chính phủ”.
Ví dụ 2: Năm 2010, Ông Nguyễn Văn A, được bình xét là “Lao động tiên tiến” và được công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” thì chỉ nhận được tiền thưởng của danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”.
b) Một cá nhân trong cùng một thời điểm đạt được nhiều danh hiệu thi đua, thời gian để đạt được các danh hiệu thi đua đó khác nhau thì được nhận tiền thưởng của các danh hiệu thi đua khác nhau.
Ví dụ: Năm 2010 Ông Nguyễn Văn B được công nhận “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, đồng thời được công nhận là “Chiến sỹ thi đua Ngành”, như vậy ông B được nhận tiền thưởng của “Chiến sỹ thi đua cơ sở” và cả tiền thưởng của “Chiến sỹ thi đua Ngành”, vì để đạt được danh hiệu “Chiến sỹ thi đua Ngành” cần phải có 3 năm liên tục là “chiến sỹ thi đua cơ sở”.
- Một cá nhân trong cùng một thời điểm vừa đạt danh hiệu thi đua vừa đạt hình thức khen thưởng thì được nhận tiền thưởng của danh hiệu thi đua và của cả hình thức khen thưởng.
Ví dụ: Năm 2010 ông Nguyễn Văn H được công nhận là “Chiến sỹ thi đua cơ sở” và đồng thời được tặng “Bằng khen của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam”, như vậy ông H được nhận tiền thưởng “Chiến sỹ thi đua cơ sở” và cả tiền thưởng của “Bằng khen”.
THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH, TRAO TẶNG, THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG
Điều 28. Thẩm quyền quyết định khen thưởng
1. Chủ tịch nước quyết định tặng Huân chương, Huy chương, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, danh hiệu vinh dự Nhà nước.
2. Chính phủ quyết định tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
4. Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định tặng danh hiệu “Cờ thi đua của Bảo hiểm xã hội Việt Nam”, “Chiến sỹ thi đua Ngành”, “Tập thể Lao động xuất sắc”, “Bằng khen của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam”. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Bảo hiểm xã hội”.
Ngoài ra, với tư cách là Thủ trưởng cơ quan, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định tặng danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” và Giấy khen cho công chức, viên chức thuộc khối đơn vị thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
5. Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định tặng danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” và Giấy khen.
Điều 29. Trách nhiệm xét duyệt hồ sơ đề nghị khen thưởng.
1. Ban Cán sự Đảng Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, cho ý kiến về đề nghị tặng thưởng danh hiệu “Anh hùng Lao động” và danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” trước khi Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan tư vấn, xem xét, cho ý kiến về các trường hợp đề nghị khen thưởng trước khi trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định tặng danh hiệu thi đua từ “Tập thể Lao động xuất sắc”, “Chiến sỹ thi đua Ngành” và hình thức khen thưởng từ “Bằng khen của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam” trở lên, đối với:
a) Tập thể: phòng thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh và Bảo hiểm xã hội huyện trở lên; phòng và đơn vị thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
b) Cá nhân: Trưởng phòng trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh và Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện trở lên; Trưởng các phòng và lãnh đạo các đơn vị thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm tư vấn, xem xét, cho ý kiến về các trường hợp đề nghị khen thưởng đột xuất, theo đợt, theo chuyên đề; các trường hợp không thuộc điểm a và b nêu trên; khen thưởng cho tập thể, cá nhân ngoài Ngành và khen thưởng đối ngoại, trước khi trình Tổng Giám đốc xem xét, quyết định.
Ban Thi đua - Khen thưởng Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm tập hợp, phân loại, thẩm định thành tích, hồ sơ, thủ tục đề nghị khen thưởng của các đơn vị trong và ngoài Ngành, tuỳ theo hướng dẫn phân cấp quy định ở trên để báo cáo Ban cán sự Đảng Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, cho ý kiến theo thẩm quyền.
4. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bảo hiểm xã hội tỉnh là cơ quan tư vấn, xem xét, cho ý kiến về các trường hợp đề nghị khen thưởng của các tập thể, cá nhân thuộc đơn vị, trước khi trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam đối với các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của cấp trên.
Phòng Tổ chức cán bộ hoặc Phòng Tổ chức - Hành chính (đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh chưa thành lập Phòng Tổ chức cán bộ) có trách nhiệm tập hợp, thẩm định thành tích, hồ sơ, thủ tục đề nghị khen thưởng để báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bảo hiểm xã hội tỉnh xem xét, cho ý kiến theo quy định.
Điều 30. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng được lập ở cơ sở gồm:
a) Báo cáo thành tích của tập thể hoặc cá nhân;
b) Biên bản của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng;
c) Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của Thủ trưởng đơn vị.
Trường hợp đề nghị công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, “Chiến sỹ thi đua Ngành”, “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” gửi kèm Biên bản của Hội đồng khoa học cơ sở, Hội đồng khoa học Ngành hoặc văn bản xác nhận của Thủ trưởng đơn vị đối với cá nhân công tác tại các đơn vị thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cấp Nhà nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, ngoài bộ hồ sơ do cơ sở lập phải có văn bản đề nghị của Tổng Giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Về báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng.
a) Mỗi hình thức khen thưởng có các tiêu chuẩn quy định khác nhau, vì vậy mỗi hình thức khen thưởng phải có báo cáo thành tích khác nhau, báo cáo thành tích của hình thức khen thưởng nào cần phải bám sát các tiêu chuẩn của hình thức khen thưởng đó.
b) Nội dung báo cáo thành tích thực hiện theo các mẫu từ số 01 đến số 08 phụ lục kèm theo Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ.
c) Những điểm thực hiện khi lập báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Báo cáo thành tích đề nghị tặng thưởng “Huân chương Lao động”, “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” được in trên khổ giấy A4, cỡ chữ 14. Báo cáo được lập thành 02 bản có nội dung đầy đủ (khoảng từ 5-6 trang) và 02 bản có nội dung tóm tắt (không quá 02 trang).
- Báo cáo thành tích đề nghị tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” được in trên khổ giấy A4, cỡ chữ 14. Báo cáo thành tích được lập thành 02 bản có nội dung đầy đủ, 02 bản có nội dung tóm tắt và gửi kèm 02 bản báo cáo về đề tài, sáng kiến và giải pháp trong quản lý được Hội đồng Khoa học Ngành xác nhận.
- Báo cáo thành tích đề nghị tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam lập 01 bản.
- Việc khen thưởng đối với tập thể và cá nhân ngoài Ngành: không phải làm báo cáo thành tích.
Điều 31. Thời gian gửi hồ sơ và xét thi đua, khen thưởng
a) Hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng hàng năm gửi về Bảo hiểm xã hội Việt Nam trước ngày 10/01 của năm sau, riêng đề nghị khen thưởng cho các tập thể, cá nhân ngoài Ngành gửi về trước ngày 01/7 và 20/12 hàng năm.
Hồ sơ đề nghị khen thưởng đột xuất, khen thưởng theo chuyên đề hoặc theo đợt được gửi về Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngay sau khi lập được thành tích đột xuất hoặc sau khi kết thúc đợt thi đua theo chuyên đề hoặc theo đợt.
b) Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bảo hiểm xã hội Việt Nam hợp định kỳ một năm 02 lần: vào tháng 01 và tháng 7.
- Kỳ họp tháng 01: xem xét, cho ý kiến việc đề nghị khen tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong xây dựng đơn vị và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm và các năm trước đó.
- Kỳ họp tháng 7: chủ yếu xem xét, thẩm định việc khen thưởng cho các cá nhân có quá trình cống hiến lâu dài, hoàn thành tốt nhiệm vụ, đã nghỉ chế độ hoặc sắp đến tuổi nghỉ chế độ và các trường hợp có đủ tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng danh hiệu nhà nước nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập hoặc ngày truyền thống của đơn vị.
- Ngoài ra, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng bảo hiểm xã hội Việt Nam có thể triệu tập hợp đột xuất để xét khen thưởng, sau khi kết thúc một đợt hoặc một chuyên đề thi đua do Ngành phát động hoặc khi có tập thể, cá nhân trong Ngành lập được thành tích đột xuất đặc biệt xuất sắc.
Điều 32. Chế độ báo cáo về công tác thi đua, khen thưởng
a) Bảo hiểm xã hội tỉnh, đơn vị thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam gửi Bản đăng ký thi đua và danh hiệu thi đua về Ban Thi đua- Khen thưởng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trước ngày 31/3 hàng năm (kèm theo bản ký giao ước thi đua của tập thể, cá nhân).
b) Bảo hiểm xã hội tỉnh lập báo cáo sơ kết công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm gửi về Bảo hiểm xã hội Việt Nam trước ngày 15/7.
c) Bảo hiểm xã hội tỉnh, đơn vị thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam lập báo cáo tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm gửi về Bảo hiểm xã hội Việt Nam cùng thời gian với đề nghị khen thưởng năm.
Điều 33. Giám sát tính trung thực, khách quan trong việc xét thi đua, khen thưởng.
1. Ban Thi đua - Khen thưởng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện việc hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trong Ngành thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đảm bảo đúng pháp luật, khách quan, trung thực, thường xuyên hoặc định kỳ kiểm tra việc thực hiện các quy định về chính sách khen thưởng; phối hợp với đơn vị liên quan thực hiện thanh tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo về công tác thi đua, khen thưởng, kịp thời tham mưu, đề xuất với Tổng Giám đốc và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của Ngành việc xem xét, giải quyết.
2. Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm trong việc xét thi đua, khen thưởng của đơn vị mình theo quy định của pháp luật.
Điều 34. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp.
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp được thành lập để thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Thủ trưởng đơn vị về công tác thi đua, khen thưởng và do Thủ trưởng đơn vị quyết định thành lập. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng hoạt động theo quy chế và theo quy định của pháp luật. Căn cứ tình hình thực tiễn Thủ trưởng đơn vị quy định số lượng thành viên Hội đồng.
1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Chủ tịch Hội đồng là Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Ủy viên thường trực Hội đồng là Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các thành viên Hội đồng gồm đại diện lãnh đạo các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ chính trong tổ chức thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
2. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Chủ tịch Hội đồng là Thủ trưởng đơn vị; Phó Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Công đoàn; các thành viên Hội đồng gồm đại diện lãnh đạo các tổ chức đảng, đoàn thể và một số lĩnh vực chuyên môn của cơ quan.
Điều 35. Huỷ quyết định khen thưởng và thu hồi hiện vật khen thưởng.
Tập thể, cá nhân khai man thành tích để được khen thưởng thì tùy theo mức độ sai phạm bị xử lý hành chính (hoặc truy cứu trách nhiệm). Đối với các hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua cấp Nhà nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trao tặng, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị cơ quan cấp trên hủy quyết định khen thưởng, thu hồi hiện vật khen thưởng và chế độ được hưởng; đối với các hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua do Tổng Giám đốc và Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh trao tặng thì cấp nào quyết định, cấp đó hủy quyết định khen thưởng, thu hồi hiện vật và chế độ khen thưởng được nhận.
Điều 36. Lưu trữ hồ sơ khen thưởng
1. Ban Thi đua - Khen thưởng chịu trách nhiệm quản lý, lưu giữ hồ sơ, ghi sổ, thống kê theo dõi các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Tổng Giám đốc, các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước; thực hiện bàn giao hồ sơ khen thưởng cho Trung tâm lưu trữ theo quy định của pháp luật hiện hành về lưu trữ.
2. Bảo hiểm xã hội tỉnh, đơn vị thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ, ghi sổ thống kê theo dõi các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của cá nhân, tập thể của đơn vị mình./.
- 1 Quyết định 615/QĐ-BHXH năm 2013 sửa đổi Quy chế Thi đua, Khen thưởng kèm theo Quyết định 838/QĐ-BHXH do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 2 Quyết định 832/QĐ-BHXH năm 2013 Phê duyệt phương án xử lý kết quả rà soát văn bản do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 3 Quyết định 25/QĐ-BHXH năm 2014 công bố Danh mục văn bản hết hiệu lực thi hành do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 4 Quyết định 1368/QĐ-BHXH năm 2014 về Quy chế Thi đua, Khen thưởng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- 5 Quyết định 1368/QĐ-BHXH năm 2014 về Quy chế Thi đua, Khen thưởng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- 1 Quyết định 2518/QĐ-BKHCN năm 2015 về Quy chế Thi đua, Khen thưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2 Quyết định 5364/QĐ-CHK năm 2011 về Quy chế thi đua, khen thưởng do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ban hành
- 3 Thông tư 02/2011/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 42/2010/NĐ-CP về Luật thi đua, khen thưởng và Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi do Bộ Nội vụ ban hành
- 4 Nghị định 42/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng
- 5 Nghị định 94/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- 6 Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 7 Luật Thi đua, Khen thưởng 2003