ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 838/QĐ-UBND | Trà Vinh, ngày 09 tháng 5 năm 2018 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN TRONG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NHÂN DÂN VỀ NỘI DUNG CỦA CÔNG ƯỚC CHỐNG TRA TẤN VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHÒNG, CHỐNG TRA TẤN” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20/6/2012;
Căn cứ Quyết định số 65/QĐ-TTg ngày 12/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh tại Tờ trình số 585/TTr-STP ngày 19/4/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Điều 2. Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này và hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện vào báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để báo cáo theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN TRONG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NHÂN DÂN VỀ NỘI DUNG CỦA CÔNG ƯỚC CHỐNG TRA TẤN VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHÒNG, CHỐNG TRA TẤN” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
(ban hành kèm theo Quyết định số: 838/QĐ-UBND ngày 09/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)
Thực hiện Quyết định số 65/QĐ-TTg ngày 12/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” (gọi tắt là Đề án), Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh Trà Vinh như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tổ chức triển khai và hướng dẫn các sở, ban, ngành tỉnh, cấp huyện tổ chức triển khai các hoạt động của Đề án nhằm nâng cao năng lực thực hiện phổ biến nội dung cơ bản của Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (gọi tắt là Công ước chống tra tấn), pháp luật Việt Nam về chống tra tấn cho đội ngũ những người thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các sở, ban ngành tỉnh, cấp huyện.
- Phổ biến rộng rãi nội dung Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân thông qua các hình thức, biện pháp hiệu quả, phù hợp nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trong thực hiện phòng, chống tra tấn.
2. Yêu cầu
- Các hoạt động phải đúng mục tiêu, sát với nội dung của Đề án, yêu cầu thực tiễn, bảo đảm tính khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với các đối tượng của Đề án, hoàn thành đúng tiến độ, có chất lượng và hiệu quả.
- Kết hợp các hoạt động của Đề án với việc thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch khác đang được triển khai tại các sở, ban, ngành tỉnh, cấp huyện để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực.
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị tham gia thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh; phân công rõ trách nhiệm cho từng cơ quan, tổ chức tham gia thực hiện Đề án.
II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN
1. Nội dung cơ bản của Công ước chống tra tấn; các văn bản về việc phê chuẩn, triển khai thực hiện Công ước.
2. Quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn, bao gồm:
- Các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013, nhất là các quyền, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến phòng, chống tra tấn.
- Các quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; các tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự liên quan đến các hành vi tra tấn; các quy định của Bộ luật dân sự, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Luật khiếu nại, Luật tố cáo để bảo đảm thực hiện tốt hơn các quyền con người và phù hợp với yêu cầu của Công ước chống tra tấn,
- Nội dung cơ bản của Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật xử lý vi phạm hành chính, các quy định pháp luật về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức bảo đảm tôn trọng quyền con người khi thi hành công vụ liên quan đến phòng, chống tra tấn.
- Các quy định pháp luật về bạo lực tại nơi làm việc, bạo lực giới, bạo lực gia đình bạo lực với trẻ em và các đối tượng yếu thế phù hợp với Điều 16 của Công ước chống tra tấn.
- Các quy định chính sách mới trong quá trình hoàn thiện thể chế, chính sách về phòng, chống tra tấn.
3 Các hành vi tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo; vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người; các biện pháp nghiệp vụ mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng người có thẩm quyền tiến hành tố tụng được áp dụng trong quá trình tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và các quy định có liên quan.
4. Tình hình phòng ngừa, đấu tranh, xử lý của các cơ quan nhà nước đối với hành vi tra tấn, đối xử, trừng phạt tàn bạo; vô nhân đạo, hạ nhục con người.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Hoạt động điều hành chung
a) Nội dung hoạt động:
- Theo dõi và báo cáo kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung cơ bản của Công ước chống tra tấn; các văn bản về việc phê chuẩn triển khai thực hiện Công ước và quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn.
- Quản lý theo dõi việc sử dụng kinh phí thực hiện Đề án.
b) Thời gian thực hiện: Hàng năm.
c) Phân công trách nhiệm:
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
d) Kết quả công việc:
- Báo cáo kết quả thực hiện Đề án hàng năm được tổng hợp vào báo cáo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Dự toán kinh phí thực hiện Đề án được duyệt và triển khai thực hiện.
2. Hoạt động thực hiện các nội dung của Đề án
2.1. Biên soạn, phát hành và đăng tải tài liệu phổ biến
a) Nội dung hoạt động:
- Nhân bản tài liệu của Bộ Tư pháp phát hành để tuyên truyền gồm: Bộ tài liệu tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước chống tra tấn và quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn phục vụ việc nghiên cứu, tìm hiểu, tuyên truyền, phổ biến về Công ước và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn.
- Tài liệu phổ biến đăng tải trên Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp phục vụ Nhân dân tìm hiểu, vận dụng và giám sát việc thực thi Công ước và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn gồm: Hỏi đáp pháp luật về phòng, chống tra tấn; Tờ gấp pháp luật về phòng, chống tra tấn.
b) Phân công trách nhiệm:
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Công an tỉnh, các đơn vị liên quan thuộc Tòa án nhân dân tỉnh Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
c) Thời gian thực hiện: Hàng năm.
d) Kết quả công việc: Tài liệu phổ biến đăng tải trên Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp; Bộ tài liệu tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước chống tra tấn và quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.
2.2. Giới thiệu, phổ biến nội dung Công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn cho đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân
- Nội dung cơ bản của Đề án: (nêu tại Phần II của Kế hoạch này).
- Nội dung cụ thể do đơn vị chủ trì, triển khai lựa chọn phù hợp với đối tượng tuyên truyền, phổ biến để đạt hiệu quả cao.
a) Lựa chọn, cử đội ngũ Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh tham gia tập huấn do Bộ Tư pháp tổ chức giới thiệu nội dung cơ bản của Công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam về chống tra tấn
b) Phân công trách nhiệm:
- Đơn vị làm đầu mối: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành tỉnh.
c) Thời gian thực hiện: Quý IV/2018
d) Kết quả công việc: Tổng hợp, lập danh sách cử đội ngũ Báo cáo viên pháp luật tỉnh gửi Bộ Tư pháp đăng ký tham gia và Báo cáo kết quả tham gia tập huấn.
2.3. Hướng dẫn, khai thác tủ sách pháp luật
- Nội dung: Hướng dẫn rà soát, tổng hợp, phân loại, bổ sung danh mục các sách, tài liệu pháp luật, tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tra tấn cho Tủ sách.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Quý II/2018.
- Kết quả công việc: Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn.
2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai tuyên truyền, phổ biến nội dung cơ bản của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn
- Nội dung: Tuyên truyền, phổ biến các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo và nội dung tài liệu thi tìm hiểu pháp luật về Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn do Bộ Tư pháp tổ chức thi trực tuyến trên chuyên mục Phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Quý II - IV/2018.
- Kết quả công việc: Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN:
Kinh phí triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch này do cơ quan, đơn vị sử dụng trong nguồn kinh phí được phân bổ hàng năm theo quy định.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai, tổ chức thực hiện Kế hoạch. Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp triển khai các hoạt động được phân công tại Kế hoạch này.
- 1 Quyết định 65/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế quản lý đối với báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 2 Kế hoạch 212/KH-UBND năm 2018 triển khai Đề án “Tuyên truyền, phổ biến về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân” trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 3 Kế hoạch 52/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 4 Kế hoạch 98/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 5 Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 6 Kế hoạch 1900/KH-UBND năm 2018 về triển khai Đề án tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 7 Quyết định 65/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
- 9 Bộ luật hình sự 2015
- 10 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- 11 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015
- 12 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015
- 13 Bộ luật dân sự 2015
- 14 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 15 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014
- 16 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014
- 17 Hiến pháp 2013
- 18 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012
- 19 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 20 Luật khiếu nại 2011
- 21 Luật tố cáo 2011
- 22 Luật thi hành án hình sự 2010
- 23 Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm, 1984
- 1 Quyết định 65/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế quản lý đối với báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 2 Kế hoạch 212/KH-UBND năm 2018 triển khai Đề án “Tuyên truyền, phổ biến về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân” trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 3 Kế hoạch 52/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 4 Kế hoạch 98/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 5 Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 6 Kế hoạch 1900/KH-UBND năm 2018 về triển khai Đề án tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn do tỉnh Đồng Nai ban hành